Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 9 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Trung Trạch

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 9 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Trung Trạch

I. MỤC TIÊU: Qua bài học H:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)

- HS luyện đọc đúng một số từ ngữ khó đọc:

- Biết đọc diễn cảm bài với giọng nhẹ nhàng,thân mật. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện.

2. Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất)

 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3H đọc bài Trước cổng trời và nêu nội dung

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 9 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Trung Trạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Từ 22/10 đến 26/10/2012
Thứ
Tiết
Môn dạy
Bài dạy
Thứ hai
2
3
Luyện tiếng Việt Luyện Toán
Luyện đọc
Luyện tập chung
Thứ ba
1
2
3
Địa lí 
Luyện Toán
Kỹ thuật
Dân số nước ta
Luyện tập chung
Luộc rau
Thứ tư
1
2
Khoa học
Luyện tiếng Việt
Thái độ đối với người nhiễm HIV
Luyện Tập làm văn
Thứ sáu
2
3
4
Luyện Toán
Khoa học 
Sinh hoạt 
Luyện tập
Phòng tránh bị xâm hại
Nhận xét cuối tuần
 Ghi chú: 
Soạn : 20/10/2012 
Giảng: Thứ hai, 22/10/2012
Luyện tiếng Việt: Cái gì quý nhất
I. Mục tiêu: Qua bài học H: 
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
- HS luyện đọc đúng một số từ ngữ khó đọc: 
- Biết đọc diễn cảm bài với giọng nhẹ nhàng,thân mật. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện.
2. Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất)
 II. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3H đọc bài Trước cổng trời và nêu nội dung
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập
a) Luyện đọc:
 1H đọc mẫu
+ Phần 1 gồm đoạn 1 và đoạn 2 (từ Một hôm..đến sống được không?)
+ Phần 2 gồm các đoạn 3, 4, 5 (từ Quý và Nam đến phân giải )
+ Phần 3 (phần còn lại)
 GV kết hợp sữa lỗi phát âm cho các em, nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các cụm từ, đọc đúng giọng các câu hỏi, câu cảm.
 + Chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm 
 + GV chú ý đến đối tượng HS đọc chưa đạt yêu cầu, cho các em được đọc nhiều hơn.
 - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai nhằm cũng cố kỹ năng đọc diễn cảm.
 - Khuyến khích những em đọc hay.
GV cho HS thi đọc hay giữa các tổ.
b) Tìm hiểu bài: H trả lời một số câu hỏi: 
- Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Vì sao thấy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- Bài văn nói lên điều gì?
c) Luyện đọc diễn cảm:
H: Đọc đoạn văn em thích - Thi đọc - Đóng vai - Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em đọc có nhiều cố gắng.
Luyện toán: luyện tập chung
I. Mục tiêu: Luyện tập củng cố các đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân, cách giải toán.
- Rèn luyện kỹ năng đổi số đo khối lượng đúng.
- Giáo dục học sinh ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. HD ôn tập. T. Ra bài tập H làm bài, chữa bài tập.
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
a, Có đơn vị đo là kilôgam
1kg 400g = 1,4kg 2kg 50g = 2,05kg
1kg 5g = 1,005 kg 780g = 0,78kg
b, Có đơn vị đo là tấn 	 3tấn 200kg = 3,2 tấn
5tấn 6kg = 5,006 tấn 4tấn 25kg = 4,025 tấn
930kg = 0,93 tấn	 	 2034kg = 2,034 tấn
Bài 2: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được số đường bằng số đường bán được trong ngày thứ hai. Tính số đường bán được trong mỗi ngày, biết rằng trong hai ngày đó trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được 40kg đường.
T. Bài toán cho biết gì?
T. Bài toán yêu cầu gì?
T. Bài toán thuộc dạng nào đã học?
? kg
? kg
80 kg
T. Muốn tính số đường bán được trong mỗi ngày ta phải tìm gì?
H giải vào vở - Chữa bài
T. Lưu ý H vẽ sơ đồ
Số đường cả hai ngày cửa hàng đó bán được 40 x 2 = 80 ( kg)
 Ta có sơ đồ:
Ngày thứ nhất
Ngày thứ hai
? kg
26 kg
Bài 3: Tỉ số cân nặng của bố và cân nặng của con là 5:3 con nhẹ hơn bố là 26kg. Hỏi bố cân nặng bao nhiêu kg?
T. HD tương tự
Bố
 	Con
2. Củng cố - dặn dò: T. thu bài chấm, nhận xét giờ học.
Soạn : 21/10/2012 
Giảng: Thứ ba, 23/10/2012
ịa lí: Dân số nước ta
I. Mục tiêu: Sau bài học H có thể:
- Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm gia tăng dân số của nước ta.
- Biết và nêu được: Nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh.
- Nhớ và nêu được số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất (được cung cấp).
- Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
- Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hoá gia đình (sinh ít con)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á năm 2004 (phóng to).
- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam (phóng to).
- Giáo viên và học sinh sưu tầm thông tin, tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: T. Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
T. Biển có vai trò gì?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1:Dân số, so sánh dân số Việt Nam với dân số các nước Đông Nam á.
T. treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam á như SGK lên bảng H đọc bảng số liệu.
-T. Đây là bảng số liệu gì? Theo em bảng số liệu này có tác dụng gì?
- Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
-T. Dân số được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào?
- Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?
- Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á
- Từ kết quả nhận xét trên em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam?
T kết luận: Năm 2004, nước ta có dân số khoảng 82 triệu người. ........
* Hoạt động 2: Gia tăng dân số ở Việt Nam.
T. treo biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm lên bảng.
- Đây là biểu đồ gì? Có tác dụng gì?
- Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc biểu hiện số dân được tính bằng đơn vị triệu người.
- Như vậy số dân trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?
* H thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
-T. Biểu đồ thể hiện số dân nước ta những năm nào, cho biết số dân tăng từng năm.
- Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người.
- Ước tính trong vòng 20 năm qua mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
- Từ năm 1979 đến năm 1999 tức là sau 20 năm ước tính dân số nước ta tăng lên bao nhiêu lần?
- Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta?
H Dân số nước ta tăng nhanh.
* Hoạt động 3: Hậu quả của dân số tăng nhanh.
 H làm bài tập vào vở. Dân số tăng nhanh: 
3. Củng cố dặn dò: T. nhận xét tiết học. Tuyên dương những em học tốt.
Luyện toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Luyện tập củng cố, nắm chắc cách đọc, viết số thập phân, cách giải toán.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng làm bài tập đúng, nhanh.
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học: 
T. ra bài tập cho H làm, củng cố lại kiến thức đã học.
Bài 1: Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm. Trong số thập phân: 72,384
a, Chữ số hàng đơn vị là: ..2.	 b, Chữ số ở hàng phần mười là: ..3.
c, Chữ số ở hàng phần trăm là: 8	 d, Chữ số ở hàng chục là: 7
e, Chữ số ở hàng phần nghìn là: 4
Bài 2: Ghi lại cách đọc số thập phân
6,724: Sáu phẩy, bảy trăm hai mươi bốn
15,309: Mười lăm phẩy, ba trăm linh chín 
 hoặc: Mười lăm đơn vị ba trăm linh chín phần nghìn đơn vị
0,005: Không phẩy, không trăm linh năm
 hoặc: Không đơn vị năm phần nghìn đơn vị.
Bài 2: Cho hình vuông có cạnh m. Tính
a, Chu vi của hình vuông 
b, Diện tích của hình vuông
T- Muốn tính Chu vi của hình vuông ta làm thế nào?
 - Muốn tính Diện tích của hình vuông ta làm thế nào?
H: Vận dụng quy tắc giải vào vở - Chữa bài
Bài 3: Lần 1 lấy số nước mắm. Lần 2 hơn lần 1: số nước mắm. Lần 3 lấy một nữa hai lần đầu. Tính số nước mắm lấy lần 3?
T: - Muốn tính số nước mắm lấy lần 3 ta phải tìm gì?
 - Em vận dụng dạng toán nào để tìm số nước mắm lấy lần 3?
Giải
Số nước mắm lần 2 lấy là: + = ( số nước mắm)
Số nước mắm lần 3 lấy là: ( + ) : 2 = ( số nước mắm)
 Đáp số: số nước mắm.
* Củng cố - dặn dò: Chữa bài tập, nhận xét giờ học.
Kỹ thuật: luộc rau
I. Mục tiêu:
- HS biết cỏch thực hiện cỏc cụng việc chuẩn bị và cỏc bước luộc rau.
- Rốn cho HS thực hiện thành thạo việc luộc rau.
- Giỏo dục HS ý thức vận dụng kiến thức đó học để giỳp gia đỡnh nấu ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Rau muống, rau cảiSoong, nồi, đĩa, đũa
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phỳt). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới : ( 37 phỳt)
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1. Tỡm hiểu cỏc cụng việc chuẩn bị luộc rau.
- Hỏi : Em hóy nờu những cụng việc được thực hiện khi luộc rau ?
 + Phải nhặt bỏ những lỏ ỳa, rửa rau sạch, trỏng nồi rồi cho nước vào đun
* HS quan sỏt hỡnh 1 SGK.
- Hóy nờu tờn những nguyờn liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau ? 
 + Rau cải, rau muống, chậu rửa, soong, đũa.
- Ở gia đỡnh em thường luộc những loại rau nào ? ( HS tự trả lời)
- HS quan sỏt hỡnh 2 và nờu cỏch sơ chế rau ? ( Nhặt rau, rửa rau.)
- Em hóy kể tờn một vài loại củ, quả được dựng để làm mún luộc? (Xu hào, cà rốt, đỗ,) * HS lờn bảng thực hiện cỏch sơ chế rau. 
* GV nhận xột, uốn nắn thao tỏc chưa đỳng. 
Hoạt động 2. Tỡm hiểu cỏch luộc rau.
* HS đọc mục 2 và quan sỏt hỡnh 3 SGK.
- Em hóy nờu cỏch luộc rau ở nhà em ? ( HS tự nờu).
* GV nhận xột và hướng dẫn cỏch luộc rau.
- Em hóy cho biết đun to lửa khi luộc rau cú tỏc dụng gỡ ? 
* GV lưu ý cho HS một số điểm sau :
- Nờn cho nhiều nước khi luộc rau để rau chớn đều và xanh.
- Đun sụi nước mới cho rau vào. Sau khi cho rau vào cần lật rau để rau chớn đều. 
- Đun to và đều lửa. Tựy khẩu vị của từng gia đỡnh mà luộc rau cho phự hợp.
* GV dựng vật thật để HS nắm chắc bài hơn.
- HS nờu cỏch trỡnh bày rau đó luộc vào đĩa.
* Cho cỏc em đọc nội dung phần ghi nhớ.
Hoạt động 3. Đỏnh giỏ kết quả học tập của HS.
- Em hóy nờu cỏc bước luộc rau ? 
- So sỏnh cỏc bước luộc rau ở gia đỡnh với cỏc bước luộc rau ở trong bài học ?
3. Củng cố dặn dũ : Về nhà giỳp đỡ gia đỡnh nấu ăn.
Soạn : 22/10/2011 
Giảng: Thứ tư, 24/10/2011
Khoa học: Thái độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS
I. Mục tiêu: Sau bài học, H có khả năng:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiểm HIV.
- Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiểm HIV và gia đình của họ.
- GDKNS: Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng. Không phân biết đối xử đối với người bị nhiễm HIV
II. Đồ dùng dạy học. Hình trang 36, 37 SGK.
5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai "Tôi bị nhiểm HIV". Giấy và bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ. T: - HIV là gì? AIDS là gì?
	 - Các đường lây truyền HIV/ AIDS?
2. Bài mới.
Hoạt động 1. Trò chơi tiếp sức "HIV lây truyền và không lây truyền qua..”
H thảo luận nhóm 2, hoàn thành bài tập 1 VBT.
H tham gia trò chơi. Chia lớp thành 3 đội.
Khi có hiệu lệnh: 3 đại diện của 3 đội lên ghi một nội dung tương ứng với nội dung T đã ghi lên bảng. Về vỗ vào vai bạn, bạn lên tiếp sức...
Đội nào xong trước sẽ là đội thắng cuộc.
- Các hành vi có nguy cơ nhiểm HIV.
- Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV.
T: kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm...
Hoạt động 2. đóng vai "Tôi bị nhiểm HIV"
Bước 1. H đóng vai: 1 em bị nhiễm HIV.
4 em khác thể hiện thái độ, theo gợi ý ở SGK.
H lớp quan sát.
Bước 2. Thảo luận cả lớp.
T: Em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử.
T: em nghĩ người bị nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống?
Hoạt động 3. Quan sát và thảo luận.
Bước 1. Làm việc theo nhóm.
H nhóm quan sát các hình trang 36, 37 SGK và trả lời câu hỏi.
Nói về nội dung của từng hình.
Bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng?
Nếu bạn ở hình 2 là người quen của em, em sẽ đối xử như thế nào? vì sao?
H nêu kết luận ở SGK
3. Củng cố - dặn dò. T: Trẻ em có thể làm gì để tham gia phòng tránh HIV/ AIDS?
T nhận xét tiết học.
Luyện tiếng Việt: 
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu.
- Từ dàn ý bài văn miêu tả cảnh ngôi trường, H biết chuyển thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Luyện kĩ năng diễn đạt ý mạch lạc, bố cục hợp lí.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài của H.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài: T nêu mục tiêu bài học.
b) Hướng dẫn cách trình bày: 
Đề bài: Từ dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường, hãy viết bài văn miêu tả trường em.
 T hướng dẫn cách trình bày các phần, đoạn trong bài.
Chú ý cách dùng từ, diễn đạt, chữ viết đẹp.
c) H viết bài vào vở.
T theo dõi, gợi mở thêm đối với H 
d) Chấm bài- Nhận xét.
T thu bài chấm: 10 em.
Nhận xét bài viết của H. 
Tuyên dơng những bài viết có bố cục hợp lí, lời văn tự nhiên, sinh động.
3. Củng cố- dặn dò:
 T đọc 1 số mẫu văn hay cho H nghe.
 Nhận xét tiết học.
Soạn : 23/10/2012 
Giảng: Thứ sáu, 26/10/2012
Luyện toán: luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập củng cố để H nắm chắc cách viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân, cách giải toán.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, làm bài tập đúng nhanh.
- Giáo dục học sinh ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy học: 
T. ra bài tập cho H làm bài: Củng cố các kiến thức đã học, chữa bài tập.
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm
a, 15 735 m2 = 1,5735 ha b, 892 m2 = 0,0892 ha
c, 428 ha = 4,28 km2 d, 14 ha = 0,14 km2
T: Hai đơn vị đo diện tích liên tiếp nhau hơn , kém nhau mấy lần?
H: Thảo luận N2 - Chữa bài
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
a, 8,56 dm2 = 856 cm2 d, 0,001ha = 10 m2
b, 0,42 m2 = 42 dm2	 e, 64,9 m2 = 64 m2 90 dm2
c, 1,8ha = 18000m2 g, 2,7dm2 = 2dm270cm2
H: Làm vở - Chữa bài, giải thích cách làm
Bài 3: Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 18 ngày. Nay có 80 người được chuyển đi nơi khác. Hỏi số gạo đó đủ cho những người còn lại ăn trong bao nhiêu ngày? ( Mức ăn của mỗi người như nhau).
H: Nêu dạng bài toán và các bước giải - Giải vào vở - Chữa bài
Bài 4: Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 60 và hiệu của chúng bằng tổng của chúng.
T. Hướng dẫn cách giải : áp dụng cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
* Củng cố - dặn dò: 
- T. thu 1 số bài chấm. Nhận xét giờ học.
Khoa học: Phòng tránh bị xâm hại
I. Mục tiêu. Sau bài học, H có khả năng:
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẽ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
- GDKNS: Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
II. Đồ dùng dạy học. Hình trang 38, 39 SGK. Tình huống.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
T: Em cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiểm HIV/ AI DS?
2. Bài mới.
Khởi động: Trò chơi: Chanh chua, cua cắp.
Bước 1. Tổ chức và hướng dẫn.
H đứng thành vòng tròn, tay trái giơ ngang vai, lòng bàn tay ngửa, ngón trỏ của tay phải để vào lòng tay trái bạn kế tiếp.
Lớp trưởng hô: chanh - H lớp: chua. Lớp trưởng hô: Cua - cắp
H lớp: tay trái nắm, cắp tay bạn, tay phải rút về. Người bị cắp, thua cuộc.
Bước 2. H thực hiện trò chơi.
Kết thúc: Em rút ra được bài học gì qua trò chơi?
Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận.
Bước 1. Giao nhiệm vụ.
H quan sát hình 1, 2, 3 SGK, trao đổi về nội dung của từng hình.
Trao đổi, thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK.
Bước 2. H thảo luận.
Bước 3. H trình bày kết quả thảo luận ở hình 1, 2, 3.
T: Nêu một số nguy cơ có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
H: kết luận: SGK.
Hoạt động 2. Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
Bước 1. T giao nhiệm vụ cho nhóm.
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân.
Bước 2. H lớp trình bày cách ứng xử. H lớp thảo luận, góp ý.
T: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
T: Kết luận SGK.
Hoạt động 3. Vẽ bàn tay tin cậy. Bước 1. H làm việc cá nhân.
- Vẽ bàn tay của mình - các ngón tay xoè ra.
-Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy..
Bước 2. Làm theo cặp.H trao đổi hình vẽ với bạn.
Bước 3. Làm việc cả lớp. H trao đổi hình vẽ với cả lớp.
Kết luận: T nêu nội dung mục Bạn cần biết trang 39 SGK.
3. Củng cố - dặn dò: T nhận xét tiết học.
Sinh hoạt 
Nhận xét tuần
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu điểm, những điểm của các mặt hoạt động trong tuần qua .
- Nắm được mọi kế hoạch của tuần tới để thực hiện một cách chủ động.
- Giáo dục ý thức tu dưỡng và rèn luyện tốt.
II. tiến hành
1. Lớp trưởng đánh giá, nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
2. ý kiến của HS .
2. GV bổ sung, kết luận các ý kiến và nêu kế hoạch tuần tới:
a. Bổ sung:
- Về học tập: Đã có nề nếp học tập nhưng chưa tốt, chỉ có một số em có tinh thần học tập, chú ý nghe giảng, xây dựng bài. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều em chưa chú ý học tập, còn nói chuyện riêng trong giờ học..
- Về chữ viết: Có những em viết chữ cẩn thận, đẹp, giữ vở sạch sẽ ...nhưng vẫn còn một số em viết chữ cẩu thả, chưa đúng quy định.
- Về ý thức đạo đức: Đa số các em biết đoàn kết, thương yêu nhau, biết lễ phép với thầy cô giáo.
- Về tư cách Đội viên: Tình trạng quên khăn quàng đỏ không còn nữa nhưng có một số em trang phục chưa nghiêm chỉnh ( chưa mặc đúng đồng phục vào ngày thứ hai ).
- Các hoạt động khác: Đã tham gia đầy đủ các hoạt động của đội, của trường nhưng cần khẩn trương hơn; trực nhật lớp, cần phải tự giác hơn, không để cô giáo phải nhắc nhở 
b. Kế hoạch tuần tới:
- Củng cố và phát huy nề nếp học tập,thi đua phát biểu xây dựng bài và giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày 20-11.
- Cố gắng luyện chữ viết thật tốt và giữ vở sạch.
- Dụng cụ học tập: phải đầy đủ, soạn bài đúng thời khóa biểu.
- Tham các hoạt động sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ phải nghiêm túc, khẩn trương và đầy đủ số lượng.
- Làm cỏ, vun gốc cho hoa, chăm sóc bồn hoa của lớp thật đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19 BUOI CHIEU HAP DAN.doc