Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 23 năm 2011

Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 23 năm 2011

I. Mục tiêu:

- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Yêu Tổ quốc Việt Nam.

- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.

II. Chuẩn bị:

- Thẻ màu.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 23 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tuần 23
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: Đạo đức
Tiết 23: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Thẻ màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em?	
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- 1 – 2 HS nêu.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK).
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ lần lượt cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh giữ nước
* Mục tiêu: 
 HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi sau:
+ Em biết thên những gì về đất nước Việt Nam? Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì? 
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- GV kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam.Chúng ta yêu quý tự hào về tổ quốc mình
- GV tiểu kết rút ra ghi nhớ. 
c. Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi với người ngồi bên cạnh.
- Mời một số HS trình bày. Các HS khác NX.
- GV kết luận: GV giới thiệu thêm về các hình ảnh của Việt Nam.
*Mục tiêu: HS có thên hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
- HS thảo luận nhóm
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. 	
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
* Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam.
* Những hình ảnh về Việt Nam là:
- Quốc kì
- Bác Hồ
- Văn Miếu
- Áo dài
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh,có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Luyện toán TIẾT 111: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
I. Mục tiêu: 
 Củng cố cho HS:
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi- mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi- mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi- mét khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi- mét khối.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
+ Hình lập phương có thể tích 1 dm3.
+ Phiếu học tập cho bài tâp 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Xăng-ti-mét khối là gì? đề-xi- mét khối là gì? GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
- 1- 2 HS nêu HS khác nhận xét.
b. Luyện tập:
Bài tập 1: Mời 1 HS nêu yêu cầu: - -- GV phân tích mẫu. Phát phiếu học tập cho HS làm bài cá nhân.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS giải.
- Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Viết vào ô trống( theo mẫu)
- HS làm bài
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 1dm3 = 1 000 cm3 
 375dm3 = 375 000cm3
 5,8dm3 = 5 800cm3 
 dm3 = 800cm3
*b. 2 000cm3 = 2dm3 
 154 000cm3 = 154dm3
 490 000cm3 = 490dm3 
 5 100cm3 = 5,1dm3
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại ND bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học và làm các bài trong vở bài tập.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt. 
TIẾT 45: PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. Mục đích - yêu cầu:
- Củng cố cho HS đọc rành mạh, lưu loát. Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Cao Bằng
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài
2 HS đọc
Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc mỗi đoạn.
- GV treo bảng phụ cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ Quan nói sư cụ  đến hết trong nhóm 2 theo phân vai.
- Thi đọc diễn cảm.
 - GV nhận xét ghi điểm
 - Cho HS nhắc lại ND bài.
- HS theo dõi SGK
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Đọc theo cặp
1 - 2 HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- ND: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu nội dung chính của bài. 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Đ/C Tám dạy
Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: Kĩ thuật
Tiết 29: LẮP XE CẦN CẨU (tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
HS cÇn ph¶i :
- Chän ®óng vµ ®ñ sè l­îng c¸c chi tiÕt ®Ó l¾p xe cÇn cÈu.
- BiÕt c¸ch l¾p vµ l¾p ®­îc xe cÇn cÈu theo mÉu. Xe l¾p t­¬ng ®èi ch¾c ch¾n vµ cã thÓ chuyÓn ®éng ®­îc.
- Víi HS khÐo tay: L¾p ®­îc xe theo mÉu. Xe l¾p ch¾c ch¾n,chuyÓn ®éng dÔ dµng,tay quay, d©y têiquÊn vµo vµ nh¶ ra ®­îc
 - RÌn luyÖn tÝnh cÈn thËn khi thùc hµnh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học.
2. Vào bài:
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe cần cẩu.
a. Chọn chi tiết:
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra việc chọn các chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận: 
- Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Cho HS thực hành lắp.
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
c. Lắp ráp xe cần cẩu (H1 – SGK)
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu
- GV nhắc HS kiểm tra khi lắp ráp xong.
d. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Mời một HS nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK.
- Cử 3 HS lên đánh giá sản phẩm
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và thiết bị xếp gọn gàng vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Luyện toán.
TIẾT 113: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
 Củng cố cho HS:
- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con, bảng nhóm.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thâỳ
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Các đơn vị đo thể tích tiếp liền có quan hệ như thế nào với nhau?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
Bài tập 1: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự đọc phần a. Đọc nối tiếp.
- Phần b GV đọc, HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở, ba HS lên bảng làm. Cả lớp và GV nhận xét.
1 - 2 HS nêu
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV(đọc số).
- HS viết số: 1952cm3; 2015m3 ;
 dm3; 0,919m3
* So sánh các số sau:
a. 913,232413m3 = 913232413cm3
*b m3 = 12,345m3
*c. m3 > 8372361dm3 
3. Củng cố - dặn dò.
- GV cho HS nêu lại nội dung bài.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 GV nhận xét tiết học.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ...........
Tiết 2: Luện Tiếng Việt.
Tiết 45: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục đích - yêu cầu:
- Củng cố cho HS lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần Giữ gìn trật tự, an ninh (theo gợi ý trong SGK).
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài:
2. Vào bài:
a. Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:
+ Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài. 
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
- GV nhắc HS lưu ý: 
+ Đây là những hoạt động do Ban chấp hành liên đội của trường tổ chức. Khi lập 1 CTHĐ, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
+ Nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia
- Một số HS nối tiếp nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.
- GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. HS đọc lại.
b. HS lập chương trình hoạt động:
- HS tự lập CTHĐ và vở. 
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính , khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- Mời một số HS trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. 
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc đề.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nói tên hoạt động chọn để lập CTHĐ.
- HS đọc.
- HS lập CTHĐ vào vở bài tập.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
- HS sửa lại chương trình hoạt động của mình.
- HS bình chọn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học; khen những HS tích cực học tập; dặn HS về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình .
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Thể dục.
Tiết 46 : NHẢY DÂY TRÒ CHƠI “QUA CẦU TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác di chuyển tung và bắt bóng.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thực hiện được động tác bật cao.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Qua cầu tiếp sức”.
- Làm quen với cách bật lên cao (có thể có đà hoặc tại chỗ). 
- Giáo dục HS ý thức tích cực tập luyện.
II. Địa điểm - Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị dây, bóng.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thực hành, làm mẫu, phân tích; nhóm, cá nhân.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu.
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học
- Khởi động
- Ôn bài thể dục một lần.
B. Phần cơ bản.
1. Ôn hảy dây kiểu chân trướctrân sau.
2. Thi bật cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn
3. Chơi trò chơi:
 “Qua cầu tiếp sức”
C. Phần kết thúc.
- Tập các động tác thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6 - 10 phút
18 - 22 phút
5 - 7 phút
3 - 5 phút
7 - 9 phút
4 - 6 phút
GV * * * * * * 
 * * * * * * 
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ ôn tập
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập, xoay các khớp, cổ tay, cổ chân. Ôn bài thể dục.
- Thi nhảy giữa các tổ.
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
ĐHTL: GV
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
- GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật 
- ĐHKT: GV * * * * * * 
 * * * * * * 
- Đi lại thả lỏng hít thở sâu tích cực. Nhắc lại ND tiết học.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: Luyện toán.
TIẾT 115: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
Củng cố cho HS:
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
 Luyện tập:
Bài tập 1 . 
- GV treo bảng phụ.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS dùng bút chì điền vào SGK.
- Gọi HS nối tiếp lên bảng điền vào bảng phụ
- GV nhận xét.
Bài tập 2 . 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HD tìm hiểu đề bài toán.
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt bài toán.
- Cho HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm nháp, 1 HS khá lên làm trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Viết số thích hợp vào ô trống:
HLP
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh
1,5m
dm
6cm
10dm
S 1 mặt
2,25cm2
dm2
36cm2
100dm2
Stp
13,5cm2
dm2
216cm2
600dm2
V
3,375cm3
dm3
216cm3
1000dm3
 Tóm tắt
 Cạnh : 0,75 m = 7,5dm
 1 dm3: 15 kg
 Khối kim loại :kg?
* Bài giải: 
Thể tích của khối kim loại hình lập phương là:
 7,5 7,5 7,5 = 421,875(dm3)
Khối kim loại đó cân nặng là:
 15 421,875 = 6328,125(kg)
 Đáp số: 6328,125kg.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại ND bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học và làm các bài.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Luyện Tiếng Việt
Tiết 46: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I Mục đích - yêu cầu: 
- Củng cố cho HS hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến (ND Ghi nhớ).
- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong chuyện Người lái xe đãng trí (BT1, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2).
- HS khá, giỏi phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT1.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
 Luyện tâp:
Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở. Hai HS làm bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Tìm và phân tích các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
V1: Bọn bất lương không chỉ ăn cắp 
 C V
tay lái
V2: mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp 
 C V
Phanh
+ Lời giải:
Các cặp QHT cần điền lần lượt là:
a. không chỉmà
b. không những mà
( chẳng nhữngmà)
 c. không chỉmà
3. Củng cố dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt đông ngoài giờ lên lớp
HỘI THI BÁO ẢNH VỀ CHỦ ĐỀ “ Thân thiện với môi trường”
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN( Vào thứ sáu hàng tuần)
I. Mục đích yêu cầu:
- Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, môi trường xung quanh thông qua việc sưu tầm, lựa chọn tranh ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường
- Giúp học sinh có được tình cảm yêu quý, thân thiện với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh với các em.
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau.
II.Chuẩn bị: 
- Thời gian hoạt động sưu tầm tranh ảnh 
HỘI THI BÁO ẢNH 14 tháng 2 đến hết tháng 3
- Địa điểm trong lớp học. hoặc hành lang lớp học.
- Đối tượng học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 
- Xây dựng kế hoạch ( tổ chức, chỉ đạo, tổng kết, trao giải)
- Mỗi điểm trường chuẩn bị một tiết mục văn nghệ chủ đề” Môi trường” phục vụ cho ngày thi.
III. Hoạt động 
Hoạt động: HỘI THI BÁO ẢNH
Hoạt động 1: 
- Thành lập ban tổ chức, lên kế hoạch.
- Họp hội đồng nhà trường thông báo kế hoạch tổ chức hội thi, ra chủ đề hội thi “ Thân thiện với môi trường” trước một tháng.
- Thành lập ban tổ chức cuộc thi: gồm trưởng ban, thư ký và các thành viên.
Hoạt động 2:
- Phân công nhiệm vụ tổ chức thảo luận, bồi dưỡng kiến thức về tự nhiên, môi trường cho học sinh. Hướng dẫn HS sáng tác, sưu tầm tranh ảnh về chủ đề cây cối, thế giới động vật, em yêu thiên nhiên, em bảo vệ thiên nhiên...
Hoạt động 3:
- Phát động cuộc thi
 + Phát động trong giờ chào cờ thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2011
 + Hình thức: các lớp tự chọn hình thức trình bày báo của lớp mình như (dán các tranh tự vẽ, sưu tầm trên khổ giấy A0 hoặc bảng tranh, băng tranh...
 + Qui định ngày trưng bày sản phẩm 26 tháng 3 năm 2011.
Hoạt động 4: Thu sản phẩm: Hàng tuần các nhóm trong lớp thu báo sưu tầm được nộp cho ban báo của lớp xây dựng nội dung thuyết trình.
Hoạt động 5: Tổ chức chấm báo
+ Tập trung nộp về điểm trường trung tâm vào chiều 25 tháng 3
+ Sáng 26 tháng 3 tổ chức chấm (ban giám khảo chuẩn bị thang điểm và tổ chức chấm).
Hoạt động 6: Công bố kết quả và trao giải.
Hoạt động: NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
Trao đổi đánh giá, nhận xét ưu nhược điểm hoạt động tuần, nêu phương hướng tuần sau: (Thời gian thực hiện hàng tuần)
GV cho các nhóm trình bày
Cho HS nhận xét 
GV nhận xét và đánh giá nêu phương hướng tuần sau.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc