Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Vĩnh Hòa

Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Vĩnh Hòa

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa- da- cô, Xa- xa- ki.Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu được ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. ( Trả lời được các câu 1,2,3 SGK)

II. Chuẩn bị:

 -2 tranh minh họa, bản đồ thế giới - Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Vĩnh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
?&@
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tập đọc: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa- da- cô, Xa- xa- ki.....Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu được ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. ( Trả lời được các câu 1,2,3 SGK)
II. Chuẩn bị:
 -2 tranh minh họa, bản đồ thế giới - Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Lòng dân 
- Lần lượt 6 học sinh đọc vở kịch (phân vai) phần 1 và 2
- 6 HS đọc, trả lời CH.
- Lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm
2. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc đúng văn bản. 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Luyện đọc 
- Nêu chủ điểm 
- Giáo viên đọc bài văn
- Học sinh qua sát tranh Xa- da- cô gấp những con sếu và tượng đài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn)
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
 + Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
+ Đoạn 2: Hậu quả hai quả bom đã gây ra 
+ Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-da-cô, Xa-da-ki
+ Đoạn 4: Ứơc vọng hòa bình của học sinh Thành phố Hi-rô-xi-ma
- Rèn đọc những từ phiên âm, đọc đúng số liệu 
- Học sinh lần lượt đọc từ phiên âm
- Giáo viên giúp HS giải nghĩa các từ khó.
- HS đọc thầm phần chú giải tìm hiểu nghĩa. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
+ Năm 1945, chính phủ Mĩ đã thực hiện quyết định gì? 
- Dự kiến: Ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 
- Ghi bảng các từ khó
- Giải nghĩa từ bom nguyên tử 
+ Kết quả của cuộc ném bom thảm khốc đó?
- Dự kiến: nửa triệu người chết - 1952 có thêm 100.000 người bị chết do nhiễm phóng xạ 
+ Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
- Dự kiến: Lúc 2 tuổi, mười năm sau bệnh nặng 
+ Cô bè hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
- Dự kiến: Tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ 1.000 con sếu bằng giấy treo sung quanh phòng sẽ khỏi bệnh 
+ Biết chuyện trẻ em toàn nước Nhật làm gì? 
- Dự kiến: gửi tới tấp hàng nghìn con sếu giấy 
+ Xa- da- cô chết vào lúc nào?
................ gấp đựơc 644 con
+ Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi- rô- si- ma đã làm gì?
- Dự kiến: xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại..... 
+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô?
- HS trình bày ý kiễn của mình.
* Hoạt động 3: Rèn luyện học sinh đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm bài văn 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Giáo viên đọc diễn cảm 
- Lần lượt học sinh đọc từng đoạn
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Giáo viên cho học sinh thi đua bàn, thi đọc diễn cảm bài văn
- Thi đua đọc diễn cảm
Ÿ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương 
- Học sinh nhận xét
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc lại bài giọng tự nhiên. 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Soạn "Bài ca về trái đất" 
- Nhận xét tiết học.
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Khoa học: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Mục tiêu:
 - HS nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 
 *GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh vẽ trong SGK trang 14, 15
-Trò : Tranh ảnh sưu tầm những người lớn ở các lứa tuổi khác nhau 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
Ÿ Nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn dưới 2 tuổi và từ 2 tuổi đến 6 tuổi?
- Dưới 2 tuổi: biết đi, biết nói, biết tên mình, nhận ra quần áo, đồ chơi
- Từ 2 tuổi đến 6 tuổi: hiếu động, giàu trí tưởng tượng ...
- Nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già 
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- Học sinh đọc các thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK trang 14, 15 theo nhóm
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư ký ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình trên bảng và cử đại diện lên trình bày
Ÿ Giáo viên chốt lạinội dung làm việc của học sinh 
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật 
 Tuổi vị thành niên., Tuổi trưởng thành,Tuổi trung niên ,Tuổi già
* Hoạt động 2: Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? 
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. 
- Học sinh xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm 
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- Học sinh làm việc theo nhóm như hướng dẫn. 
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung
- Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi trong SGK. 
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
- Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì). 
+ Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? 
- Hình dung sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần, mối quan hệ 
Ÿ Giáo viên chốt lại nội dung thảo luận của cả lớp. 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Giới thiệu với các bạn về những thành viên trong gia đình bạn và cho biết từng thành viên đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
- Học sinh trả lời, chỉ định bất kì 1 bạn tiếp theo.
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ. 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Chuẩn bị: “Vệ sinh tuổi dậy thì” 
- Nhận xét tiết học 
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: 
 - Biết một dạng toán quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
 - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
 * Bài tập cần làm: Bài 1( HS khá, giỏi làm được các bài tập còn lại)
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phấn màu - bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập - SGK - vở nháp 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Ôn tập giải toán 
- Học sinh sửa bài 3/18 (SGK)
2 HS
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chốt lại dạng toán. 
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề - Lập bảng (SGK) 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ giữa t và s 
- Lớp nhận xét 
- tăng bao nhiêu lần thì s tăng lên bấy nhiêu lần. 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề 
- Phân tích và tóm tắt 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu phương pháp giải. 
- Nêu phương pháp giải: “Rút về 1 đơn vị”
Ÿ Giáo viên nhận xét 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Ÿ Bài 1: Giáo viên yêu cầu HS đọc đề. 
1/ Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt. 
- Phân tích và tóm tắt 
- Nêu dạng toán, nêu phương pháp giải
- GV nhận xét chấm chữa bài.
- Tóm tắt: 
5m : 80000 đồng 
7m : ...... tiền?
Bài giải:
Giá tiền một mét vải: 80000 : 5 = 16000 (đồng)
Mua 7m vải hết số tiền: 16000 x7= 112000 (đồng)
 Đáp số: 112000 đồng
Ÿ Giáo viên chốt lại 2 phương pháp 
- Học sinh nhận xét sửa bài 
Ÿ Bài 2: Dành cho HS khá,giỏi làm
2/ HS KG tự đọc đề
- Giáo viên cho học sinh khá, giỏi tóm tắt bài toán 
- Học sinh khá, giỏi dựa vào tóm tắt để rồi giải 
Bài giải:
12 ngày gấp 3 ngày số lần: 12 : 3 = 4 (lần)
Trong 12 ngày đội đó trong được số cây thông:
 1200 x 4 = 4800 (cây)
 Đáp số: 4800 cây
- Giáo viên nhận xét 
- 1 học sinh lên bảng giải 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Nhắc lại kiến thức vừa ôn 
- Thi đua 2 dãy giải toán nhanh 
Ÿ Giáo viên nhận xét - tuyên dương 
- Học sinh nhận xét 
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập” 
- Nhận xét tiết học. 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: CÁNH CHIM HÒA BÌNH
(Tiết 1- Tuần 4-Vở thực hành)
 I/ Mục tiêu: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc lưu loát bài văn: Tại sao chim bồ câu thành biểu tượng hoà bình (vở thực hành)
 - Giúp HS tìm hiểu nội dung bài văn qua các bài tập.
 II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS luyện đọc:
 - Cho HS đọc bài văn: Tại sao chim bồ câu thành biểu tượng hoà bình 
 - Gọi HS đọc từng đoạn của bài văn.
 - Sửa sai cho HS
 - Bình chọn bạn đọc hay nhất.
2/ Hướng dẫn HS làm các bài tập:
 - Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi và làm các bài tập:
 - Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài
-Bài 3: Hướng dẫn HS làm bài
3/ Củng cố, dặn dò:
 -Dăn HS về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
- Nhận xét tiết học.
-HS đọc bài văn 
 - HS đọc.
 - Thi đọc diễn cảm từng đoạn bài văn. 
-Đọc bài và trả lời:
* Đáp án:
Câu a :Nhờ chuẩn bị thuyền theo lời mách của Thượng đế.
Câu b: Khắp nơi vẫn ngập nước.
Câu c: Nước đã rút, cây cối đã hồi sinh.
Câu d: Để thể hiện ước nguyện hoà bình.
Câu e: Khi Pi-ca-sô gửi tặng Đại hội hoà bình năm 1950 bức tranh.
Câu g: Thám thính- do thám.
Câu h: huỷ diệt- hồi sinh
* HS gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa.
Đáp án: a) xấu- tốt
 b) mạnh -yếu
 c) ráo- mưa
 d) Thất bại- thành công
 e) cứng- mềm
 g) chết- sông., vinh- nhục.
 h) chết đứng- sống quỳ
- Nghe thực hiện ở nhà
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Kĩ thuật: THÊU MŨI DẤU NHÂN ( tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
 - Thực hành thêu mũi thêu dấu nhân.
 - Rèn luyện tính cẩn thận.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh quy trình thêu dấu nhân.
III/ Hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2.Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
 b)Hướng dẫn cách làm:
* HĐ3: HS thực hành 
- Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.	
- GV chốt lại các ý chính.
- Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 (vạch dấu, đánh dấu vài mũi thêu)
- Tổ chức cho HS thực hành thêu dấu nhân theo nhóm.
- Theo dõi uốn nắn cho các em.
* HĐ4: Đánh giá sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS.
3. Nhận xét - dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: "Một số dụng cụ nấu ăn".
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
- và ...  trẻ # già.
- GV nhận xét chấm chữa bài, chốt lại.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài 
Ÿ Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu BT
2/ 2 học sinh đọc yêu cầu bài
- Cả lớp đọc thầm,làm bài cá nhân 
Các từ trái nghĩa cần điền: lớn, già, dưới, sống.
- GV nhận xét chấm chữa bài, chốt lại.
- Học sinh nhận xét, sữa bài. 
Ÿ Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu BT
3/ HS đọc yêu cầu bài 3, lớp đọc thầm
- Giải nghĩa nhanh các thành ngữ, tục ngữ. 
- HS theo dõi nắm nghĩa, làm bài vào vở. 
Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya. 
- GV nhận xét chấm chữa bài, chốt lại.
- Học sinh nhận xét, sữa bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tìm một số từ trái nghĩa theo yêu cầu và đặt câu với các từ vừa tìm được. 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu BT
4/ 1, 2 HS đọc yêu cầu bài 4, lớp đọc thầm.
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. 
- Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm tìm cặp từ trái nghĩa như SGK, HS sửa bài. 
- GV nhận xét chấm chữa bài. 
Ÿ Giáo viên chốt lại từng câu. 
- Cả lớp nhận xét (đúng, nhiều cặp từ) 
a)Tả hình dáng: cao # thấp; to # nhỏ; béo # gầy 
b) Tả hành động: khóc # cười; đứng # ngồi; 
c) Tả trạng thái: buồn # vui; sướng # khổ; 
d) tả phẩm chất: tốt # xấu; hiền # giữ; lành # ác
Ÿ Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu BT
5/ 1, 2 học sinh đọc đề bài 5 
- Lưu ý hình thức, nội dung của câu cần đặt. 
- Học sinh làm bài.
 Chú chó Cún nhà em béo mấp. Chú vàng nhà Hương thì gầy nhom.
Na cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt.
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
- Cả lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Giáo viên phát phiếu gồm 20 từ. Yêu cầu xếp thành các nhóm từ trái nghĩa. 
- Thảo luận và xếp vào bảng từ 
- Trình bày, nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp bài 5
- Nghe thực hiện ở nhà
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hòa bình” 
- Nhận xét tiết học 
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - HS biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
 *Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3 (HS khá, giỏi làm bài 4,5) 
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập 
- HS sửa bài 3, 4 (SGK)
2HS
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - Sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài Luyện tập 
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- H.dẫn HS giải các bài toán liên quan đến tỷ số và liên quan đến tỷ lệ ® học sinh nắm được các bước giải của các dạng toán trên 
- Hoạt động nhóm đôi
Ÿ Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT
1/ 2 học sinh đọc đề
- GV gợi ý để HS tìm hiểu các nội dung: 
- Phân tích đề và tóm tắt 
- Tóm tắt đề 
+ Thửa I hơn thửa II: 2 tạ
+ Tổng 2 thửa : 8 tấn 2 tạ
- Phân tích đề
- Học sinh nhận dạng, nêu cách giải.
- GV nhận xét chấm chữa bài, chốt lại cách giải.
- HS giải rồi nhận xét sửa bài.
Số HS nữ là: 28 : (2 + 5) x 5 = 20 (HS)
Số HS nam là: 28 – 20 = 8 (HS)
 Đáp số: 20 nữ và 8 nam
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 2 và 3: Gọi HS nêu yêu cầu BT
- Hướng dẫn HS lần lượt giải từng bài.
- Lần lượt học sinh phân tích và nêu cách tóm tắt, giải , chữa bài.
- GV nhận xét chấm chữa bài. 
Ÿ Giáo viên nhận xét - chốt lại cách giải chung cho cả 2 bài.
2/ Chiều rộng mảnh đất: 15:(2-1) x 1=15 (m)
Chiều dài mảnh đất: 15 x 2 = 30 (m)
Chu vi mảnh đất: (30+15)x2= 90 (m)
 Đáp số: 90 m
3/ 50km kém 100km số lần là:
 100 : 50 = 2 (lần)
Số lít xăng ô tô tiêu thụ quãng đường 50km:
 12 : 2 = 6 (l)
 Đáp số: 6 lít.
* Hoạt động 3: 
Ÿ Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
Gọi HS nêu yêu cầu BT
- Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt, giải.
- GV nhận xét chấm chữa bài. 
- Học sinh khá, giỏi đọc đề - Phân tích đề và tóm tắt - Nhận dạng toán tỷ lệ.
- Học sinh khá, giỏi làm bài. 
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
 30 x 12 = 360 (ngày)
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là:
 360 : 18 = 20 (ngày)
 Đáp số: 20 ngày.
Ÿ Giáo viên chốt lại các bước giải.
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân (thi đua ai nhanh hơn)
- HS nhắc lại cách giải dạng toán vừa học
- Học sinh còn lại giải ra nháp
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
- Nhận xét tiết học
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Tập làm văn: KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu: 
 - Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. 
 - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bàivăn.
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Tranh phóng to minh họa cho các cảnh gợi lên nội dung kiểm tra. 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh. 
2. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
“Kiểm tra viết”
3 Phát triển các hoạt động: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa. 
- 1 học sinh đọc đề kiểm tra 
- Giáo viên giới thiệu 4 bức tranh. 
1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây. 
2. Tả cảnh buổi sáng trong 1 công viên em biết. 
3. Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê hương em. 
4. Tả cảnh buổi sáng trên nương rẫy ở vùng quê em.
- Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có. 
- Học sinh chọn một trong những đề thể hiện qua tranh và chọn thời gian tả. 
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài
- GV thu vở về chấm. 
- HS thực hành làm bài viết.
- HS soát lại bài, nộp vở
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê”
- Nhận xét tiết học. 
- Nghe thực hiện ở nhà 
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
 BUỔI CHIỀU
 Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: CÁNH CHIM HÒA BÌNH
(Tiết 2- Tuần 4-Vở thực hành)
 I/ Mục tiêu: 
 - HS điền đúng các từ vào bài: Đầm sen (vở thực hành)
 - Giúp HS viết được một đoạn văn tả chim bồ câu.
 II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS làm các bài tập:
 *Bài 1: - Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi và làm các bài tập:
 *Bài 2: Hướng dẫn HS dựa vào bài để viết đoạn văn tả chim bồ câu.
 - GV nhận xét chấm chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
 -Dặn về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
- Nhận xét tiết học.
 - Đọc đoạn văn còn thiếu từ để điền. Thứ tự các từ cần điền là: khoan khoái, ngột ngạt, mênh mông, nhè nhẹ, tấm tắc, phưng phức.
HS viết đoạn văn.
HS đọc đoạn văn đã viết.
Nhận xét bổ sung.
- Nghe thực hiện ở nhà 
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
LUYỆN VIẾT: BÀI 4: Nét nghiêng
I/ Mục tiêu.
1/ Giúp học sinh rèn luyện chữ viết
+ Viết đúng mẫu chữ hoa: A, N, B, T, H, G, Đ.
+ Viết đều nét bài viết với mẫu chữ nghiêng.
+ Viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
2/ Luyện viết giống chữ bài mẫu; đọc, ngẫm nghĩ và ghi nhớ nội dung tri thức trong bài viết.
3/ Rèn tính cẩn thận, ý thức “Giữ vở sạch –viết chữ đẹp” cho học sinh.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giáo viên đọc:
+ Yêu câu HS đọc
2. Tìm hiểu đoạn viết:
- Số lượng câu trong đoạn viết.
- Các chữ được viết hoa.
3. Tìm hiểu cách viết:
- Độ cao của các nhóm con chữ.
- Độ rộng của các con chữ.
- Khoảng cách giữa các chữ.
4. Cách trình bày:
- Bài viết được trình bày trên mẫu chữ viết nào?.
5. Luyện viết các chữ hoa:
Mẫu nghiêng
A, N, B, T, H, G, Đ.
Các từ viết hoa
Nam, Bắc, Hưng Giang, Ngự Bình 
5. Viết bài:
6. Nhận xét bài viết:
+ Học sinh đọc đoạn viết ( 4 HS)
- Học sinh trả lời
+ 5 câu 
+ 7 chữ hoa A, N, B, T, H, G, Đ.
- Học sinh trả lời, lớp bổ sung.
+ khoảng cách giữa các chữ : 1 ô ly
+ Mẫu chữ: Nghiêng.
+ HS lắng nghe
+ Học sinh viết bài.
+ Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
Toán: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (Tiết 2- Tuần 4-Vở thực hành)
 I. Mục tiêu: 
 - Biết giải các bài toán quan hệ tỉ lệ, bài toán về tổng- tỉ.
 II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
- Hoạt động cá nhân 
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở thực hành:
 Đọc yêu cầu đề bài và làm
- Bài 1: Hướng dẫn HS làm bài
1/ HS làm
Nếu làm xong trong 1 ngày thì cần số người là:
 12 x6 = 72( người)
Nếu làm xong trong 4 ngày thì cần số người là:
 72 : 4 = 18 (ngày)
- Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài
2/ HS làm bài:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
15 : ( 3- 2)x 2 = 30(m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
 15 X 3 = 45(m)
Diện tích hình chữ nhật là:
 45 x 30 = 1350(m2)
 Đáp số: 1350m2
- Bài 3: Hướng dẫn HS làm bài
3/ HS làm tương tự bài1
Nếu chỉ dùng 1 máy thì phải bơm trong thời gian: 2 x 10 = 20 (ngày)
Nếu chỉ dùng 5 máy thì phải bơm trong thời gian: 20 : 5 = 4 (ngày)
 Đáp số: 4 ngày
- Bài 4 :Hướng dẫn HS điền đúng- sai
4/ HS điền 
a) Đ; b) S 
2. Củng cố - dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung luyện tập. 
- Nghe thực hiện ở nhà 
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học 
- Xem trước bài tiết học sau
- Nhận xét tiết học.
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
SINH HOẠT
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I/ Đánh giá hoạt động: 
1) HD cán sự lớp báo cáo ,nxét
2) GV đánh giá chung
- Thực hiện đúng ,đầy đủ nội quy của trường lớp
- Đi học đều, đúng giờ
- Học bài và làm bt đây đủ
- Lao động vệ sinh sạch sẽ
- Thực hiện phong trào giúp nhau học tập
- Ra vào lớp
*TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC
- Hay nói chuyện khi thầy giảng bài:
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm. 
- Chưa học bài cũ: Nhung, Huệ, Chi.
- Ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng : 
3/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
II/ Phương hướng tuần tới:
 1. GV đưa ra KH
- Xây dựng hoàn thiện quy chế của lớp
- Thực hiện đúng ,đầy đủ nội quy của trường lớp
- Thực hiện tuần học hay
- Đi học đều, đúng giờ
- Học bài và làm bt đây đủ
- Lao động vệ sinh sạch sẽ
- Duy trì phong trào giúp nhau học tập,Tổ học tập
2. YC hs thảo luận ,bổ sung
3. Tổng kết, tuyên dương ,khen thưởng
* Lớp trưởng điều khiển
- HS lắng nghe .nhận xét bổ sung thêm
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình :
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp đạo đức,.
+ -------------------
+ ------------------
- Lớp bình bầu, tuyên dương: An; Kiệt; Kiều, Thành; Thắng, Xinh. 
- Thảo luận kế hoạch .đưa ra ý kiến
Xét duyệt của tổ chuyên môn
Xét duyệt của Ban giám hiệu
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 4 TICH HOP.doc