Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 9

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 9

I. MỤC TIÊU :

 Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc diễn cảm bài văn; biết phânbiệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).

 Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì là quý nhất ?) và ý được khẳng định qua rranh luận: Người lao động là quý nhất. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.

 Giáo dục HS yêu quý người lao động và quý trọng sản phẩm do người lao động làm ra .

II. CHUẨN BỊ:

 GV :Tranh ảnh minh họa trong SGK .

 HS :Tìm hiểu trước bài .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 9 
 	ò Ngày soạn : 05/10/2013 	 Tiết : 17
 ò Ngày dạy :	 07/10/2013	 Giáo viên :Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. MỤC TIÊU :
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc diễn cảm bài văn; biết phânbiệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì là quý nhất ?) và ý được khẳng định qua rranh luận: Người lao động là quý nhất. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. 
Giáo dục HS yêu quý người lao động và quý trọng sản phẩm do người lao động làm ra .
II. CHUẨN BỊ:
GV :Tranh ảnh minh họa trong SGK .
HS :Tìm hiểu trước bài .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định : Cho HS hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
Mời 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
Nhận xét – Ghi điểm. 
- Bài mới : 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
ND1: Hướng dẫn luyện đọc
Cho một HS giỏi đọc toàn bài.
Hướng dẫn chia 3 đoạn:
Cho HS đọc nối tiếp l từng đoạn: sửa lỗi phát âm(trao đổi, quý nhất, thì giờ, vàng bạc, tranh luận, vô vị ,...)
Cho HS đọc nối tiếp lượt 2 : giải nghĩa từ khó (tranh luận, phân giải, vô vị ).
Cho HS đọc nhóm đôi. 
Gọi vài em đọc toàn bài.
Đọc mẫu thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật .
ND 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm từng khổ, trả lời câu hỏi ở SGK, Giáo viên nhận xét. 
Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ?
Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
Chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn?
ND 3 : Luyện đọc diễn cảm 
Mời 3 HS đọc cả bài thơ.
Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: 
Đoạn 1 đọc khoan thai.
Đoạn 2 đọc nhanh.
Đoạn 3 đọc thong thả.
Đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu.
Yêu cầu HS đọc diễn cảm ở nhóm đôi.
Tổ chức thi đọc diễn cảm.
* Hoạt động 3 : Củng cố 
Mời vài HS nêu nội dung chính của bài thơ.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Hát
TRƯỚC CỔNG TRỜI
- HS đọc, trả lời câu hỏi.
ĐẤT CÀ MAU
- Một HS đọc .
1:“Một hômsống được không ?”
2: Tiếp theo “phân giải.” 
3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc nối tiếp lượt 2.
- Đọc nhóm đôi.
- Ba HS đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Lúa gạo , vàng , thì giờ.
+ Lúa gạo nuôi sống con người ; có vàng là tiền sẽ mua được lúa gạo ; có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc.
 + Có con người là có tất cả.
 + Ai có lí ? Cuộc tranh luận thú vị.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp nhận xét.
- Luyện đọc nhóm đôi .
- Thi đọc diễn cảm bài văn.
Vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất ?) và ý được khẳng định đó là con người lao động là qúi nhất.
* Tổng kết, đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. 
Đọc lại bài. 
Chuẩn bị bài Đất Cà Mau. 
BÀI TẬP BỔ SUNG
1) Trong bài tập đọc Cái gì quý nhất ?, Hùng đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
a) Gạo quý như vàng.
b) Người nông dân vất vả mới làm ra lúa gạo.
c) Lúa gạo nuôi sống con người.
d) Lúa gạo là nguồn lương thực đứng đầu.
2) Ý kiến của thầy giáo như thế nào khi nói về Cái gì quý nhất ?
a) Vàng bạc là quý nhất.
b) Lúa gạo là quý nhất.
c) Thời gian là quý nhất.
d) Người lao động là quý nhất.
3) Chọn một cái tên khác cho truyện Cái gì quý nhất ?
a) Cuộc bàn tán sôi nổi.
b) Cuộc tranh luận thú vị.
c) Ai có lí.
d) Cả a, b, c đều đúng.
4) Có câu nói: “Thì giờ là vàng bạc”. Câu này có nghĩa gì ?
	a) Thì giờ rất đáng quý.
	b) Thì giờ chính là vàng bạc.
	c) Thì giờ và vàng bạc là một.
5) Tác giả viết câu chuyện trên để làm gì ?
	a) Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý vàng, lúa gạo.
	b) Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý thì giờ.
	c) Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý người lao động.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: TOÁN Tuần : 9 
 ò Ngày soạn : 	05/10/2013 Tiết: 41 
 ò Ngày dạy : 	07/10/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
Luyện tập viết đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ:
 + Gọi HS sửa VBT, chấm một số vở.
 + Nhận xét, tuyên dương
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành 
Bài 1:
GV yêu cầu HS tự đọc đề bài và tự làm bài.
Quan sát, giúp đỡ
Nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 2:
GV viết lên bảng 315cm = . . . m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315cm thành số đo có đơn vị là mét. 
Bước 1: Tách 2 đơn vị.
Bước 2: Viết hỗn số.
Bước 3: Viết số thập phân.
Nhận xét và hệ thống lại như SGK nêu.
Bài 3: 
Mời HS nêu yêu cầu BT.
Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
Quan sát, giúp đỡ.
Mời 3 HS chữa bài ở bảng lớp.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4:
Nêu yêu cầu đề bài.
Yêu cầu HS thảo luận tìm cách làm: 
Đưa về hỗn số.
Đưa về số đo có đơn vị phức hợp hoặc đơn vị đơn.
Mời 2 HS làm bảng (bài a, c).
Nhận xét – Ghi điểm. 
* Hoạt động 3: Củng cố: 
Thi đua: Gọi ngẫu nhiên 4HS, từng em thực hiện theo yêu cầu.
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm (...)
21,43m = ... m ... cm ; 8,2dm = ... dm ... cm;
7,62km = ... m (7620m) ; 39,5km = ... m 	
- Cả lớp.
Viết số đo độ dài 
dưới dạng số thập phân
- 3 HS chữa miệng BT 1, 2, 3. Cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 số HS nộp vở, HS còn lại đối chiếu kết quả.
Luyện tập
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở. 
- Chữa bài nêu kết quả và cách làm:
a)35m 23cm=35m=35,23m 
b) 51dm3cm = 51,3dm;	 
c) 14m7cm = 14,07m
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề, thảo luận nhóm đôi, nêu các bước thực hiện: 
+ 315cm = 300cm +15cm = 3m15cm
+ 3m15cm = 3
3 = 3,15m Vậy 315cm = 3,15m
+ 234cm = 2,34m ; + 506cm = 5,06m ; 
 34dm = 3,4m
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở, sửa bài nêu kết quả và cách làm : 
+ 3km245m = 3km = 3,245km ; 
+ 5 km 34m = 5,034km ; 
+ 307m = 0,307km.
- HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi và tự giải.
+ 12,44m =12
+ 3, 45km = 3; (HS khá giỏi)
+ 7, 4dm = 7.
- 4 HS thi đua thực hiện 1 phần ở bài 1 và một phần ở bài 2.
- Lớp nhận xét.
2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
a) 345 cm =  m ; 678 cm =  m ; 
 234 mm =  dm ; 356 mm =  dm.
b) 35 dm =  m ; 34 dm =  m ; 
 92 cm =  dm ; 12 mm =  cm.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét-Tuyên dương. 
Về nhà làm VBT.
Xem trước bài “Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân”.
BÀI TẬP BỔ SUNG
1) Chọn câu trả lời đúng: Viết số đo độ dài 14km 29m dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét.
a) 14,29km	b) 14029km	c) 14,290km	d) 14,029km
2) Chọn câu trả lời đúng: Viết số đo độ dài 8,24m dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét.
a) 82.4cm	b) 0,824cm	c) 824cm	d) 8240cm
3) Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) 8km 647m = 8,647km £	b) 2m 67cm = 0,0267km £
c) 8,19km = 8019m £	d) 7,46km = 7460m £
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn :ĐẠO ĐỨC	Tuần : 9 
 ò Ngày soạn : 05/10/2013	Tiết : 9
 ò Ngày dạy 07/10/2013	Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : TÌNH BẠN
I- MỤC TIÊU : Học xong bài này học sinh biết :
Biết được: Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè; Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Thưc hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày .
Thân ái đoàn kết với bạn bè
II- CHUẨN BỊ:
Gv : Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi Bạn trong sgk
Hs :Bài hát lớp chúng ta đoàn kết , nhạc và lời: Mộng Lân .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động. 
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
- Bài mới : 
* Hoạt động 2:Cung cấp kiến thức mới. 
ND 1:Hs biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè cùa trẻ em.
+ Bài hát nói lên điều gì ?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không ? 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ? 
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? 
+ Em biết điều đó từ đâu ?
 + KL: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
ND 2: Hiểu được bạn bè cần phài đoàn kết , giúp đỡ nhau lúc khó khăn , hoạn nạn .
+ Tìm hiểu nội dung truyện Đôi Bạn. 
+ KL: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn.
ND 3 : Hs biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
+ Gọi HS đọc bài tập 2 .
+ Mời một số hs trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do .
+ Gv nhận xét và kết luận về cách ứng xừ phù hợp trong mỗi tình huống : 
Tình huống (a ): Chúc mừng bạn .
Tình huống (b): An ủi , động viên , giúp đỡ bạn .
Tình huống (c ): Bênh vực bạn , hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn .
Tình huống (d ): Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt .
* Hoạt động 3: Củng cố: 
+ Yêu cầu mỗi hs nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. Ghi nhanh các ý kiến của hs lên bảng. 
+ KL : Các biểu hiện của tình bạn đẹp là : tôn trọng , chân thành , biết quan tâm , giúp đỡ lẫn nhaucùng tiến bộ , biết chia sẻ vui buồn cùng nhau 
 + Hs liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp trong trường mà em biết. 
- Hát.
TÌNH BẠN
- Cả lớp hát : Lớp chúng ta đoàn kết.
-Trả lời .
- Một số Hs lên đóng vai theo nội dung truyện. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi ở trang 17 , sgk 
- Đại diện các nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to BT 2 SGK. HS làm bài tập 2 theo nhóm đôi.
Tình huống ( đ): hiểu ý tốt của bạn , không tự ái , nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. 
 Tình huống (e ): Nhờ bạn bè thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn. 
- Làm bài nhóm đôi, trả lời, lớp nhận xét bổ 
sung .
+ Việc đã làm:
+ Việc chưa làm:
+ Việc nên làm:
- Hs tham gia nêu ý kiến của mình.
- Vài hs đọc ghi nhớ trong sgk 
 * Tổng kết đánh giá tiết dạy: Nhận xét- Tuyên dương. Chuẩn bị : Sưu tầm truyện ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình bạn. Đối xử tốt với bạn bè xung quanh. CB: Thực hành: Tình bạn. 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : CHÍNH TẢ Tuần : 9
 ò Ngày soạn :	 05/10/2013	 Tiết : 9 
 ò Ngày dạy : 07/10/2013 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : 
NHỚ-VIẾT : TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CATRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU :
Nhớ và viết lại đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do. Sai không quá 5 lỗi CT.
Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm cuối n/ng (BT2 b, BT3 b) .
G ... Cả lớp.
Vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Nộp vở.
TT MT: Giới thiệu sơ lược về
 điêu khắc cổ VN
- Theo dõi, nhắc lại.
- Quan sát nhóm đôi ,thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Vài HS liên hệ trả lời tự do.
- Lắng nghe, nhắc lại.
* Tổng kết đánh giá tiết dạy: Nhận xét – Tuyên dương, khen ngợi HS tích cực phát biểu. 
Dặn dò: Về vẽ vài hoạ tiết trong trí điêu khắc cổ mà em biết. 
Chuẩn bị :Vẽ trang trí đối xứng qua trục .	
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	Môn : ÂM NHẠC	 Tuần : 9
	 ò Ngày soạn :	05/10/2013	 Tiết : 9
 ò Ngày dạy : 	17/10/2010	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : HỌC HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
Hát đúng giai điệu bài Những bông hoa những bài ca . Thể hiện đúng những chỗ cao độ chuyển quãng 6, quãng 7 trong bài hát.
Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách.
Góp phần giáo dục HS yêu mến mái trường và các thầy cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy nghe, đĩa nhạc bài Những bông hoa những bài ca . Tranh ảnh minh hoạ bài hát. Tập hát bài Những bông hoa những bài ca . Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát. 
Học sinh: Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
 + Cho HS hát lại 2 bài hát: Reo vang bình minh-Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
- Mục đích : Học hát
- Hình thức tổ chức : Cá nhân , nhóm, cả lớp .
 + Giới thiệu tranh minh hoạ và hỏi cả lớp : Hãy kể tên một số bài hát về chủ đề mái trường và thầy cô giáo em đã học ?
 + Giới thiệu về tác giả Hoàng Long, Hoàng Lân xuất xứ và nội dung bài hát Những bông hoa nhữngbài ca: 
 + Đệm đàn, tự mình trình bày bài hát hoặc dùng băng đĩa nhạc sau đó cho hs đọc lời ca .
 + Hướng dẫn hs tập hát lời 1.
+ Đàn và hát giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần. Bắt nhịp (2-1) và đàn giai điệu để hs hát . Yêu cầu hs lấy hơi ở đầu câu hát . Cho hs khá hát mẫu .
+ Cho cả lớp hát, gv lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi h/d hs sửa lại (hát mẫu lại những chỗ cần thiết).
 + Cho hs hát lại toàn bộ lời 1 .
 + Hướng dẫn hs tập hát lời 2 (tập như lời 1).
 + Cho hs hát lại toàn bộ lời 2 .
* Hoạt động 3 : Hát kết hợp gõ đệm
 + Hát mẫu kết hợp gõ đệm theo nhịp ở lời 1, gõ đệm theo phách ở lời 2 :
L.1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô. Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố. Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh mặt trời.
Náo nức tiếng cười say sưa yêu đời.
Những đoá hoa tươi màu đẹp nhất,
Chúng em xin tặng các thầy các cô.
 + Cho hs hát kết hợp gõ đệm .
 + Hát mẫu kết hợp .
* Hoạt động 3 : Củng cố 
- Cả lớp . 
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT-NGHE NHẠC
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm. 
NHỮNG BÔNG HOA 
NHỮNG BÀI CA
- Quan sát, lắng nghe. 
- Tiếp nối nhau trả lời : Đi tới trường ; Bài ca đi học ; Trên con đường đến trường ; Em yêu trường em ;
Nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân sinh ngày 18/6/1942 là anh em sinh đôi, quê ở Thị xã Sơn Tây. Hai ông bắt đầu sáng tác bài hát từ năm 1957. Cảnh các em thiếu nhi tung tăng đến thăm thầy cô vào ngày 20/11. 
- Lắng nghe .
- Cả lớp đọc theo tiết tấu.
- Lắng nghe. Hát hoà theo. Tập lấy hơi .
- 1, 2 hs thực hiện .
- Thực hiện sửa chỗ sai .
- Thực hiện theo yêu cầu của gv .
- Cả lớp cùng hát .
- Thực hiện theo.
- Cả lớp cùng hát .
- Lắng nghe và thực hiện theo.
L.2: Thầy cô dạy em mong chúng em sẽ cùng lớn khôn. Học tốt học mãi ghi nhớ trong những trang vở mới. Mùa thu đẹp tươi bao ước mơ sáng gương mặt người. Nhớ mãi công thầy nhớ mãi ơn này. Những khúc ca bao lời đẹp nhất, chúng em xin tặng các thầy các cô.
- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách .
- Cả lớp cùng hát: nửa lớp hát câu 1, 3, 5 ; nửa lớp hát câu 2, 4, 6.
- HS hát đối đáp.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Về tập hát đúng, thuộc bài hát, tìm động tác vận động.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT Tuần: 9 	ò Ngày soạn: 05/10/2013	 Tiết: 9
 	ò Ngày dạy: 18/10/2010	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy: 	 	 LUỘC RAU
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
Biết cách thực hiện những công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
Biết liên hệ những công việc chuẩn bị và các bước luộc rau ở gia đình.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình nấu ăn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Rau muống, rau cải củ, ... còn tươi, non ; nước sạch. Nồi, soong cỡ vừa, dĩa. Bếp ga du lịch. 2 cái rổ, chậu nhựa. Đũa nấu. Phiếu học tập.
Học sinh: Tìm hiểu cách luộc rau ở gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp (hơi nóng ; cháy ; khê ; thật nhỏ) điền vào chỗ chấm để dược câu trả lời đúng. 
“Phải giảm lửa  khi nước đã cạn, vì khi đó cơm sẽ chín bằng Nếu để lửa to, cơm sẽ bị ”
Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Nội dung: Hướng dẫn tìm hiểu các nguyên liệu và dụng cụ ; cách sơ chế rau
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 — Nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau?
 — Ở gia đình em thường luộc những loại rau nào?
 — Nhắc lại cách sơ chế rau? 
Nhận xét, lưu ý HS: Đối với các loại củ, quả thì phải gọt vỏ, rửa sạch và cắt, thái thành miếng nhỏ.
* Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
- Mục đích : Tìm hiểu cách luộc rau
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
- Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách luộc rau.
Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung ở phiếu.
Quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc.
Yêu cầu HS thực hiện các thao tác luộc rau.
Nhận xét, bổ sung: Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh. Nên cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau đậm và xanh. Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi mới cho rau vào. Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2-3 lần để rau chín đều. Đun to và đều lửa. Tùy khẩu vị của từng người mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm. Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt rau ra đĩa, có thể cho quả me vào nước luộc đun tiếp hoặc vắt chanh vào nước luộc để nguội.
Sử dụng vật thật và thực hiện từng thao tác với giải thích hướng dẫn để HS hiểu rõ cách luộc rau.
- Cả lớp . 
NẤU CƠM (TIẾT 2)
- 3 HS tiếp sức thực hiện bài tập. Cả lớp bổ sung.
- Lắng nghe. 
LUỘC RAU
+ Quan sát hình 1, 2 (a, b) trang 37, 38 SGK. 
— Rau, cải ; rổ, thau nhựa, soong, đũa nấu,...
— Nêu theo thực tế của gia đình mình.
— Khi sơ chế rau xanh cần nhặt bỏ gốc, rễ, những phần giập nát, héo úa, già, bị sâu bọ cắn hoặc gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó rửa nước sạch 3 - 4 lần.
+ Lắng nghe. 
- Đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 3, 4 SGK. 
+ Nhận phiếu học tập. Thảo luận nhóm 4. 
+ Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1-2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu GV
+ Quan sát, lắng nghe kĩ để có thể thực hiện trong gia đình.
 * Hoạt động 4: Củng cố: Ghi số (1, 2, 3, 4) vào * cho đúng trình tự chuẩn bị luộc rau: *. Chọn rau tươi, non, sạch, an toàn. *. Rửa sạch rau. *. Nhặt bỏ gốc, rễ, lá úa, héo, bị sâu, những phần già. *. Rửa sạch nồi trước khi cho nước vào.
 * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Rán (chiên) đậu phụ (tìm hiểu cách rán (chiên) đậu phụ ở gia đình).
PHIẾU HỌC TẬP (H/đ 2)
1. Nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau?
2. Ở gia đình em thường luộc những loại rau nào?
3. Nhắc lại cách sơ chế rau?
PHIẾU HỌC TẬP (H/đ 3)
1. Trình bày cách luộc rau theo các câu hỏi gợi ý sau:
	a) Khi luộc rau nên cho lượng nước vào nồi như thế nào? Có tác dụng gì?
.
b) Nếu luộc các loại rau xanh, khi nào mới cho rau vào?
c) Sau khi cho rau vào nồi, ta cần làm gì? 
d) Hãy cho biết đun lửa to khi luộc rau có tác dụng gì? 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : KỂ CHUYỆN Tuần : 	 9	
	 Ngày soạn : 05/10/2013 Tiết : 10
	 Ngày dạy : 13/10/2011 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 Tên bài dạy : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: 
HS nhớ được một câu chuyện về một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc nơi khác. Sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện. 
Lời kể chuyện tự nhiên, rõ ràng, biết kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động. Chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi , nhận xét đúng lời kể của bạn.
GDHS yêu mến cảnh đẹp quê hương.
II. CHUẨN BỊ:
GV: tranh, ảnh một số cảnh đẹp, bảng lớp viết đề bài, viết vắn tắt Gợi ý về 2 cách KC.
HS: Chuẩn bị trước câu chuyện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 :Khởi động. - Ổn định : 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
GV kiểm tra 1 HS : Kể lại chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Nhận xét – Ghi điểm. - Bài mới: 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới.
ND 1 : Hướng dẫn kể chuyện. 
v Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
Cho HS đọc đề + Gạch dưới những từ : KC em đi thăm cảnh đẹp, ở địa phương, nơi khác .
v Gợi ý kể chuyện :
GV chỉ trên bảng lớp nhắc HS lưu ý về cách KC trong gợi ý 1,2.
Yêu cầu HS thực hiện:
Xác định rõ cảnh đẹp, tên gọi cảnh đẹp đó là gì?
Cảnh đẹp đó ở địa phương em hay ở nơi khác ?
Kể diễn biến câu chuyện.
ND 2: Kể được chuyện theo đúng yêu cầu.
v Kể trong nhóm.
Chia nhóm đôi
GV cho HS tập kể theo cặp.
GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn uốn nắn
v Kể trước lớp.
Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
GV gọi HS đều các trình độ để các em có cơ hội được kể.
HD học sinh nhận xét về các mặt : 
Nội dung câu chuyện có hay không ? 
Cách kể : giọng điệu , cử chỉ ?
GV tổng kết, rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 4 :Củng cố
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị trước bài: Người đi săn và con nai ở tuần 11 (đọc trước y/c, xem trước tranh minh họa trong SGK)* Tổng kết đánh giá tiết học :..............
- Hát . 
Kể lại chuyện nói về quan hệ
giữa con người với thiên nhiên
- Thực hiện – Nhận xét. 
Kể chuyện được chứng kiến
hoặc tham gia
- HS đọc đề - Một HS phân tích, nêu những từ trọng tâm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 2 gợi ý trong SGK.
- Một số HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
- Từng cặp HS nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về câu chuyện.
- Một vài HS thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, phù hợp đề bài. Bạn kể chuyện hay nhất trong tiết học.
- Lắng nghe .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 9 DS.doc