I.Mục tiêu : Giúp hs biết về một số tấm gương người tốt, việc tốt ở xã mình, địa phương mình.
II. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1: Thi kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:
Kể về tấm gương người tốt, việc tốt( Nhặt được của rơi trả lại người mất, giúp đỡ người già, em nhỏ, )
- Đại diện nhóm thể hiện trước lớp.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Tuần 34 Ngày soạn: 27 – 04 – 2013 Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2013 Đạo đức Dành cho địa phương I.Mục tiêu : Giúp hs biết về một số tấm gương người tốt, việc tốt ở xã mình, địa phương mình. II. Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Thi kể chuyện. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: Kể về tấm gương người tốt, việc tốt( Nhặt được của rơi trả lại người mất, giúp đỡ người già, em nhỏ,) - Đại diện nhóm thể hiện trước lớp. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét. - Giáo viên nhận xét, kết luận. *HĐ2:Liên hệ thực tế. - Hs tự liên hệ tới bản thân xem mình đã làm được những việc tốt gì? - Kể những việc đó trước lớp. - Giáo viên tổng kết, nhận xét. - Giáo viên kết luận. *Củng cố, dặn dò. Khoa học Tiết 67: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước I. Mục tiêu - Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. - Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. II. đồ dùng dạy học - Hình trang 138, 139 SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Nội dung * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. - Yêu cầu HS quan sát các hình trang 134, 135 để trả lời các câu hỏi: + Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước? + Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ? + Tại sao những cây trong hình 5 bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước? - Đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá? - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: Thảo luận ? Liên hệ những việc làm của người dân địa phương gây ra ô nhiễm môi trường nước, không khí? ? Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước? - Đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước và không khí? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ ba ngày 30 tháng 4 năm 2013 Địa lí Tiết 34: ôn tập học kì ii I. Mục tiêu - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên(vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. II. đồ dùng dạy học - Bản đồ Thế giới, Quả địa cầu, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu tên các châu lục và đại dương trên thế giới? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Nội dung * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi: + Châu á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào? + Nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế của châu á? + Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi? * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu như sau: + Nêu một số đặc điểm chính về Liên Bang Nga? + Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật? + Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam? - HS trong nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Kĩ thuật Tiết 34: LắP GHéP MÔ HìNH Tự CHọN I. MụC TIÊU - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được một mô hình tự chọn. * Với HS khéo tay: - Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn. - Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK. II. Đồ DùNG DạY HọC - Lắp sẵn 2 mô hình gợi ý trong SGK. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. IIi. Các hoạt động DạY – HọC chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nêu lại quy trình lắp: Lắp máy bay và băng chuyền - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Nội dung * Hoạt động 1: HS thực hành lắp máy bay và băng chuyền a) Chọn chi tiết - GV phát bộ lắp ghép. - Yêu cầu HS chọn các chi tiết ra nắp hộp. - GV cho HS tiến hành lắp. b) Lắp từng bộ phận - GV theo dõi giúp đỡ HS thực hành lắp. - Sau khi các nhóm hoàn thành các bộ phận cho HS tiến hành 2 mô hình. * Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm - Các nhóm trình bày sản phẩm. - Cho HS trình bày sản phẩm lắp ráp. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nêu lại quy trình lắp. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Luyện Tiếng Việt ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm) I. MụC TIÊU - Nêu được tác dụng của dấu hai chấm và vận dụng để điền vào chỗ thích hợp trong câu văn. II. Đồ DùNG DạY HọC - Vở luyện Tiếng Việt (trang 62). IIi. Các hoạt động DạY – HọC chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu tác dụng của dấu hai chấm? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * Bài tập 2: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. a. Điều 15 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em ghi: Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. b. Tôi cầm bó hoa: - Hoa này tên là gì, cháu nhỉ? Em bé ngước đôi mắt đen dễ thương nhìn tôi: - Dạ, đây là hoa salem. Hoa này lâu tàn và còn biến đổi màu nữa, chú ạ! Nguyễn Thị Tuyết Mai 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu tác dụng của dấu hai chấm? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 2 tháng 5 năm 2013 Khoa học Tiết 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường I. Mục tiêu - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường II. đồ dùng dạy học - Hình trang 140, 141 SGK.GV khuyến khích động viên sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu nội dung phần Bạn cần biết bài 67? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Quan sát. - HS làm việc theo nhóm: Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào. - Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV cho cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào và thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - GV nhận xét, kết luận * Hình 1 – b ; hình 2 – a ; hình 3 – e ; hình 4 – c ; hình 5 – d * Hoạt động 2: Triển lãm - HS làm việc theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường. + Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2013 Bồi dưỡng Tiếng Việt Tập làm văn : Ôn tập văn tả người Đề bài : Tả hình dáng và tính nết ngây thơ của một em bé đang học mẫu giáo . I .Mục tiêu - Rèn kỹ năng quan sát và miêu tả người . II .Hoạt động dạy học Giới thiệu bài: 2. Luyện tập : - Yêu cầu hs đọc đề bài , phân tích yêu cầu . -Hs đọc đề bài , phân tích yêu cầu đề bài . - Yêu cầu hs làm bài . - Hs làm bài - Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu . - Hs trình bày nội dung bài làm . - Hs nhận xét bổ sung hoàn chỉnh . - Nhận xét chung về bài làm của hs . - Thu vở chấm . 3. Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học Luyện Toán ôn tập giải toán I. MụC TIÊU - Biết vận dụng một số dạng bài toán đã học để làm bài tập. II. Đồ DùNG DạY HọC - Vở luyện Toán (trang 62). IIi. Các hoạt động DạY – HọC chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu các dạng bài toán đã học? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? ? Vận dụng dạng toán gì? (Tìm số trung bình cộng) - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS và GV nhận xét, kết luận. * Bài 2: - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? ? Vận dụng bài toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó) - HS nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - HS và GV nhận xét, kết luận. * Bài 3: - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? ? Vận dụng bài toán gì? (Rút về đơn vị) - HS nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài.
Tài liệu đính kèm: