Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 33

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 33

I.Mục tiêu :

- Hs nêu được một số tấm gương tốt ở địa phương và ở trường lớp mình.

- Rèn ý thức đạo đức cho hs.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh, ảnh về gương người tốt.

III. Các hoạt động dạy học:

*HĐ1:

- Gv nêu y/c tiết học.

- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:

+ Kể tên một số gương người tốt, việc tốt.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn: 20– 04 – 2013
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013
Đạo đức
Dành cho địa phương
I.Mục tiêu : 
- Hs nêu được một số tấm gương tốt ở địa phương và ở trường lớp mình.
- Rèn ý thức đạo đức cho hs.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về gương người tốt.
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1:
- Gv nêu y/c tiết học.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:
+ Kể tên một số gương người tốt, việc tốt.
*HĐ2:
 Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, kết luận. 
*Củng cố, dặn dò.
Khoa học
Tiết 65: Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Cho HS làm việc nhóm trả lời các câu hỏi:
? Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
? Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
- Cho đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
* Nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá:
+ Con người khai thác gỗ để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, phá rừng làm chất đốt, củi; lấy gỗ xây nhà, 
+ Rừng còn bị tàn phá do cháy rừng.
b. Hoạt động 2: Thảo luận
- Cho HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi:
? Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
? Liên hệ thực tế ở địa phương em?
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét kết luận.
* Hậu quả của việc phá rừng: 
+ Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt hạn hán,
+ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
+ Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
3. Củng cố, dặn dò
* GDBVMT: 
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV: Chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ và tăng cường trồng cây xanh là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường.
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà sưu tầm các thông tin, hậu quả về việc phá rừng.
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2013
Địa lí
Tiết 33: Ôn tập học kì ii
I. Mục tiêu
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
- Nêu một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới, Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Kể tên các đại dương trên thế giới, đại dương nào có diện tích lớn nhất?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV tổ chức cho HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đối đáp nhanh” để biết tên các quốc gia và thuộc châu lục nào.
- Mỗi nhóm 4 HS tham gia chơi.
- HS các nhóm tham gia chơi.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Ví dụ:
+ Nhật Bản: châu á
+ Nga : châu Âu
+ Chi - lê: châu Mĩ
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
-HS nêu một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực cho nhau nghe.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả từng nội dung.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ thuật
Tiết 33: lắp ghép mô hình tự chọn
I. MụC TIÊU
 - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp được một mô hình tự chọn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
- Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II. đồ dùng dạy học
 - Lắp sẵn 2 mô hình gợi ý trong SGK.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. các hoạt động DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp rô-bốt.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Thực hành lắp ghép mô hình tự chọn
- GV cho HS xem 2 mô hình đã được lắp sẵn: Máy bay trực thăng và băng chuyền.
- GV gợi ý HS chọn 1 trong 2 mô hình hoặc sản phẩm tự sưu tầm.
- GV ghi nhận nhóm chọn mô hình.
- Gọi nhóm chọn mô hình 1 nêu các chi tiết.
- Gọi nhóm chọn mô hình 2 và nêu chi tiết.
- GV hỏi: 
+ ở mô hình 1 cần lắp bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?
+ ở mô hình 2 cần lắp bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?
- GV cử 2 nhóm thực hành 2 mô hình lên trên bàn GV trình bày.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- Nhóm nào làm xong GV kiểm tra sản phẩm.
- GV nhận xét từng sản phẩm: lắp đúng các chi tiết, lắp chắc chắn không xiêu vẹo...
- Cho HS tháo rời chi tiết.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau.
 Luyện Tiếng Việt: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ trẻ em 
I.Mục tiêu 
- Hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của trẻ em .
- Làm bài tập tang 104 ,105– vở luyện tiếng Việt .
 II . Hoạt động dạy-học
 1 .Giới thiệu bài: 
 2.Luyện tập 
 Bài 1. 
-Hs đọc yêu cầu bài tập 
- Hs làm bài vào vở trình bày bài .
- Nhận xét kết luận .
 Bài 2 .
- Nêu yêu cầu bt và yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi 
- Hs làm bài.
- Đại diện Hs trình bày kq .
- Hs nhận xét .
- Nhận xét đánh giá kết quả .
 Bài 3 . 
-Hs đọc yêu cầu bài tập 
- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài 
- Hs làm bài vào vở và trình bày bài .
- nhận xét bài làm của hs .
Bài 4 . Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài .
3.Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2013
.
Khoa học
Tiết 66: tác động của con người đến môi trường đất
I. Mục tiêu
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu những hậu quả do việc phá rừng gây ra?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu HS tiến hành làm việc nhóm trả lời câu hỏi:
? H 1,2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
+ Hình 1,2 cho thấy ruộng đất trước kia để cày cấy thì nay được sử dụng làm đất ở.
+ Nguyên nhân chính là do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải có nhu cầu sử dụng vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế địa phương mình
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Tiến hành làm việc nhóm:
? Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,.. đến môi trường đất?
? Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
- Mời đai diện nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Có nhiều nguyen nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
+ Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy con người tìm cách tăng năng suất cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, làm cho môi trường đất bị ô nhiễm.
+ Dân số tăng, lượng rác thải tăng cũng là nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất.
à GV: Chúng ta cần thực hiện tốt pháp lệnh dân số Kế hoach hóa gia đình và tăng cường việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp cũng là góp phần bảo vệ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS sưu tầm những thông tin tranh ảnh về tác động 
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013
Luyện Tiếng Việt
ôn tập về tả người
I. mục tiêu
- Lập được dàn ý bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong vở luyện. Dàn ý bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn 3 đề bài, vở luyện Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Thực hành lập dàn ý
- Gọi 3 HS đọc 3 đề bài.
- GV hướng dẫn cách lập dàn ý.
- Cho HS dựa lập dàn ý vào vở.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS đọc dàn ý đã lập trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS về những kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích của một số hình đã học.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iii. Các Hoạt động Dạy – Học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình thang, hình tròn?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc bài toán. 
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
- GV gợi ý HS làm bài.
+ Muốn tính chu vi HCN ta phải biết gì ? (Chiều dài, chiều rộng HCN)
+ Tính chiều rộng HCN dựa vào đâu? (Dựa vào cạnh HV)
+ Tìm cạnh hình vuông dựa vào đâu? (Dựa vào diện tích hình vuông)
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
? Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?
* Bài 2: 
- HS đọc bài toán. 
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách làm bài.
+ Tìm tổng 2 đáy hình thang (S x 2: h)
+ Tìm đáy lớn, đáy bé (Dựa vào dạng toán tổng - hiệu)
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
? Nêu cách tính diện tích hình thang?
* Bài 3: 
- HS đọc bài toán. 
? Muốn tính bán kính của hình tròn tâm O ta làm thế nào? (Bán kính của hình tròn tâm O bằng trung bình cộng của đường kính hình tròn tâm O1 và tâm O2)
? Diện tích phần tô đậm của hình tròn tâm O ta làm thế nào? (Diện tích phần tô đậm của hình tròn tâm O bằng diện tích hình tròn tâm O trừ đi tổng diện tích hình tròn tâm O1 và diện tích hình tròn tâm O2)
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. 
- GV giúp đỡ HS yếu.
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
? Nêu cách tính diện tích hình tròn?
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 33.doc