Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 26

Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 26

I. Mục tiêu:

- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế

* HS yếu và trung bình làm được các BT1, 2 VBT(Trang 55)

*HS khá giỏi làm bài 1, 2, 3 VBT(Trang 55)

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2021
Tiết 1: Toán
Tiết 126: ÔN NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế 
* HS yếu và trung bình làm được các BT1, 2 VBT(Trang 55)
*HS khá giỏi làm bài 1, 2, 3 VBT(Trang 55)
II. Nội dung:
Bài tập 1 (55): 
Bài tập 2 
Bài 3(55)
Tính:
 5giờ 4phút 6 = 30giờ 24phút
 2giờ 23phút 5 = 10giờ 115phút
 = 11giờ 55 phút 
 3phút 5giây 7 = 21phút 35giây
 Tóm tắt
 1 tuần: 25 tiết : 1tiết: 40phút 
 2 tuần : ? thời gian
 Bài giải:
Thời gian Mai học 2 tuần ở lớp là:
 25 2 40 = 2000 phút
 Đáp số: 2000phút 
Bài giải
1 phút làm được số hộp là:
60 : 5 = 12(hộp)
12000 hộp cần mất số thời gian là
12000 : 12 = 2000(phút)
Đáp số:2000phút
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 2: Mĩ thuật.
Đ/C Thương dạy.
Tiết 3: Tập đọc
ÔN: NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục tiêu:
- HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
 - Hs khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. (Trả lời được tất cả các câu hỏi).
 - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Nội dung:
- HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, ).
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
 + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- Hs khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. (Trả lời được tất cả các câu hỏi).
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
+ Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao khẩu hiệu nào có ND tương tự?
 * Qua bài em cảm nhận được điều gì?
+ Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy – người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
+ Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “đồng thanh dạ ran”, cùng theo sau thầy.
 + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính đó là: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng./ Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ./ Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy”.
+ Tiên học lễ, hậu học văn; Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều; Kính thầy yêu bạn. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Làm sao cho bõ những ngày ước ao.
 + Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2021
Tiết 1 : Kĩ thuật
Tiết 26: LẮP XE BEN (tiết 3)
I. Mục tiêu: 
HS cần phải :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trớc.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn
- Xe ben gồm có mấy bộ phận?
- GV cho cho HS quan sát kĩ từng bộ phận đó.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ HD chọn đúng các chi tiết
- GV nhận xét bổ sung
+ Lắp từng bộ phận
- GV lần lượt HD học sinh kĩ thuật lắp từng bộ phận
+ Lắp ráp xe ben
- Tiến hành lắp ráp xe ben
- Kiểm tra sản phẩm
+ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS quan sát
- Gốm 5 bộ phận: Khung sàn xe và các giá đỡ. sàn ca bin và các thanh đỡ.hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau
- HS gọi tên và lựa chọn đủ các chi tiết theo bảng trong SGK
- HS quan sát
- HS thực hành lắp xe ben.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán.
Tiết 127: ÔN. CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu: Biết: 
- Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. 
* HS yếu và trung bình làm được các BT 1, 2 VBT (Trang 56)
*HS khá giỏi làm bài 1, 2, 3 VBT (Trang 56-57)
II. Nội dung:
Bài tập 1: (Tr. 56).
 Tính (Theo mẫu):
Bài tập 2: (Tr. 56).
Tính (theo mẫu)
Bài tập 3: (Tr. 57).
Kết quả:
a. 18phút 13giây b. 15phút 8giây
c. 13phút 7giây d. 6,42phút
Kết quả:
a. 1giờ 58phút b. 2giờ 29phút
c. 3giờ 47phút d. 4,3giờ
Bài giải
 Người thợ làm việc trong thời gian là:
 11giờ – 8giờ = 3giờ 
 Trung bình người đó làm 1 dụng cụ hết số thời gian là:
 3 : 6 = 0,5 (giờ) 
 Đáp số: 0,5giờ.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 2: Luyện chữ.
Tiết 26: LUYỆN CHỮ BÀI 26 (VỞ LUYỆN CHỮ)
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết được cả bài luyện chữ trong vở luyện chữ,
* HS yếu viết đúng chính tả.
* HS Trung bình và học sinh khá giỏi viết đúng, trình bày đẹp rõ ràng.
II. Nội dung:
*HS trung bình và HS yếu: 
* HS khá giỏi : 
 - Viết đúng đủ nội dung bài sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Viết đúng đủ nội dung nội dung bài trình bày sạch đẹp không sai lỗi chính tả.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012
Đ/C Toàn dạy.
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Tiết 129: ÔN. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Biết cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian.
 * HS yếu và trung bình làm được các BT1, 2, 3 VBT (Trang 59)
*HS khá giỏi làm bài 1, 2, 3,4 VBT (Trang 59- 60)
II. Nội dung:
Bài tập 1 (VBT - 59): Tính
Bài tập 2 (VBT - 59): Tính
Bài tập 3 (VBT - 59) 
Bài tập 4 (VBT - 60) 
Kết quả:
a. 22 ngày 4 giờ
b. 16giây
c. 5 giờ 47 phút
 Kết quả:
 11 giờ 55 phút ; 15 phút
 5 giờ 21 phút ; 3,75giờ
Bài giải:
Diện tích xung quanh là:
 (4 + 3,5) 2 3 = 45 (m2)
Diện tích mặt đáy là:
 4 3,5 = 14 (m2)
Diện tích cần quét xi măng là:
 45 + 14 = 59 (m2)
Thời gian để quết xi măng xong cái bể là: 
 1,5 59 = 88,5 (phút)
 Đáp số: 88,5 phút.
 * Kết quả:
 Khoanh vào D.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 2: Luyện từ và câu.
Tiết 51 + 52: ÔN. MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. Mục tiêu:
Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền
*HS TB và HS yếu làm được BT 1, 2 trang 45, 46.
*HS khá, giỏi làm được BT 1, 2, 3 trang 45, 46 và bài 3 trang 49. 
- Giáo dục HS biết giữ gìn truyền thống dân tộc.
II. Nội dung:
Bài tập 1: ( trang 45)
Bài tập 2: ( trang 46)
Bài tập 3: ( trang 46)
Bài tập 3:( trang 49)
c. Truyền thống là: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
b. Truyền có nghĩa là lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu, truyền nhiễm.
- Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
- Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiêt 3: Âm nhạc.
Đ/C Giang dạy
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
 Tiết 1: Toán.
Tiết 130: ÔN. VẬN TỐC
I. Mục tiêu: 
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. 
* HS yếu và trung bình làm được các BT1, 2, 3 trang 60 + 61 VBT 
*HS khá giỏi làm bài 1, 2, 3, 4 60 + 61 VBT
II. Nội dung: 
 Bài 1: (Tr 61)
Bài 2: (Tr 62)
Bài 3: (Tr 62)
Bài 4: (Tr 62)
Bài giải
 Vận tốc của ô tô là:
 120 : 2 = 60 (km/giờ)
 Đáp số: 60 km/giờ.
Bài giải
 Vận tốc của người đó là:
 10,5 : 2,5 = 4,2 (km/giờ)
 Đáp số: 4,2 km/giờ.
Bài giải
 Thời gian người đó đi là:
 10 - 8giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút
 Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75(giờ) 
 Vận tốc của xe máy đó là:
 73,5 : 1,75 = 42 (km/giờ)
 Đáp số: 42km/giờ.
 Bài giải
Đổi 2 phút 5 giây = 125 (giây)
 Vận tốc của vận động viên đó là:
 800 : 125 = 6,4 (m/giây)
 Đáp số: 6,4 m/giây.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 2: Tập làm văn
Tiêta 51 + 52: ÔN: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục tiêu: 
* HS yếu và HS trung bình: Củng cố cho HS nắm vững cách trình bày một bài bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.
* HS khá, giỏi làm được bài văn có dùng biện pháp nghệ thuật làm cho bài văn hay hơn.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác viết bài, tích cực trong học tập.
II. Nội dung:
- HS làm theo nhóm đối tượng.
- HS chọn 1 trong 5 đề trong VBT trang 10 để làm:
Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả..
Thân bài: Tả bao quát đến chi tiết từng bộ phận của đồ vật
Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về đồ vật mình tả
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 3: Thể dục.
Đ/C Cường dạy
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 - Toán
Tiết 128: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
- Biết: Nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
 * HS yếu và trung bình làm được các BT1, 2, 3 VBT(trang 57)
*HS khá giỏi làm bài 1, 2, 3, 4 VBT(trang 57- 58)
 II/ Nội dung
Bài tập 1 (VBT - 57): Tính
Bài tập 2 (VBT - 57): Tính
Bài tập 3(VBT - 58)
Bài tập 4(VBT - 58)
*Kết quả:
a. 13 giờ 45 phút
b. 51 phút 42 giây
c. 12,68 phút
*Kết quả:
 a) 3 giờ 16 phút; 5,25 giờ
 b) 1giờ 25 phút; 7 giờ 24 phút
* Kết quả:
a,(6giờ 35phút + 7giờ 4phút) : 3
= 13giờ 39 phút : 3
= 4giờ 33phút
b, 63phút 4giây – 32phút16giây : 4
= 63phút 4giây – 8phút 4giây
= 55phút
d. (7giờ - 6 giờ 15 phút) 6
= 45 6
= 270 phút 
 Bài giải
Một giờ có số giây là:
 60 60 = 3600 (giây)
Một ngày có số giây là:
 3600 24 = 86 400 (giây)
Trong một ngày số lượt ô tô chạy qua cầu là:
86400 : 50 = 1728 (lượt)
 Đáp số: 1728 lượt ô tô
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 2 - Tập đọc
ÔN: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I/ Mục đích yêu cầu:
 - HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát phù hợp với nội dung miêu tả. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
 Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. 
- Hs khá giỏi đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, giữ nét đẹp văn hoá của dân tộc. 
 II/ Nội dung
- HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát phù hợp với nội dung miêu tả.(Trả lời được các câu hỏi 1,2, 3).
- Hs khá giỏi đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
+ Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
 + Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
+ Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi” đối với dân làng?
+ Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá dân tộc?
+ Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.
 + Trong khi một thành viên lo lấy lửa, những người khác mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước, nấu cơm. Vừa nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.
+ Vì giật được giải trong cuộc thi chứng tỏ đội thi rất tài giỏi, khéo léo, ăn ý./ Vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh của cả tập thể.
+ Tg thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
+ Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. 
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc
ĐỒNG CHÍ THƯƠNG DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc