Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 21

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 21

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.

- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.

- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).

- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh minh họa.

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn: 13/1/2013
Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2013
Đạo đức
Tiết 22: Uỷ BAN NHÂN DÂN Xã (PHƯờNG) EM (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
Ii. đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh họa. 
iII. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu phần Ghi nhớ - Bài 9.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến UBND phường
- Yêu cầu một HS đọc truyện Đến UBND phường.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Bố Nga đến UBND phường làm gì?
+ UBND phường làm công việc gì?
+ UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 - SGK
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu đại diện các nhóm HS trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc ở ý b, c, d, đ, e, h, i.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3 - SGK
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi một số HS trình bày. 
- GV kết luận: b, c là hành vi, việc làm đúng; a là hành vi không nên làm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS tìm hiểu về UBND xã (phường) tại mình ở; các công việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
Khoa học
Tiết 41: NĂNG LƯợNG MặT TRờI
I. Mục tiêu
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trồi trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưới ấm, phơi khô, phát điện,
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 84, 85 SGK. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu mục Bạn cần biết bài 40.
- GV nhận xét, kết luận.	
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
? Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết, khí hậu?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GVnhận xét, kết luận: Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở hai dạng: ánh sáng và nhiệt,
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận nhóm 4 theo các nội dung:
+ Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày?
+ Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời? 
+ Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi: GV vẽ 2 hình mặt trời lên bảng. Từng thành viên của 2 nhóm lên ghi vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất sau đó nối với hình mặt trời. Sau thời gian 1 phút nhóm nào ghi được nhiều vai trò, ứng dụng thì nhóm đó thắng.
- Các nhóm tham gia chơi.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
Địa lí
Tiết 21: CáC NƯớC LáNG GIềNG CủA VIệT NAM
I. Mục tiêu
- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam- pu- chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam- pu- chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
* HS khá, giỏi: Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên châu á.
- Bản đồ các nước châu á.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 Hs trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Cam- pu- chia
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18, đọc và trả lời câu hỏi:
? Cam- pu- chia thuộc khu vực nào của châu á, giáp những nước nào?
+ Thuộc khu vực Đông Nam á; giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan, giáp biển.
? Nêu đặc điểm chính về địa hình và các ngành sản xuất chính của Cam- pu- chia?
+ Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng; các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá.
- GV bổ sung và kết luận: Cam - pu - chia nằm ở Đông Nam á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
* Lào 
? Lào thuộc khu vực nào của châu á, giáp những nước nào?
+ Thuộc khu vực Đông Nam á; giáp Việt Nam, Trung Quốc, Mi- an- ma, Thái Lan, không giáp biển.
? Nêu đặc điểm chính về địa hình và các ngành sản xuất chính của Lào?
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên; các sản phẩm chính là quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo.
* GV nhận xét, kết luận: Hai nước có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp mới phát triển công nghiệp.
c. Trung Quốc 
- GV cho HS quan sát hình 5 bài 18 và gợi ý trong SGK.
- Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
? Trung Quốc có diện tích và số dân như thế nào?
+ Trung Quốc có diện tích lớn thứ ba thế giới, số dân đông nhất thế giới.
? Phía nào nước ta giáp với Trung Quốc?
+ Trung Quốc là nước láng giềng phía Bắc nước ta.
- GV nhận xét, bổ sung: Trung Quốc có diện tích lớn nhất, có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
* GV cho HS quan sát hình 3 và tìm hiểu về Vạn Lí Trường Thành.
* GV cung cấp thêm một số thông tin về kinh tế của Trung Quốc.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ thuật
Tiết 21: Vệ SINH PHòNG BệNH CHO Gà
I. Mục tiêu
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK. 
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu mục đích của việc nuôi dưỡng gà?
- Gv nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà
- HS đọc mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
? Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà. 
? Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Những công việc được thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt. 
? Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó, gà khoẻ mạnh, ít bị các bệnh đường ruột, hô hấp và các dịch bệnh cúm gà, niu- cát - xơn, tụ huyết trùng...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống
? Kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống và cách vệ sinh?
+ Gồm máng ăn, máng uống.
+ Thức ăn, nước uống của gà được cho vào máng để đảm bảo vệ sinh và tránh rơi vãi. 
+ Cọ rửa thường xuyên để làm sạch vi trùng và các chất bẩn.
b) Vệ sinh chuồng nuôi 
? Chuồng nuôi có tác dụng gì trong việc nuôi gà?
+ Bảo vệ gà không bị cáo, chồn, chuột cắn và che nắng, che mưa chắn gió cho gà.
? ý nghĩa của việc vệ sinh chuồng nuôi gà?
+ Giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong không khí.
? Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
+ Trong phân gà có nhiều khí độc ... sẽ làm cho không khí trong chuồng bị ô nhiễm. Gà hít phải dễ bị mắc bệnh về hô hấp.
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
? Dịch bệnh là gì?
+ Những bệnh do vi sinh vật gây ra và có khả nănh lây lan rất nhanh. Gà bị dịch thường bị chết nhiều.
? Tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
+ Giúp gà không bị bệnh dịch.
3. Củng cố, dặn dò
- HS làm bài tập trên phiếu bài tập.
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi.
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Tiếng Việt
ôn: mở rộng vốn từ: công dân
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Công dân.
- Biết viết đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Thế nào là Công dân? Đặt câu với từ Công dân?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV giúp đỡ HS TB - yếu.
- Yêu cầu HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
 A
 B
nghĩa vụ
nhân dân
độc lập
quý tộc
truyền thống
quần chúng
phong trào
công dân
ý thức
công nhân
* Bài tập 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chấm bài HS.
- 1 số HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Thế nào là nghĩa vụ công dân?
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2013
Khoa học
Tiết 42: Sử DụNG NĂNG LƯợNG CHấT ĐốT 
I. Mục tiêu
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,
II. Đồ dùng dạy học
- Hình và thông tin trang 86 - 89 SGK. 
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu mục Bạn cần biết - Bài 41.
- GV nhận xét, kết luận.	
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
- Cho HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi:
? Hãy kể tên và một số chất đốt thường dùng? Chất đốt nào ở thể rắn? Chất đốt nào ở thể lỏng? Chất đốt nào ở thể khí?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.	
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 86 - 88 SGK và thảo luận nhóm 4 theo các nội dung: Sử dụng các chất đốt rắn, sử dụng các chất đốt lỏng, sử dụng các chất đốt khí.
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
a) Sử dụng các chất đốt rắn
? Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
+ Củi, tre, rơm, rạ,
? Than đá được dùng trong những việc gì? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
+ Dùng để chạy máy phát điện, chạy một số động cơ, đun, nấu, sưởi,Khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
? Ngoài than đá bạn còn biết tên loại than nào khác?
+ Than bùn, than củi,
b) Sử dụng các chất đốt lỏng
? Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
+ Xăng, dầu, chúng thường được dùng để chạy các loại động cơ, đun, nấu,
? Nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
+ Dầu mỏ được khai thác ở các mỏ dầu ngoài biển.
c) Sử dụng các chất đốt khí
? Có những loại khí đốt nào? 
+ Khí tự nhiên, khí sinh học.
? Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
+ Người ta ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013
Luyện tiếng việt
Tập làm văn
Dựng đoạn văn tả người
Đề bài : Tả một cô y sĩ hoặc bác sĩ đang khám , chăm sóc răng , mắt cho các bạn Hs trường em 
 I. Mục tiêu 
- Rèn cho Hs kỹ năng viết văn tả người 
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập :
- Gợi ý Hs viết đoạn mở bài giới thiệu một cách gián tiếp .
- Viết đoạn tả vóc dáng , nước da , khuôn mặt , mái tóc , y phục của cô y sĩ .
 - Hs trình bày nội dung đoạn viết .
 - Hs nhận xét bổ sung hoàn chỉnh .
- Viết đoạn tả cử chỉ , lời nói , động tác ,của cô y sĩ khi khám răng cho hs .
- Chia lớp thành nhóm đôi thảo luận .
 - Hs làm bài .
 - Hs trình bày nội dung đoạn viết .
 - Hs nhận xét bổ sung hoàn chỉnh .
 - Viết đoạn kết bài theo cách mở rộng .
 - Hs làm bài .
 - Hs trình bày nội dung đoạn viết .
 - Hs nhận xét bổ sung hoàn chỉnh .
 3. Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học
Luyện Toán
ôn luyện về tính diện tích
I. Mục tiêu
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iii. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm: 
* Cách 1: Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật rồi tính diện tích 3 hình chữ nhật đó.
+ Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 60m, chiều rộng 40m.
+ Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 40m, chiều rộng 20m.
+ Hình chữ nhật thứ ba có chiều dài 80m, chiều rộng 40m.
* Cách 2: Chia khu đất thành 2 hình chữ nhật và 1 hình vuông rồi tính diện tích của 3 hình đó.
+ Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 120m, chiều rộng 20m.
+ Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 60m, chiều rộng 40m.
+ Hình vuông có cạnh 40m.
- GV kết luận, hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS TB - yếu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
* Cách 1: Chia khu đất thành 4 hình chữ nhật rồi tính diện tích 4 hình chữ nhật đó.
+ Hai hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 30m.
+ Hai hình chữ nhật có chiều dài 90m, chiều rộng 30m.
* Cách 2: Chia khu đất thành 2 hình chữ nhật và 3 hình vuông rồi tính diện tích các hình đó.
+ Hai hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 30m.
+ Hai hình vuông có cạnh 30m.
+ Hình vuông có cạnh 60m.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS TB - yếu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- HS nêu cách giải bài toán: tìm nửa chu vi, tính chiều dài và chiều rộng, tính diện tích rồi tính số thóc thu được.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS TB - yếu.
- GV chấm bài HS.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là:
280 : 2 = 140 (m)
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Chiều dài của thửa ruộng hình chữ nhật là:
140 : 7 x 4 = 80 (m)
Chiều rộng của thửa ruộng hình chữ nhật là:
140 – 80 = 60 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là:
80 x 60 = 4800 (m2)
Số thóc thửa ruộng đó thu hoạch được là:
4800 : 100 x 50 = 2400 (kg)
2400 kg = 24 tạ
 Đáp số: 24 tạ thóc
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 21.doc