I. MỤC TIÊU
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
Tuần 15 Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012 Đạo đức Tiết 15: tôn trọng phụ nữ (tiết 1) I. Mục tiêu - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. - Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ. - Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. II. đồ dùng dạy học - Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (Trang 22 – SGK) - GV chia nhóm 4 giao nhiệm vụ: Quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung từng bức tranh trong SGK - Gọi đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm quan sát ảnh và thảo luận về nội dung từng ảnh. + Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “mẹ địu con làm nương” đều là những phụ nữ đã có đóng góp rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, khoa học, quân sự thể thao và trong gia đình. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Đó là những người phụ nữ mà chúng ta vừa nêu có nhiều đóng góp trong xã hội. ? Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng? + Vì họ là những người gánh vác rất nhiều công việc gia đình, chăm sóc con cái, lại còn tham gia công tác xã hội,... - GV gọi 1 vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. * Hoạt động 2: Làm bài tập 1 - SGK - GV giao nhiệm vụ cho HS. - HS làm việc cá nhân. - GV gọi một số HS lên trình bày: + Các biểu hiện tôn trọng phụ nữ là: (a), (b) + Các việc làm biểu hiện không tôn trọng phụ nữ là: ( c) ; ( d) - GV kết luận. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ - GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn học sinh cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu. - GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS bày tỏ theo qui ước: tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh. - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Khoa học Tiết 29:Thuỷ tinh I. Mục tiêu - Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh. - Nêu được công dụng của thuỷ tinh. - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh. II. Đồ dùng dạy học - Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK. - Một số cốc và lọ thí nghiệm hoặc bình hoa thuỷ tinh (đủ dùng theo nhóm). - Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + HS 1: Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng? + HS 2: Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống? - HS nêu ý kiến. - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới a. GV giới thiệu bài - GV đưa ra 1 chiếc lọ hoa đẹp và hỏi: Lọ hoa này được làm từ vật liệu gì? (Lọ hoa bằng thuỷ tinh). - GV: Đây là lọ hoa làm bằng thuỷ tinh. Có những loại thuỷ tinh nào? Chúng có tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời. b. Nội dung * Hoạt động 1: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh - GV nêu yêu cầu: Trong số những đồ dùng của gia đình chúng ta có rất nhiều đồ dùng làm bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh mà em biết? - Tiếp nối nhau kể: Các đồ dùng bằng thuỷ tinh: mắt kính, bóng điện, ống đựng thuốc tiêm, chai, lọ, li, cốc, chén, bát, đĩa, nồi, nấu, cửa sổ, cửa ra vào, lọ hoa, lọ đựng thuốc thí nghiệm, màn hình ti vi, các con thú nhỏ, vật lưu niệm,... - GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng. Gợi ý HS có thể nhìn vào hình minh hoạ trong SGK. - GV hỏi: ? Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ thuỷ tinh, em thấy thuỷ tinh có tính chất gì? + Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ. ? GV cầm một chiếc cốc thuỷ tinh và hỏi: Nếu thả chiếc cốc này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao? + Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nên nhà rắn sẽ bị vỡ. * Kết luận: Có rất nhiều đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh: cốc, chén, li, bát, nồi, lọ hoa, mắt kính, chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm, cửa sổ, vật lưu niệm,.... những đồ dùng này khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. * Hoạt động 2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm như sau: + Phát cho từng nhóm một số dụng cụ: 1 bóng đèn. 1 lọ hoa đẹp bằng thuỷ tinh chất lượng cao hoặc dụng cụ thí nghiệm. Giấy khổ to, bút dạ. + Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK trang 61. Sau đó xác định vật nào là thuỷ tinh thường, vật nào là thuỷ tinh chất lượng cao và nêu căn cứ xác định - GV đi giúp đỡ từng nhóm. * Gợi ý: HS chia giấy thành 2 cột, chỉ ghi vắn tắt các căn cứ hoặc tính chất bằng các gạch đầu dòng. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, yêu cầu HS đọc phiếu hoặc có thể dùng vật thật để thuyết trình. - 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, HS các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến và thống nhất ý kiến. - Nhận xét, khen ngợi các nhóm ghi chép khoa học, trình bày rõ ràng, lưu loát. * GV yêu cầu: Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thủy tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao? - Tiếp nối nhau kể tên: + Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh thường: cốc, chén, mắt kính, chai, lọ, ống đựng thuốc tiêm, cửa sổ, li, đồ lưu niệm,.... + Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh chất lượng cao: chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, nồi nấu trong lò vi sóng, bát đĩa hấp thức ăn trong lò vi sóng, ly, cốc, lọ hoa,.... * Kết luận: Thuỷ tinh được làm từ cát trắng, đá vôi và một sốt chất khác. Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng những rất dễ vỡ không cháy, không hút ẩm và không bị axit ăn mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, một số đồ dùng nhà bếp như nồi, bát, đĩa,... * Hoạt động 3: Cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh - GV nêu vần đề: Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ. Vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thuỷ tinh? - HS trao đổi ý kiến và trả lời trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Các cách để bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh: + Để nơi chắc chắn. + Không va đập đồ dùng bằng thuỷ tinh vào các vật rắn. + Dùng đồ dùng thuỷ tinh xong phải rửa sạch, để nơi chắc chắn, tránh rơi, vỡ. + Phải cẩn thận khi sử dụng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau (Mỗi nhóm mang đến lớp một quả bóng cao su hoặc đồ vật làm bằng cao su). Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012 Địa lí Tiết 15:Thương mại và du lịch i. mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta: + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển. - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, * HS khá - giỏi: + Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế. + Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,; các dịch vụ du lịch được cải thiện. iI. Đồ dùng dạy học - Bản đồ Hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh về các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị, các điểm du lịch, di tích lịch sử,... - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ. - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi: + Nước ta có những loại dình giao thông nào? + Dựa vào hình 2 và bản đồ hành chính Việt Nam, cho biết tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A đi từ đâu đến đâu. Kể tên một số thành phố mà đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A đi qua? + Chỉ tên hình 2, các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn cả nước ta? - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài mới - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu - GV yêu cầu HS cả lớp nêu ý hiểu của mình về các khái niệm trên: ? Em hiểu thế nào là thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu? - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm. + Thương mại: là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá. + Nội thương: buôn bán ở trong nước. + Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài. + Xuất khẩu: bán hàng hoá ra nước ngoài. + Nhập khẩu: mua hàng há từ nước ngoài về nước mình. * Hoạt động 2: Hoạt động thương mại của nước ta - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Hoạt động thương mại có những đâu trên đất nước ta? + Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước? + Nêu vai trò của các hoạt động thương mại? + Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta? + Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu? - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. - Một số HS đại diện cho các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình (mỗi đại diện chỉ trình bày về 1 câu hỏi); các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến. + Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố,... + Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước. + Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp,...bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. + Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ,...); hàng công nghiệp nhẹ (giầy da, quần áo, bánh kẹo,...); các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu,...); các nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,...); hàng thuỷ sản (cá tôm đông lạnh, cá hộp,...). + Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu,... để sản xuất, xây dựng. - GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS. * GV kết luận: Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hoá ở trong nước và nước ngoài. Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản, hàng tiêu dùng, nông sản và thuỷ sản; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệ ... nuôi gà (làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, xuất khẩu, phân bón,...) - Phiếu học tập III. các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích bài học. -> GV ghi bảng đầu bài. b. Nội dung bài * Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà - Yêu cầu thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà. - Giới thiệu phiếu học tập. - Yêu cầu đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ thực tiễn nuôi gà ở gia đình và địa phương. - GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. - Gọi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. - GV nhận xét, bổ sung. * GV ghi tóm tắt vào bảng sau: Các sản phẩm của gà - thịt gà, trứng gà - lông gà - phân gà Lợi ích của việc nuôi gà - Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng/ năm. - Cung cấp thịt, trứng dùng làm thực phẩm hằng ngày, trong thịt gà , trứng gà có nhiều chất bổ nhất là đạm, từ thịt, trứng gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. - Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn. - Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có trong thiên nhiên. - Cung cấp phân bón cho trồng trọt. * Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập - GV dựa vào câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh - HS làm bài vào phiếu và GV nêu đáp án cho HS đối chiếu. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Luyện Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Củng cố lại kiến thức chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, - Củng cố lại kiến thức chia một số thập phân cho một số thập phân. - Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác; áp dụng vào tìm x, giải toán có lời văn. II. đồ dùng dạy học - Vở luyện Toán. III. các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu cách chia 1STP cho 1STP? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. b. Hướng dẫn HS bài tập * Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - 2 HS lên bảng làm bài. - GV hướng dẫn HS TB – Yếu. - HS nêu cách làm. - HS và GV nhận xét, kết luận. - HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau. a) 12,5 x 0,42 : 0,7 = 12,5 x (0,42 : 0,7) = 12,5 x 0,6 = 7,5 b) 9,83 : 1,25 : 8 + 10,23 : 40 : 0,25 = 9,83 : (1,25 x 8) + 10,23 : (40 x 0,25) = 9,83 : 10 + 10,23 : 10 = 0,983 + 1,023 = 2,006 * Bài 2: - 1 HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Bài toán đưa về dạng toán nào? ( Đưa về toán hiệu tỉ 0,6 = ) - HS nêu cách làm. - 1 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Bài giải Thương của số bé và số lớn bằng 0,6 hay thương của số bé và số lớn bằng Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 3 = 2 (phần) Số bé là: 0,6 : 2 x 3 = 0,9 Số lớn là: 0,9 + 0,6 = 1,5 Đáp số: Số lớn: 1,5 Số bé: 0,9 * Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài. ? Tìm số chia trong phép chia có dư như thế nào? Số chia = (Số bị chia – Số dư) : Thương - 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. 1,05 : x = 0,02 (dư 0,01) x x 0,02 = 1,05 – 0,01 x x 0,02 = 1,04 x = 1,04 : 0,02 x = 52 hoặc 1,05 : x = 0,02 (dư 0,01) x = (1,05 – 0,01) : 0,02 x = 1,04 : 0,02 x = 52 * Thử lại: 1,05 : 52 = 0,02 (dư 0,001) 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2012 Khoa học Tiết 30: Cao su I. Mục tiêu - Nhận biết một số tính chất của cao su. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. Đồ dùng dạy học - HS chuẩn bị bóng cao su và dây chun. - Hình minh hoạ trang 62, 63 SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước. + HS 1: Hãy nêu tính chất của thuỷ tinh? + HS 2: Hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh mà em biết? - GV nhận xét và cho điểm từng HS. * Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng bằng cao su của HS. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Nội dung * Hoạt động 1: Một số đồ dùng được làm bằng cao su - GV nêu yêu cầu: Hãy kể tên các đồ dùng bằng cao su mà em biết? - GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng. Gợi ý HS có thể nhìn vào các hình minh hoạ trong SGK. + Tiếp nối nhau kể tên: Các đồ dùng được làm bằng cao su: ủng, tẩy, đệm, săm xe, lốp xe, găng tay, bóng đá, bóng chuyền, dây chun, dép,... - GV hỏi: Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có tính chất gì? (Cao su dẻo, bền và cũng bị mòn). - GV nêu: Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ dùng được làm bằng cao su. Cao su có tính chất gì? Các em cùng làm thí nghiệm để biết được điều đó. * Hoạt động 2: Tính chất của cao su - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 4 HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra để đảm bảo mỗi nhóm có: 1 quả bóng cao su, 1 dây chun, 2 bát nước. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát. + Thí nghiệm 1: Ném quả bóng cao su xuống nền nhà. + Thí nghiệm 2: Kéo căng sợi dậy chun hoặc dây cao su rồi thả tay ra. + Thí nghiệm 3: Thả một đoạn dây chun vào bát có nước. - GV đi quan sát, hướng dẫn các nhóm làm. Nhắc HS mỗi thí nghiệm có thể làm lại nhiều lần để quan sát hiện tượng xảy ra cho chính xác, sau đó gọi 3 nhóm lên mô tả hiện tượng và kết quả của từng thí nghiệm. - GV đi quan sát, hướng dẫn các nhóm làm. Nhắc HS mỗi thí nghiệm có thể làm lại nhiều lần để quan sát hiện tượng xảy ra cho chính xác, sau đó gọi 3 nhóm lên mô tả hiện tượng và kết quả của từng thí nghiệm. - Đại diện của 3 nhóm lên làm lại thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra, các nhóm khác bổ sung và đi đến ý kiến thống nhất. + Thí nghiệm 1: Khi ta ném quả bóng cao su xuống nền nhà, ta thấy quả bóng nẩy lên. Chỗ quả bóng đập xuống nền nhà bị lõm lại một chút rồi lại trở về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi. + Thí nghiệm 2: Dùng tay kéo căng sợi dây cao su, ta thấy sợi dây dãn ra những khi ta buông dây thì sợi dây lại trở về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi + Thí nghiệm 3: Thả một sợi dây chun vào bát nước, quan sát ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Thí nghiệm đó chứng tỏ cao su không ta trong nước. + Thí nghiệm 4: GV mời 1 HS lên cầm đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt. - HS quan sát và trả lời: Khi bị đốt 1 đầu sợi dây, đầu kia không bị nóng, chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém. ? Em có thấy nóng tay không? Điều đó chứng tỏ điều gì? ? Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì? (Cao su có tính đàn hồi tốt, không tan trong nước, cách nhiệt). * Kết luận: Cao su có hai loại, cao su tự nhiên và cao su nhân tạo, 3. Củng cố, dặn dò ? Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su? (Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su cần lưu ý không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp). - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị một đồ dùng bằng nhựa vào tiết sau. Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2012 Luyện Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Củng cố lại kiến thức chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, - Củng cố lại kiến thức chia một số thập phân cho với một số thập phân. - Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác; áp dụng tìm x, giải toán có lời văn. II. đồ dùng dạy học - Vở luyện Toán. III. các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu cách chia 1STP cho 1STP? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. b. Hướng dẫn HS bài tập * Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài: Tìm x. - 2 HS lên bảng làm bài. - GV hướng dẫn HS TB – Yếu. - HS nêu cách làm. - HS và GV nhận xét, kết luận. - HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau. x + x x 2 + x x 3 + x x 4 = 20,06 x x (1 + 2 + 3 + 4) = 20,06 x x 10 = 20,06 x = 20,06 : 10 x = 2,006 b) 0,7 : x = 0,75 – 0,5 : x 0,7 : x + 0,5 : x = 0,75 (0,7 + 0,5) : x = 0,75 1,2 : x = 0,75 x = 1,2 : 0,75 x = 1,6 * Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài: Tìm y trong phép chia có dư. ? Tìm số bị chia trong phép chia có dư như thế nào? Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư ? Tìm số chia trong phép chia có dư như thế nào? Số chia = (Số bị chia – Số dư) : Thương - 2 HS lên bảng làm bài. - GV hướng dẫn HS TB – Yếu. - HS nêu cách làm. - HS và GV nhận xét, kết luận. y : 2,6 = 0,13 (dư 0,012) y = 0,13 x 2,6 + 0,012 y = 0,35 * Thử lại: 0,35 : 2,6 = 0,13 (dư 0,012) b) 20,06 : y = 5,81 (dư 0,0155) y x 5,81 + 0,0155 = 20,06 y x 5,81 = 20,06 – 0,0155 y x 5,81 = 20,0445 y = 20,0445 : 5,81 y = 3,45 * Thử lại: 20,06 : 3,45 = 5,81 (dư 0,0155) * Bài 3: - 1 HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - HS nêu cách làm. - 1 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Bài giải Số thứ nhất + Số thứ hai = 5,79 9 lần số thứ nhất + 5 lần số thứ hai = 33,87 5 lần số thứ nhất + 5 lần số thứ hai = 5,79 x 5 = 28,95 4 lần số thứ nhất là: 33,87 – 28,95 = 4,92 Số thứ nhất là: 4,92 : 4 = 1,23 Số thứ hai là: 5,79 – 1,23 = 4,56 Đáp số: Số thứ nhất: 1,23 Số thứ hai: 4,56 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Luyện Tiếng Việt ôn: luyện tập tả người (tả hoạt động) I. Mục tiêu - Viết được đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. II. Đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh minh họa. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu cấu tạo của bài văn tả ngươi? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập * Đề bài: Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS giới thiệu về người mà em yêu mến. ? Cấu trúc một đoạn văn cần có những phần nào? * Cấu trúc của đoạn văn gồm có: + Đoạn văn cần có câu mở đoạn. + Nêu đúng và đủ ý. + Cách sắp xếp các câu hợp lí. ? Để viết 1 đoạn văn hay cần chú ý điều gì? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Yêu cầu HS đọc bài làm trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chấm điểm. - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS viết lại những đoạn văn chưa hay và chuẩn bị bài học sau.
Tài liệu đính kèm: