Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 31

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 31

I. MỤC TIÊU

- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Tài nguyên thiên nhiên mang lại cho em và moi người điều gì?

? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

- GV nhận xét, kết luận.

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Ngày soạn: 06/4/2013
Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013
Đạo đức
Tiết 32: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết2)
I. Mục tiêu
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
ii. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Tài nguyên thiên nhiên mang lại cho em và moi người điều gì?
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và địa phương
- HS giới thiệu có kèm tranh, ảnh minh hoạ.
? Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
* Ví dụ: - Mỏ than Quảng Ninh
 - Dầu khí Vũng Tàu
 - Mỏ a- pa- tít ở Lào Cai
- HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu một số tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và địa phương.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo yêu cầu BT5
? Thế nào là sử dụng tài nguyên tiết kiệm?
? Tìm hiểu các việc làm có liên quan đến sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (có nhiều cách sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)?
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 5.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Từng nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận: Rừng đầu nguồn, nước, các giống thú quý hiếm, Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nên các em cần thực hiện các biện pháp phù hợp với khả năng của mình. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau: tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên. 
Khoa học
Tiết 61: Ôn tập thực vật và động vật
I. Mục tiêu
	ôn tập về: 
	- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
	- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
	- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu học tập cá nhân.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày những nét chung về sự sinh sản và nuôi dạy con của hổ và hươu?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập
Phiếu học tập
Họ và tên: ...
Lớp:Trường:.
1. Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ chấm trong các câu cho phù hợp.
 Hoa là cơ quan  của những loài thực vật có hoa. Cơ quan . đực gọi là . Cơ quan sinh dục cái gọi là 
2. Viết chú thích vào hình cho đúng.
3. Đánh dấu nhân vào cột cho đúng.
Tên cây
Thụ phấn nhờ gió
Thụ phấn nhờ côn trùng
Râm bụt
Hướng dương
Ngô
4. Chọn các cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào chỗ trống trong các câu sau.
- Đa số các loài vật chia thành hai giống  Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra..
- Hiên tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành., mang những đặc tính của bố và mẹ.
5. Đánh dấu vào nhân vào cột sao cho phù hợp.
Tên động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
Sư tử
Chim cánh cụt
Hươu cao cổ
Cá vàng
* Đáp án:
Câu 1:
	Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
Câu 2:
1 - nhuỵ; 2 - nhị
Câu 3:
+ Cây hoa hồng (a) và cây hoa hướng dương (c) là hoa thụ phấn nhờ côn trùng. 
+ Cây ngô (3) thụ phấn nhờ gió.
Câu 4:
+ Đa số loài vật chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực sinh ra tinh trùng (d). Con cái có cơ quan dục cái tạo ra trứng (a)
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ.
Câu 5:
+ Những động vật đẻ con: sư tử, hươu cao cổ.
+ Những động vật đẻ trứng: chim cánh cụt, cá vàng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
Địa lí địa phương
Tiết 31: Đặc điểm tự nhiên Nam Định
I. Mục tiêu
- Dựa vào bản đồ, lược đồ để nhận biết, mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của tỉnh Nam Định và của huyện Trực Ninh. 	
- Nắm được đặc điểm về vị trí trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, giao thông và kinh tế, văn hoá của tỉnh Nam Định và của huyện Trực Ninh.
- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của tỉnh Nam Định và của huyện Trực Ninh .
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Hành chính tỉnh Nam Định, bản đồ tự nhiên huyện Trực Ninh.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trình bày một số hiểu biết về tỉnh Nam Định và huyện Trực Ninh.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn
- GV cho HS lên chỉ vị trí huyện Xuân Trường trên bản đồ hành chính tỉnh Nam Định, vừa chỉ vừa nêu vị trí, giới hạn của tỉnh Nam Định và huyện Trực Ninh.
? Diện tích tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh là bao nhiêu?
- GV nhận xét, kết luận.
* Tỉnh Nam Định
+ Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; được xác định là trung tâm các tỉnh nam sông Hồng, trải rộng từ 19052’ đến 20030’ vĩ độ Bắc và 105055’ đến 106035’ kinh độ Đông. 
+ Nam Định giáp tỉnh Hà Nam về phía Bắc, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
+ Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng 100 km về phía Đông.
+ Nam Định được chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện, tính từ bắc xuống nam là: Mỹ Lộc, Vụ Bản, ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 230 xã, phường, thị trấn.
* Huyện Trực Ninh : Xuân Trường là một huyện ở phía đông nam tỉnh Nam Định.
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
- GV cho HS quan sát lược đồ và thảo luận nhóm 4 về địa hình tỉnh Nam Định và huyện Trực Ninh.
? Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu của tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh ?
- GV cho đại diện nhóm trình bày.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
- GV giới thiệu thêm cho HS biết về địa hình tỉnh Nam Định. 
+ Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình: không bằng phẳng, có vùng đồng màu mùa, vùng đồng chiêm trũng và vùng bán sơn địa.
+ Nam Định có diện tích tự nhiên: 1.649,9m2, bằng 0,5% diện tích cả nước và 11,12% đồng bằng Bắc Bộ. Dân số trung bình năm 2006 là 1.975.181 ngươời, trong đó dân số nông thôn chiếm 83,9%, thành thị chiếm 16,1%; mật độ dân số bình quân gần 1.197 người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Quy mô dân số thành thị những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hoá đang phát triển.
+ Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 24,40 C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.285 mm. Độ ẩm trung bình năm 83%. Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Khí hậu Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường sống con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.Thành phố Nam Định vốn là trung tâm dệt may của cả nước và vùng Đông dương, nay được xác định là trung tâm vùng nam Đồng bằng sông Hồng. 
Mùa đông: Nhiệt độ xuống thấp đột ngột tạo nên hiện tượng hanh khô.
Mùa hè: nóng, có khi lên tới 39-400C.
Mùa thu: nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng đột biến kèm theo giông bão, gây lũ lụt.
+ Tính đến năm 2000, toàn tỉnh có 4.723 ha rừng các loại, chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% loài thực vật, động vật cả nước.
* Hoạt động 3: Hệ thống giao thông
- GV cho HS tìm hiểu theo nhóm về giao thông trong tỉnh và trong huyện.
? Nêu các hoạt động về giao thông đường bộ và đường thuỷ của tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh?
- HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Tỉnh Nam Định
+ Đường bộ: Quốc lộ 21 từ Hoà Bình qua Phủ Lý tới thành phố Nam Định rồi đi cảng Hải Thịnh (đoạn qua Nam Định dài 75 km). Quốc lộ 10 từ Quảng Yên đi Hải Phòng, Thái Bình qua Nam Định rồi đi Ninh Bình (đoạn qua Nam Định dài 34 km). Tỉnh lộ 12 từ thành phố Nam Định đi ý Yên dài 20 km. Tỉnh lộ 57 từ Cát Đằng đi Yên Thọ (ý Yên) dài 17 km. Tỉnh lộ 55 từ Nam Định đi nông trường Rạng Đông dài 51 km. Đường 56 liên tỉnh từ Bình Lục (Hà Nam) đi Gôi (Vụ Bản), qua Liễu Đề (Nghĩa Hưng), Yên Định (Hải Hậu) đến Ngô Đồng (Giao Thuỷ) dài 70 km.
+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Nam Định dài 42km, với các ga: ga Nam Định là điểm dừng chân của các đoàn tàu tốc hành chạy suốt Bắc - Nam, ga Cầu Họ, ga Đặng Xá, ga Trình Xuyên, ga Gôi, ga Cát Đằng. 
+ Đường thuỷ: Hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long thuận lợi trong việc phát triển vận tải thuỷ.
* Huyện Trực Ninh 
+ Quốc lộ 1A chạy qua huyện.
+ Một số con đường mới được xây dựng.
+ Hệ thống sông ngòi rải đều trong huyện, thuận tiện giao lưu kinh tế, văn hoá trong và ngoài tỉnh.
* Hoạt động 4: Kinh tế - văn hoá
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Nghề chính của người dân tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh là gì?
? Kể tên một số làng nghề ở Trực Ninh?
? Nêu những hiểu biết về văn hoá của tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh?
- Cho HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, kết luận.
+ Nghề chính là nông nghiệp.
+ Một số làng nghề thủ công truyền thống: Dệt may; cơ khí, 
+ Là đất hiếu học, chuộng văn chương; hầu hết các xã đều có văn miếu, tư văn, tư võ, hội đồng môn,
- GV giảng thêm và đưa thêm một số ví dụ về một số làng, cá nhân điển hình.
* Tỉnh Nam Định
+ Nam Định là vùng đất đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp: 115.174,2 ha, đất phi nông nghiệp: 46.247,7 ha, đất chưa sử dụng: 3.583,5 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp: 580 m2. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển đươợc 80-120m và cứ sau 5 năm thì diện tích đất có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000ha.
+ Số người trong độ tuổi lao động chiếm 50% dân số, năm 2006 là 984,4 nghìn ngươời. Có 84,7% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và khoảng 2,26% số lao động chơưa có việc làm (không kể số lao động trong độ tuổi đang đi học).
Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, 78% số lao động trong độ tuổi có trình độ học vấn từ THCS trở lên (cả nước là 48%).
+ Lực lượng lao động là một thế mạnh nổi bật của tỉnh. Nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao. Lực lượng lao động dồi dào nên các giải pháp để tạo việc làm cho người lao động được tỉnh đặc biệt quan tâm
* Huyện Trực Ninh
+ Địa hình đồng bằng tích tụ gian sông. Sông Hồng chảy qua phía đông huyện, sông Ninh Cơ chảy qua phía nam huyện nên phát triển trồng lúa, cây màu, mía; chăn nuôi gia cầm, cá, lợn và chế biến nông sản. 
* Hoạt động 5: Du lịch
? Trình bày những địa điểm du lịch nổi tiếng của Nam Định?
+ Thành phố Nam Định.
+ Quần thể di tích lịch sử văn hoá Trần.
+ Quần thể di tích lịch sử văn hoá Phủ Dày.
+ Cụm di tích lịch sử văn hoá: Nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh, chùa Keo Hành Thiện và làng văn hoá Hành Thiện.
+ Bãi biển Thịnh Long.
+ Bãi biển Quất Lâm.
+ Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Rạng Đông.
+ Làng nghề cây cảnh Vị Khê.
+ Làng nghề đúc đồng Tống Xá.
+ Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên.
+ Làng nghề ươm tơ Cổ Chất và dệt đũi Cự Trữ.
+ Phường rối nước làng Rạch.
? Nêu những địa điểm du lịch nổi tiếng của Trực Ninh?
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ thuật
Tiết 31: Lắp rô - bốt (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
 - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. đồ dùng dạy học
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
III. các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát rô- bốt đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn cho HS quan sát kỹ từng bộ phận của mẫu và đặt câu hỏi: 
? Để lắp được rô-bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận? 
+ Để lắp được rô-bốt theo em cần phải lắp 6 bộ phận.
? Hãy kể tên các bộ phận đó?
+ Chân rô-bốt, thân rô-bốt, đầu rô-bốt, tay rô-bốt, ăng-ten, trục bánh xe.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Gọi HS lên bảng chọn đúng chi tiết, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận
* Lắp chân rô-bốt ( H2- SGK)
- 1 HS lên lắp mặt trước của một chân rô- bốt.
- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ hai của rô-bốt.
* Lắp thân rô-bốt (H3- SGK)
? Dựa vào hình 3, em hãy chọn các chi tiết và lắp thân rô-bốt?
- HS lên bảng chọn các chi tiết và lắp thân rô-bốt.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Lắp đầu rô-bốt (H4- SGK)
- HS quan sát hình 2a (SGK).
- Cả lớp quan sát và bổ sung bước lắp.
* Lắp các bộ phận khác 
- Lắp tay rô- bốt (H5a- SGK).
- Lắp ăng- ten (H5b- SGK).
- Lắp trục bánh xe (H5c- SGK).
c. Lắp ráp rô-bốt (H1- SGK) 
- GV lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
- GV nhắc HS một số điểm cần lưu ý.
- HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của hai tay rô-bốt.
- GV nhận xét, kết luận.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp 
- GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết:
+ Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
+ Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Tiếng Việt
ôn: mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Mục tiêu
	- Củng cố, mở rộng cho HS vốn từ nam và nữ.
	- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng từ ngữ.
ii. Đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS nêu một số phẩm chất của cả nam và nữ.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 3: 
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
? Khi đặt câu cần lưu ý điều gì?
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013
Khoa học
Tiết 62: Môi trường
I. Mục tiêu
- Khái niệm về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
II. đồ dùng dạy học
- Thông tin và hình trang 128, 129 SGK.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong tiết ôn tập trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128-SGK.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
? Môi trường rừng gồm những thành phần nào?
+ Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật động vật sống trên cạn và dưới nước, không khí và ánh sáng.
? Môi trường nước gồm những thành phần nào?
+ Môi trường nước gồm thực vật động vật sống ở dưới nước như cua, cá, ốc, rong, rêu, tảo, nước, không khí, ánh sáng.
? Môi trường làng quê gồm những thành phần nào?
+ Môi trường làng quê gồm con người động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số công cụ giao thông, nước, không khí, ánh sáng,...
? Môi trường đô thị gồm những thành phần nào?
+ Môi trường đô thị gồm con người, nhà cửa, phố xá,...
? Môi trường là gì ?
+ Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta,
- GV nhận xét, kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy,)
* Hoạt động 2 : Thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- GV gọi một số HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Môi trường bao gồm những thành phần nào?
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013
 Luyện Tập làm văn 
Ôn tập văn kể chuyện
 Đề bài : Hãy kể lại câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em.
 I .Mục tiêu 
- Rèn cho hs kỹ năng tư duy, tưởng tượng và diễn đạt .
II .Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập :
- Yêu cầu hs đọc đề bài 
-Hs đọc đề bài , phân tích yêu cầu đề bài .
- Phân tích yêu cầu đề bài 
- Hướng dẫn hs cách làm 
- Hs làm bài .
- Theo dõi giúp đỡ hs yếu .
- Hs trình bày nội dung bài làm .
 - Hs nhận xét bổ sung hoàn chỉnh 
- Thu vở chấm .
- Nhận xét chung về bài làm của hs 
 3. Củng cố dặn dò 
 Nhận xét tiết học
Luyện Toán
ôn tập về đo thời gian
I. Mục tiêu
	- Củng cố về số đo thời gian và cách đổi số đo thời gian.
ii. Đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu các số đo thời gian đã học?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Khoảng thời gian kim dài (kim phút) chạy được là:
12 giờ – 5 giờ 20 phút = 6 giờ 40 phút
6 giờ 40 phút = giờ
Số vòng kim dài (kim phút) quay được trong giờ là:
 x 1= (vòng) 
vòng = 6 vòng
Mỗi giờ kim dài (kim phút) đi qua số 6 là 1 lần hay 1 vòng. Vậy từ 5giờ 20 phút đến 12 giờ kim dài (kim phút) đi qua số 6 là 6 lần.
* Bài 3:
- HS đọc bài toán.
- HS tóm tắt bài toán.
- HS nêu cách làm bài: Tìm vận tốc của xe thứ hai, tổng vận tốc của hai xe, thời gian hai xe gặp nhau.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu mối quan hệ giữa các số đo thời gian thông dụng?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 31.doc