Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 đến tuần 10 - Trường TH Hải Thái số 1

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 đến tuần 10 - Trường TH Hải Thái số 1

ÔN TÂP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ.

I. Mục tiêu

 - Biết đọc viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

- Rèn HS trình bày phân số đúng với dòng kẻ trong vở.

II. ĐDDH:

 Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ SGK / 3.

III. Hoạt động dạy - học:

 A. Ổn định tổ chức:

 - KT SGK, VBT, vở ghi, giấy nháp và DCHT

 - Giới thiệu sơ lược nội dung chương trình toán 5 và một số yêu cầu trong dạy và học mà GV quy định đối với bộ môn.

 

doc 225 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 đến tuần 10 - Trường TH Hải Thái số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ 2. D¹y ngày 22 tháng 8 năm 2011 Toán:
ÔN TÂP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ.
I. Mục tiêu
 - Biết đọc viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Rèn HS trình bày phân số đúng với dòng kẻ trong vở.
II. ĐDDH:
	Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ SGK / 3.
III. Hoạt động dạy - học:
 A. Ổn định tổ chức:
	- KT SGK, VBT, vở ghi, giấy nháp và DCHT
	- Giới thiệu sơ lược nội dung chương trình toán 5 và một số yêu cầu trong dạy và học mà GV quy định đối với bộ môn.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
 - GV gắn miếng bìa HCN : Đã tô màu mấy phần băng giấy?
 - HS lên bảng viết phân số, đọc phân số
 - Tương tự với các tấm bìa còn lại.
 - HS chỉ các phân số: , , , và đọc phân số
 - HS nêu, , , là các phân số
 - GV yêu cầu hs lấy thêm một số ví dụ về phân số
 3. Ôn tập cách viết thương 2 số TN, cách viết STN dưới dạng phân số:
a, Viết thương 2 STN dưới dạng phân số.
 - GV viết lên bảng các phép chia: 1: 3; 4 : 10; 9 : 2
 - Gọi 3 hs lên bảng viết các phép chia trên thành phân số
 1 : 3 = 4 : 10 = 9 : 2 = 
 - Lớp nhận xét
 ? Qua phép chia trên em rút ra kết luận gì?
1hs đọc chú ý 1-SGK
b, Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
 - GV viết lên bảng 5 , 12, 2001
 ? Hãy viết mỗi STN trên thành phân số có mẫu số là 1.
 - HS viết: 5 = , 12 = , 2001 = 
 ? Muốn viết 1 STN thành phân số có mẫu số là 1 ta làm thế nào?
HS lấy ví dụ , giải thích vì sao.
 	+ Viết số 1 thành phân số
+ Viết số 0 thành phân số.
 ( Cách làm tương tự như trên )
 4. Thực hành:
 Bài 1: GV viết các phân số lên bảng
 	, , , , 
HS nối tiếp nhau đọc
Nêu tử số và mẫu số của phân số đó.
Bài 2: - Viết các thương sau dưới dạng phân số
3 : 5 75 : 100 9 : 17
 - 3HS lên bảng làm , cả lớp làm vở nháp
HS nhận xét bài bạn
Bài 3:	Cách tổ chức tương tự bài 2
	32 = , 105 : , 1000 = 
Bài 4: - 1HS nêu yêu cầu BT
2 hS lên bảng làm- Lớp nhận xét
HS giải thích cách điền số của mình
 5. Củng cố dặn dò:
 - 1 HS đọc lại các chú ý trong SGK
 - Xem phần: Tính chất cơ bản của phân số
______________________________
Tập đọc: 
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH.
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. HS khá, giỏi đọc thể hiện được t/cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
 - Trả lời được các câu hỏi trong bài ( 1,2,3)
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy,yêu bạn.
 - Học thuộc đoạn Sau 80 năm...công học tập của các em.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học
- Viết sẵn đoạn thư HS cần HTL vào phiếu to.
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Mở đầu:
- KT SGK, VBT, vở ghi và DCHT
	- Giới thiệu sơ lược nội dung chương trình TV 5 và một số lưu ý về yêu cầu trong dạy và học phân môn Tập đọc
 B. Dạy bài mới:
1, Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em. Yêu cầu HS xem và nói những điều em thấy trong tranh MH.
-Giới thiệu về bức thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành độc lập.
2, Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài.
- GV chia bài làm 2 đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc từ khó: tựu trường, sung sướng ,nghĩ sao, kiến thiết.
- HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b, Tìm hiểu bài.
 ? Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? 
 (Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi nước ta giành được độc lập ...)
 ? Sau CM tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
 (Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại...)
? Học sinh có nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đó?
 ( phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn..., góp phần đưa nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu ).
 ? Cuối thư Bác Hồ chúc HS như thế nào ?
-1 HS đọc to - cả lớp đọc thầm 
 ( Bác chúc học sinh có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp)
 c, Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gv đính phiếu ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc ( đoạn 2 )
- GV đọc mẫu đoạn thư
- HS luyện đọc
 - HS thi đọc diễn cảm - lớp nhận xét, gv cho điểm từng em.
 d, Hướng dẫn HS học thuộc lòng
 - HS nhẩm HTL đoạn văn theo yêu cầu
 - GV tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng (Đối với HS K, G cần thể hiện được t/c thân ái, trìu mến, tin tưởng)
3, Củng cố dặn dò.
 ? HS nêu ý nghĩa của bức thư ? (Liên hệ HS cần làm gì để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ)
 - HS nêu, gv ghi nội dung lên bảng - 2 HS nhắc lại
 - Về nhà tiếp tục HTL đoạn thư đã chỉ định
___________________________________________________________
 Thứ 3.D¹y ngày 23 tháng 8 năm 2011
Toán:
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ.
I. Mục tiêu:
 - Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số ( trường hợp đơn giản). 
 - Rèn kĩ năng rút gọn phân số, quy đồng phân số.
 - Giáo dục hs tính cẩn thận. II. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ:
1 HS nêu lại các chú ý trong SGK về phân số, lấy ví dụ minh hoạ
 - GV kiểm tra vở BT ở nhà của HS
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
 Ôn tập tính chất cơ bản của phân số:
Ví dụ 1: = 
 - HS lên bảng điền số thích hợp vào ô trống
 ? Khi nhân cả tử và mẫu của một phân số với một STN khác 0 ta được gì?
HS nêu nhận xét như SGK
Ví dụ 2: = = 
HS lên bảng điền số ( chú ý 2 ô trống ở phải cùng điền một số )
 ? Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cung 1 STN khác 0 ta được gì?
HS trả lời- lấy ví dụ minh hoạ
Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
a, Rút gọn phân số:
 ? Thế nào là rút gọn phân số?
Ví dụ : = = = = 
Hoặc: = = 
? Khi rút gọn phân số ta cần chú ý điều gì? ( Đưa về p/số tối giản)
b, Quy đồng mẫu số:
 ? Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số ?
VD: 1. Quy đồng mẫu số 2 phân số và 
= = 	 = = 
Quy đồng mẫu số 2 phân số và 
Nhận xét: 10 : 5 = 2 chọn 10 làm mẫu số chung. Ta có:
 = = ; giữ nguyên phân số 
GV: Khi tìm MSC không nhất thiết phải tính tích của các mẫu số, nên chọn MSC là số nhỏ nhất cùng chia hết cho các mẫu số .
4.Thực hành
 Bài 1: Rút gọn phân số
Gọi HS lên bảng làm
Lớp nhận xét
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số 
 - HS làm vào vở nháp 
 - Gọi hs đọc bài làm của mình 
 - Lớp nhận xét 
 5. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại các tính chất cơ bản của phân số
 - Áp dụng các tính chất đó để làm dạng BT nào?
 - Xem trước bài : So sánh 2 phân số
___________________________________________________________
Chính tả:
VIỆT NAM THÂN YÊU.
I. Mục tiêu.
- Nghe-viết đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập ( BT2); thực hiện đúng BT3.
- Rèn chữ viết cho hs.
II. Đồ dùng dạy học.
-Vở BT, Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Mở bài.
-Gv nêu một số điểm lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả
Dạy bài mới.
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bài chính tả một lượt- HS theo dõi.
- HS đọc thầm bài chính tả, chú ý quan sát về cách trình bày thơ lục bát , chú ý những từ dễ viết sai( mênh mông, dập dờn, súng gươm...).
- HS gấp sách, gv đọc từng dòng thơ cho hs chép.
- Lưu ý hs cách trình bày
- Gv đọc bài, hs soát lại bài, tự phát hiện ra lỗi sai để sửa
- GV chấm một số bài, nhận xét
 3. Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu BT
 - Gv nhắc các em nhớ yêu cầu bài
 - HS làm vào vở BT
 - 3 HS lên bảng điền vào phiếu học tập
 - 1 số hs đọc bài viết của mình
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài
 - Cả lớp làm vào VBT 
 - 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh
 - Lớp nhận xét, gv chốt lại lời giải đúng
 - 2 HS nhắc lại quy tắc viết ng/ngh; g/gh; c/k
 - HS nhẩm học thuộc quy tắc trên
 - 2 HS đọc quy tắc đã thuộc
