Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 3 - Trường TH Long Điền Đông

Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 3 - Trường TH Long Điền Đông

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẽ với nỗi đâu của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ đâu buồn cùng bạn.

* GDKNS: Giao tiếp: ứng sử lịch sự trong giao tiếp – thể hiện sự thông cảm – xác định giá trị – tư duy sáng tạo.

II.Chuẩn bị: - GV : Tranh minh hoạ.

III.Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: Gọi HS đọc thuộc bài: Truyện cổ nước mình.

H: Bài thơ nói lên điều gì?

H: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?

H: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 3 - Trường TH Long Điền Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI Ngày soạn: 25/8/2011
 Ngày dạy: 5/9/2011
TẬP ĐỌC
Tiết 5. THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẽ với nỗi đâu của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ đâu buồn cùng bạn.
* GDKNS: Giao tiếp: ứng sử lịch sự trong giao tiếp – thể hiện sự thông cảm – xác định giá trị – tư duy sáng tạo.
II.Chuẩn bị: - GV : Tranh minh hoạ. 
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Gọi HS đọc thuộc bài: Truyện cổ nước mình. 
H: Bài thơ nói lên điều gì?
H: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
H: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ1: Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK trang 25 , sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (3 lượt). 
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải trong SGK .
-GV đọc mẫu lần 1. 
 HĐ2. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? (Động não)
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát , đau thương gì ?
+ Em hiểu “ hi sinh ” có nghĩa là gì ?
+ Đặt câu hỏi với từ “ hi sinh ” . (Trải nghiệm)
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
- Tóm ý chính đoạn 1 .
 Trước sự mất mát to lớn của Hồng , bạn Lương sẽ nói gì với Hồng ? Chúng em tìm hiểu tiếp đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? (Trao đổi theo cặp)
+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? (Trao đổi theo cặp)
+ Nội dung đoạn 2 là gì ? 
+ Tóm ý chính đoạn 2 . 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Ở nơi bạn Lương ở , mọi người đã làm gì để động viên , giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt ? 
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng ?
+ “ Bỏ ống ” có nghĩa là gì ? (Trải nghiệm)
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
- Yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi : Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ?
+ Nội dung bức thư thể hiện điều gì ?
 c) Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bức thư .
- Yêu cầu HS theo dõi và tìm ra giọng đọc của từng đoạn .
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn .
- Gọi HS đọc toàn bài .
- HS đọc theo trình tự : 
+ HS 1 : Đoạn 1 : Hòa bình  với bạn .
+ HS 2 : Đoạn 2 : Hồng ơi  bạn mới như mình.
+ HS 3 : Đoạn 3 : Mấy ngày nay  Quách Tuấn Lương .
- 2 HS tiếp nối đọc toàn bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Lắng nghe .
- Đọc thầm , thảo luận , tiếp nối nhau trả lời câu hỏi :
+ Bạn Lương không biết bạn Hồng . Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong .
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn với Hồng .
+ Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi.
+ “Hi sinh ” : chết vì nghĩa vụ , li tưởng cao đẹp, tự nhận về mình cái chết để giành lấy sự sống cho người khác .
+ Các anh bộ đội dũng cảm hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc .
+ Đoạn 1 cho em biết nơi bạn Lương viết thư và lí do viết thư cho Hồng .
- Lắng nghe . 
- Đọc thầm , trao đổi , trả lời câu hỏi :
+ Những câu văn : Hôm nay , đọc báo Thiếu niên Tiền Phong , mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi . Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn . Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi .
+ Những câu văn : 
Nhưng chắc là Hồng  dòng nước lũ .
Mình tin rằng  nỗi đau này .
Bên cạnh Hồng  như mình .
+ Nội dung đoạn 2 là những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng .
- Đọc thầm , trao đổi , trả lời câu hỏi :
+ Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt , khắc phục thiên tai . Trường Lương góp đồ dùng học tập giúp các bạn nơi bị lũ lụt .
+ Riêng Lương đã gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay .
+ “ Bỏ ống ” là dành dụm , tiết kiệm .
+ Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp . Trả lời :
+ Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi người nhận thư .
+ Những dòng cuối thư ghi lời chúc , nhắn nhủ , họ tên người viết thư .
+ Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống . 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn .
- Tìm ra giọng đọc .
+ Đoạn 1 : giọng trầm , buồn .
+ Đoạn 2 : giọng buồn nhưng thấp giọng .
+ Đoạn 3 : giọng trầm buồn , chia sẻ .
- 3 HS đọc .
- 2 HS đọc toàn bài .
3. Củng cố: - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài - GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học 
 	 - Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Người ăn xin.
TOÁN
Tiết 11. TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TT)
I. Mục tiêu :
- Đọc, viết được một số đến lớp triệu.
- HS được củng cố về hàng và lớp.
II. Chuẩn bị : - Bảng phụ. Có kẻ sẵn bảng hàng và lớp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : Đọc và viết các số sau: 312 000 000, 236 000 000 . 
 Viết số: Mười sáu triệu; Năm trăm bảy mươi triệu. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi bảng 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1 : Hướng dẫn đọc và viết các số đến lớp triệu.
-GV treo bảng các hảng , lớp đã chuẩn bị lên bảng. 
- GV vừa viết vào bảng vừa giới thiệu; cô có một số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu ,2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm , 1 chục, 3 đơn vị
- Bạn nào có thể lên bảng viết số trên?
- Bạn nào đọc được số trên ?
- GV hướng dẫn lại cách đọc.
+ Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp : Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
GVvừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 342 157 413.
+ Đọc số trên từ trái sang phải, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó. 
-Vậy số trên đọc là: Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba . -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
- GV cho đọc các số sau.
65 789 200, 123 456 789 , 23 000 000
HĐ2 : Thực hành làm bài tập.
Bài 1:GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập , trong bảng số GV kẻ thêm 1 cột viết số.
- GV yêu cầu HS viết các số trong bài 1.
- Theo dõi HS kiểm tra các số đã viết.
- Gọi 2 HS lên bảng đọc lại.
- Yêu cầu HS nêu cách đọc các số trên.
Bài 2: Đọc số
- GV viết các số đó lên bảng
Yêu cầu HS đọc nối tiếp, đọc bất kì, chỉ định, GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3 :Viết các số
Bài 4 : GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn
_ HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS tự phân tích cách làm và làm bài miệng. 
- HS lên viết
- Hs trả lời
- Lớp nhận xét
-1 HS lên bảng viết,cả lớp viết vở nháp 342 157 413
 - 1 số hs đọc trước lớp, nhận xét.
-HS yếu đọc lại.
- HS kiểm tra lẫn nhau.
Kết quả: 32 000 000; 32 516 000;
 32 516 497; 834 291 712; 308 250 705; 500 209 037.
- Một số HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đoc đề
- HS làm miệng.
* 7312836: Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu.
* 57602511: năm mươi bảy triệu sáu trăm linh hai nghìn năm trăm mười một.
* 315600307: Ba trăm mười lăn triệu sáu trăm nghìn ba trăm linh bảy.
* 900370200: Chín trăm triệu ba trăm bảy mươi nghìn hai trăm.
* 400070192: Bốn trăm triệu không trăm bảy mươi nghìn một trăm mưòi chín.
- HS tự viết số vào vở.
Đáp án a- 10250214; b- 253564888; c- 400036105; d- 700000 231
-Sửa bài, nhận xét.
Đáp án: a- 9873 trường. 
 b- 8 350 191 HS. 
 c- 98 714 GV
3. Củng cố: GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học.
 Về nhà học bài, làm bài thêm. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 3. VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thưc vượt khó trong học tập.
- Yêu mến, nôi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
*GDKNS: - Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
- Kĩ năng tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. 
II. Chuẩn bị: Giấy ghi bài tập cho mỗi nhóm,sgk
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: 	H: Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập? 
H: Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
H: Nêu nội dung phần ghi nhớ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
- GV cho HS Làm việc cả lớp
- GV đọc chuyện kể “Một HS nghèo vượt khó”
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Thảo gặp phải những khó khăn gì?
+ Thảo đã khắc phục như thế nào?
+ Kết quả học tập của bạn thế nào?
- GV cho HS trả lời câu hỏi và khẳng định:
 Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập như:nhà nghèo,bố mẹ bạn luôn đau yếu,nhà bạn xa trường.
 Thảo vẫn cố gắng đến trường,vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ.Thảo vẫn học tốt đạt kết quả cao, làm giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.
H: Trước những khó khăn Thảo có chịu bó tay ,bỏ học không?
H: Nếu Thảo không khắc phục được khó khăn thì chuyện gì có thể xảy ra?
H: Vậy trong cuộc sống chúng ta đều có những khó khăn riêng,khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
H: Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
 Trong cuộc sống ,mỗi người đèu cónhững khó khăn riêng.Để học tốt,chúng ta cần cố gắng kiên trì vượt qua những khó khăn thử thách.Tục ngữ đã có câu khuyên rằng:”Có chí thì nên”
Ghi nhớ: SGK
*Hoạt động 2: Bài tập 
_Gv tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. (Giải quyết vấn đề)
+Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập sau:
 Khi gặp bài tập khó ,theo em cách gíải quyết nào là tốt,cách giải quyết nào chưa tốt? Vì sao?
a. Tư tìm hiểu ,đọc thêm sách vở tham khảo để làm. 
b.Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c.Chép bài giải của bạn. 
d. Nhờ người khác giải hộ
đ. Nhờ bố mẹ,cô giáo,người lớn hướng dẫn.
e. Để lại chờ cô giáo sửa.
H.Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
GV kết luận: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.Để học tập tốt, chúng ta cần cố gắng,kiên trì vượt qua khó khăn đó.
*Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
-Gv cho HS làm việc cả lớp:
+Yêu cầu một vài HS nêu lên khó khăn và cách giải quyết.
+Yêu cầu HS khác gợi ý thêm cách giải quyết(nếu có)
+H: Vậy bạn đã biết cách khắc phục khó khăn trong học tập chưa?Trước khó khăn của bạn bè ta có thể làm gì?
-Gv kết luận :Khi gặp khó khăn nếu chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được.Và chúng ta cần giúp đỡ bạn bè vượt khó.
- Hs lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi và trình bày, sau đó các nhóm khác bổ sung nhận xét. 
-Bạn Thảo khắc phục và tiếp tục đi học.
-Bạn có thể bỏ học.
-Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn và tiếp tục đi học.
-Giúp ta học ... trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó?
*GV khẳng định: Chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
Hoạt động 2: Cách viết số trong hệ thập phân.
H: Trong hệ thập phân có bao nhiêu chữ số , đó là những chữ số nào? 
- Yêu cầu HS sử dụng các chữ số trên để viết các số.
 -Gv nêu cứ 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
H: Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999?
GV: Cùng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
* Hoạt động 3: Luyện tâp
Bài 1:- Yêu cầu HS đọc bài mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập.
- GV kết hợp kiểm tra, chấm điểm, nhận xét, sửa bài. 
 -1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 10 đơn vị = 1chục
 10 chục = 1trăm
 10 trăm = 1 nghìn
 10 nghìn = 1chục nghìn
 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
- Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
-HS nhắc lại kết luận: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- Hệ thập phân có 10 chữ số, đó là các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
-HS viết vào vở nháp 
 VD: 999; 2005; 685 402 793.
- Giá trị của chữ số 9 ở hàng đơn vị là 9 đơn vị, của chữ số 9 ở hàng chục là 90, của chữ số 9 ở hàng trăm là 900.
- HS lắng nghe và nhắc lại kết luận
- 1 HS đọc bài mẫu, lớp theo dõi.
- Cả lớp làm bài vào vở.
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai.
 80 712
8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị.
Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư.
 5 864
5 nghìn, 8 trăm, 6 chục, 4 đơn vị
Hai nghìn không trăm hai mươi.
 2 020
2 nghìn, 2 chục
Năm mươi lăm nghìn năm trăm.
 55 500
5 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm
Chín triệu năm trăm linh chín.
 9 000 509
9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: - GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó.
- GV nhận xét và sửa bài. 
 Bài 3:GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp:
 * 387 = 300 + 80 + 7
 * 873 = 800 + 70 +3
 * 4 738 = 4000 + 700 + 30 +8
 * 10 837 = 10000 + 800 + 30 + 7
 Số
45
57
561
5824
5 824 769
Giá trị của chữ số 5
5
50
500
5000
5 000 000
Củng cố: GV tổng kết giờ học, nhận xét
 Dặn HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 6 . VIẾT THƯ
I. Mục tiêu :
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được một bước thưthăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn.
* GDKNS: Giao tiếp:- ứng sử lịch sự trong giao tiếp – thể hiện sự thông cảm – tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị :Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: H.Trong bài văn kể chuyện lời nói, ý nghĩ của nhân vật nói lên điều gì? 
 H.Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?
 1 em làm bài tập 3
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Phần nhận xét
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn . 
H: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
H: Theo em người ta viết thư để làm gì ?
H: Theo em, nội dung bức thư cần có những gì? (Thảo luận nhóm)
H: Qua bức thư em có nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc ?
* Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
- GV treo bảng phụ ,yêu cầu HS đọc ghi nhớ .
*Hoạt động 3: Luyện tâp.
a. Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập SGK.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: trường khác để thăm hỏi, kể tình hình lớp, trường em.
H. Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? 
H. Mục đích viết thư là gì ? 
H. Cần thăm hỏi bạn những gì? 
H. Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? 
H. Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? 
* Yêu cầu HS làm bài– Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành.
- Gọi HS đọc lá thư mình viết. (Trình bày)
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.
-1HS đọc , lớp theo dõi .
- Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát. 
-Để thăm hỏi, động viên nhau ,để thông báo tình hình , trao đổi ý kiến , bày tỏ tình cảm
-Nội dung bức thư cần :
 + Nêu lí do và mục đích viết thư .
 + Thăm hỏi người nhận thư .
 + Thông báo tình hình người viết thư .
 + Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm .
- Phần mở đầu ghi địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi. 
- Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
+ 1HS đọc yêu cầu trong SGK - cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
-Viết thư cho một bạn trường khác.
- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay.
-Hỏi thăm sức khỏe, việc học hành ở trường mới,tình hình gia đình, sở thích của bạn.
- Tình hình học tập, sinh hoạt,vui chơi, văn nghệ, thầy cô giáo, bạn bè, 
- Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau.
- HS tự suy nghĩ và viết ra nháp.
- HS viết bài vào vở.
- 3 đến 5 HS trình bày.
 3.Củng cố: - GV tóm tắt nội dung bài - nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau: Cốt truyện.
KHOA HỌC
Tiết 6. VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. Mục tiêu:
- Kể tên các thức ăn có chứa nhiều vi –ta –min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có màu xanh thẫm,) và chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi –ta –min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất sơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
II. Chuận bị: - GV: Hình trang 14, 15 SGK, Phiếu học tập, giấy khổ to .
 - HS : Có thể mang một số thúc ăn thật như :Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra : Kiểm tra 3 HS
H: Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng?
H: Chất béo có vai trò gì? kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo? 
H:Thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc ở đâu? 
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập. 
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi, quan sát.
-Gọi HS trình bày - GV gợi ý HS hoàn thiện bảng dưới đây .
Tên thức ăn
Nguồn gốc ĐV
Nguồn gốc TV
Chứa
Vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
Ốc
Thịt gà
Cà chua
Mướp
Đậu đũa
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
HĐ2 : Tìm hiểu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước .
H: Kể tên một số loại vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó?
Kết luận :Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể (như chất đạm) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt dộng (như chất bột đường ). Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh .
H: Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
Kết luận : Một số chất khoáng như sắt, canxi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị mắc bệnh.
H: Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ?
H: Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
Kết luận :Chất xơ không có giá tri dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được chất cặn bã ra ngoài.
 Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
- HS thảo luận nhóm bàn.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Vi-ta-min A, B, C, D.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- HS cá nhân trả lời, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
3.Củng cố: - Gọi 1 HS nhắc lại kết luận - GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
	BGH duyệt
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 3
I)MỤC TIÊU:
-Đánh giá các hoạt động tuần qua ,đề ra kế hoạch tuần tới.
-Công tác Đội: Các việc làm để trường lớp xanh, sạch, đẹp – Ôn bài “ Quốc ca”.
-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. Phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt chưa tốt.
-GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II)CHUẨN BỊ:Nội dung sinh hoạt
III)CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1.Bài cũ: Kiểm tra vệ sinh cá nhân của HS.
 2.Bài mới: Giới thiệu nội dung sinh hoạt.
Hoạt động1: Đánh giá các hoạt động tuần 2:
-Em lớp trưởng lên nhận xét mọi hoạt động trong tuần học -Các tổ đóng góp ý kiến.
-GV nhận xét, đánh giá:+Đi học chuyên cần , đúng giờ. Đa số các em biết giúp đỡ bạn bè.
+ Các em có ý thức hơn trong việc xây dựng nề nếp.
+Hầu hết các em có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
+ Đa số các em có ý thức học tập tốt, tự giác học bài, làm bài trước khi đến lớp.
+Một số em có tiến bộ chữ viết : Thuý, Tiên, Minh, Quý
+ Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài: Đạo, Tiếng, Nhàn, Phú,
+ Còn một số em chưa tự giác học bài, làm bài ở nhà, chữ viết cẩu thả, kĩ năng tính toán yếu.
Hoạt động2: Kế hoạch tuần 4:
-Duy trì tốt nề nếp qui định của trường ,lớp.
-Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Tự giác học bài, làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.
-Đóng góp các khoản tiền đã quy định.
Hoạt động 3: Sinh hoạt Đội
*Các việc làm để trường lớp xanh, sạch, đẹp.
H-Muốn cho trường xanh sạch đẹp em phải làm gì?
-Trồng cây xanh, chăm sóc cây trong khuôn viên nhà trường,thường xuyên dọn vệ sinh , lau chùi, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy , bôi bẩn lên tường- Phải bảo vệ để trường luôn xanh sạch, đẹp.
-GD HS có ý thức bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp.
*Ôn lại bài hát “Đội ca”
-Cán bộ lớp cho các bạn ôn lại bài hát cho thuộc và đúng giai điệu .cùa bài hát.
-GV theo dõisửa cho HS nếu các em hát sai.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét chung.
 -Về chăm chỉ học bài-Chuẩn bị tốt kế hoạch tuần 4. 
 *** HẾT TUẦN 3 ***

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 3 co tich hop giam tai.doc