Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 25

Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 25

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tổ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn: 25 – 02 – 2013
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2013
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 49: PHONG CảNH ĐềN HùNG
I. mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tổ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc.
? Nêu nội dung bài tập đọc?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm: Nhớ nguồn với các bài học cung cấp cho HS những hiểu biết về cội nguồn và truyền thống quý báu của dân tộc, của cách mạng. Phong cảnh đền Hùng miêu tả cảnh đẹp đền Hùng, nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Yêu cầu 1 HS khá - giỏi đọc bài văn.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng.
- Yêu cầu HS chia đoạn bài đọc. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.
- Yêu cầu HS tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Giúp HS hiểu một số từ ngữ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm theo đoạn và trả lời các câu hỏi. 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
*Thời đại Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến năm 258).
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?
- GV: những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ?
- Đền Hạ gợi nhớ sự tích Sự tích trăm trứng. Ngã Ba Hạc gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh (nơi vua Hùng dựng lều kén rể); đền Trung gợi nhớ truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày.
* GV: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội ngườn dân tộc. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
* GV nêu: Tương truyền vua Hùng Vương thứ sáu đã “hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh Nghĩa Lĩnh vào ngày 10-3 âm lịch (1632 TCN) nên người Việt lấy ngày 10-3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ. Câu ca dao còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong chiến tranh cũng như trong hoà bình.
- Yêu cầu HS tìm nội dung của bài văn. 
c. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.
? Bài văn nên đọc với giọng như thế nào?
- GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,
- Yêu cầu cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV gọi 3 HS thi đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò 
? Bài văn muốn nói lên điều gì ?
? Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước Việt Nam?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 4 HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy ngiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
- HS nối tiếp nhau đọc lần 2.
- HS đọc chú giải trong SGK. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo đoạn và trả lời các câu hỏi. 
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc VN.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
+ Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bước tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh. 
- HS nghe.
+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- HS nghe.
- HS nghe.
+ Câu ca dao ca ngợi truyền thống thuỷ chung luôn nhớ về cội nguồn của người Việt Nam./ Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn. 
- HS nghe.
- HS thảo luận, nêu: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
- 3 HS đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 3 HS thi đọc.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Toán
Tiết 121: Kiểm tra định kì giữa học kì ii
I. Mục tiêu
Tập trung vào việc kiểm tra:
- Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt.
- Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học
- Đề kiểm tra.
IIi. Đề kiểm tra
Phần I:
Câu 1: Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 
1. Mỗi lớp học có 13 học nữ và 12 học sinh nam. Tỉ số gữa số HS nữ và số HS của cả lớp đó là:
A. 50% B.51% C.52% D.53%
2. 35% của số 87 là:
A. 30 B.30,45 C.45,30 D. 3,045
3. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn học tự chọn của 200 học sinh lớp 5 được thể hiện trên bản đồ. Trong 200 học sinh đó, số học sinh thích môn hoạ là:
A. 50 học sinh C. 130 học sinh
 B. 40 học sinh D. 20 học sinh
4. Biết đường kính của hình tròn là 5cm, đường cao của tam giác là 2,3 cm. Tính diện tích của phần được tô màu.
A. 19,625 cm2 B. 5,75cm2 C. 25,375 cm2 D. 13,875cm2
5. Biết hình thang có đáy lớn là 15,9 cm, đáy bé là 10,6cm. Tính diện tích phần được tô màu.
A. 70,225cm2 B. 140,45 cm2 C.88,20263 D. 26,1237cm2
Phần II:
1. Viết tên hình vào chỗ chấm:
........... . .. 
2. Một mét khối đất nặng 1,75 tấn. Muốn đào một cái bể ngầm hình hộp chữ nhật sâu 3m, rộng 9m, dài 12m thì phải đào bao nhi nhiêu tấn đất. Nừu dùng xe để chuyên chở đất ấy đi thì phải mất bao nhiêu chuyến xe? Biết rằng trung bình mỗi chuyến xe chở được 4,5 tấn.
iv. Hướng dẫn đánh giá
* Phần I (6 điểm)
1. C 
2. B 
3. B 
4. C 
5. D
* Phần II (4 điểm)
1. Viết đúng tên mỗi hình được 0,25 điểm
2. (3 điểm)
- Nêu câu lời giải và tính đúng thể tích của cái bể được 1 điểm.
- Nêu câu lời giải và tính đúng số tấn đất 0,5 điểm.
- Nêu câu lời giải và tính đúng số chuyến xe được 1 điểm.
- Viết đúng đáp số cho 0,5 điểm.
Chính tả
Tiết 25: nghe – viết: AI Là THủY Tổ LOàI NGƯờI ?
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả.
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2).
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS viết lời giải câu đố BT3 - tiết trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV đọc toàn bài chính tả “Ai là thủy tổ loài người ?” 
? Bài chính tả nói lên điều gì?
+ Bài chính tả cho các em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- GV nhắc HS chú ý những tên riêng viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả. 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp các tên riêng có trong bài chính tả.
- Cả lớp viết vào vở nháp các tên riêng có trong bài chính tả: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, thế kỉ XI.
- GV và cả lớp nhận xét, sửa sai.
c. HS viết bài
- GV đọc bài chính tả cho HS viết.
- GV đọc bài chính tả cho HS soát lại.
- Thu một số vở chấm, chữa lỗi.
- GV yêu cầu 2 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 
- GV chốt lại bằng cách dán lên bảng tờ phiếu đã viết quy tắc chính tả. 
- Cho 1HS đọc lại, kết hợp nêu ví dụ minh họa.
+ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. 
* Ví dụ: Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, 
+ Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt. 
* Ví dụ : Nữ Oa, Trung Quốc, ấn Độ. 
d. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- Gọi 1 HS đọc thành tiếng nội dung BT1, 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.	
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ” suy nghĩ, làm bài.
- GV: Các em dùng bút chì gạch dưới tên riêng tìm được trong vở và giải thích cách viết những tên riêng đó. 
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt. 
- Cho HS đọc lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ”.
? Anh chàng mê đồ cổ có tính cách như thế nào? 	
+ Anh chàng mê đồ cổ trong mẩu chuyện là một kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay là đồ giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ đời Khương Thái công. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; kể lại mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ cho người thân nghe và chuẩn bị bài học sau. 
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013
Toán
Tiết 122: BảNG ĐƠN Vị ĐO THờI GIAN
I. Mục tiêu
Biết:
- Tên gọi, kí  ...  2giờ 45phút
- HS nghe.
- Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
- HS đọc ví dụ 2.
- HS tóm tắt bài toán.
Tóm tắt
Hoà chạy hết : 3phút 20giây.
Bình chạy hết : 2phút 45giây.
Bình chạy ít hơn Hoà :  giây ?
- HS nêu:
Ta lấy: 3phút 20giây - 2phút 45giây
- HS đặt tính vào giấy nháp.
- Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây.
- HS làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số HS nêu cách làm của mình trước lớp.
-
 3phút 20giây 2phút 80giây
 2phút 45giây 2phút 45giây
 0phút 35giây
Bài giải
Bình chạy ít hơn Hòa số giây là:
3phút 20giây - 2phút 45giây = 35 (giây)
 Đáp số: 35 giây
- Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.
- 1 HS nhắc lại.
- HS đọc.
- Thực hiện phép trừ các số đo thời gian.
- HS nêu.
- HS cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng.
- Đổi chéo vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 23phút 25giây - 15phút 12giây
 23phút 25giây
 15phút 12giây
 8phút 13giây
b) 54phút 21giây - 21phút 34giây
-
 54phút 21giây 53phút 8giây
 21phút 34giây 21phút 34giây
 32phút 47giây
c)22giờ 15 phút -12 giờ 35 phút
-
 22giờ 15phút 21giờ 75phút
 12giờ 35phút 12giờ 35phút
 9giờ 40phút
- HS đọc.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 23ngày 12giờ - 3ngày 8giờ
 23ngày12giờ 
 3ngày 8giờ
 20ngày 4giờ
b) 14ngày 15giờ - 3ngày 17giờ
-
 14ngày 15giờ 13ngày 39giờ
 3 ngày 17 giờ 3ngày 17giờ
 10ngày 22giờ
c) 13năm 2tháng - 8năm 6tháng
-
 13năm 2tháng 12năm 14tháng 
 8năm 6tháng 8năm 6tháng
 4tháng 8tháng
- HS đọc đề bài toán.
- HS phân tích đề.
+ Lúc 6 giờ 45 phút.
+ Người đó đến B lúc 8 giờ 30 phút.
+ Đã nghỉ 15 phút.
+ Ta phải lấy thời gian đến B trừ đi thời gian khởi hành từ A và trừ đi thời gian nghỉ.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Nếu tính cả thời gian nghỉ thì thời gian để người đó đi từ A đến B là:
8giờ 30phút – 6giờ 45phút = 1giờ 45phút 
Không tính thời gian nghỉ thì thời gian cần để người đó đi từ A đến B là:
1giờ 45phút – 15phút = 1giờ 30phút
 Đáp số: 1giờ 30phút
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.	 
Tập làm văn
Tiết 49: Tả Đồ VậT (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Viết được bài văn đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
- HS có thể mang đồ vật thật định tả đến lớp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sợ chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Thực hành viết
- Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra.
* Chọn một trong các đề sau:
1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
2. Tả cái đồng hồ báo thức.
3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- GV nhắc HS: Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.
- Cho HS viết bài.
- HS dựa vào dàn ý của tiết trước viết thành một bài văn miêu tả đồ vật.
- GV theo dõi HS làm bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
LUYEÄN Tệỉ VAỉ CAÂU
ôn TAÄP VEÀ CAÂU 
I. Muùc tieõu
 - Reứn kú naờng phaõn bieọt caõu ủụn vụựi caõu gheựp .
- Bieỏt vieỏt caõu vaờn trong ủoự coự duứng caõu gheựp
II. ẹoà duứng daùy hoùc.
- Baỷng phuù 
III. Caực hoaùt ủoọng daùy hoùc 
1. Kieồm tra baứi cuừ
2. Baứi mụựi 
Baứi 1: Tỡm caực caõu gheựp trong ủoaùn vaờn sau, gaùch cheựo giửừa caực veỏ caõu
Trong aựnh lửỷa, toõi thaỏy moọt boựng ngửụứi cao, gaày, khaọp khieóng chaùy tụựi, xoõ caựnh cụar ủoồ raàm. Maỏy ngửụứi trong nhaứ voùt ra, khung cửỷa aọp xuoỏng, khoựi buùi mũt muứ.
 Qua khoỷi theàm nhaứ, ngửụứi ủoự teự quợ thỡ moọt caõy raàm saọp xuoỏng.s
- HS lghi laùi caõu gheựp vaứ gaùch cheựo giửừa caực veỏ caõu
- HS trỡnh baứy yự kieỏn. 
- GV nhaọn xeựt vaứ choỏt laùi lụứi giaỷi ủuựng.
Baứi 2: Vieỏt moọt ủoaùn vaờn khoaỷng 10 caõu mieõu taỷ moọt ủoà vaọt maứ em yeõu thớch trong ủoự coự 5 caõu gheựp vaứ xaực ủũnh CN,VN trong caực caõu aỏy
- HS ủoùc yeõu caàu baứi
- HS laứm baứi theo caởp
- GV goùi HS trỡnh baứy
3. Cuỷng coỏ daởn doứ: - GV nhaọn xeựt tieỏt hoùc.
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2013
Toán
Tiết 125: LUYệN TậP
I. Mục tiêu
Biết:
- Cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dụng thực tế.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (b), Bài 2, Bài 3.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm Bài 1 – tiết trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài .
b. Hướng dẫn HS làm bài luyện tập 
* Bài 1: 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm và giải thích cách làm, HS làm vào vở.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán. 
? Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
? Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Yêu cầu HS đặt tính và tính. 
- Gọi 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
+
+
+
* Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
-
-
-
* Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm nào?
+ I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm nào?
+ Muốn biết được hai sự kiện này cách nhau bao lâu chúng ta phải làm như thế nào? 	
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 1 HS đọc kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm và giải thích cách làm.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 12ngày= 288giờ (giải thích 1ngày 24giờ, 12ngày = 12 x 24 = 288giờ)
Tương tự như trên với các số còn lại.
3,4ngày = 81,6giờ
 4ngày 12giờ = 108giờ ; giờ = 30phút
b) 1,6giờ = 96phút
 2giờ 15phút = 135phút
 2,5phút= 150giây
 4phút 25giây= 265giây
- HS đọc.
+ Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
? Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS nêu.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 2năm 5tháng + 13năm 6tháng
 2năm 5tháng 
 13năm 6tháng
 15năm 11tháng
b) 4ngày 21giờ + 5ngày 15giờ
 4ngày 21giờ 
 5ngày 15giờ
 9ngày 36giờ = 10ngày 12giờ
c) 13giờ 34phút + 6giờ 35phút
 13giờ 34phút
 6giờ 35phút
 19giờ 69phút = 20giờ 9phút
- HS đọc.
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 4năm 3tháng - 2năm 8tháng
-
 4năm 3tháng 3năm 27tháng
 2năm 8tháng 2năm 8tháng
 1năm 19tháng
b) 15ngày 6giờ - 10ngày 12giờ
-
 15ngày 6giờ 14ngày 30giờ
 10ngày 12giờ 10ngày 12giờ
 4ngày 18giờ
c) 13giờ 23phút - 5 giờ 45phút
-
 13 giờ 23 phút 12giờ 47phút
 5 giờ 45 phút 5giờ 45phút
 7giờ 2phút
- HS đọc đề bài.
+ Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm 1942.
+ I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm 1961.
+ Chúng ta phải thực hiện phép trừ:
1961 – 1942 
- HS làm bài vào vở, gọi 1 HS đọc kết quả trước lớp.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 50: TậP VIếT ĐOạN ĐốI THOạI
I. Mục tiêu
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
* HS khá, giỏi: Biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT2, 3).
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
* Các vở kịch: Vương quốc ở Tương Lai; Lòng dân; Người Công dân số Một.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.
? Nội dung của đoạn trích là gì ?
+ Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha.
? Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
+ Trần Thủ Độ: Nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: Vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2: 
- GV gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở, 1 nhóm làm vào bảng phụ gắn lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét, sữa chữa, bổ sung.
- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình. 
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu.
* Bài tập 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Gợi ý HS : Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV yêu cầu 1 nhóm diễn kịch hay lên biểu diễn cho cả lớp xem.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài học sau.
Sinh hoạt lớp
 Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần:
 Ưu điểm:
....
 Nhược điểm:
..
 Triển khai công việc tuần tới:
.... 
III- Giao lưu văn nghệ:
.......

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 25.doc