Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 20

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy, bút màu.

- Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: 06 – 01 – 2013
Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013
Đạo đức
Tiết 21: em yêu quê hương (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
II. đồ dùng dạy học
- Giấy, bút màu.
- Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Hoạt động 1: Thế nào là yêu quê hương 
- GV yêu cầu HS thực hiện BT1/29, 30 SGK.
- GV nêu lần lượt từng ý, nếu HS đồng ý thì giơ tay lên, nếu không đồng ý hoặc còn phân vân thì không giơ tay. 
- HS nhắc lại những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
* Các ý: a, b, d, e.
à Kết luận: Chúng ta yêu quê hương bằng cách làm cho quê hương tốt đẹp hơn. Do đó cần tham gia ủng hộ các hoạt động xây dựng quê hương.
* Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
- GV nêu ý kiến, HS có nhiệm vụ trao đổi, sắp xếp các ý đó vào nhóm: tán thành, không tán thành, phân vân.
1. Tham gia xây dựng tình yêu quê hương là biểu hiện của tình yêu quê hương.
2. Đóng góp nhiều tiền là rất yêu quê hương.
3. Giới thiệu quê hương mình với bạn bè.
4. Chỉ khi sống xa quê hương mới yêu quê hương.
5. Yêu quê hương là bảo vệ quan cảnh quê hương, bảo vệ các di tích lịch sử.
6. Chỉ cần xây dựng quê hương tại nơi mình đang sinh sống.
7. Người nghèo yêu quê hương bằng cách nhớ quê hương , đóng góp tiền của là trách nhiệm của người giàu .
8. Cần giữ gìn, phát huy những truyền thống đặc trưng của quê hương.
9. Phấn đấu học tập tốt, sau đó trở về làm việc giúp quê hương phát triển cũng là yêu quê hương.
10. Yêu quê hương cũng là yêu gia đình, bố mẹ, yêu giọng nói quê hương, cảnh vật quê hương.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS nêu ý kiến:
+ ý kiến được tán thành: 1,3,5,8,9,10 .
+ ý kiến không tán thành hoặc còn phân vân: 2,4,6,7. 
- HS giải thích lí do tại sao không tán thành hay còn phân vân.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động : Cuộc thi “ Tôi là hướng dẫn viên du lịch địa phương”
- GV chia nhóm 4.
- HS trình bày những sản phẩm, kết quả tranh ảnh, bài hát, bài viết  về quê hương.
? Em có nhận xét suy nghĩ gì về quê hương mình?
+ Quê hương em rất giàu, đẹp, 
? Để quê hương ngày càng phát triển, em phải làm gì?
+ Em phải cố gắng học tập tốt, nghe thầy, yêu bạn, ...
3. Củng cố, dặn dò 
à GV: Ai cũng có quê hương. Đó là nơi ta gắn bó từ thưở ấu thơ, nơi nuôi dưỡng con người lớn lên. Vì vậy chúng ta phải yêu quý quê hương, làm cho quê hương ngày càng phát triển.
- Cho HS nghe bài hát “Quê hương” - Lời thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Khoa học
Tiết 39: Sự biến đổi hoá học
I. Mục tiêu
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của áng sáng.
II. đồ dùng dạy học
- Đường, cốc, thìa, nước, cát, ống nghiệm, chanh, nến, vôi, giấy.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Dung dịch là gì?
+ Có bao nhiêu phương pháp để tách các chất trong dung dịch?	
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Sự biến đổi hoá học 
- Yêu cầu HS đọc mục 1 - SGK.
- Cho HS làm thí nghiệm:
+ Đốt tờ giấy.
+ Cho đường vào ống nghiệm rồi đun đến khi có màu nâu thẫm - nếm.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Giấy đốt cháy biến thành than, ...
+ Đường bị biến đổi thành chất khác.
* Sự biến đổi từ chất này thành chất khác là sự biến đổi hoá học.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- GV: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi đun nóng các chất như ở thí nghiệm đun đường. 
- GV chia nhóm và cho HS các nhóm quan sát SGK và nhận xét. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nêu nhận xét: Hiện tượng đố chứng tỏ điều gì?
+ Cho vôi sống vào nước sẽ được vôi tôi dẻo quánh kèm theo sự toả nhiệt -> tránh xa, không nghịch vôi vừa tôi dễ bị bỏng.
+ Vở cũ, cái áo cũ đã bị bạc màu.
+ Vì do ánh sáng làm biến đổi màu sắc các vật.
- GV làm mẫu: Cho vôi sống vào nước. Gọi HS lên quan sát, nhận xét.
à Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi đun nóng hoặc không đun nóng các chất.
3. Củng cố, dặn dò 	
+ Khi ngâm sỏi vào dấm có hiện tượng biến đổi hoá học không?
+ Đốt nến cháy có hiện tượng biến đổi hoá học xảy ra không?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013
Địa lí
Tiết 20: CHÂU á (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của Châu á:
+ Có số dân đông nhất.
+ Phần lớn dân cư châu á là người da vàng.
- Nêu được một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân Châu á.
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam á:
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu á.
* HS khá - giỏi:
+ Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam á.
+ Giải thích được vì sao dân cư châu á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp.
+ Giải thích được vì sao Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên Châu á.
- Bản đồ các nước Châu á.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của Châu á?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Cư dân Châu á
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và so sánh dân số Châu á với dân số các châu lục khác để nhận biết biết Châu á có số dân đông nhất thế giới.
- HS quan sát hình 4 - SGK để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
- GV nhận xét, bổ sung: người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm. Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau.
* GV kết luận: Châu á có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân cư Châu á da vàng và đông tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
*Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.
- HS nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, ...
- GV nhận xét, bổ sung để HS biết thêm một số hoạt động sản xuất khác như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và chế biến thuỷ sản, hải sản, ...
* GV kết luận: Người dân Châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, ...
* Hoạt động 3: Khu vực Đông Nam á
- HS quan sát hình theo sự chỉ dẫn của GV: Xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông Nam á.
+ Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình, đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển.
- GV yêu cầu HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của các nước Đông Nam á.
* GV kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ thuật
Tiết 20: CHĂM SóC Gà
I. Mục tiêu
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK. 
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
- GV nêu: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa,để giúp gà không bị rét hoặc nắng, nóng. Tất cả những công việc đó được gọi là chăm sóc gà.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tên các công việc chăm sóc gà.
a) Sưởi ấm cho gà con
- HS nhớ lại và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật (dựa vào môn Khoa học lớp 4).
- GV nhận xét và giải thích: Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Nếu nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá, động vật có thể bị chết. Mỗi loài động vật có khả năng chịu nóng, chịu rét khác nhau. GV nêu ví dụ: Động vật còn nhỏ có khả năng chịu rét, chịu nóng kém hơn động vật lớn.
- HS nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà con nhất là gà không có mẹ (do ấp trứng bằng máy).
- HS trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS nêu cách sưởi ấm cho gà con ở gia đình hoặc địa phương.
- GV nhận xét và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở như dùng chụp sưởi (H1-SGK) hoặc sưởi bằng bóng đèn điện. Nếu không có điện có thể sưởi ấm bằng không khí quanh chuồng bằng cách đốt bếp than hoặc bếp củi,
b) Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2b (SGK).
- HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
- GV nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà theo nội dung trong SGK.
- GV đặt câu hỏi để HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
- GV nhận xét, kết luận.
c) Phòng ngộ độc thức ăn cho gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK).
- HS nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn.
- HS nêu tóm tắt cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà theo nội dung trong SGK.
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận hoạt động 2: Gà không chịu được nóng qúa, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, không cho gà ăn nhữn thức ăn ôi, mốc, mặn,
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính kết hợp với câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
An toàn giao thông
Nguyên nhân tai nạn giao thông
I. Mục tiêu :
Hs hiểu đợc các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông 
Nhận xét đánh giá đợc các hành vi an toàn giao thông và không an toàn giao thông của ngời tham gia giao thông 
II.Hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài
 2. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1. Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn giao thông 
- Treo tranh 
 - Đọc mẩu tin về tai nạn giao thông
 - Phân tích - Kết luận 
Hoạt động 2. Thử xác định nguyên nhân gây tai nạn giao thông 
Hs kể các câu chuyện về tai nạn giao thông mà em biết .
Hs phân tích câu chuyện đó 
Hs lắng nghe 
- Gv kết luận 
Hoạt động 3. Thực hành làm chủ tốc độ 
- Gv giải thích hiểu sự liên quan giữa tốc độ của xe và nguyên nhân gây tai nạn giao thông 
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2013
Khoa học
Tiết 40: Năng lượng
I. Mục tiêu 	
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đểu cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
II. đồ dùng dạy học
- Nến, diêm. Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là sự biến đổi hóa hoc? Cho ví dụ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GVgiới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động1: Thí nghiệm
- GV hướng dẫn cho HS thí nghiệm theo nhóm và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Hiện tượng quan sát được?
+ Vật bị biến đổi thế nào?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- HS thực hành: nhóm trưởng cho các bạn quan sát, nhận xét báo cáo.
- GV cho HS trình bày thí nghiệm.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển.
+ Khi thắp nến nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát ra ánh sáng và toả nhiệt.
+ Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng còi kêu.
* Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận
? Tìm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ nêu thêm các ví dụ hoạt động của con người, của các động vật khác, của các phương tiện, máy móc chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Người nông dân cày, cấyàThức ăn.
+ Các bạn học sinh đá bóng, học bàiàThức ăn.
+ Chim săn mồiàThức ăn.
+ Máy bơm nướcàĐiện.
* Ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013
Luyện Tiếng Việt
Tập làm văn
luyện tập Tả người 
I. Mục tiêu
- Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết đề bài cho HS chọn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu bố cục bài văn tả người.
- Gv nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- Yêu cầu HS đọc các đề trong LTV.
- GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra là nội dung các em đã được thực hành luyện tập. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh một bài văn.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
- HS làm bài kiểm tra.
- Gv thu bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Toán
ôn: CHU VI HìNH TRòN
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cách tính và công thức tính chu vi hình tròn.
- Giúp HS nắm vững cách tính chu vi hình tròn và làm một số bài tập có liên quan. 
ii. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iII. Các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức tính chu vi hình tròn?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
a) Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
b) Muốn tính chu vi của hình tròn, ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
C = d x 3,14
Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
C = r x 2 x 3,14
* Bài 2: 
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a) 5 x 3,14 = 15,7 (cm)
b) 1,5 x 3,14 = 4,71 (dm)
c) x 3,14 = 1,046..(dm)
? Nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của hình tròn?
* Bài 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a) 2,35 x 2 x 3,14 = 14,758 (cm)
b) 0,72 x 2 x 3,14 = 4,5216 (dm)
c) x 2 x 3,14 = 5,024 (dm)
? Nêu cách tính chu vi của hình tròn khi biết bán kính của hình tròn?
3. Củng cố, dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 20.doc