Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4

Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng tên người , tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

 - Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

- Vận động mọi người chống chiến tranh , bảo vệ hòa bình

II. Đồ dùng dạy học:

 * GV:-Tranh minh hoạ bài học ở SGK

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

 * HS:-SGK,đồ dùng HT,

 * PP:thảo luận , cá nhân , đàm thoại ,

III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục

 

doc 43 trang Người đăng huong21 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai
 Ngày soạn : 22 / 08 / 2012
Ngày dạy : 03 / 09 / 2012
Mơn: Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng tên người , tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
 - Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
- Vận động mọi người chống chiến tranh , bảo vệ hòa bình 
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV:-Tranh minh hoạ bài học ở SGK
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 * HS:-SGK,đồ dùng HT,
 * PP:thảo luận , cá nhân , đàm thoại ,
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục
Xác định giá trị
Thễ hiện sự cảm thông( bày tỏ chia sẽ. Cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
IV. Các phương pháp & kỹ thuật dạy học
Thảo luận nhóm
Hỏi đáp trước lớp
Đóng vai xử lí tình huống.
III. Các hoạt động dạy - học:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
2’
1’
20’
10’
5’
2’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh nhắc tên bài cũ
- Gọi hai nhóm học sinh phân vai đọc vở kịch.
- Nêu nội dung vở kịch
- Giáo viên nhận xét chung và ghi điểm
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Bài đọc ”Những con sếu bằng giấy” kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân đáng thương của chiến tranh và bom nguyên tử.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng
b. Hướng dẫn luyện đọc:
- Gọi học sinh giỏi đọc cả bài
- Gọi học sinh giỏi đọc chia đoạn.
- Giáo viên ghi lên bảng.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
- Giáo viên kết hợp sửa chửa cách đọc của học sinh.
- Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài. Giáo viên ghi bảng và hướng dẫn đọc bài
- Luyện đọc nối tiếp nhau lần 2. Giáo viên kết hơp giải nghĩa từ ờ mục chú giải
- 1 học sinh đọc diễn cảm cả bài
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi học sinh đọc thầm đoạn 1
- Hỏi: Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ?
- Giáo viên giảng: vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc, Mỹ quyết định ném bom nguyên tử mới chế tạo xuống nước Nhật hòng làm cả thế giới phải khiếp sợ
- Hỏi: Ý đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Gọi học sinh trả lời. Giáo viên chốt ý ghi bảng.
- Hỏi: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
- Hỏi ý đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Hỏi các bạn nhỏ đã làm gì:
a- Để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô
b- Để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?
- Hỏi: Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô ?
- Học sinh phát biểi ý kiến của mình
- Giáo viên nhận xét chung
- Hỏi: Ý đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Gọi vài học sinh nêu nội dung chính của bài
- Giáo viên sửa chữa ghi lên bảng:
* Nội dung: Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới
* Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Giáo viên treo đoạn 2 “Khi  644 con” lên
- Gọi 1 học sinh đọc. Lớp nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhấn mạnh và nghĩ hơi đúng:
Nhấn mạnh: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi, chết, 644 con
- Nghỉ hơi: Cô bé ngây thơ tin vào  nói rằng/ nếu gấp  khỏi bệnh. Nhưng  chết/ khi em mới gấp được 644 con
- Gọi 2 học sinh đọc lại.
- Học sinh luyện đọc trong nhóm
- Cho học sinh thi đọc giữa các nhóm. - GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Hỏi tên bài vừa học.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2
- Gọi HS đọc lại lại nội dung chính của bài.
* Giáo dục cho học sinh: Lòng yêu hoà bình và đoàn kết với thiếu nhi trên thế giới
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Xem bài “Bài ca vế trái đất”
- Hát vui.
- Lòng dân
- Mỗi nhóm 5 em học sinh đọc + Lớp nhận xét
- 2 học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe .
- 2 học sinh nhắc lại.
- 1 học sinh đọc + Lớp theo dõi
- Học sinh chia đoạn. 
+ Đoạn 1: “Ngày 16/07/1945  phóng xạ nguyên tử”
+ Đoạn 2: “Khi  644 con”
+ Đoạn 3: “Xúc động  hoà bình”
- Học sinh đọc cá nhân 4 -5 em + cà lớp đọc - Học sinh đọc 2 lượt.
- 3 học sinh đọc 1 lượt + Lớp theo dõi và nhận xét
- Lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc diễn cảm cả bài
- HS theo dõi
- Học sinh đọc thầm đoạn 1
TL: Khi chính phủ Mỹ quyết định ném cả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
- Học sinh nghe. 
- Ý đoạn 1: Mỹ ném bom xuống Nhật Bản và hậu quả khủng khiếp của nó 
( 2 học sinh nhắc lại)
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 trả lời câu 2
TL: Xa- da- cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Ý đoạn 2: Khát vọng sống của Xa- da- côXa – xa - ki 
- Học sinh đọc thầm đoạn 3. trả lời câu 3
TL: Khi Xa- da- cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình 
- Học sinh có thể nói: Chúng tôi căm ghét chiến tranh/ cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hoà bình, bảo vệ hoà bình trái đất.
- Ý đoạn 3: Ước vọng hoà bình của học sinh thành phố Hi- rô- si - ma
- Học sinh nêu nội dung chính của bài.
- 1 học sinh đọc to.
- 2 học sinh đọc lại. 
- Học sinh luyện đọc trong nhóm
- 3 HS thi đọc
- Lớp bình chọn bạn đọc hay.
- HS nhắc lại
-1 học sinh đọc đoạn 2
- 2 HS đọc lại.
RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Toán
 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: 
- Biết một dạng quan hệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bay nhiêu lần).
- Biết giải toán liên quan đếnquan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Ghi chú: Bài 1. Còn lại HDHS khá , giỏi 
- Thích bài tập đã làm 
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: bảng nhóm , nghiên cứu bài , Sách giáo khoa
- HS: vở , sgk
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
 2’
1’
15’
20’
2’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Tiết trước học bài gì ?
- Gọi học sinh nêu lại cách tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó
- Giáo viên nhận xét phần kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài và ghi bảng 
“Ôn tập và bổ sung về giải toán”
b. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:
- Giáo viên nêu ví dụ trong sách giáo khoa, ghi lên bảng. Gọi học sinh tự tìm quãng đường đi được trong 2,3 giờ. Giáo viên điền vào bảng
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài toán mục b
+ Y / C học sinh thảo luận với bạn để làm viết vào giấy khổ to, đại diện 2 nhóm dán lên bảng + Trình bày cách làm
+ Giáo viên nhận xét đưa ra cách làm thứ hai và lưu ý khi làm bài chỉ chọn một cách
Thời gian đi
1 giờø
2 giờø
3 giờø
Quãng đường 
4 Km
8 Km
12 Km
- Nhận xét: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần, thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. 
b) Tóm tắt:
2 giờ = 90 Km
4 giờ = ? Km
Giải : Rút về đơn vị
Cách 1: Trong 1 giò ô tô đi được: 
90 : 2 = 45 (km)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
Đáp số: 180 km
Cách 2: Bước tìm tỉ số 
4 giờ gấp 2 giờ số lần:
4 : 2 = 2 (lần)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
90 x 2 = 180 (km)
Đáp số: 180 km
C.Thực hành:
Bài 1: 1 học sinh đọc đề bài: 1 học sinh lên bảng tóm tắt
+ Hỏi: Bài này phải giải theo cách nào ?
- Gọi1 học sinh lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét
Bài 2: 
- 1 HS giỏi đọc đề bài. Gợi ý cho học sinh làm bài này có thể giải bằng 2 cách.
+ Cả lớp viết vào vở (1 cách)
+ Dán 2 bài lên bảng + nêu cách làm.
+ Giáo viên nhận xét .
Bài 3: 2
 học sinh đọc yêu cầu của đề bài
- Giáo viên cho 2 Giỏi lên bảng tóm tắt và giải
- Hỏi: Bài này có thể giải theo cách nào ?
- Học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm
- Lớp và giáo viên nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi tên bài vừa học
- Giáo dục về sự tăng dân số từ bài tập 3.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Xem bài “Luyện tập”
- Hát vui
- Ôn tập về giải toán
- 3 học sinh nêu 
 - Lớp nhận xét
- 2 học sinh nhắc lại tên bài
-Học sinh tìm quãng đường đi được + Nhìn vào bảng rồi nêu nhận xét
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài toán mục b
- Học sinh tự tìm quãng đường đi được trong 2,3 giờ.
- Học sinh thảo luận với bạn để làm viết vào giấy khổ to, đại diện 2 nhóm dán lên bảng + Trình bày cách làm
+ Lớp nhận xét.
- Lớp theo dõi
-1 học sinh đọc đề bài + 1 học sinh lên bảng tóm tắt
1) Tóm tắt: 5 m : 80.000 đồng
 7 m: ? đồng
Tl: Giải theo cách rút về đơn vị 
- 1 học sinh lên bảng làm
Giải
Số tiền mua 1 m vải
80.000 : 5 = 16.000 (đồng)
Số tiền mua 7 m vải:
16.000 x 7 = 112.000 (đồng)
Đáp số: 112.000 đồng
- Nhận xét
2) Tóm tắt: 3 ngày : 1.200 cây
 12 ngày : ? cây
Giải : Cách rút về đơn vị
12 ngày gấp ... Tả hình dáng: cao/ thấp; cao/ lún; cao uống/ lùn tịt, to kềnh/ bé tẹo; to xù/ bé tí, mập/ ốm; béo múp/ gầy tong
b) Tả hành động:
Khóc/ cười; đứng/ ngồi, lên/ xuống, vào/ ra
c) Tả trạng thái:
buồn/ vui; phấn chấn/ ỉu xìu, xướng/ khổ, hạnh phúc/ bất hạnh, khoẻ/ yếu, sung sức/ mệt mỏi
d) Tả phẩm chất:
Tốt/ xấu, hiền/ dữ, ngoan/ hư, khiêm tốn/ kiêu căng, tế nhị/ thô lỗ
Vd: - Na cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt
- Lớp nhận xét. 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- HS K - G làm vào vở. Sau đó trình bày. VD:
+ Chú chó Cún nhà em mập ù
+ Cú vàng nhà Hương thì gầy nhom
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại.
- 3 học sinh nêu
- HS lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG. 
Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cần đạt:
Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
2. Ghi chú: Bài 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bảng phụ
- HS chuẩn: SGK , vở
II. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
4’
1’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi: Muốn tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó ta làm thế nào ?
- Giáo viên nhận xét chung và ghi điểm
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài và ghi bảng
“Luyện tập chung”
b.Thực hành:
 Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đạo yêu cầu
+ Hỏi: Đề bài cho biết gì ?
+ Hỏi: Đề bài hỏi gì ?
+ Hỏi: Đây là dạng toán gì ?
+ Gọi học sinh lên bảng tóm tắt rồi giải. Cả lớp làm vào vở rồi nhận xét bài của bạn
 Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Hỏi: Đề bài yêu cầu tính gì ?
+ Hỏi: Đề bài cho biết gì ?
+ Gọi học sinh lên bảng vẽ tóm tắt
+ Hỏi: Đây là dạnh toán gì ?
+ Cả lớp làm vào vở + 1 học sinh lên bảng giải
+ Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Gọi học sinh lên bảng tóm tắt. Lớp nhận xét
+ Học sinh nêu cách giải rồi làm vào vở 
- Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày giải
Bài 4:
 - Gọi 1 học sinh đọc đề
+ Thảo luận nhóm đôi để đưa về cách giải “Rút về đơn vị”
+ Cả lớp giải vào vở + 1 HS khá lên bảng trình bày bài giải
+ Giáo viên nhận xét chung và sửa chữa
4. Củng cố:
- Hỏi tên bài vừa học
- Gọi học sinh nhắc lại các bứơc giải bài toán tìm tỉ số và rút về đơn vị
- Giáo dục : Khi tính toán các em phải heat sức cẩn thận,.
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Xem bài “Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài”
- Hát vui 
- 2 học sinh trả lới. Lớp nhận xét
- 2 học sinh nhắc lại
- 1 học sinh đạo yêu cầu 
- Tl: Lớp có 28 học sinh . Học sinh nam bằng số học sinh nữ
- Tl: Lớp có bao nhiêu nam và bao nhiêu nữ?
- Dạng tổng và tỉ số
- Học sinh lên bảng tóm tắt rồi giải.
Tóm tắt:
Giải:
Tổng số phần bằng nhau:
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam:
28 : 7 x 2 = 8 (học sinh)
Số học sinh nữ:
28 – 8 = 20 (học sinh)
Đáp số: Nam: 8 học sinh
Nữ: 20 học sinh
- 1 học sinh đọc đề bài
- Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật
- Chiều dài gấp 2 lần chiều rộng và hơn chiều rộng 15 m
Tóm tắt:
- Dạng toán hiệu và tỉ số
Giải:
Hiệu số phần bằng nhau:
2 – 1 = 1 (phần)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật
15 x 1 = 15 (m)
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật: 15 x 2 = 30 (m)
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật
(30 + 15) x 2 = 90 (m)
 Đáp số: 90 m
- 1 học sinh đọc đề bài 
- Học sinh lên bảng tóm tắt 
Tóm tắt:
100 km : 12 lít xăng
50 km : ? lít xăng
- 1 học sinh lên bảng trình bày giải.
Giải:
100 km gấp 50 km số lần:
100 : 50 = 20 (lần)
Ô tô đi 50 km tiêu thụ số lít xăng là: 12 : 2 = 6 (lít)
 Đáp số: 6 lít
- 1 học sinh đọc đề 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 1 HS khá lên bảng trình bày bài giải
Giải:
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm mội bộ bàn ghế thì cần thời gian là:
30 x 12 = 360 (ngày)
Nếu mỗi ngày làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là:
360 : 18 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày
- HS nhắc lại.
- 2 học sinh nhắc lại
RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Khoa học
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu: 
 * Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì .
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Hình 18,19 sách giáo khoa
 - Thông tin ở sách giáo khoa
III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ thễ chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
Kĩ năng xác định giá trị của bản thận, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.
Kĩ năng quãn lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi” tập làm diễn giả” về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
IV/.Các phương pháp kĩ thuật:
Động nảo
Thảo luận nhóm
 Trình bày 1 phút
Trò chơi
V/. Các hoạt động dạy – học:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
2’
1’
15’
20’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Tiết trước học bài gì ?
- Nêu đặc điểm của tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài và ghi bảng
“Vệ sinh tuổi dây thì”
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: ( Cá nhân )
- Học sinh quan sát hình 1,2,3 ở sách giáo khoa và nhớ lại những việc đã làm để giữ vệ sinh cơ thể. Sau đó trả lời câu hỏi:
- Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
- Gọi vài học sinh nêu. Giáo viên ghi ngắn gọn lên bảng
- Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác dụng của từng việc vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
 - Giáo viên nhận xét: ở lứa tuổi dậy thì cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển vì vậy, chúng ta cần biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục: Một ngày rửa 2 lần và xà phòng tắm lau khô, thay, giặt, phơi khô quần áo lót. Nữ khi hành kinh cần thay băng vệ sinh 4 lần trong ngày
- Cho học sinh đọc 2 ý đầu ở mục “Bạn cần biết”
* Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận
- Chia lớp 4 nhóm. Quan sát tranh và nói nội dung các tranh 4,5,6,7
- Thảo luận câu hỏi: Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khẻo về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- Các nhóm trình bày nội dung các hình (1 nhóm nói 1 hình). Sáu đó trả lời câu hỏi
- Nhóm khác bổ sung
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- Cho 2 học sinh đọc ý 3 của mục “Bạn cần biết”
4. Củng cố:
- Hỏi tên bài vừa học
- Gọi 2 học sinh nêu cách vệ sinh thân thể hằng ngày 
- Giáo dục và liên hệ thực tế
5. Dặn dò:
- Xem bài “Thực hành: Nói không đối với các chất gây nghiên”
- Nhận xét tiết học 
- Hát vui
- TL: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
- 2 học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét
- 2 học sinh lặp lại
- TL: Những việc nên làm: tắm rửa thân thể, gội đầu, thay quần áo, giặt phơi khô quần áo 
- Rửa mặt bằng nước sạch thường xuyên, tránh được mụn “trứng cá” ở tuổi dậy thì.
- Tắm rửa sạch sẽ giúp cơ thể thơm tho.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Học sinh đọc 2 ý đầu ở mục “Bạn cần biết”
- Lớp chia thành 4 nhóm. nói nội dung các tranh
+ Hình 4: Vẽ 4 bạn: Bạn tập vẽ, một bạn chạy, một bãn đánh bóng, một bạn đá bóng
+ Hình 5: Vẽ một bạn khuyên các bạn khác không nên xem phim không lành mạnh.
+ Hình 6: Vẽ các loại thức ăn bổ dưỡng
+ Hình 7: Vẽ các chất gây nghiện
- Ở tuổi dậy thì nên ăn đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể thao, vui chơ giải trí lành mạnh, Không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia , không xem phim hoặc sách báo không lành mạnh
- 3 - 4 học sinh nói.
- Lớp nhận xét
- 2 học sinh đọc ý 3 của mục “Bạn cần biết”
- HS nêu lại tên bài
- 2 học sinh nêu cách vệ sinh thân thể hằng ngày 
 - HS lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 4 3 COT.doc