I-Mục tiêu:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- GD HS chăm chỉ, yêu thích môn học.
II-Đồ dùng dạy- học.
- GV: Phấn màu, phiếu học tập bài 3
- HS: SGK, vở
III-Các hoạt động day-học.
TUẦN 4 Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012 Toán ¤N TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN I-Mục tiêu: - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). - Biết giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - GD HS chăm chỉ, yêu thích môn học. II-Đồ dùng dạy- học. GV: Phấn màu, phiếu học tập bài 3 HS: SGK, vở III-Các hoạt động day-học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức (2’-3’): B. Bài cũ (3’-5’): - Gọi học sinh chữa bài 2, 3 tiết trước. + Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (25’-30’) Hát + kiểm tra sĩ số. - 2 Học sinh chữa. HS nhận xét. 1) Giới thiệu bài- ghi tên bài. 2) Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ thuận. * Treo bảng phụ ghi ví dụ 1. - 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km? - 2 giờ người đó đi được bao nhiêu km? - 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ? - 8km gấp mấy lần 4km? - Vậy khi thời gian gấp lên 2 lần thì diện tích như thế nào? - Khi thời gian gấp 3 lần thì diện tích như thế nào? - Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và diện tích đi được.( Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần) - Giáo viên ghi nội dung bài toán 2.HS đọc - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? Giáo viên ghi tóm tắt như SGK. Giáo viên gợi ý 2 cách giải: * Rút về đơn vị. - Tìm số km đi được trong 1 giờ? - Tính số km đi được trong 4 giờ? -Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta làm bài? * Tìm tỉ số. - So với 2 giờ thì 4 giờ gấp ? lần - Như vậy quãng đường đi được trong 4 giờ gấp quãng đường đi được trong 2 giờ bao nhiêu lần? Vì sao? - 4 giờ đi được bao nhiêu km? * Bước tìm 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số. - Học sinh lắng nghe 1) Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ thuận. ví dụ 1. - 4km - 8km - gấp 2 lần - gấp 2 lần - Gấp lên 2 lần. - Gấp lên 3 lần NX: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần. *Bài toán 2.(SGK) - 2 giờ : 90km. - 4 giờ :... km? Lấy 90 : 2 = 45 (km) Lấy 45 x 4 = 180 (km) Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường cũng gấp lên bấy nhiêu lần. - 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4:2=2 (lần). - Gấp 2 lần vì tăng thời gian bao nhiêu lần thì quãng đường cũng tăng lên bấy nhiêu lần. - 4 giờ đi được: 90 x 2 =180 (km) 3) Luyện tập *Bài 1:-Học sinh đọc đề. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu gì? 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở. -Giáo viên hướng dẫn giải. - Giáo viên nhận xét , ghi điểm cho HS. 2) Luyện tập *Bài 1: Tóm tắt: 5m vải: 80 000 đồng 7m vải: ....đồng? Giải Số tiền mua một mét vải là: 80 000: 5 = 16 000(đồng) Số tiền mua bảy mét vải là: 16 000 x 7 = 112 000(đồng) Đáp số: 112 000 đồng. *Bài 3: -Học sinh đọc đề. *Bài 3: a) Giải. Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải. -1 học sinh tóm tắt, 1 học sinh giải trên bảng, lớp làm nháp, đọc lời giải. a)4 000 người gấp 1 000 người số lần là: 4 000 : 1 000 = 4 (lần) Sau 1 năm số dân xã đó tăng là: 21 x 4 = 84 (người) Đáp số: a) 84 người. D. Củng cố, dặn dò (2’-3’). - Giáo viên tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập Tập đọc NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I-Mục tiêu: + Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-ki). + Biết đọc diễn cảm bài văn . - Hiểu nội dung bài: tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới. - GD HS yêu hoà bình. II-Đồ dùng dạy- học. - GV: Tranh minh hoạ, bài học SGK. Bảng phụ viết đoạn 3 để luyện đọc... - HS: Sưu tầm tranh ảnh về các vụ nổ hạt nhân, bom nguyên tử... III-Các hoạt động day-học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức (2’): B. Bài cũ (3’-5’): - Kiểm tra học sinh phân vai cả 2 phần vở kịch. + Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (25’-30’) Hát - 2 nhóm đọc phân vai vở kịch “Lòng dân” (mỗi phần một nhóm). 