Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 13

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 13

I. MỤC TIÊU

- Biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Đạo đức
Tiết 13: Kính già, yêu trẻ (Tiết 2)
i. Mục tiêu
- Biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ DùNG DạY – HọC
- Tranh, ảnh minh họa.
III. các HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là kính già, yêu trẻ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
- GV tổ chức thảo luận đẻ tìm cách giải quyết tình huống sau đó đóng vai thể hiện tình huống.
1. Trên đường đi học thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì?
+ Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình em bé,...
2. Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau dể tranh giành một quả bóng?
+ Em khuyên và phân tích cho hai em hiểu như thế là không đúng,
- Gọi HS lên đóng vai.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 3, 4 trong SGK
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- GVnhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống kính già, yêu trẻ của địa phương
- HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi:
? Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc ta?
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau.
Khoa học
Tiết 25: Nhôm
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ trang 52, 53 SGK.
- HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhôm.
- Phiếu học tập kẻ sẵn bảng thống kê nguồn gốc, tính chất của nhôm; 1 phiếu to.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước:
+ HS 1: Em hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
+ HS 2: Trong thực tế người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì?
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát những chiếc thìa và cặp lồng.
- Hỏi: Đây là vật gì? Chúng được làm từ vật liệu gì?
- GV giới thiệu: Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rất rộng rãi. Chúng có những tính chất gì? Những đồ dùng nào được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: một số đồ dùng bằng nhôm
- Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm như sau:
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm các đồ dùng bằng nhôm mà em biết và ghi tên chúng vào phiếu.
+ Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác bổ sung. 
- GV ghi nhận ý kiến bổ sung lên bảng.
* Các đồ dùng làm bằng nhôm: xoong, chảo, ấm đun nước, thìa, muôi, cặp lồng đựng thức ăn, mâm, hộp đựng...
- GV hỏi: Em còn biết những dụng cụ nào làm bằng nhôm?
+ Khung cửa sổ, chắn bùn xe đạp, một số bộ phận của xe máy, tàu hoả, ô tô,...
* Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi, dùng để chế tạo các vật dụng làm bếp như: xoong, nồi, chảo,...vỏ nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, xe ô tô, máy bay, tàu thuỷ,...
* Hoạt động 2: So sánh nguồn gốc và tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm so sánh nguồn gốc, tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.
- HS thảo luận, nêu kết quả.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, sau đó yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Trong tự nhiên, nhôm có ở đâu? (Nhôm được sảm xuất từ quặng nhôm).
+ Nhôm có những tính chất gì? (Nhôm có màu tráng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng; có thể sợi dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số axit có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có tính dẫn nhiệt, dẫn điện).
+ Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm? (Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm).
* Kết luận: Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Trong tự nhiên nhôm có trong quặng nhôm
- GV nêu câu hỏi:
+ Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em? (Những đồ dùng bằng nhôm dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và dễ bị cong, vênh, méo).
+ Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao?
(Lưu ý: Không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi vì nhôm dễ bị các axit ăn mòn. Không nên dùng tay để bưng, bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức ăn. Vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị hỏng).
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có kiến thức khoa học, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS sưu tầm các tranh ảnh về hang động ở Việt Nam.
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
Địa lí
Tiết 13: công nghiệp (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...
II. Đồ dùng dạy học
	- Lược đồ công nghiệp Việt Nam (2 bản đồ không có các kí hiệu của các ngành công nghiệp).
	- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng tả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của các ngành đó?
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
- HS nêu: Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của ngành công nghiệp đó.
- 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác the dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện.
- HS nêu ý kiến.
* Hoạt động 2: Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- GV nêu yêu cầu HS làm việc các nhân để hoàn thành bài tập sau:
Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp.
A- Ngành công nghiệp
B- Phân bố
1- Điện (nhiệt điện)
2- Điện (thuỷ điện)
3- Khai thác khoáng sản
4- Cơ khí, dệt may, thực phẩm
a- ở nơi có khoáng sản
b- ở gần nơi có than, dầu khí
c- ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
d- ở nơi có nhiều thác ghềnh
- GV cho HS trình bày kết quả làm bài trước lớp.
- Gv nhận xét, kết luận.
* Kết quả làm bài đúng: 1 – a; 2 – d; 3 – b; 4 – c.
* Hoạt động 3: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để làm BT4:
- GV gọi nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày kết quả.
- GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, khoa học, kĩ thuật lớn nhất của đất nước. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin,...
+ Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí giao thông rất thuận lợi. Là đầu mối giao thông đi các vùng Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Nam Bộ. Có hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không phát triển, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu từ các vùng xung quanh đến và chở sản phẩm đi tiêu thụ ở các vùng khác.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất nước nên có nguồn lao động dồi dào, lại là thị trường tiêu thụ lớn để kích thích sản xuất phát triển.
+ Thành phố Hồ Chí Minh ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm; cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực thực phẩm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau.
Kĩ thuật
Tiết 13: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
I. MụC TIÊU 
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh của các bài đã học và một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
- Dụng cụ thực hành.
III.CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS trình bày cách bày dọn bữa ăn.
- HS nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động
* Hoạt động 1: Ôn tập những nội dung đã học trong chương I.
- Nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương I.
- Nêu lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
* Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn.
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+ Nếu chọn sản phẩm về nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm.
- GV chia nhóm và phân công vị trí làm việc của các nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị (nếu chọn nội dung nấu ăn).
- Các nhóm HS trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
- GV ghi tên sản phẩm các nhóm tự chọn.
- GV kết luận hoạt động 2.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét ý thức học tập của HS và khen ngợi những nhóm, cá nhân học tập tích cực.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
- Vận dụng giải bài toán liên quan.
ii. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách làm.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
1,25 x 0,25 x 2,3 x 4 x 8 x 11 = (1,25 x 8) x 2,3 x (0,25 x 4) x 11
= 10 x 2,3 x 1 x 11
= 253
* Bài 3:
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Nêu cách giải bài toán?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Số hộp bánh xe đó chở được là:
40 x 50 = 2000 (hộp)
Số tấn bánh xe đó chở được là:
0,125 x 2000 = 250 (kg)
250 kg = 0,25 tấn
Đáp số: 0,25 tấn bánh
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2012
Khoa học 
Tiết 26: Đá vôi
I. mục tiêu
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
II. Đồ dùng dạy học
- HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi.
- Hình minh hoạ trong SGK trang 54.
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước: 
+ HS 1: Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm?
+ HS 2: Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
+ HS 3: Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi của nước ta
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
? Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
- HS tiếp nối nhau kể tên những địa danh mà mình biết:
+ Động Hương Tích ở Hà Tây.
+ Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
+ Hang động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình.
+ Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng. 
+ Tỉnh Ninh Bình có nhiều núi đá vôi.
- GV nhận xét, kết luận: ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang, động, di tích lịch sử.
* Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau:
* Thí nghiệm 1:
- Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và hòn đá vôi.
- Yêu cầu: Cọ sát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét.
- Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm các nhóm khác bổ sung.
+ Khi cọ xát 1 hòn đá cuội vào 1 hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ xát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát ở hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi.
+ Kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội.
* Thí nghiệm 2:
- Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ.
- Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội
- Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
+ Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.
- Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì?
+ Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt.
* Kết luận: Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm chua có axit tạo thành một chất khác và khí các-bô-níc bay lên tạo thành bọt. Có những tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống.
* Hoạt động 3: ích lợi của đá vôi
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Đá vôi được dùng để làm gì?
- HS tiếp nối nhau trả lời.
(Đá vôi dùng để: nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm,...).
- GV ghi lên bảng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, làm mặt bàn ghế, đồ lưu niệm, ốp lát, trang hoàng nhà ở, các công trình văn hoá nghệ thuật,....
3. Củng cố, dặn dò
? Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào?
+ Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ta có thể cọ xát nó vào một hòn đá khác hoặc nhỏ lên đó vài giọt giấm hoặc axit loãng.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS ham hiểu biết, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu
- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm).
II. Đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS nêu các phần tả ngoại hình trong dàn ý. 
+ Chọn những đặc điểm về ngoại hình của người mình chọn tả (Khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, vóc người, dáng đi,...)
+ Lựa chọn các chi tiết để tả đúng đặc điểm đó.
+ Bố cục đủ các phần chưa, cách sắp xếp câu đã hợp lí hay chưa.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết.
- GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
Ôn: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
ii. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách làm.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
 16,1
7
 10,5
15
 2,16
24
 2 1
 0
2,3
 10 5
 0 
0,7
 2 1
 2 16
 0
0,09
? Nêu cách chia 1 STP cho 1 STN?
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
 23,5 
9
 0,47
12
 5 5
2,61
 0 4
0,03
 10
 47
 1
 11
23,5:9=2,61 (dư 1)
 0,47 :12
= 0,03 
(dư 11)
* Bài 3:
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Nêu cách giải bài toán?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách chia 1STP cho 1STN?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 - B2.doc