Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 10

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 10

I. MỤC TIÊU :

 Kiểm tra lấy điểm TĐ & HTL, kết hợp KT kĩ năng đọc-hiểu (trả lời 1-2 câu hỏi về ND bài đọc).

 Đọc trôi chảy, lưu loát các bài TĐ trong 9 tuần đầu; phát âm rõ, tốc độ 100 tiếng / phút; biết ngừng nghỉ đúng và đọc diễn cảm đúng đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK thuộc 3 chủ điểm đã học.

II. CHUẨN BỊ :

 Giáo viên : 17 phiếu ghi tên bài TĐ & HTL, giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT 1.

 Học sinh : Ôn tập lại các bài TĐ & HTL đã học.

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 47 trang Người đăng huong21 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 10
 ò Ngày soạn : 12/10/2013 	 Tiết : 19 
 ò Ngày dạy : 14/10/2013 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 	 
 ò Tên bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU :
Kiểm tra lấy điểm TĐ & HTL, kết hợp KT kĩ năng đọc-hiểu (trả lời 1-2 câu hỏi về ND bài đọc).
Đọc trôi chảy, lưu loát các bài TĐ trong 9 tuần đầu; phát âm rõ, tốc độ 100 tiếng / phút; biết ngừng nghỉ đúng và đọc diễn cảm đúng đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK thuộc 3 chủ điểm đã học.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : 17 phiếu ghi tên bài TĐ & HTL, giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT 1.
Học sinh : Ôn tập lại các bài TĐ & HTL đã học.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định : Hát “Những bông hoa những bài ca”
- Bài mới: Giới thiệu nội dung học tập và mục đích yêu cầu của tiết 1.
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Kiểm tra TĐ & HTL.
 Bốc thăm chọn HS được KT ( số HS trong lớp)
Gọi HS đọc và trả lời 1 CH về đoạn bài vừa đọc.
Nhận xét - Ghi điểm.
ND 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học.
Phát giấy cho các nhóm làm việc.
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Gọi nhóm trình bày.
Nhận xét – Tuyên dương.
* Hoạt động 3 : Củng cố: 
- Cả lớp.
- Lằng nghe để thực hiện theo yêu cầu.
- HS được chọn bốc thăm chọn bài đọc hoăc HTL.
- HS đọc và trả lời.
- HS nào đọc không đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
- Nhóm thảo luận, ghi chép.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét - tuyên dương. 
Dặn dò : HS đọc chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra tiếp và chính tả nghe- viết: “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
abababab
BẢNG THỐNG KÊ CÁC BÀI THƠ ĐÃ HỌC TRONG CÁC GIỜ TĐ 
(TUẦN 1 – 9)
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam –Tổ quốc em
1. Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
Cánh chim hoà bình
2. Bài ca về trái đất
3. Ê-mi-li, con
Định Hải
Tố Hữu
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh.
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
4. Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
5. Trước cổng trời
Quang Huy
Nguyễn Đình Ảnh
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
BÀI TẬP BỔ SUNG
Đọc bài “Thư gửi các học sinh”, trả lời các câu hỏi sau:
1) Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
a) Được hưởng sự may mắn nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào.
b) Sau thời gian chuyển biến khác thường của xã hội.
c) Là ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành độc lập và các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
d) Nước ta đã được độc lập, được sống trong hoà bình, các em được tự do cắp sách đi học.
2) Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
a) Xây dựng lại đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn.
b) Làm cho nước ta theo kịp các nước trên toàn cầu.
c) Cả a, b đều đúng.
d) Cả a, b đều sai.
3) Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước ?
a) Học tập ngoan ngoãn, siêng học, siêng làm.
b) Nghe thầy, yêu bạn.
c) Làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
d) Cả a, b, c.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN Tuần : 	 10 
 ò Ngày soạn: 12/10/2013 Tiết: 	 46 
 ò Ngày dạy : 14/10/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân; đọc, viêt số thập phân. So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước.
Giải toán có liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ.	 
Học sinh : Làm bài tập, xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
Gọi HS lên bảng sửa bài tập tiết trước.
Nhận xét – Ghi điểm. 
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Bài 1: 
Yêu cầu HS nêu YC và tự làm bài .
GV nhận xét, ghi điểm 
Bài 2:
Yêu cầu HS tự đọc đề và tự làm bài.
Lưu ý: 
 a, b: Viết số đo là STP
 c: Viết số đo là STN có đơn vị đo phức hợp.
 d: Viết số đo là STN có 1 đơn vị đo
Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm bài và giải thích vì sao các kết quả trên đều bằng 11,02km.
Nhận xét – Tuyên dương. 
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp cho cả lớp nhận xét.
Bài 4:
Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ? Có mấy đại lượng ? Nêu quan hệ tỉ lệ ?
Có thể giải bằng mấy cách? Là cách nào ?
Quan sát giúp đỡ
* Hoạt động 3: Củng cố : 
v Chọn KQ đúng
Tổ chức thi đua 
(Cả lớp, dùng thẻ A, B, C, D)
Nhận xét, tuyên dương
- Hát
 Luyện tập chung
- HS sửa bài theo yêu cầu GV.
- Nhận xét.
Luyện tập chung
- Bài 1: 
- HS thực hiện theo yêu cầu. Đọc các số thập phân vừa viết được. Lớp nhận xét, bổ sung
+ 12,7 (mười hai phẩy bảy)
+ 0,65 ( không phẩy sáu mươi lăm)
+ 2,005 ( hai phẩy không không năm)
+ 0,008 ( không phẩy không không không tám)
- Bài 2: 
- HS chuyển các số đo đã cho về dạng số thập phân có đơn vị là km và rút ra kết luận.
- HS giải thích , vì:
a) 11,20km > 11,02km; b) 11,02km = 11,020km
 c) 11km 20m = 11 km = 11,02km.
d) 11020m=11km20m=11km= 11,02km.
Vậy các số ở b, c, d bằng 11,02km.
- Bài 3: 
- HS thực hiện theo yêu cầu
a. 4m85cm = 4,85m;	b. 72ha = 0,72km2
- Bài 4: 
- HS đọc đề toán trước lớp. Trả lời theo câu hỏi GV.
- HS tự giải vào vở bằng cách rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số: 	(Đáp số: 540000 đồng)
- Sửa bài. Nhận xét
- Tính và dùng thẻ A, B, C, D trả lời.
· Giá tiền một cái bút là 2000 đồng. Nếu giảm giá bán thì mua cái bút đó trả bao nhiêu tiền?
A. 1000 đồng	B. 200 đồng
C. 1800 đồng	D.1200 đồng
· Gà: 1,85kg; Vịt: 2,1kg; Ngỗng: 3,6kg; Thỏ: 3000g
Con vật cân nặng nhất là: 
A. Con gà;	B. Con vịt
C. Con ngỗng;	 D. Con thỏ
* Tổng kết đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Làm bài tập trong VBT.
Chuẩn bị: Kiểm tra .
BÀI TẬP BỔ SUNG
1) Điều nào sai ?
a) < 0,5	b) là hiệu của 0,75 và 0,35
c) 6,25 = 6 + 	d) 0,22 > 2 phần mười 2 phần trăm.
2) Điều nào đúng ? 3,57 m = 
a) 35,7 cm	b) 357 cm	c) 0,357 cm	d) 3570 cm
3) Điều nào đúng ? 2 km2 8 ha 4 m2 =  ha
a) 28,0004	b) 208,004	c) 208,0004	d) 208,04
4) 0,4 chính là các viết dưới dạng số thập phân của phân số nào ?
a) 	b)	c)	d) 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ĐẠO ĐỨC 	 Tuần : 10
 ò Ngày soạn : 12/10/2013 	 Tiết : 10
 ò Ngày dạy : 14/10/2013 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : THỰC HÀNH : TÌNH BẠN 
I. MỤC TIÊU:
Biết được: Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè; Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Thưc hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày .
Thân ái đoàn kết với bạn bè
II. CHUẨN BỊ: GV + HS: Sưu tầm những chuyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát về chủ đề tình bạn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động l: Khởi động. - Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: Kiểm tra 2 HS: Nêu những việc làm tốt của em đối với bạn bè xung quanh ? Em đã làm gì khiến bạn buồn ?
Nhận xét – Tuyên dương. - Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
ND 1 : Xử lí tình huống: Em sẽ làm gì?
Nêu yêu cầu bài tập 1/ SGK.
Giao việc: Thảo luận làm BT1.Sắm vai 1 tình huống.
Sau mỗi nhóm trình bày, giáo viên hỏi:
 • Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn?
 • Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? Bạn làm như vậy là vì ai?
 • Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp hoặc chưa phù hợp? Vì sao?
® Kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
ND 2: Cùng nhau học tập gương sáng.
Giao việc: Mỗi nhóm lựa chọn một câu chuyện về tấm gương tốt trong tình bạn đã chuẩn bị.
Gọi HS kể và hỏi: Câu chuyện đã kể về những ai ? Chúng ta học được gì từ câu chuyện em kể?
ND 3: Tự liên hệ.
Nêu yêu cầu bài 5.
® Kết luận: Tình bạn không phải tự nhiên đã có mà cần được vun đắp, xây dựng từ cả hai phía.
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Giới thiệu thêm cho học sinh một số truyện, ca dao, tục ngữ về tình bạn.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Cả lớp.
Tình bạn
- Thực hiện – Nhận xét. 
Tình bạn (tiết 2)
- Thảo luận nhóm, trả lời.
- Chọn 1 tình huống và cách ứng xử cho tình huống đó ® sắm vai. Các nhóm lên đóng vai.
- Đại diện nhóm trả lời.Lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận và chọn tấm gương tốt về tình bạn để kể trước lớp.
- Đại diện nhóm kể trước lớp và trả lời câu hỏi của GV. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Làm việc cá nhân.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Một số em trình bày trước lớp.
- HS 2 dãy thi đua: hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Cư xử tốt với bạn bè xung quanh. Chuẩn bị: Kính già, yêu trẻ ( Đồ dùng đóng vai).
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : CHÍNH TẢ Tuần : 10 
 ò Ngày soạn : 12/10/2013 	 Tiết : 10 
 ò Ngày dạy : 14/10/2013	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT2)
I. MỤC TIÊU: 
Kiểm tra lấy điểm TĐ & HTL, kết hợp KT kĩ năng đọc-hiểu (trả lời 1-2 câu hỏi về ND bài đọc). Đọc trôi chảy, lưu loát các bài TĐ trong 9 tuần đầu; phát âm rõ, tốc độ 100 tiếng / phút; biết ngừng nghỉ đúng và đọc diễn cảm đúng đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Nghe viết đúng, trình bày đúng, sạch đoạn văn “nỗi niềm giữ nước giữ rừng”, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. 
Hiểu nội dung đoạn văn: Nỗi niềm trăn trở băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên : 17 phiếu ghi tên bài TĐ & HTL.
Học sinh : Ôn tập lại các bài TĐ & HTL đã họ ... o cáo trước lớp .
+ Các bạn trong tổ bổ sung (nếu có).
+ Các tổ bạn nhận xét, bổ sung (nếu có).
+ Lớp trưởng nhận xét, bổ sung (nếu có).
² Vệ sinh lớp, cá nhân: Giữ VSCN tốt. Chưa duy trì lớp sạch đến cuối buổi học.
² TD buổi sáng và chính khoá: Khẩn trương xếp hàng tập thể dục buổi sáng khá tốt. Tích cực tham gia tốt thể dục chính khoá, đủ dụng cụ học tập bộ môn.
² Các hoạt động khác: Tham gia tốt.
+ Dựa vào đề xuất của các tổ, bổ sung (nếu có).
+ HS lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
* ND 4: Hoạt động NGLL. 
+ Tìm hiểu ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng cho Ngành Giáo dục (15/10/1968).
+ Tìm hiểu ngày thành lập Hội Phụ nữ (20/10).
+ Cán bộ lớp điều khiển. Cá nhân, nhóm, cả lớp tham gia văn nghệ.
* Tổng kết đánh giá tiết học : + Phát huy những thành tích trong tuần qua. Thực hiện tốt kế hoạch đã nêu trong tuần tới.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: MĨ THUẬT Tuần: 10
 ò Ngày soạn : 	Tiết : 10
 ò Ngày dạy : 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : VẼ TRANG TRÍ :
TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. MỤC TIÊU :
HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục .
HS vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục .
HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí .
II. CHUẨN BỊ :
Giáoviên: SGK, SGV, một số bài vẽ năm trước, một số bài vẽ trang trí. Giấy, màu vẽ 
Học sinh : SGK, giấy hoặc vở vẽ, bút chì, thước kẻ, màu vẽ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định : Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ :
Gọi HS nêu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng.
Nhận xét. - Bài mới : 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích 1: Hiểu cách trang trí đối xứng qua trục .
- Hình thức tổ chức : Cả lớp.
- Nội dung : 
v Quan sát, nhận xét :
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có dạng hình tròn, vuông hoặc giới thiệu một số họa tiết đối xứng qua trục đã chuẩn bị và gợi ý để HS thấy được :
Các phần của họa tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng nhau và được vẽ cùng màu .
Có thể trang trí đối xứng qua một,hai hoặc nhiều trục 
Kết luận: Trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí có vẻ đẹp cân đối .Khi trang trí hình vuông, tròn, đường diềmCần kẻ trục đối xứng để vẽ họa tiết cho đều . 
v Cách vẽ : 
Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ phác lên bảng để HS nhận ra các bước trang trí đối xứng (SGV tr /46) 
Cho HS phát biểu nêu các bước trang trí đối xứng sau đó bổ sung và tóm tắt để HS nắm vững kiến thức trước khi thực hành .
- Mục đích 2: Vẽ được bài trang trí đối xứng. 
- Hình thức tổ chức : Cá nhân .
- Nội dung :
Cho HS thực hành vẽ.
Theo dõi HS còn lúng túng, cho HS sử dụng 1 số họa tiết đã chuẩn bị và gợi ý cách sắp xếp đối xứng qua trục .
* Hoạt động 3 : Củng cố
Cho HS trình bày sản phẩm, gợi ý HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp để đánh giá xếp loại .
Động viên HS hoàn thành bài vẽ, khen gợi HS có bài vẽ đẹp.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Cả lớp.
Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổVN
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Vẽ trang trí :
Trang trí đối xứng qua trục
- HS quan sát, nhận xét và trả lời.
+ Kẽ các đường trục.
+ Tìm các hình mảng và họa tiết .
+ Vẽ họa tiết đối xứng qua trục.
+ Tìm,vẽ màu họa tiết và nền (có đậm, nhạt).
- HS thực hành vẽ ở vở hay giấy A 4.
- Tô màu hoàn chỉnh bài vẽ.
- HS trưng bày sản phẩm của mình.
- Lớp nhận xét
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò:Vẽ lại tranh trên giấy A 4 để trưng bày.Chuẩn bị :Vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo VN (20/11).
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: ÂM NHẠC Tuần: 10 	 ò Ngày soạn: 	 Tiết: 10
 	 ò Ngày dạy: 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: ÔN TẬP BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA 
NHỮNG BÀI CA - GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
I. MỤC TIÊU:
HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm vui tươi, hồn nhiên của bài Những bông hoa những bài ca. Nhận biết được hình dáng một số nhạc cụ nước ngoài: Flûte, kèn Clarinette, kèn Trompette, kèn Saxophone.
HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân. Nghe được âm sắc một số nhạc cụ nước ngoài: Flûte, kèn Clarinette, kèn Trompette, kèn Saxophone.
Yêu thích nghệ thuật. Biết ơn thầy cô.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tập hát bài Những bông hoa những bài ca kết hợp vận động theo nhạc. Đàn organ.
Học sinh: Học thuộc lời bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS hát bài Những bông hoa những bài ca.
Nhận xét.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Ôn tập và giới thiệu
- Mục đích 1: Ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca.
- Hình thức tổ chức: Nhóm, cả lớp.
- Nội dung:
Hướng dẫn HS hát bài Những bông hoa những bài ca bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách.
Nhóm 1: Cùng nhau  các cô.
Nhóm 2: Lời hát  đường phố.
Đồng ca: Những đóa hoa  các cô.
Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. Gợi ý câu hát: Ngàn hoa nở tươi  mặt trời, 2 tay từ từ nâng lên trước ngực ; Chúng em xin tặng  các cô, 2 cánh tay như nâng bó hoa dâng lên. Lời 2 tập động tác tương tự.
Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. 
Nhận xét, sửa chữa cho HS.
- Mục đích: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
Dùng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ.
Dùng đàn organ giới thiệu âm sắc từng nhạc cụ.
Giới thiệu về tư thế biểu diễn của từng nhạc cụ.
* Hoạt động 4: Củng cố
Y/C HS giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh.
Trò chơi: 
Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ.
Nghe âm sắc, mô phỏng tư thế biểu diễn nhạc cụ.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Cả lớp . 
NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
+ Thực hiện theo tổ. Cả lớp nhận xét.
ÔN TẬP BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
- Cả lớp thực hiện.
Nhóm 1: Ngàn hoa  mặt trời.
Nhóm 2: Náo nức  yêu đời.
- Cả lớp thực hiện theo. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo.
- Trình bày theo tổ.
- Quan sát, tập đọc tên nhạc cụ.
- Lắng nghe. 
- Lắng nghe. 
- Xung phong thực hiện.
- Thực hiện – Nhận xét. 
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương . 
Dặn dò: HS về nhà tập hát lại bài Những bông hoa những bài ca. 
Chuẩn bị bài sau: Tập đọc nhạc số 3
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT 	Tuần: 10 	ò Ngày soạn: 13/10/2012	Tiết: 10
 	ò Ngày dạy: 22/10/2009	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy:	BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
Liên hệ với việc để bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh 1 số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố hoặc nông thôn. Phiếu học tập.
Học sinh: Tìm hiểu cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 - Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm.
- Nội dung: Tìm hiểu mục đích, cách tiến hành.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Nêu mục đích của việc bày món ăn?
Nêu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn? 
Nêu cách tiến hành bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn?
Nhận xét, bổ sung: Dụng cụ ăn đặt vào mâm hoặc trên bàn theo vị trí ngồi ăn của từng người. Các dụng cụ dùng chung như muỗng múc canh thì để vào bát canh. Sắp xếp các món ăn trên mâm hoặc bàn sao cho đẹp mắt và thuận tiện cho mọi người khi ăn uống. 
- Mục đích 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
- Nội dung: Cách thu dọn sau bữa ăn.
Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung ở phiếu.
Quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc.
Nhận xét, tóm tắt những ý HS vừa trình bày và hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
Yêu cầu HS thực hiện các thao tác thu dọn bữa ăn. GV nhận xét.
Lưu ý thêm cho HS: Công việc thu dọn bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn. 
Nhắc HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
* Hoạt động 3: Củng cố: 
Tiếp sức: Chia lớp làm 2 đội, chọn ngẫu nhiên mỗi đội 3 HS lên thi đua nối cột A với cột B (xem phiếu học tập).
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Cả lớp . 
LUỘC RAU
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
+ Đọc nội dung 1a. Quan sát hình 1 trang 42 SGK. 
— Làm cho bữa ăn hấp dẫn, thuận tiện và vệ sinh.
— Có thể bày trên bàn ăn hoặc bày trên mâm tùy theo thói quen và điều kiện của từng gia đình.
— Thảo luận nhóm 2. Đại diện trả lời. Lớp nhận xét: Sắp đủ dụng cụ ăn như bát ăn cơm, đũa, muỗng...cho tất cả mọi người trong gia đình. Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống.
- Đọc nội dung mục 2.
+ Nhận phiếu học tập. Thảo luận nhóm 4. 
+ Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Lắng nghe. 
+ 1-2 nhóm lên bảng thực hiện theo yêu cầu GV. Lớp nhận xét, bổ sung.
Khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
+ Lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu, lớp nhận xét. 
 * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. 
Dặn dò: Về thực hành phụ giúp cha mẹ ở gia đình.
Chuẩn bị bài sau: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống (tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình mình).
PHIẾU HỌC TẬP (M/đ 2)
Mục đích của việc thu dọn bữa ăn
Làm cho nơi ăn uống của gia đình sạch sẽ, gọn gàng
Cách tiến hành thu dọn bữa ăn
- Dồn thức ăn thừa không dùng được nữa để đổ bỏ và cất những thức ăn còn có thể dùng tiếp vào chạn hoặc tủ lạnh.
- Xếp các dụng cụ ăn uống theo từng loại, đặt vào mâm để mang đi rửa.
- Nếu ngồi ăn cơm ở bàn, cần nhặt sạch cơm và thức ăn rơi vãi trên bàn ăn. Sau đó lau bàn bằng khăn sạch và ẩm.
(Phiếu phát cho HS không có phần chữ in nghiêng)
PHIẾU HỌC TẬP (H/đ 3)
Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách thu dọn sau bữa ăn:
 ĐỘI 1
Dồn thức ăn thừa không dùng được nữa vào một chỗ
Những thức ăn còn có thể dùng tiếp.
Xếp các dụng cụ ăn uống theo từng loại, đặt vào mâm.
thì đậy lại và cất vào chạn hoặc tủ lạnh.
để mang đi rửa.
để đổ bỏ.
Dồn thức ăn thừa không dùng được nữa vào một chỗ
Những thức ăn còn có thể dùng tiếp.
Xếp các dụng cụ ăn uống theo từng loại, đặt vào mâm.
thì đậy lại và cất vào chạn hoặc tủ lạnh.
để mang đi rửa.
để đổ bỏ.
	A	B
 ĐỘI 2
	A	 B	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 10 DS.doc