1. Giới thiệu bài- giới thiệu chủ điểm. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc. - 1 học sinh khá đọc bài. - Bài văn chia làm mấy đoạn? -Học sinh nối tiếp toàn bài (2 vòng). Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. - Ghi bảng từ khó đọc. -Học sinh nối tiếp toàn bài - Kết hợp giải nghĩa từ trong đoạn. -HS luyện đọc theo cặp. -Giáo viên đọc mẫu b) Tìm hiểu bài. - Yêu cầu học sinh đọc lướt bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. - Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào? -Em hiểu phóng xạ là gì? - Bom nguyên tử là gì? - Cô bé kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? - Các bạn nhỏ làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình? - Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? - Nội dung chính của bài là gì? c) Hướng dẫn đọcdiễn cảm. - Treo bảng đoạn 3. + Giáo viên đọc mẫu. Luyện đọc theo cặp 3-5 học sinh thi đọc, lớp nhận xét - Lắng nghe 1) Luyện đọc. Đoạn 1: từ đầu..... Nhật Bản. Đoạn 2: tiếp.... nguyên tử. Đoạn 3: tiếp..... gấp 644 con. Đoạn 4: còn lại. 100.000 người, Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-da-ki. 2) Tìm hiểu bài. - Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản - Học sinh nêu - Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh. - Xa-da-cô chết, các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc chữ vào chân tượng đài: “Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình”. - Học sinh nêu suy nghĩ của mình - Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. 3)Đọcdiễn cảm. -đoạn 3 D. Củng cố, dặn dò (2’-3’). - Suy nghĩ của em về chiến tranh ở Việt Nam? - Nhận xét giờ học. - Học sinh liên hệ - Chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất Đạo đức CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI VIỆC LÀM CỦA MÌNH( Tiết 2) I- Mục tiêu: -- BiÕt thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - BiÕt ra quyÕt ®Þnh vµ kiªn ®Þnh b¶o vÖ ý kiÕn ®óng cña m×nh. *Gi¸o dôc HS biết có trách nhiệm về việc làm của mình. II.Đồ dùng dạy- học: - GV: SGK, các thẻ màu - HS: Mẩu chuyện về người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi II- Đồ dùng dạy- học: - GV: SGK, giáo án - HS: Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận và sửa lỗi . III- Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức (2’): B. Bài cũ (3’): - Thề nào là có trách nhiệm về việc làm của mình ? + Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (25’) 1.Giới thiệu bài- ghi tên bài 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( bài tập 3 SGK) -HS biết lựa chọn cách giải . quyết phù hợp trong mỗi tình huống - Gv chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ mỗi nhóm xử lí một tình huống. - GV kết luận. * Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân. -Mỗi HS có thể tự liên hệ bản thân kể lại một việc làm của mình dù rất nhỏ và tự rút ra bài học. - GV yêu cầu HS kể lại việc chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm : + Chuyện xảy ra thế nào? lúc đó em đã làm gì? + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? - Kết luận. D. Củng cố, dặn dò (2’) - Khi đi học hay về nhà em đi phía bên nào của đường? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - Hát - 1HS trả lời. - Lắng nghe. 1-Bài tập 3 :(SGK) Nhân vật Hợp chưa có trách nhiệm với việc làm của mình( Bỏ chạy khi nhìn thấy bà cụ bị ngã). -Nhân vật Đức ; đã biết nhận trách nhiệm về việc làm của mình.Nói với bố và đến nhà bà Doan nhận lỗi với bà. 2: Tự liên hệ bản thân. -HS tự liên hệ bản thân kể lại mmột việc làm của mình dù rất nhỏ và tự rút ra bài học. - HS suy nghĩ và kể lại cho bạn nghe. - Ghi nhớ. - HS liên hệ trước lớp. Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP I-Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Giáo dục hs tính cẩn thận,chính xác. II-Đồ dùng dạy- học: - GV: Phấn màu - HS: SGK, vở III-Các hoạt động day-học: Hoạt động day Hoạt động học A. ổn định tổ chức (2’-3’): B. Bài cũ (3’-5’): - Nêu 2 cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ thuận. + Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (25’-30’) 1) Giới thiệu bài- ghi tên bài 2) Hướng dẫn luyện tập *Bài 1:Học sinh đọc đề, lớp đọc thầm - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Biết giá tiền 1 quyển vở là không đổi, nếu gấp số tiền mua vở lên 1 số lần thì số vở mua được sẽ như thế nào?( Khi số tiền gấp lên bao nhiêu lần thì số vở mua được gấp lên bấy nhiêu lần). - 1 học sinh tóm tắt , lớp làm vở. - 1hs chữa bài. - Trong 2 bước tính của bài giải, bước nào gọi là bước rút về đơn vị? *Bài 2: - 1HS đọc đề, tóm tắt. - Hướng dẫn học sinh làm bài 2 theo cách “tìm tỉ số”. - 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở. -Học sinh nhận xét. -Bước tính số lần 8 bút kém 24 bút. Giáo viên đánh giá, cho điểm. Trong bài giải trên bước nào là bước “tìm tỉ số”. *Bài 3:- HS đọc đề, - nhận dạng toán, nêu phương pháp giải, làm nhóm đôi. -1hs chữa bài. Giáo viên đánh giá, cho điểm *Bài 4:Đọc đề bài. -Tóm tắt,làm vở,1hs chữa bài : -Học sinh làm bài . -Học sinh nhận xét bài trên bảng. -Giáo viên chấm 10 bài ,nhận xét - Nếu mối quan hệ giữa số ngày làm và số tiền công nhận được. Biết rằng mức trả công một ngày không đổi? D. Củng cố, dặn dò (2’-3’) - Giáo viên tóm tắt nội dung bài - Yêu cầu học sinh nhắc lại 2 cách giải. - Nhận xét giờ học. Hát + kiểm tra sĩ số. - 2 học sinh trả lời. - Lắng nghe và ghi vở. *Bài 1: - Mua 12 quyển vở : 24 000 đồng - Mua 30 quyển vở :... đồng? Bài giải Mua 1 quyển vở giá là: 24 000: 12= 2 000(đồng) Mua 30 quyển vở hết số tiền là: 30x 2000 = 60 000(đồng) Đáp số: 60 000 đồng *Bài 2: Giải Đổi 2 tá = 24 cái. Số lần 8 cái kém 24 cái là: 24 : 8 = 3 (cái). Số tiền mua 8 cái bút là: 30.000 : 3 = 10 000 (đồng) Đáp số: 10000 đồng *Bài 3: Giải Một xe chở số học sinh là: 120: 3= 40(học sinh) Số xe cần chở hết 160 học sinh là: 160: 40 = 4(xe) Đáp số: 4 xe ô tô. *Bài 4: Giải Số tiền công được trả cho một ngày làm là: 72 000 : 2 = 36 000 (đồng) Số tiền công trả cho 5 ngày làm là: 36 000 x 5 = 180 000 (đồng) Đáp số: 180 000 (đồng) - Nếu mức trả công 1 ngày không đổi thì khi gấp (giảm) số ngày làm việc bao nhiêu lần thì số tiền nhận được cũng gấp (giảm) bấy nhiêu lần. - 2 học sinh nêu - Bài về nhà: 2, 3, 4 (làm cách 2) Chuẩn bị bài sau: ôn tập Chính tả Nghe- viết: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I-Mục tiêu: - Nghe, viết đúng, đẹp bài văn: Anh bộ đội C ... lắng nghe 1.Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. + Thường xuyên tắm giặt gội đầu. + Thường xuyên thay quần lót. + Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục -Bạn cần biết Sgk 2.Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. Không nên - ăn kiêng khem quá. - Xem phim, đọc truyện không lành mạnh - Hút thuốc lá. - Tiêm chích ma tuý. - Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Internet... Nên - ăn nhiều rau, hoa quả. - Tăng cường luyện tập TDTT. - Vui chơi, giải trí phù hợp. - Đọc truyện xem phim phù hợp với lứa tuổi. - Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi. -Bạn cần biết Sgk -Lắng nghe. Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I-Mục tiêu: - Giải các bài toán có liên quan đến các mối quan hệ về tỉ lệ đã học. - HS chăm học, cẩn thận, yêu thích môn học. II-Đồ dùng dạy- học. - GV: Phấn màu, SGK - HS: SGK, vở III- Các hoạt động day-học . Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức (2’): B. Bài cũ (3’-5’): - Gọi học sinh chữa bài 3 + Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (25’-30’) Hát - 2 Học sinh chữa bài (mỗi em một cách) Học sinh nhận xét. 1) Giới thiệu bài : - ghi tên bài 2) Hướng dẫn học sinh luyện tập - Lắng nghe, ghi vở *Bài 1:- Học sinh đọc đề, lớp đọc thầm. - Bài toán thuộc dạng toán gì?(Dạng toán tổng - tỉ.) - Yêu cầu học sinh nêu các bước giải ? 28 em Nam: ? Nữ : - 1học sinh nêu, lớp theo dõi, nhận xét 1 học sinh lên bảng, lớp làm vở. Học sinh chữa bài, nhận xét - Giáo viên cho điểm *Bài 1: Giải Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số học sinh nam là: 7x2 = 8 (em) Số học sinh nữ là: 28-8 = 20 (em) Đáp số: 8 em nam 20 em nữ *Bài 2:Học sinh đọc đề, lớp đọc thầm. Hướng dẫn học sinh làm bài Tóm tắt: 15 mm Chiều dài: Chiều rộng: P =... m? -1 học sinh làm bảng, lớp làm vở. Học sinh nhận xét. -Giáo viên chấm một số bài, nhận xét. *Bài 2: Giải Hiệu số phần bằng nhau là: 2-1 =1 (phần) Chiều rộng của mảnh đất là: 15 : 1 = 15 (m) Chiều dài mảnh đất là: 15 x 2 = 30 (m). Chu vi mảnh đất là: (15 + 30) x 2 = 90 (m) Đáp số 90m *Bài 3:- Học sinh đọc đề toán, lớp đọc thầm. - Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào?( Học sinh đọc đề toán, lớp đọc thầm) -1 học sinh làm bảng, lớp làm vở. Giáo viên chấm một số bài, nhận xét *Bài 3: Tóm tắt: 100 km : 12 lít 50 km : ...lít ? Giải 100 km gấp 50 km số lần là: 100 : 50 = 2 (lần) Đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 2 = 6 (lít) Đáp số: 6 lít xăng. *Bài 4: Hướng dẫn học sinh làm bài. -1 học sinh làm bảng, lớp làm vở *Bài 4 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở d.Củng cố, dặn dò (2’-3’) - Tóm tắt nội dung bài. - Yêu cầu học sinh kết luận về mối quan hệ tỉ lệ - Bài về nhà: 4 (Cách 1) - Chuẩn bị bài sau ôn tập bảng đơn vị đo độ dài Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I- Mục tiêu: - Học sinh biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành (BT1, BT2) tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được. - GD HS yêu tiếng Việt, chăm học. II-Đồ dùng dạy- học. - Giáo viên: Bút dạ, giấy khổ to viết nội dung bài 1, 2, 3. .. - HS: Từ điển HS III- Các hoạt động day-học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức (2’): B. Bài cũ (3’-5’): - Yêu cầu 3 học sinh đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa? -Thế nào là từ trái nghĩa? -Từ trái nghĩa có tác dụng gì? + Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (25’-30’) 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài Hát - 3 học sinh lên bảng làm. Học sinh nối tiếp trả lời, lớp bổ sung. Lớp nhận xét. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. *Bài 1:- Học sinh đọc yêu cầu Yêu cầu học sinh tự làm bài, giáo viên gợi ý: chỉ gạch chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ. - 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở. Lớp nhận xét bài làm của bạn. -Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ tục ngữ trên là gì? Yêu cầu học sinh học thuộc những câu thành ngữ, tục ngữ *Bài 1:Từ trái nghĩa trong các thanh ngữ, tục ngữ sau: + ít/nhiều; chìm/nổi + Nắng/mưa; trẻ/già - ăn ít ngon nhiều: ăn ít chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon. - Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. - Nắng chóng trưa mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa; trời mưa có cảm giác nhanh đến tối. - Yêu trẻ trẻ đến nhà - kính già già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ. Kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già. *Bài 2:- Học sinh đọc yêu cầu. - 2-3 học sinh lên bảng thi làm bài, lớp làm vở. Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Một học sinh đọc lại các câu điền ở bài tập 2 Lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét cho điểm. *Bài 2: Các từ điền vào ô trống: lớn, già, dưới, sống. *Bài 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tương tự bài 1 và 2. - Học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét đánh giá *Bài 3: Các từ trái nghĩa với từ in đậm: + Việc nhỏ nghĩa lớn. +áo rách khéo vá hơn lành vụng may + Thức khuya dậy sớm. Lớp nhận xét *Bài 4:Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu Chia 4 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận. Tìm từ trái nghĩa ở mỗi phần. Lưu ý: mỗi nhóm một phần. Gợi ý: các từ trái nghĩa thường có cấu tạo giống nhau hoặc cùng là từ đơn hoặc cùng là từ ghép hay từ láy. - Giáo viên nhận xét, đánh giá *Bài 4: Tìm nhữn từ trái nghĩa nhau: a) Tả hình dáng: cao/ thấp. b) Tả hoạt đông: đi/ dừng lại c) Tả trạng thai: buồn/ vui; vui vẻ/ tức giận D. Củng cố, dặn dò (2’-3’) - Dặn HS học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Hoà Bình Địa lý SÔNG NGÒI I-Mục tiêu: +HS nêu được đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam. + Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) ranh giới một số sông chính của Việt Nam. + Trình bày được đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. + Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. + Hiểu và lập được mối quan hệ giản đơn về địa lý giữa khí hậu với sông ngòi. II-Đồ dùng dạy- học. - GV: Bản đồ địa lý Việt Nam. Tranh ảnh về sông mùa lũ và mùa cạn... - HS: SGK, vở... III- Các hoạt động day-học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức (2’): B. Bài cũ (3’-5’): - Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? - Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? + Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (25’-30’) Hát 2 học sinh lên bảng lần lượt trả lời 1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài 2. Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Giáo viên treo lược đồ sông ngòi Việt Nam -Đây là lược đồ gì? Lược đồ này dùng để làm gì? -Nước ta có nhiều hay ít sông? Phân bố ở đâu? Em có nhận xét gì về hệ thống sông ngòi ở Việt Nam? -Kể tên và chỉ tên trên lược đồ vị trí của các con sông? - Giáo viên lưu ý học sinh dùng que chỉ các con sông theo dòng chảy từ nguồn=>biển (không chỉ vào 1 điểm) -Học sinh chỉ lược đồ các con sông lớn trên lược đồ. -Sông ngòi miền Trung có đặc điểm gì? -Vì sao sông ngòi miền Trung lại có đặc điểm đó? -Địa phương em có dòng sông nào? -Em có nhận xét gì về sông ngòi Việt Nam? - Giáo viên tóm tắt nội dung=>kết luận 3. Hoạt động 2 : Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa, sông có nhiều phù sa -Chia 4 nhóm: yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành bảng thống kê. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Lớp lắng nghe 1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Lược đồ sông ngòi Việt Nam dùng để nhận xét về sông ngòi của nước ta - Nước ta có nhiều sông, phân bố ở khắp đất nước=> kết luận: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố ở khắp đất nước. - Các sông lớn: Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình. + Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai. + Trung: sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng - Ngắn, dốc do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ đốc lớn - Sông Hồng, sông Tích - Dày đặc, phân bố khắp đất nước 2 . Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa, sông có nhiều phù sa Giáo viên sửa hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh -Lượng nước trên sông phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu? Mùa nước của sông và mùa lũ, cạn có khác nhau không? Tại sao? - 1 HS đọc bài học trong SGK. - Phụ thuộc vào lượng mưa. - Mùa mưa: mưa nhiều, mưa to=>nước sông dâng cao. - Mùa khô: ít mưa, nước sông hạ thấp, trơ lòng. Mùa mưa nước sông có màu đỏ=>đó là phù sa. *Bài học (SGK) D.Củng cố, dặn dò (2’- 3’). -Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ do sông nào bồi đắp? -Kể tên một số nhà máy thuỷ điện của nước ta? - Nhận xét giờ học. - 2HS trả lời Chuẩn bị bài sau: Vùng biển nước ta Tập làm văn TẢ CẢNH (kiểm tra viết) I- Mục tiêu: - Học sinh biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh . - Rèn kĩ năng viết cho hs. - GD HS chăm học, khả năng quan sát, yêu văn học. II-Đồ dùng dạy- học. - Giáo viên: Đề kiểm tra... - Học sinh: Bài nháp, vở viết III- Các hoạt động day-học . Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức (2’): B. Bài cũ (3’-5’): - Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ? + Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (25’-30’) 1. Giới thiệu bài: - ghi tên bài 2. Giáo viên ghi đề bài lên bảng. -Học sinh đọc đề,lựa chọn đề để viết. - Hs nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. Giáo viên quan sát, nhắc học sinh Hát - 3 Học sinh trình bày. Lớp nhận xét Học sinh lắng nghe. - Hs nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1:Tả một cơn mưa. Đề 2:Tả một buổi sáng trong vườn cây(trong công viên,trên đường phố,trên cánh đồng, nương rẫy) 3. Yêu cầu học sinh viết bài Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài 4. Giáo viên thu chấm một số bài Học sinh viết bài vào vở. Học sinh thu bài D. Củng cố- Dặn dò (2’-3’) - Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh? - Nhận xét ý thức làm bài của học sinh. - Tuyên dương bài viết tốt. - 2hs nêu - ôn cấu tạo bài văn tả cảnh. Viết lại (nếu chưa đạt yêu cầu) Sinh hoạt SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - Giúp HS: + Thấy được những ưu và nhược điểm trong tuần, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. + Nắm được kế hoạch tuần tới. II. Tiến hành: 1/ Ưu điểm: Đi học đủ, đúng giờ; Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Phần lớn các em có ý thức học, hăng hái xây dựng bài và chuẩn bị bài. Tuyên dương: Thảo, Lịch 2/ Tồn tại: Vẫn còn HS quên vở, chưa có ý thức học và làm bài. Phê bình: Thanh, Nam, 3/ Phương hướng-Kế hoạch tuần tới: Đi học đủ, đúng giờ. Vệ sinh thân thể và lớp học sạch sẽ. Chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài. -Tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. III. Củng cố- dặn dò: Nhắc hS thực hiện các phương hướng đã nêu.
Tài liệu đính kèm: