I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Giải thành thạo 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ (có mở rộng)
- Nhớ lại dạng toán trung bình cộng, biết tính trung bình cộng của nhiều số, giải toán có liên quan đến trung bình cộng.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Tuần 7 Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012 Người soạn: Phạm Thị Tuấn(0978834566) Tiết 1 + 2: ANH VĂN Tiết 3: Toán; Toán (Thực hành) Tiết 2: LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Giải thành thạo 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ (có mở rộng) - Nhớ lại dạng toán trung bình cộng, biết tính trung bình cộng của nhiều số, giải toán có liên quan đến trung bình cộng. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. - Cho HS nhắc lại 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ, dạng toán trung bình cộng đã học. - GV nhận xét Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc đề bài,làm bài, chữa bài. - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số sau a) 14, 21, 37, 43, 55 b) Bài 2: Trung bình cộng tuổi của chị và em là 8 tuổi. Tuổi em là 6 tuổi. Tính tuổi chị . Bài 3: Một đội có 6 chiếc xe, mỗi xe đi 50 km thì chi phí hết 1 200 000 đồng. Nếu đội đó có 10 cái xe, mỗi xe đi 100 km thì chi phí hết bao nhiêu tiền ? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Lời giải : a) Trung bình cộng của 5 số trên là : (14 + 21 + 37 + 43 + 55) : 5 = 34 b) Trung bình cộng của 3 phân số trên là : () : 3 = Đáp số : 34 ; Lời giải : Tổng số tuổi của hai chị em là : 8 2 = 16 (tuổi) Chị có số tuổi là : 16 – 6 = 10 (tuổi) Đáp số : 10 tuổi. Lời giải : 6 xe đi được số km là : 50 6 = 300 (km) 10 xe đi được số km là : 100 10 = 1000 (km) 1km dùng hết số tiền là : 1 200 000 : 300 = 4 000 (đồng) 1000km dùng hết số tiền là : 4000 1000 = 4 000 000 (đồng) Đáp số : 4 000 000 (đồng) Thứ năm ngày 5 tháng 10 năm 2012 Tiếng Việt:: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ. I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về từ đồng âm. - HS hiểu được tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ. - Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong học tập. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Bài tập1: H : Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ? Hãy gạch chân. a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín. b) Đừng vội bác ý kiến của bác. c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ. d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi. - GV có thể giải thích cho HS hiểu. Bài tập 2: Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: đá, là, rải, đường, chiếu, cày, đặt câu với mỗi từ đó và giải thích. a) Đá b) Đường: c) Là: d) Chiếu: . e)Cày: 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Bài giải: a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín. b) Đừng vội bác ý kiến của bác. c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ. d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi. Bài 2: a)Đá :Tay chân đấm đá. Con đường này mới được rải đá. - Đá trong chân đá là dùng chân để đá, còn đá trong rải đá là đá để làm đường đi. b) Đường: Bé thích ăn đường. Con đường rợp bóng cây. - Đường trong ăn đường là đường để ăn còn đường trong con đường là đường đi. c) Là: Mẹ là quần áo. Bé Mai là em của em. - Là trong là quần áo là cái bàn là còn là trong là của em thuộc sở hữu của mình. d) Chiếu: Ánh nắng chiếu qua cửa sổ. Cơm rơi khắp mặt chiếu. - Chiếu trong nắng chiếu, chiếu rộng chỉ hoạt động chiếu toả, chiếu rọi của ánh nắng mặt trời. Còn chiếu trong khắp mặt chiếu là cái chiếu dùng để trải giường. e) Cày: Bố em mới cày xong thửa ruộng. Hôm qua, nhà em mới mua một chiếc cày. - Cày trong cày ruộng là dụng cụ dùng để làm cho đất lật lên còn cày trong chiếc cày là chỉ tên cái cày. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau Tiếng Việt : LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH.. I. Mục tiêu: - Học sinh biết lập dàn ý cho đề văn tả cảnh trên. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết 1 đoạn văn. - Giáo dục cho học sinh có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài viết. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. - Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. a).Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Giáo viên chép đề bài lên bảng, gọi một học sinh đọc lại đề bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài. * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài : H : Đề bài thuộc thể loại văn gì? H : Đề yêu cầu tả cảnh gì? H : Trọng tâm tả cảnh gì? - Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài. * Hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề bài. - Cho 1 HS dựa vào dàn bài chung và những điều đã quan sát được để xây dựng một dàn bài chi tiết. * Gợi ý về dàn bài: a) Mở bài: giới thiệu chung về cánh đồng vào buổi sáng. b) Thân bài : - Tả bao quát về cánh đồng: + Khung cảnh chung, tổng thể của cánh đồng + Tả chi tiết (tả bộ phận). Những hình ảnh của cánh đồng, màu sắc, nắng, gió c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về cánh đồng - Cho HS làm dàn ý, trình bày dàn bài. - Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi tóm tắt lên bảng. 4.Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - Văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh. - Vườn cây buổi sáng - Đề bài : Tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây ( hay trên một cánh đồng). - HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. MB: Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp. TB:Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. - Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. - Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. - Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. - Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. - Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường. KB: Em rất yêu cánh đồng quê em, em muốn sau này học thật giỏi để trở về xây dựng quê hương giàu đẹp hơn Toán (Thực hành) : LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Nắm vững khái niệm về số thập phân, đọc và viết đúng số thập phân. - HS biết so sánh và sắp xếp số thập phân - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. H : Nêu cách đọc và viết số thập phân H: Nêu cách so sánh số thập phân + Phần nguyên bằng nhau + Phần nguyên khác nhau - GV nhận xét Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, làm bài . - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Viết thành số thập phân a) 33; ; b) 92; ; c) 3; 2 Bài 2: Chuyển thành phân số thập phân a) 0,5; 0,03; 7,5 b) 0,92; 0,006; 8,92 Bài 3: (HSKG) Hai người thợ nhận được 213000 đồng tiền công. Người thứ nhất làm trong 4 ngày mỗi ngày làm 9 giờ, người thứ 2 làm trong 5 ngày, mỗi ngày làm 7 giờ. Hỏi mỗi người nhận được bao nhiêu tiền công ? . 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Lời giải : a) 33 = 33,1; 0,27; b) 92=92,05 ; = 0,031; c) 3= 3,127; 2 = 2,008 Lời giải : a) 0,5 = ; 0,03 =; 7,5 = b) 0,92 = ; 0,006 = ; 8,92 = Lời giải : Người thứ nhất làm được số giờ là : 9 4 = 36 (giờ) Người thứ hai làm được số giờ là : 7 5 = 35 (giờ) Tổng số giờ hai người làm là : 36 + 35 = 71 (giờ) Người thứ nhất nhận được số tiền công là : 213 000 : 71 36 = 108 000 (đồng) Người thứ hai nhận được số tiền công là : 123 000 – 108 000 = 105 000 (đồng) Đáp số : 108 000 (đồng) 105 000 (đồng) Thứ sáu ngày 6 tháng 10 năm 2012 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Biết cách so sánh số thập phân ở các dạng khác nhau. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. - Cho HS nhắc lại cách so sánh số thập phân + Phần nguyên bằng nhau + Phần nguyên khác nhau - GV nhận xét Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Điền dấu >, < ; = vào chỗ a) 6,17 5,03 c)58,9 59,8 b) 2,174 3,009 d) 5,06 5,06 Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn 5,126; 5,621; 5,216; 5,061; 5,610 Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé dần 72,19; 72,099; 72,91; 72,901; 72,009 Bài 4: Tìm chữ số thích hợp điền vào các chữ a) 4,8x 2 < 4,812 b) 5,890 > 5,8x 0 c, 53,x49 < 53,249 d) 2,12x = 2,1270 Bài 5: (HSKG) H: Tìm 5 chữ số thập phân sao cho mỗi số đều lớn hơn 3,1 và bé hơn 3,2? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Lời giải : a) 6,17 > 5,03 c)58,9 < 59,8 b) 2,174 < 3,009 d) 5,06 = 5,06 Lời giải : 5,061 < 5.126 < 5,610 < 5,216 < 5,621. Lời giải : 72,9 1> 72,901 > 72,10 > 72,099 > 72,009 Lời giải : a) x = 0 ; b) x = 8 c) x = 1 ; d) x = 0 Lời giải : Ta có : 3,1 = 3,10 ; 3,2 = 3,20 - 5 chữ số thập phân đều lớn hơn 3,10 và bé hơn 3,20 là : 3,11; 3,12; 3,13; 3,14 ; 3,15 - HS lắng nghe và thực hiện. Tiếng Việt: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA. I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tốt. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, làm bài tập. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu ? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa trong từng cách hiểu ( Có thể thêm từ) a) Mời các anh ngồi vào bàn. b) Đem cá về kho. Bài tập2 : Từ đi trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển ? a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền. b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp. c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua. d)Thằng bé đã đến tuổi đi học. e)Nó chạy còn tôi đi. g)Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt. h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được. Bài tập3 : H : Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp : a) Tàu ăn hàng ở cảng. b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm. c) Da bạn ăn phấn lắm. d) Hồ dán không ăn giấy. e) Hai màu này rất ăn nhau. g) Rễ cây ăn qua chân tường. h) Mảnh đất này ăn về xã bên. k) Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam ? 4.Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - S lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập. Bài 1 :- ngồi vào bàn để ăn cơm. (bàn : chỉ đồ vật) a :- ngồi vào để bàn công việc. (Có nghĩa là bàn bạc) b :- về kho để đóng hộp. (có nghĩa là nhà) - về kho để ăn ( có nghĩa là nấu) Bài 2 : Câu mang nghĩa gốc : Câu e. - Câu mang nghĩa chuyển : Các câu còn lại. Bài 3 : - Từ thích hợp : Bốc, xếp hàng. - Từ thích hợp : Bị đòn - Từ thích hợp : Bắt phấn - Từ thích hợp : Không dính - Từ thích hợp : Hợp nhau - Từ thích hợp : Mọc, đâm qua - Từ thích hợp : Thuộc về - Từ thích hợp : Bằng - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau Tiếng Việt (Thực hành): LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH.. I. Mục tiêu: - Học sinh biét lập dàn ý cho đề văn tả cảnh trên. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý. - Giáo dục cho học sinh có thói quan lập dàn ý trước khi làm bài viết. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. - Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. a).Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Giáo viên chép đề bài lên bảng, gọi một học sinh đọc lại đề bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài. * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài : H : Đề bài thuộc thể loại văn gì? H : Đề yêu cầu tả cảnh gì? H : Trọng tâm tả cảnh gì? - Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài. * Hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề bài. - Cho 1 HS dựa vào dàn bài chung và những điều đã quan sát được để xây dựng một dàn bài chi tiết. * Gợi ý về dàn bài: a) Mở bài: b) Thân bài : c) Kết bài : - Cho HS làm dàn ý. - Gọi học sinh trình bày dàn bài. - Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi tóm tắt lên bảng. 4.Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho hoàn chỉnh để tiết sau tập nói miệng. - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài Hãy viết một đọan văn tả về cảnh đẹp sông nước mà em biết. - Văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh.- Tả cảnh biển Ví dụ : Thấm thoát năm học đã kết thúc. Chúng em thực sự bước vào một kì nghỉ hè với bao thú vị đang chờ phía trước. Trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Nha Trang. Có lẽ bãi biển đẹp nhất vào những buổi bình minh. Trời còn sớm, se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng phi lao để lộ những giọt sương đêm còn đọng lên kẽ lá. Phía trước em là cả một vùng trời nước mênh mông. Sau trận mưa dông ngày hôm qua, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Phóng tầm mắt ra xa, mặt biển mang trọn một màu lam biếc. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự xinh đẹp, giàu có của thế giới đại dương. Những con sóng bạc đầu gối nhau đùa giỡn tạo nên những âm thanh, những khúc hát du dương. Mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại từ từ đội biển nhú dần lên. Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời. Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên.
Tài liệu đính kèm: