Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 6 (chuẩn)

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 6 (chuẩn)

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

- Hiểu ND : Chế độ phân biết chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các CH trong SGK – không hỏi CH 3 và 4)

- Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi.

II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ.

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 6 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013
TẬP ĐỌC
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu ND : Chế độ phân biết chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các CH trong SGK – không hỏi CH 3 và 4)
- Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi. 
II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng và TLCH bài: Ê – mi – li, con .
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gián tiếp
b) Hoạt động 1: HS luyện đọc từ, câu, đoạn.
- Từ khó cần luyện đọc: a-pác-thai, huỷ bỏ sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc, Nen-xơn Man-đê-la..
- Hiểu nghĩa các từ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, ..
- HS nối tiếp đọc theo đoạn:
Ÿ Đoạn 1: Từ đầu. Đến a-pác-thai
 Ÿ Đoạn 2: Tiếp  đến dân chủ nào
 Ÿ Đoạn 3: Còn lại
- Giáo viên kết hợp sửa lỗi + chú giải.
- Gọi HS đọc phần chú giải (GV giải thích thêm và đặt câu)
c) Hoạt động 2: HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo cặp đôi (2 vòng)
- Gọi Hs đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu
d) Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thầm, đọc lướt, trao đổi thảo luận, trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa theo nhóm 4.
- GV yêu cầu 1 nhóm đọc câu hỏi và có quyền yêu cầu nhóm khác trả lời, các nhóm bổ sung.
- GV kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra nội dung bài.
- GV viết nội dung bài lên bảng HS đọc và ghi vào vở ghi chung.
e) Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài
- G V cùng cả lớp tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. 
+ GV đọc mẫu – hướng dẫn cách đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học – dặn dò HS
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.
 - BT cần làm : B1a (2 số đo đầu) ; B1b (2 số đo đầu) ; B2 ; B3 (cột 1) ; B4.
 - HS cẩn thận,ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Ycầu HS lên bảng làm lại BT3 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: trực tiếp
b) Hoạt động luyện tập:
Bài tập 1: (SGK – trang 28) Làm bài cá nhân.
Câu a: 2HS lên bảng làm.
Câu b: 2HS lên bảng làm.
Bài tập 2: (SGK – trang 28) Làm nhóm đôi.
1 nhóm lên bảng trình bày.
Bài tập 3: (SGK – trang 29) Làm phiếu bài tập.
1 HS làm phiếu lớn.
Lưu ý: Đưa về cùng một đơn vị đo rồi so sánh.
Bài tập 4: (SGK – trang 29) Làm vở.
 - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
KỂ CHUYỆN (Thầy Lanh dạy)
ĐẠO ĐỨC (Thầy Lanh dạy)
CHÀO CỜ + HĐNGLL
Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013
KĨ THUẬT (Cô Khuyên dạy)
KHOA HỌC (Cô Khuyên dạy)
MĨ THUẬT ( Thầy Vinh dạy)
TOÁN
HÉC-TA
I. Mục tiêu:
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn và mối quan hệ, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta, quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ héc-ta)
 - GD tính cẩn thận khi chuyển đổi đơn vị héc-ta 
 - Bài tập cần làm: B1a (2 dòng đầu) ; B1b (cột đầu) ; B2.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm.	 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
 - HS lên bảng làm bài tập 3 cột 2 tiết trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: trực tiếp
 b) Hoạt động cơ bản: G.thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta:
 - Khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng ta dùng đơn vị héc-ta
 - 1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông
 - 1 héc-ta viết tắt là ha
 - HS phát hiện mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông 1 ha = 10000 m2
 c) Hoạt động luyện tập:
Bài tập 1: (SGK – trang 29) Làm bài cá nhân.
Câu a: 2 HS lên bảng làm.
Câu b: 2 HS lên bảng làm.
Bài tập 2: (SGK – trang 30) Làm bài cá nhân.
- 1 HS làm bảng lớp.
Bài tập 3: (SGK – trang 30) Giảm tải.
 - HS làm nhóm đôi, nêu kết quả
Bài tập 4: (SGK – trang 30) Giảm tải
 - GV hướng dẫn HS về nhà làm.
 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3.
 (Không làm BT4)
- Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm. 
II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm , bút dạ, từ điển tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS lên bảng TLCH về bài từ đồng âm.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Gián tiếp.
 b)Hoạt động làm bài tập.
Bài tập 1: (SGK – trang 56) Làm bài theo nhóm đôi.
 - HS làm việc theo nhóm đôi trao đổi và ghi vào phiếu
 - Đại diện một số nhóm trình bày
Bài tập 2: (SGK – trang 56) Làm bài theo nhóm 4.
 - 2 nhóm làm phiếu lớn.
Bài tập 3: (SGK – trang 56) HS làm bài cá nhân.
 - 1 HS nối tiếp đặt câu và làm vào VBT.
Bài tập 4: (SGK – trang 56) HS làm bài nhóm 4.
 - 1 nhóm làm bảng phụ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. ( BT cần làm: Bài 1 (a,b) ; Bài 2 ; Bài 3.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức. 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu BT, Vở bài tập toán. 
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi Hs lên bảng làm BT 4 tiết trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: trực tiếp
 b) Hoạt động luyện tập:
Bài tập 1: (SGK – trang 30) Làm phiếu bài tập.
 - 1 HS làm phiếu lớn.
 - Lưu ý đổi từ đơn vị nhỏ lên đơn vị lớn.
Bài tập 2: (SGK – trang 30) Làm nhóm đôi.
 - 1 nhóm làm vào bảng lớn.
 - Lưu ý: Đổi về cùng một đơn vị đo rồi so sánh.
Bài tập 3: (SGK – trang 30) Làm cá nhân.
 - 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vở.
Bài tập 4: (SGK – trang 30) Giảm tải.
 - HS về nhà làm bài.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
THỂ DỤC (Cô Ánh dạy)
TẬP ĐỌC
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài ; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa : Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các CH 1,2,3)
- Thông qua câu chuyện, GD các em ngưỡng mộ sự bình tĩnh, hóm hỉnh của ông già người Pháp, căm ghét những tên phát xít xâm lược. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa SGK 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên bảng đọc và TLCH bài: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gián tiếp
b) Hoạt động 1: HS luyện đọc từ, câu, đoạn.
- Từ khó cần luyện đọc: Si-le, Pa-ri, Hít-le, lạnh lùng, Vin-hem-ten, Mét-xi-na, I-ta-li-a, Óoc-lê-ăng...
- Hiểu nghĩa các từ: Si-le ; sĩ quan ; Hít-le.
- HS nối tiếp đọc theo đoạn:
+ 1HS đọc phần xuất xứ. 
+ HS 1:Trong thời gian ........... “chào ngài”.
+ HS 2: Tên sĩ quan............điềm đạm trả lời.
+ HS 3: Nhận thấy vẽ ngạc nhiên .......... những tên cướp.
- GV chú ý sữa lỗi phát âm và ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
c) Hoạt động 2: HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo cặp đôi (2 vòng)
- Gọi 1 Hs đọc toàn bài – lớp đọc thầm.
- Giáo viên đọc toàn bài.
d) Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo cặpTLCH trong SGK
- Hs điều khiển nêu câu hỏi, HS dưới lớp phát biểu, bổ sung.
- GV nhận xét giảng giải sau mỗi câu hỏi và làm trọng tài khi có tranh luận.
- Câu hỏi bổ sung: 
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ?
+ Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
- Yêu cầu HS rút ra nội dung bài.
- GV viết nội dung bài lên bảng HS đọc và ghi vào vở ghi chung.
e) Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp đọc toàn bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoan 3.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Gv yêu cầu nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học – dặn dò HS
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN 
I. Mục tiêu: 
- Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
- Giáo dục học sinh biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lời lẽ mang tính thuyết phục.
 *GDKNS: KN Ra quyết định ; KN Thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy hoc: 
Kiểm tra bài cũ: 
 - Chấm vở 2, 3 học sinh về nhà đã hoàn chỉnh hoặc viết lại bài. 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gián tiếp..
b) Hoạt động làm bài tập:
Bài tập 1: (SGK – trang 59 - 60) Làm bài nhóm đôi.
 Cho HS đọc nội dung bài văn Thần chết mang tên bảy sắc cầu vòng và lần lượt thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi SGK. 
- Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét , chốt ý đúng .
Bài tập 2: (SGK – trang 60) Làm bài cá nhân.
GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu đơn và hướng dẫn HS quan sát .
+ Hỏi : Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy? Ta cần viết hoa những chữ nào ?
- GV lưu ý HS: Tên lá đơn viết giữa trang giấy, chữ to gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần các chữ trong nội dung lá đơn .
- Cho HS viết đơn .
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đơn .
- GV nhận xét bổ sung .
- GV chấm điểm 1 số lá đơn, nhận xét về kỷ năng viết đơn của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2013
KHOA HỌC (Cô Khuyên dạy)
THỂ DỤC(Cô Ánh dạy)
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: HS biết : 
- Tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
- BT cần làm: B1 ; B2.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi kiến thức về tính diện tích. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học: 
Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học.
 - Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gián tiếp.
 b) Hoạt động luyện tập:
Bài tập 1: (SGK – trang 31) HS làm bài theo nhóm.
2 nhóm làm vào bảng phụ.
2 HS bảng nhóm trình bày lớp nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2: (SGK – trang 31) Làm cá nhân.
Hướng dẫn HS khai thác đề toán.
Tổ chức cho HS làm vở. Một HS làm bảng lớp.
GV chấm vở, nhận xét, chữa bài trên bảng lớp.
Bài tập 3: (SGK – trang 31) Giảm tải.
GV hướng dẫn HS về nhà làm vào vở luyện toán.
Bài tập 4: (SGK – trang 31) Giảm tải. 
GV hướng dẫn HS về nhà làm vào vở luyện toán. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu HS biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ;Đặt câu với một cặp từ đồng âm
- GD tính cẩn thận,hợp tác nhóm trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng đặt câu với câu thành ngữ b(BT4) tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: gián tiếp.
 b) Hoạt động 1: Hướng dẫn, tổ chức HS làm các bài tập phần nhận xét:
- Yêu cầu HS đọc câu văn, suy nghĩ trả lời 2 câu hỏi trong SGK theo nhóm đôi.
- Gọi một số HS trả lời. GV nhận xét, treo bảng phụ ghi lời giải đúng:
+Câu văn Hổ mang bò lên núi có thể hiểu theo 2 cách:
Cách 1: (rắn) hổ mang (đang) bò lên núi.
Cách 2:(con) hổ (đang)mang con bò lên núi.
+Có thể hiểu như vậy là do câu có sử dụng các từ đồng âm:Các tiếng hổ,mang,trong từ hổ mang(tên một loài rắn)đồng âm với từ hổ(con hổ);mang(động từ).Từ bò(trườn)đồng âm với từ bò(con bò.)
 Chốt ý rút ghi nhớ trong SGK. Khuyến khích HS tìm thêm ví dụ.
c) Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ
- 2,3 HS nhắc lại không nhìn SGK
d) Hoạt động3: Làm bài tập.
Bài tập 1: (SGK – trang 61) Làm bài theo nhóm
- 2 nhóm làm vào bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập 1.
- Gọi HS trình bày – lớp nhận xét.
Bài tập 2: (SGK – trang 61) Làm bài cá nhân.
 - Yêu cầu HS đặt câu vào vở, 3 HS đặt câu trên bảng nhóm.
 - GV chấm vở, nhận xét bài trên bảng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
Ê-MI-LI, CON...
I. Mục tiêu:
 - Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2 ; tìm được tiếng chứa ưa , ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy hoc:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng viết suối , ruộng , tuổi , mùa ,lúa , lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng trên .
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: trực tiếp
b) Hoạt động 1: Hướng dẫn nhớ viết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết.
- Tìm hiểu nộ dung và TLCH liên quan đến đoạn văn cần viết.
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết: Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng loà, hoàng hôn...
- Yêu cầu HS chú ý vào cách trình bày của đoạn thơ.
- HS tự viết theo trí nhớ.
- GV thu bài chấm điểm - chữa lỗi.
c) Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 2: (SGK – trang 55-56) Làm bài cá nhân.
- 2 HS làm vào bảng phụ.
 - Cho HS trình bày kết quả và nêu cách đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
Bài tập 3: (SGK – trang 56) Làm bài nhóm đôi.
- 2 nhóm làm vào bảng phụ có sẵn nội dung BT3.
- GV nhận xét kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2013
LỊCH SỬ (Cô Khuyên dạy)
ĐỊA LÍ (Cô Khuyên dạy)
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được cách quan sát cách tả cảnh trong 2 đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước (BT2).
- Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
 - 2, 3 học sinh đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: trực tiếp
b) Hoạt động làm bài tập:
Bài tập 1: (SGK – trang 62) Làm bài theo nhóm.
- Chia lớp thành 8 nhóm. 4nhóm đọc và trả lời câu hỏi đoạn văn a; 4 nhóm đọc và trả lời câu hỏi ý b.
- Gọi đại diện nhóm trả lời; cácnhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: (SGK – trang 62) Làm bài cá nhân.
- Tổ chức cho HS dựa vào kết quả quan sát được viết dàn ý vào vở.
- Một HS viết dàn ý vào bảng nhóm.
- GV chấm vở, nhận xét bổ sung bài bài trên bảng nhóm.
- Tuyên dương những HS có dàn ý đúng và đầy đủ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - HS biết :+ So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
 + Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- BT cần làm : B1 ; B2 (a,d) ; B4.
- Học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, học hỏi các dạng toán đã học. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm BT 3, 4 tiết trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: trực tiếp.
 b) Hoạt động thực hành:
Bài tập 1: (SGK – trang 31)
 a. Tổ chức cho HS sắp xếp các phân số vào PBT.
 - Nhận xét, gọi một số HS nhắc lại cách so sánh phân số cùng mẫu số. 
 b. Cho HS làm nhóm đôi. Gọi 1 nhóm lên bảng phụ.
 - Gv nhận xét, chữa bài. Gọi HS nhắc lại cách so sánh phân số khác mẫu.
Bài tập 2: (SGK – trang 31) Làm bài cá nhân.
 - 2HS làm bảng lớp. Nhận xét, chữa bài.
Bài tập 3: (SGK – trang 32) Giảm tải.
 - Hướng dẫn HS về nhà làm.
Bài tập 4: (SGK – trang 32) Làm bài vào vở.
 - Hướng dẫn HS khai thác đề, tổ chức cho HS làm bài vào vở.
 - 1HS làm bài vào bảng nhóm. Chấm vở, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
 I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được ưu, nhược điểm của mình, của bạn trong các hoạt động của tuần 6.
- Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 7.
- Giáo dục HS ý thức tự quản.
II. Các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Hs ngồi theo tổ
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình, chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua
 -> xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Kiểm tra bài tập đầu giờ đầy đủ
- Đi học đúng giờ 100%, ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc, hát đầu giờ đều, thực hiện xem bài đầu giờ nghiêm túc.
- Không khí học tập sôi nổi rõ rệt. Các em đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Số HS quên vở đã hạn chế. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
- Trong lớp hăng hái giơ tay phát biểu như: Nhung, Dũng, H Nêra, Trung
- Đi lao động đạt kết quả cao.
* Nhược điểm:
- Một số bạn vắng học: Y Mly, Y Rim.
- Một số bạn chưa nghiêm túc trong khi hoạt động ngoài giờ.
- Trong lớp còn 1 số bạn nói chuyện riêng: Y Rinh, Thiện, Phúc.
- Một số học sinh còn chưa đủ sách vở
- Một số bạn chưa học bài o nhà: Hùng, Trường.
4. ý kiến của HS.
5. Phương hướng tuần 7:
- Chấm dứt tình trạng vắng học 
- Đi học đúng giờ.
- Chấm dứt việc nói chuyện riêng trong lớp.
- Khẩn trương ra hoạt động giữa giờ.
- Các bạn còn lại đóng nộp tiếp tiền đầu năm.
- Phát huy các nề nếp tốt.
- Chấm dứt tình trạng vắng học 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 6 LONG DAK NONG.doc