I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Tiếp tục giải bài toán với 2 dạng quan hệ tỉ lệ
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
TUẦN 5- CHIỀU Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2012 Người soạn: Phạm Thị Tuấn Tiết 1 + 2: Anh văn Toán: LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Tiếp tục giải bài toán với 2 dạng quan hệ tỉ lệ - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. Gọi HS nhắc lại cách giải: Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Một thúng đựng trứng gà và trứng vịt có tất cả 128 quả. Số trứng gà bằng số trứng vịt. Hỏi trong thúng có bao nhiêu quả trứng gà? Có bao nhiêu quả trứng vịt? Bài 2: Có một số tiền mua kẹo Trung thu. Nếu mua loại 5000 đồng một gói thì được 18 gói. Hỏi cũng với số tiền đó, nếu mua kẹo loại 7500 đồng một gói thì mua được mấy gói như thế? Bài 3 : (HSKG) Theo dự định, một xưởng dệt phải làm trong 15 ngày, mỗi ngày dệt được 300 sản phẩm thì mới hoàn thành kế hoạch. Nay do cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày dệt được 450 sản phẩm. Hỏi xưởng đó làm trong bao nhiêu ngày thì hoàn thành kế hoạch? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu cách giải+ Rút về đơn vị+ Tìm tỉ số. - Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên. Xác định dạng toán, tìm cách làm - HS làm các bài tập. - HS lên lần lượt chữa từng bài Bài 1 :Lời giải : Ta có sơ đồ : 128quả Trứng gà Trứng vịt Tổng số phần bằng nhau có là : 3 + 5 = 8 (phần) Trứng gà có số quả là : 128 : 8 3 = 48 (quả) Trứng vịt có số quả là : 128 – 48 = 80 (quả) Đáp số : 80 quả Bài 2 : Lời giải: Số tiền mua 18 gói kẹo là 5000 18 = 90 000 (đồng) Nếu mua kẹo loại 7500 đồng một gói thì mua được số gói là: 90 000 : 7 500 = 12 (gói) Đáp số : 12 gói. Bài 3 : Bài giải: Số sản phẩm dệt trong 15 ngày là : 300 15 = 4500 (sản phẩm) Mỗi ngày dệt được 450 sản phẩm thì cấn số ngày là: 4500 : 450 = 10 (ngày) Đáp số : 10 ngày. - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2012 Tiếng Việt : Chính tả: (nghe - viết) NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY. I.Mục tiêu: - Học sinh nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Những con sếu bằng giấy. - Viết đúng các từ : 16 - 7 - 1945, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô, Xa-xa-ki. - Rèn luyện cho HS kĩ năng viết chính tả. - Giáo dục HS ý thức tự giác rèn chữ viết. II.Chuẩn bị: Phấn màu, nội dung. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. b. Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc đoạn viết : “Từ đầu em lâm bệnh nặng” trong bài: Những con sếu bằng giấy. - Cho HS đọc thầm, quan sát sách giáo khoa cách trình bày. H: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ từ khi nào? H: Cô bé đã hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào? - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các từ khó: c. Hướng dẫn HS viết bài. - Giáo viên nhắc nhở HS một số điều trước khi viết. - Đọc cho học sinh viết bài. - Đọc bài cho HS soát lỗi. HS soát lại bài. - Giáo viên thu một số bài để chấm, chữa. - HS trao đổi vở để soát lỗi. - Giáo viên nhận xét chung. LUYỆN THÊM: Cho Hs làm tiết 1- Vở thực hành- tuần 5 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà viết lại những lỗi sai. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm, quan sát sách giáo khoa cách trình bày. - Khi cô bé mới được hai tuổi. - Gấp đủ 1000 con sếu bằng giấy và treo quanh phòng. - HS viết nháp, 2 em viết bảng nhóm.. - Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki. - HS lắng nghe và thực hiện. Tiếng Việt (Thực hành): MỞ RỘNG VỐN TỪ HOÀ BÌNH. I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về chủ đề : Hoà bình. - Rèn cho học sinh có kĩ năng dùng từ để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS tìm từ trái nghĩa với các từ: béo, nhanh, khéo? - hoàn thành VBT - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ : Hoà bình. Bài 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1. Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của quê em. Gợi ý: Quê em nằm bên con sông nhà Lê hiền hoà. Chiều chiều đi học về, chúng em cùng nhau ra bờ sông chơi thả diều. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, thẳng cánh cò bay. Đàn cò trắng rập rờn bay lượn. Bên bờ sông, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nằm trên bờ sông mượt mà cỏ xanh thật dễ chịu, nhìn những con diều giấy đủ màu sắc, đủ hình dáng và thầm nghĩ có phải cánh diều đang mang những giấc mơ của chúng em bay lên cao, cao mãi. - Cho một số em đọc đoạn văn. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - HS nêu: Béo // gầy ; nhanh // chậm ; khéo // vụng. - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Bài 1: - Từ đồng nghĩa với từ Hoà bình là: bình yên, thanh bình, thái bình. Bài 2: - Ai cũng mong muốn có được cuộc sống bình yên. - Cuộc sống nơi đây thật thanh bình. - : Tôi cầu cho muôn nơi thái bình - HS làm bài. Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Con sông quê em chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre tỏa bóng mát rượi xuống đôi bờ. Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. - HS đọc đoạn văn - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau Toán (Thực hành): LUYỆN TẬP . I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Tiếp tục cho HS nắm được tên, ký hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng. - Thực hiện được các bài đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. a)Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng H : Nêu lần lượt 7 đơn vị đo kề nhau ? b)Ôn cách đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng + Viết một đơn vị thành tổng các đơn vị đo. - GV lấy VD ngay trong bài để HS thực hành và nhớ lại các dạng đổi. Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, làm bài tập - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm a) 27yến = .kg b) 380 tạ = kg c) 24 000kg = tấn d)47350kg= tấnkg Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 3kg 6 g= g b) 40 tạ 5 yến = kg c) 15hg 6dag = g d) 62yến 48hg = hg Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm: a) 6 tấn 3 tạ . 63tạ b ) tạ 70 kg c ) 4060 kg ..4 tấn 6 kg Bài 4: (HSKG) Người ta thu ba thửa ruộng được 2 tấn lúa. Thửa ruộng A thu được 1000 kg, thửa ruộng B thu được thửa ruộng A. Hỏi thửa ruộng C thu được bao nhiêu kg lúa? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại 4 dạng đổi đơn vị đo độ dài khối lượng - HS nêu: Đơn vị đo độ dài : Km, hm, dam, m, dm, cm, mm. Đơn vị đo khối lượng : Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g - HS nêu các dạng đổi: + Đổi từ đơn vị lớn đến đơn vị bé + Đổi từ đơnvị bé đến đơn vị lớn + Đổi từ nhiêu đơn vị lớn đến 1 đơn vị - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài Bài1 : Lời giải : a) 270 kg b) 38000 kg. c) 24 tấn d)47 tấn 350 kg bài 2 : a) 3006 g c) 1560 g b) 4050 kg d) 6248 hg Bài 3 : a) 6 tấn 3 tạ = 63tạ b) tạ < 70 kg c) 4060 kg < 4 tấn 6 kg Bài 4 : Đổi : 2 tấn = 2000 kg. Thửa ruộng B thu được số kg lúa là : 1000 = 600 (kg) Thửa ruộng A và B thu được số kg lúa là : 1000 + 600 = 1600 (kg) Thửa ruộng C thu được số kg lúa là : 2 000 – 1600 = 400 (kg) Đáp số : 400 kg - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2012 Toán (Thực hành) LUYỆN TẬP . I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - HS nắm được các đơn vị đo diện tích, tên gọi, ký hiệu, MQH giữa các Đvị đo - Thực hiện được các bài đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. Ôn lại các đơn vị đo diện tích : Nêu tên các đơn vị diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé. : Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo kề nhau Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV chấm, chữa bài số bài - Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm a) 5m2 38dm2 = m2 b) 23m2 9dm2 = m2 c) 72dm2 = m2 d) 5dm2 6 cm2 = dm2 Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm: a) 3m2 5cm2 .. 305 cm2 b) 6dam2 15m2 6dam2 150dm2 Bài 3: (HSKG) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 36dam, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi thửa ruộng có diện tích là bao nhiêu m2. LUYỆN THÊM : HS làm TIẾT 2- vở thực hành- tuần 5 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại 4 dạng đổi đơn vị đo độ dài khối lượng - HS nêu: Km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2 - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài Bài 1 : a) m2 b) m2 c) m2 d) dm2 Lời giải: a) 3m2 5cm2 = 305 cm2 b) 6dam2 15m2 < 6dam2 150dm2 Bài giải: Chiều rộng của hình chữ nhật là : 36 = 24 (dam) Diện tích của thửa ruộng đó là : 36 24 = 864 (dam2) = 86400 m2 Đáp số : 86400 m2 - HS lắng nghe và thực hiện. Tiếng việt: (Thực hành): LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ. I.Mục tiêu: - Học sinh biết trình bày số liệu thống kê, biết được tác dụng của các số liệu thống kê. - Biết thống kê đơn giản với các số liệu về từng tổ trong lớp mình, trình bày được kết quả thống kê theo biểu bảng. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị : phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: GVkiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học. - Cho HS nhắc lại kiến thức về báo cáo thống kê. H: Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào? H: Nêu tác dụng của các số liệu thống kê? - Giáo viên nhận xét và cho HS vận dụng làm bài tập. - Nêu số liệu. - Trình bày bảng số liệu. - Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. Bài tập: Thống kê số HS trong lớp theo mẫu sau: Tổ Số HS HS nữ HS Nam HS giỏi HS khá HS TB HS yếu HSKT Tổ 1 9 5 4 1 5 3 0 0 Tổ 2 9 5 4 2 5 2 0 0 Tổ 3 8 5 3 1 4 3 0 0 Tổng số HS 26 15 11 4 14 8 0 0 - Cho HS làm theo nhóm. - Giáo viên quan sát hướng dẫn, chú ý các nhóm làm yếu. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý đúng. LUYỆN THÊM: HS làm tiết 2 vở thực hành 4.Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. - HS làm theo nhóm. - Các nhóm trình bày. - HS lắng nghe và thực hiện Tiếng Việt (Thực hành): LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM. I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm. - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài tập - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Bài tập 1: Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ. a.Bác(1) bác(2) trứng. b.Tôi(1) tôi(2) vôi. c.Bà ta đang la(1) con la(2). d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp. e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2). Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh. a. Đỏ: b. Lợi: c. Mai: Đánh : Bài tập 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không? Con ngựa đá con ngựa đá. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Bài 1: + bác(1) : dùng để xưng hô. bác(2): Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt. + tôi(1) : dùng để xưng hô. - tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng. + la(1) : mắng mỏ, đe nẹt. la(2) : chỉ con la. + giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn. - giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá. + giá(1) : giá tiền một chiếc áo. giá(2) : đồ dùng để treo quần áo. Bài 2 : a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường. Số tôi dạo này rất đỏ. b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi. Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình. c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục. Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp. d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành. Chị ấy đánh phấn trông rất xinh - Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá. - đá(1) là động từ, đá(2) là danh từ. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Tài liệu đính kèm: