Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 25

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 25

I. MỤC TIÊU

- Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài: Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu Tổ quốc Việt Nam.

- Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.

- Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc ghi nhớ bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam.

? Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để xây dựng đất nước?

- GV nhận xét, đánh giá.

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn: 24/2/2013
Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2013
Đạo đức
Tiết 26: THựC HàNH GIữA HọC Kì II
I. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài: Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.
- Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc ghi nhớ bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
? Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để xây dựng đất nước?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức
* Bài: “Em yêu quê hương” và “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- GV lần lượt đưa ra các câu hỏi và goi HS trả lời.
? Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương?
+ Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa; tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm,. 
? Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam?
+ Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước.
? Kể một vài việc em đã làm để thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam?
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài: “ủy ban nhân dân xã (phường) em”
? Kể tên một số công việc của ủy ban nhân dân xã (phường) em?
+ Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc-xin cho trẻ em; tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế; tổng vệ sinh làng xóm, phố phường; tổ chức các đợt khuyến học.
? Em cần có thái độ như thế nào khi đến ủy ban nhân dân xã em?
+ Tôn trọng UBND xã (phường); chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương, yêu đất nước?
? Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước?
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS cần học tốt để xây dựng đất nước.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Khoa học
Tiết 49: ÔN TậP: VậT CHấT Và NĂNG LƯợNG
I. Mục tiêu
Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy học 
- Chuẩn bị theo nhóm: Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Hình trang 101, 102 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Em cần làm gì và không nên làm gì để tránh bị điện giật? 
+ Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện?
- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm từng HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS ôn tập
* Hoạt động 1: Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng ?”
- Cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó yêu cầu đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
- 1 HS của nhóm này nêu câu hỏi, 1 HS của nhóm khác chọn câu trả lời đúng và nêu.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
? Đồng có tính chất gì?
+ Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt 
? Thủy tinh có tính chất gì ?
+ Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
? Nhôm có tính chất gì ? 
+ Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
? Thép được sử dụng để làm gì? 
+ Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hỏa, máy móc,
? Sự biến đổi hóa học là gì? 
+ Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
? Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch? 
a. Nước đường.
b. Nước chanh pha với đường và nước sôi để nguội.
c. Nước bột sắn (pha sống)
+ Nước bột sắn (pha sống).
? Sự biến đổi hóa học của các chất dưới đây xảy ra trong điều kiện nào?
+ HS quan sát tranh và trả lời:
a) Nhiệt độ bình thường.
b) Nhiệt độ cao.
c) Nhiệt độ bình thường.
d) Nhiệt độ bình thường.
* Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
+ Các phương tiện máy móc dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
- HS nối tiếp nhau trả lời. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Hình a): Năng lượng cơ bắp của người.
+ Hình b): Năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình c): Năng lượng gió.
+ Hình d): Năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình e): Năng lượng nước.
+ Hình g): Năng lượng chất đốt từ than đá.
+ Hình h): Năng lượng Mặt trời.
3. Củng cố, dặn dò
? Em hãy nêu tính chất của đồng?
? Sự biến đổi hoá học là gì?
- GV nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013
Địa lí
Tiết 25: CHÂU PHI
I. Mục tiêu
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi.
+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
* HS khá, giỏi: 
- Giải thích tại sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi bài ôn tập.
+ Em hãy nêu những nét chính về châu á?
+ Em hãy nêu những nét chính về châu Âu?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
*Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV theo dõi, nhận xét kết quả làm việc của HS và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh.
? Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái đất?
+ Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam.
? Châu Phi giáp các châu lục, biển và Đại dương nào?
* Châu Phi giáp các châu lục và Đại dương sau:
+ Phía bắc: Giáp với biển Địa Trung Hải.
+ Phía đông bắc, đông và đông nam: Giáp với ấn Độ Dương.
+ Phía tây và tây nam: Giáp với Đại Tây Dương.
? Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
+ Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi - lãnh thổ châu Phi nằm cân xứng hai bên đường xích đạo.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 103, xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục và hỏi:
+ Em hãy tìm số đo diện tích của châu Phi?
+ So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác?
- HS mở SGK trang 103, xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục và trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
+ Diện tích của châu Phi là 30 triệu km2.
+ Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- GV chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh, sau đó kết luận: Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu á. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, qua đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ. Châu Phi có diện tích là 30 triệu km2, đứng thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ.
*Hoạt động 2: Địa hình châu Phi
- Cho HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển?
+ Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa ở châu Phi? 
+ Kể tên các cao nguyên của châu Phi?
+ Kể tên, chỉ và nêu vị trí các con sông lớn của châu Phi? 
+ Kể tên các hồ lớn của châu Phi? 
- HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi.
+ Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn.
+ Các bồn địa của châu Phi là: Bồn địa Sát, bồn địa Nin thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các cao nguyên của châu Phi là: cao nguyên Ê-to-ô-pi, cao nguyên Đông Phi.
+ Các con sông lớn của châu Phi là: sông Nin, sông Ni-giê, sông Côn- gô, sông Dăm-be-di.
+ Hồ Sát , hồ Víc-to-ri-a
- GV nhận xét và kết luận: Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên.
* Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan châu Phi
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành nội dung vào bảng.
- HS đọc thông tin SGK, làm việc theo nhóm để hoàn thành nội dung vào vở, 1 nhóm làm trên bảng lớp.
- GV gọi nhóm làm trên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Cảnh thiên nhiên châu Phi
Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, động thực vật
Phân bố
Hoang mạc
Xa-ha-ra
- Khí hậu khô và nóng nhất thế giới
- Hầu như không có sông ngòi, hồ nước.
- Thực vật và động vật nghèo nàn.
Vùng Bắc Phi
Rừng rậm
nhiệt đới
- Có nhiều mưa.
- Có các con sông lớn, hồ nước lớn. 
- Rừng cây rậm rạp, xanh tốt, động thực vật phong phú. 
Vùng ven biển, bồn Địa Côn-gô.
Xa-van
- Có ít mưa.
- Có một vài con sông nhỏ.
- Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng nghìn năm.
- Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ.
Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa-ha-ra. Cao nguyên Đông Phi, bồn địa Ca-la-ha-ri
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn?
+ Vì sao ở các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
- HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Vì hoang mạc có khí hậu nóng khô nhất thế giới, sông ngòi không có nước, cây cối, động vật không phát triển được.
+ Vì xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển, làm thức ăn cho động vật ăn cỏ vì thế động vật ăn cỏ phát triển.
- GV nhận xét, kết luận: Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa-van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn-gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy là vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả động vật và thực vật đều khó phát triển.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức cho HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi.
- GV nhận xét, khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tranh ảnh, thông tin hay.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Tiết 25: LắP XE BEN (tiết 2)
I. Mục tiêu
	- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
	- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
	* Với HS khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
II. Đồ dùng dạy học
	- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
? Em hãy nêu các bước lắp xe ben?
- HS nêu: Các bước lắp xe ben:
+ Lắp các bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin.
+ Lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo thành ca bin hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe ben
a) Chọn các chi tiết
- Hướng dẫn HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu 1 HS đọc Ghi nhớ - SGK.
- HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- HS thực hành lắp ráp xe theo các bước ở SGK.
- GV quan sát nhắc nhở:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 - SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như hướng dẫn ở tiết trước.
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số phòng hãm cho mỗi trục.
- GV theo dõi uốn nắn kịp thời những HS làm sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK)
- Lưu ý hướng dẫn HS:
*Lắp ca bin
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- HS chú ý lắp ca bin như hướng dẫn.
- Nhắc HS khi lắp xong cần: Kiểm tra sản phẩm (Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe).
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- Cho HS tưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV gọi HS nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK), đối với những em đã lắp xong.
- GV gọi 3 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn theo 3 tổ.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi HS nêu các bước lắp xe ben.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Tiếng Việt
ôn: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I. Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Rèn kĩ năng xác định từ ngữ được thay thế, điền được từ ngữ thay thế và hiểu tác dụng của việc thay thế từ ngữ đó. 
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại nội dung cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Một số HS đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Thế nào là kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ?
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2013
Khoa học
Tiết 50: ÔN TậP: VậT CHấT Và NĂNG LƯợNG
I. Mục tiêu
Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị nội dung trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?’’
- HS chuẩn bị giấy khổ to, màu vẽ để vẽ tranh cổ động.
IiI. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ ở phần vật chất và năng lượng, em đã được tìm hiểu về những vật liệu nào?
+ Đồng có tính chất gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
- GV cùng HS nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện
- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”
- Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 2 đội.
+ Luật chơi: Khi GV hô “Bắt dầu” thì thành viên đầu tiên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện. Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức. Nhóm nào viết được nhiều tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện là thắng.
- HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”. HS chơi thi theo 2 đội. Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức. Trò chơi diễn ra sau 7 phút.
* Ví dụ: Quạt, ti vi, bàn là, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm nước điện,
- GV cùng HS cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc có sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Nhà tuyên truyền giỏi
- Cách tiến hành: GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền:
1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt. 
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- Tổ chức cho HS vẽ tranh cổ động theo nhóm.
- Sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền.
- Tuyên dương các nhóm vẽ tranh và có lời tuyên truyền hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV trả lời câu hỏi: 
+ Hãy kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện?
+ Chúng ta cần phải làm gì để tránh lãng phí điện?
+ Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt?
- GV nhận xét tiết học.
- Giáo dục HS luôn có ý thức tiết kiệm năng lượng chất đốt, năng lượng điện.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2013
 Luyện Tiếng Việt 
 Tập làm văn : Ôn tập văn tả người 
Đề bài : Hãy một người bạn thân quên nhất của em .
 I .Mục tiêu 
- Rèn cho hs kỹ năng làm văn tả người .
II .Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập :
- Yêu cầu hs đọc đề bài 
- Phân tích yêu cầu đề bài 
-Hs đọc đề bài , phân tích yêu cầu đề bài 
- Hướng dẫn hs cách làm 
- Hs làm bài .
- Hs trình bày nội dung bài làm .
- Hs nhận xét bổ sung hoàn chỉnh .
- Thu vở chấm .
- Nhận xét chung về bài làm của hs 
3. Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học
Luyện Toán
ôn: bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức đã học về đơn vị đo thời gian và cách đổi đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác và trình bày bài hợp lí cho HS.
ii. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại cách đổi một số đơn vị đo thời gian đã học.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Phát minh, sáng chế
Năm công bố
Thuộc thế kỉ
Tàu hơi nước có buồm
1850
XIX
Những giếng dầu đầu tiên
1859
XIX
Điện thoại
1876
XIX
Bóng đèn điện
1879
XIX
Truyền hình
1926
XX
Khinh khí cầu bay lên
1783
XVIII
? 1 thế kỉ =  năm?
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
a) 3 giờ = 180 phút
4 giờ 10 phút = 250 phút
giờ = 40 phút
6 phút 9 giây = 369 giây
130 phút = 2 giờ 10 phút
b) 1,5 phút = 90 giây
3 phút rưỡi = 210 giây
ngày = 12 giờ
1,2 giờ = 72 phút
250 giây = 4 phút 10 giây
? Nêu cách đổi từ ngày ra giờ, từ phút ra giây, từ giờ ra phút?
* Bài 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 5 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
72 giờ = 3 ngày
54 giờ = 2 ngày 6 giờ
5 ngày = 120 giờ
12 ngày 5 giờ = 293 giờ
ngày = 8 giờ
36 tháng = 3 năm
43 tháng = 3 năm 7 tháng
200 năm = 2 thế kỉ
2 năm 3 tháng = 27 tháng
thế kỉ = 25 năm
? Nêu cách đổi từ giờ ra ngày, từ tháng ra năm, từ năm ra thế kỉ?
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 25.doc