Thiết kế bài học Lớp 5 tuần 2 - Trường Tiểu học Xuân Phú

Thiết kế bài học Lớp 5 tuần 2 - Trường Tiểu học Xuân Phú

ĐẠO ĐỨC(T2):

EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh biết:

 - Bước đầu cố kĩ năng nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

 -Biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt.

-Động viên HS có ý thức vươn lên về mọi mặt để xứng là HS lớp 5.

II. Chuẩn bị:

 -HS : Tranh vẽ về chủ đề nhà trường. Các truyện nói về tấm gương học sinh gương mẫu.

 

doc 45 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học Lớp 5 tuần 2 - Trường Tiểu học Xuân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
 Thứ 2 ngày 25 tháng 8 năm 2008.
Đạo đức(T2):
Em là học sinh lớp 5 ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh biết:
 - Bước đầu cố kĩ năng nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
 -Biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt. 
-Động viên HS có ý thức vươn lên về mọi mặt để xứng là HS lớp 5.
II. Chuẩn bị:
 -HS : Tranh vẽ về chủ đề nhà trường. Các truyện nói về tấm gương học sinh gương mẫu.
 III. Các hoạt động dạy học chính:
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
10’
10’
8’
3’
 1. Kiểm tra bài cũ :
HS l5 có khác gì so với HS lớp khác?
Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 
2. Dạy bài mới:
 HĐ1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
 - Tổ chức cho HS trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trong nhóm .
 Theo dõi các nhóm hoạt động .
 - Yêu cầu HS trình bày kế hoạch phấn đấu trước lớp. 
 - Nhận xét, kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu một cách có kế hoạch.
 HĐ2 : Kể chuyện về các tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu.
 - Yêu cầu HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu( ở lớp, trường, qua đài, qua đọc báo.)
 - Hướng dẫn học sinh thảo luận:
 Em có thể học tập điều gì từ các tấm gương đó?
 - GV giới thiệu thêm một số tấm gương khác.
 -GV kết luận nhắc nhở HS cần học tập theocác tấm gương tốt để mau tiến bộ.
 HĐ3: Hát, múa, đọc thơ , giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
 - Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp.
 - Tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em.
 - GV nhận xét, kết luận về tình yêu, lòng tự hào về trường lớp mình và trách nhiệm của các em đối với trường, lớp.
 3. Củng cố, dặn dò: 
-GV tổng kết ND bài.
- Nhận xét tiết học, dặn HS phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- 2HS trình bày , HS khác n/x
 - HS trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trong nhóm.( 3-4 HS)
 -HS trao đổi, góp ý cho kế hoạch phấn đấu của bạn.
 - 3 -> 4 HS trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trước lớp.
 -HS theo dõi, nhận xét.
- HS kể về các tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu.
-HS thảo luận cả lớp, nêu những điều bản thân mình cần học tập qua các tấm gương đó.
- HS theo dõi.
- HS giới thiệu tranh (đã vẽ ở nhà) trước lớp.
 - HS các nhóm thảo luận,chọn bài hát, múa, thơ và trình bày trước lớp.
- HS nhận xét về nội dung các bài hát, bài thơ đã trình bày.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài.
Tập đọc(T3)
Nghìn năm văn hiến
 I. Yêu cầu cần đạt:
 1.Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
 2.Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Trang ảnh về Văn Miếu Quốc Tử Giám, bảng phụ viết sẵn một đoạn của bảng thống kê để học sinh luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy học chính:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
12’
10’
5’
3’
 1. Bài cũ: Đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 -GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
 HĐ1: Luyện đọc: 
 -GV đọc mẫu bài văn, giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch .
 -Tổ chức HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn. ( Mỗi lượt 5 HS luyện đọc: 
1HS đọc đoạn 1; 3 HS đọc đoạn 2; 1 HS đọc đoạn 3.)
Lần 1:
- GV theo dõi HS đọc kết hợp sửa lỗi cho HS về cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi
 ( sửa cá nhân )
 Lần 2:
- GV giúp HS hiểu các từ ngữ: văn hiến
Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.
 - HD HS luyện đọc theo cặp.
 - Yêu cầu 1 HS đọc cả bài.
 HĐ2: Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1:
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
? Đoạn này cho ta biết gì ?
- Chốt ý 1, ghi bảng.
Đoạn 2:
- Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
 - Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
Đoạn 2 có ND gì ? 
+ Cho HS đọc thầm lại toàn bài.
Câu 3: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
- Bài văn nói lên điều gì ?
GV chốt ND chính, bổ sung: Ngày nay VM được tu sửa nên to và đẹp hơn . VM là niềm tự hào của DT ta về đạo học .
 HĐ3: Luyện đọc lại: 
 -Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn; GV uốn nắn HS cách đọc, giọng đọc.
 - Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 2:
GV đọc mẫu đoạn 2, HD HS luyện đọc đoạn 2, chú ý cách nhắt nghỉ hơi:
 Triều đại / Lý/ Số khoa thi/6/ Số tiến sĩ/ 11/
Số trạng nguyên/ 0/
 -Tổ chức cho HS thi đọc đoạn 2 trước lớp.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt bảng thống kê.
 3. Củng cố, dặn dò:
-Bài tập đọc thuộc loại văn bản nào ?
Bài văn giúp ta hiểu điều gì ? 
-GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài.
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi GV đọc mẫu bài văn.
 - HS quan sát ảnh Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
- Thực hiện theo y/c
- 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài văn.(2 lượt)
 + Đoạn 1: Từ đầu đến.., cụ thể như sau.
 + Đoạn 2: Bảng thống kê.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
 - HS tìm hiểu nghĩa các từ mới và khó trong bài.
-HS luyện đọc theo cặp.
 - 1 HS đọc cả bài.
+ HS đọc thầm Đ1 và nêu:
-...vì từ năm 1075nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ, ngót 10 thế kỉ đã tổ chức 185 khoa thi, đỗ gần 3000 tiến sĩ.
ý1: VN có truyền thống khoa cử lâu đời .
+ HS đọc bảng thống kê và tìm 
- triều Lê: 104 khoa thi.
- triều Lê: 1780 tiến sĩ.
ý2: Chứng tích về 1 nền văn hiến lâu đời ở VN.
-truyền thống coi trọng đạo học; có một nền văn hiến lâu đời.
-HS nêu ND –mục I
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS theo dõi, nêu cách ngắt nghỉ hơi giữa các từ, các cụm từ.
 -HS luyện đọc đoạn 2 trong nhóm.
 - Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp.
 - HS theo dõi, bình chọn người đọc tốt nhất.
- ..Văn bản thống kê
- HS nhắc lại nội dung bài.
Chính tả(T2)
Tuần 2
 I. Yêu cầu cần đạt:
 1.Nghe – viết, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
 2. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Vở BT TV5- Tập 1, bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
 III. Các hoạt động dạy học chính: 
TG
3’
18’
12’
2’
hoạt động của thầy
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra quy tắc chính tả với g/gh, 
 ng / ngh, c / k.
 - GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới:
 HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe- viết:
 - Đọc toàn bài chính tả một lượt.
 - Giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến ( chân dung, năm sinh, năm mất)
 -HD HS luyện viết một số từ khó.
 - Nhắc nhở HS cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết.
 - Đọc bài cho HS viết vào vở.
 - Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
 - Chấm, chữa 7-> 10 bài.
 - Nêu nhận xét chung, HD HS sửa lỗi .
 HĐ2: Tổ chức cho học sinh làm bài tập chính tả.
 + Bài tập 2: 
 - HDHS nắm vững yêu cầu của BT2: Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu đã cho.
 - HDHS làm bài tập ,cho HS nêu miệng bài làm.
 - GV nhận xét.
 + Bài tập 3 : 
- Yêu cầu HS đọc và nắm vững yêu cầu của BT3.
 - HDHS làm bài tập vào vở bài tập, chữa bài vào mô hình kẻ sẵn.
-Y/C HS nhận xét về vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần
hoạt động của trò
- 2 HS nhắc lại quy tắc chính tả với 
 g / gh, ng / ngh, c / k.
 -HS viết : ghê gớm, bát ngát, nghe ngóng, kiên quyết, cống hiến.
-Theo dõi, đọc thầm bài ở SGK.
 - Quan sát chân dung Lương Ngọc Quyến.
- Luyện viết: Lương Văn Can, Đội Cấn, mưu, khoét, xích sắt
- viết bài vào vở.
 - tự soát bài, chữa lỗi. 
 - đổi vở, soát lỗi cho nhau.
 - sửa những lỗi đã mắc phải.
- HS đọc thầm yêu cầu của BT2, nêu yêu cầu của BT.
 - HS làm bài vào vở. 
Tiếng
Vần
 Tiếng 
 Vần
trạng
ang
làng
ang
nguyên
uyên
Mộ 
ô
 - HS nêu yêu cầu của BT3.
 - HS làm bài, chữa bài vào mô hình kẻ sẵn trên bảng.
 - HS nhận xét, bổ sung.
 - HS nhận xét: Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính, một số vần có âm cuối, âm đệm ( u, o )
Khoa học(T3)
Nam hay nữ ( Tiết 2 )
 I. Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội giữa nam và nữ.
 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
 II. Đồ dùng học tập: Phiếu học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
18’
12’
2’
 1. Bài cũ: Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ?
 - GV nhận xét, kết luận.
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
 HĐ1: Tìm hiểu một số quan niệm xã hội giữa nam và nữ.
- Cho HS quan sát H4 SGK .
ảnh chụp gì ? bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì ?
 - HDHS thảo luận theo nhóm theo nội dung phiếu học tập.
 1. Bạn có đồng ý với những câu sau đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc tại sao không đồng ý.
 a. Công việc nội trợ là của phụ nữ.
 b. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
 c. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
 2. Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ đối với con trai và con gái có khác nhau không, khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không?
 - Yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả.
 - GV: Vai trò của nam và nữ ở gia đình, XH có thể thay đổi. Ngày nay, ở nhiều gia đình, nam giới đã cùng chia sẻ với nữ giới công việc chăm sóc gia đình. Ngoài XH, có nhiều phụ nữ giữ chức vụ trong các bộ máy lãnh đạo các ngành các cấp.
 HĐ2: Liên hệ: 
 - Yêu cầu HS liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ hay không?
 - Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- KL: Quan niệm về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS cần phải góp phần tạo nên sự thay đổi quan niệm xã hội giữa nam và nữ từ trong gia đình, xã hội.
 3. Củng cố, dặn dò: 
-Tại sao không nên phân biệt , đối sử giữa nam và nữ ?
-GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS cần phải góp phần tạo nên sự thay đổi quan niệm xã hội giữa nam và nữ từ trong gia đình, xã hội.
- 2 HS trả lời.
 - HS nhận xét, bổ sung.
- Các nữ cầu thủ đá bóng...
- HS thảo luận theo nhóm:
 (2 bàn/ nhóm).
 Câu1: Không đồng ý với các ý đã nêu, bởi vì:
 - Ngày nay, ở nhiều gia đình, nam giới đã cùng chia sẻ với nữ giới công việc chăm sóc gia đình (như nấu ăn, trông con,...) 
 - Ngoài xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ giữ chức vụ trong các bộ máy lãnh đạo các ngành các cấp.
 Câu 2: HS nêu ý kiến.
( trong nhiều gia đình còn có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái như: con trai đi học về thì được chơi, còn con gái thì phải trông em hoặc nấu cơm giúp mẹ.) 
-
 HS liên hệ thực tế ở lớp mình và nêu ý kiến
HS khác nhận xét, bổ sung.
- vì nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau..
-1HS nêu.
HS nghe và thực hiện y/c của GV
Kể chuyện(t2)
Kể chuyện đã nghe đã đọc ...  thảo luận.
- T nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 3: 
- Gọi H đọc yêu cầu BT.
- Phát giấy to, bút dạ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tìm từ có chứa tiếng “Quốc”, ghi vào giấy.
- Y/c các nhóm dán KQ lên bảng.
- Nhận xét, kết luận, khen ngợi.
GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó vừa tìm
C2: Những từ em vừa tìm thuộc chủ đề gì?
Bài 4:
- Gọi H đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu H làm bài vào vở.
- Gọi H đặt câu mình đặt.
- T nhận xét, sửa chữa cho từng em.
- Yêu cầu H giải thích các từ ngữ trên.
T giải thích: Các từ trên cùng chỉ một vùng đất có những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, với đất đai rất sâu sắc, từ Tổ quốc có nghĩa rộng hơn.
GV tiểu kết.
3. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn H ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc , các từ đó có chứa tiếng “Quốc”; Chuẩn bị bài sau.
- 4 H tìm từ đồng nghĩa : Chỉ màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu đen.
- 3 H nối tiếp nhau trả lời.
- H nhận xét bài làm trên bảng.
- 1 H nêu yêu cầu : Tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- H làm bài.
- Tiếp nối nhau phát biểu, H nhận xét:
+ Bài “Thư gửi các học sinh”: nước, nước nhà, non sông.
+ Bài “VN thân yêu”: đất nước, quê hương.
- Tổ quốc : Là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó (giống như ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong nước đó).
-1 H đọc to yêu cầu .
- 2 H cùng trao đổi thảo luận để tìm thêm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc .
- H tiếp nối nhau phát biểu (mỗi H 1 từ):
+Đồng nghĩa với từ Tổ quốc : đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, nước nhà, non sông.
- 1 H đọc lại các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc .
- 1 H đọc yêu cầu .
- 6 H tạo 1 nhóm cùng trao đổi tìm từ viết vào phiếu.
- Các nhóm dán và thông báo KQ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung:
- H viết 5-7 từ vào vở
- 1 H đọc yêu cầu .
- H làm bài vào vở.
- 8 H tiếp nối đọc câu mình đặt. VD: Em yêu Thanh Hoá quê hương em. Sao vàng là quê mẹ của em. Ai đi đâu xa cũng nhớ về quê cha đất tổ của mình.
- 4 H giải tích theo ý hiểu các từ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
HS nghe và thực hiện y/c của GV
Tập đọc(T4)
Sắc màu em yêu
I. Yêu cầu cần đạt:
- H đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu ND, ý nghĩa bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu của bạn đối với quê hương, đất nước.
- H thuộc lòng một số khổ thơ.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn những câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
3’
10’
10’
8’
2’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 H đọc theo đoạn bài”Nghìn năm văn hiến” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét – cho điểm.
2. Dạy học bài mới: 
* Giới thiệu bài :Treo tranh minh hoạ, yêu cầu H mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
HĐ1 : Luyện đọc.
- Gọi H đọc bài thơ.
- Yêu cầu H đọc tiếp nối bài thơ (2 lượt), T sửa lỗi 1 số từ khó: Rực rỡ, bát ngát.
GV lưu ýcách ngắt giọng:
Em yêu / tất cả
Sắc màu Việt Nam
- Yêu cầu H luyện đọc theo cặp.
- T đọc mẫu toàn bài.
- HĐ2 : Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu H đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi SGK.
? Bạn nhỏ yêu thích sắc màu nào ?
?Từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? 
? Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào ?
? Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu đó ?
? Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương đất nước ?
GV tiểu kết.
- Yêu cầu H nêu ND của bài.
HĐ3 : Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi 2H đọc tiếp nối bài thơ.
- Yêu cầu H tìm giọng đọc thích hợp cho bài thơ.
- T đọc mẫu lần 2, yêu cầu H luyện đọc diễn cảm, tự học thuộc lòng những khổ thơ mình thích.
- Tổ chức cho H thi đọc.
- T nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò : 
-Em cảm nhận điều gì qua bài thơ ?
-Nhận xét tiết học.
- 3H lần lượt đọc và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Quan sát mô tả núi, đồi. Làng xóm, ruộng đồng.
- 1 H khá đọc bài.
- 8 H đọc nối tiếp bài thơ. Mỗi H một khổ thơ.
- H luyện đọc theo cặp (2 vòng).
- Theo dõi.
- 3H ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi 
- Bạn nhỏ yêu tất cả sắc màu VN: đỏ, vàng, xanh .
Từ Em yêu
- H nêu những hình ảnh có trong mỗi màu. 
VD: Màu đỏ- màu máu, màu cờ.
- Vì các màu sắc đều gắn với những sự vật, những cảnh, những người bạn yêu quí.
- Bạn nhỏ yêu quê hương, đất nước.
- Bạn nhỏ yêu nhưngc cảnh vật, con người xung quanh mình.
- ND: Tình yêu thiết tha của bạn nhỏ đối với cảnh vật và con người Việt Nam.
- 2 H đọc tiếp nối trước lớp.
- H trao đổi nêu: Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết; Nhấn giọng các từ chỉ màu sắc và sự vật có màu sắc.
- H luyện đoc, diễn cảm và học thuộc lòng theo cặp.
- 2 H thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- 3 H thi đọc cả bài thơ.
 Học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài “Lòng dân”.
Thể dục(T3) :
BàI 3 : Đội hình đội ngũ,trò chơi “ chạy tiếp sức”
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học.
Cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau.
- H báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh, đúng đẹp các động tác quay.
- Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức ” đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, an toàn.
- 1 chiếc còi; 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
tg
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
5’
18’
7’
5’
HĐ1: Mở đầu 
- Giáo viên phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, nhắc lại nội qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục.
-Cho H khởi động
HĐ2: Đội hình đội ngũ: 
- Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau.
- Giáo viên điều khiển lớp tập có sửa chữa những sai sót của học sinh(1-2 lần).
- GVcho tổ trưởng điều khiển tổ tập 3-4 lần. Giáo viên quan sát nhận xét sửa chữa.
- Cho các tổ thi đua trình diễn: Giáo viên cùng học sinh quan sát nhận xét, biểu dương thi đua
- Cho cả lớp cùng tập do cán sự lớp điều khiển: 2 lần.
HĐ3 : Trò chơi vận động: " Chạy tiếp sức ".
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình hàng dọc.Giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Cả lớp chơi thử 2 lần.
- Cả lớp thi đua chơi 2,3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
HĐ4: Kết thúc: 
-Cho H thả lỏng
- Giáo viên cùng H hệ thống bài học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
- Học sinh tập hợp lớp, điểm số báo cáo.
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát1 bài hát .
-H tập theo HD của GV
+ Học sinh luyện tập theo tổ
-Các tổ thi đua trình diễn.
-Cả lớp cùng tập do cán sự lớp điều khiển
-H nghe
H chơi thử
-H chơi TC vui vẻ đúng luật
- Các tổ học sinh đi nối nhau thành 1 vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ đứng quay mặt vào tâm vòng tròn.
Thể dục(t4) :
 Bài 4: Đội hình đội ngũ - trò chơi “ kết bạn ”
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập, củng cố và nâng cao KT động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, đằng sau.
- Học sinh thực hiện nhanh, đúng, đều, đẹp.
- Chơi trò chơi “ Kết bạn” đúng luật, hào hứng, nhiệt tình. Tập trung chú ý, phản xạ nhanh.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường.
- 1 chiếc còi.
III. Các hoạt động dạy học:
tg
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
5’
18’
7’
5’
HĐ1: Mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập. 
-Cho H chơi TC.
-Cho H giậm chân tại chỗ
HĐ2: Đội hình đội ngũ: 
Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau.
-Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 1,2 lần.
Giáo viên quan sát, nhận xét và sửa chữa động tác sai cho học sinh.
- Chia tổ cho H tập luyện do tổ trưởng điều khiển 
-Cho H chia tổ tập luyện
- Cho các tổ thi đua trình diễn 2-3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, đánh giá biểu dương thi đua các tổ tập tốt.
HĐ3 :Trò chơi vận động. Trò chơi " Kết bạn ".
- Giáo viên nêu tên trò chơi. Tập hợp học sinh theo đội hình vòng tròn, giải thích cách chơi và qui định luật chơi. 
-Cả lớp cùng chơi, giáo viên quan sát, nhận xét, xử lý các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. 
HĐ 4 : Kết thúc: 
-Cho H thả lỏng
- GV cùng học sinh hệ thống bài học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
-Học sinh tập hợp 3 hàng dọc, điểm số báo cáo 
- Chơi trò chơi “ Thi đua xếp hàng ” .
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp: 1-2, 1-2
-H thực hiện theo HD của cán sự lớp
-H tập luyện theo tổ do tổ trưởng điều khiển 
-Các tổ thi đua trình diễn 
-Cả lớp tập dưới sự điều khiển của giáo viên để củng cố 1-2 lần.
-H nghe
-Tập hợp học sinh theo đội hình vòng tròn
-Hchơi trò chơi 
- Học sinh hát bài “ Tìm bạn ” vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
-H nghe và thực hiện theo y/c của GV
: 
Tiếng việt:
Luyện viết : Bài 1, 2: 
I) MUC TIÊU:
 Bài 1: -HS luyện viết các chữ N, S, E, D, V,vào vở luyện viết quyển 5
 -Viết đúng, đẹp. Mỗi chữ viết 1 dòng.
 - Viết bài ngày khai trường: 
 Sáng đầu thu trong xanh
 Em mặc quần áo mới
 Đi đón ngày khai trường
 Vui như là đi hội .
Bài 2: Năm điều Bác Hồ Dạy
II). Hoạt động dạy học:
 Bài mới:
 *GTB: GV nêu yêu cầu tiết học luyện viết. 
HĐ1: Quan sát nhận xét chữ mẫu
 - HS nêu cấu tạo của chữ.
 - GV viết mẫu trên bảng (theo dòng kẻ ô li)
 - HS luyện viết bảng con.
 - GV nhận xét chỉnh sửa nếu sai.
HĐ2: Học sinh viết bài vào vở. 
 * Viết theo hai kiểu chữ đứng và nghiêng.
 - Mỗi chữ viết 1 dòng.
 - GV lưu ý học sinh khoảng cách chữ và tư thế ngồi viết.
 - GV quan sát giúp đỡ 1 số HS viết chưa đẹp.
 T. Chấm chữa bài cho học sinh
 Củng cố dặn dò :
 T. Nhận xét giờ học.
 Về nhà luyện viết lại những chữ chưa đẹp 
 Toán
I.mục tiêu: 
-Giúp Học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ 2 PS cùng MS, khác MS.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu:
T đưa ra hệ thống các BT, yêu cầu H làm bài rồi chữa bài:
Bài 1: Tính.
 + ; + ; 1 + ; 2 + .
Bài 2: Tính.
 - ; - ; - 1; 1 - .
Bài 3: Tính.
 - ; - ; - ; + + ; + ; + 
Bài4: Một nhóm thợ ngày đầu sửa được 2/3 Km đường dây điện, ngày sau sửa ít hơn ngày đầu 2/5Km đường dây điện. Hỏi cả 2 ngày nhóm đó sửa được bao nhiêu Km đường dây điện.
- T hướng dẫn làm bài. kết hợp chấm đỉêm.
- Sau mỗi bài, T củng cố lại cách làm.
- Yêu cầu H học thuộc cách cộng (trừ) hai phân số cùng mẫu số, (khác mẫu số).

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 2 Lop 5.doc