 4. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà viết lại những từ dễ viết sai
 - Ghi nhớ quy tắc viết chính tả với c/k; g/gh; ng/ngh
______________________________
Luyện từ và câu:
TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I. Mục tiêu.
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( nội dung Ghi nhớ).
-Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (BT3), riêng hs K,G đặt câu được với 2,3 cặp từ.
- Rèn kĩ năng đăt câu cho hs. 
II. Đồ dùng dạy học.
Một số tờ giấy A4 
III. Các hoạt động dạy học.
1, Giới thiệu bài.
2, Phần nhận xét
Bài tập 1: - 1HS đọc to yêu cầu, nội dung BT 1
-GV viết các từ in đậm trên bảng
 	a, xây dựng - kiến thiết 
	b, vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm 
- HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong từng đoạn văn
Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ một hoạt động, một màu)
GV : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy gọi là các từ đồng nghĩa 
Bài tập 2: -1 HS đọc yêu cầu bài
HS trao đổi theo cặp
Gọi HS phát biểu ý kiến
Lớp nhận xét, GV kết luận các từ đúng.
 + Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ này giống nhau hoàn toàn 
 + Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau.
3. Phần ghi nhớ
3 HS đọc phần ghi nhớ
HS học thuộc phần ghi nhớ
Phần luyện tập
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập
1 HS đọc các từ in đậm
HS suy nghĩ , phát biểu ý kiến : nước nhà - non sông
 hoàn cầu - năm châu 
Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT
- HS làm vào vở, 3 hs làm giấy A4 
HS đọc kết quả bài làm của mình, HS dán giấy A4
Lớp nhận xét , chữa bài
Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu BT
 - Mỗi HS đặt 1 câu chứa một từ trong cặp từ đồng nghĩa, HS khá giỏi đặt 2-3 câu
 - HS làm bài cá nhân
 - HS nối tiếp nhau đọc câu mình vừa đặt- Lớp nhận xét
 - HS viết câu đúng vào vở
5, Củng cố dặn dò.
 - Về nhà học thuộc phần Ghi nhớ 
 - Nhận xét giờ học.
______________________________
 Thứ 4.Dạy ngày 24 tháng 8 năm 2011
Toán:
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ.
I.Mục tiêu:
-Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. 
-Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
- GD học sinh tính cẩn thận.
II.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu tính chất cơ bản của phân số?
 - 2 HS lên bảng làm: 
 Quy đống mẫu số các phân số: và ; và 
 - GV nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài ... Ï, kh« r¸o, ng¨n chÆn ®­îc vi trïng g©y bÖnh mµ cßn cã t¸c dông b¶o qu¶n, gi÷ cho c¸c dông cô kh«ng bÞ háng.
Ho¹t ®éng 2. T×m hiÓu c¸ch röa s¹ch dông nÊu ¨n vµ ¨n u«ng.
 - HS m« t¶ c¸ch röa dông cô nÊu ¨n vµ ¨n uèng sau b÷a ¨n ë gia ®×nh.
 - H­íng dÉn HS quan s¸t h×nh, ®äc néi dung môc 2(SGK) vµ ®Æt c©u hái ®Ó yªu cÇu HS so s¸nh c¸ch röa b¸t ë gia ®×nh víi c¸ch röa b¸t ®­îc tr×nh bµy trong SGK - GV h­íng dÉn HS c¸c b­íc röa dông cô nÊu ¨n vµ ¨n uèng theo néi dung SGK . 
 - GV l­u ý HS mét sè ®iÓm sau khi röa dông cô nÊu ¨n vµ ¨n uèng
 - H­íng dÉn HS vÒ nhµ gióp ®ì gia ®×nh röa b¸t.
Ho¹t ®éng 3. §¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp
 - Sö dông c©u hái cuèi bµi ®Ó ®¸nh gÝa kÕt qu¶ häc tËp cña HS.
 - GV nªu ®¸p ¸n cña bµi tËp. HS ®èi chiÕu kÕt qu¶ lµm bµi tËp víi ®¸p ¸n ®Ó tù ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña m×nh.
 - HS b¸o c¸o kÕt qu¶ tù ®¸nh gi¸. GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña HS.
3. Cñng cè, dÆn dß
 - GV ®éng viªn HS tham gia gióp ®ì gia ®×nh röa b¸t sau b÷a ¨n.
Thứ sáu: Ngày dạy: 13/11/2009
Toán:
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN.
 I.Mục tiêu.
 -Giúp HS:
 + Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 + Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 II.Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ.
-2 HS lên bảng làm lại bài tập 2
- GV nhận xét, ghi điểm
 B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2.Hình thành quy tắc nhân 1 STP với 1 STN.
a,Ví dụ 1: - HS nêu tóm tắt
	 ? Nêu cách tính chu vi của hình tam giác trên.
	HS nêu: 	1,2 + 1,2 + 1,2 = 1,2 x 3 = ? 
HS đổi đơn vị đo để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân 2 STN
 	Ta có : 1,2m = 12dm
	 	 12 x 3 = 36 (dm) = 3,6 (m)
	Vậy: 1,2 x 3 = 3,6 m
 Gv hướng dẫn cách đặt tính 
 1,2
	 X 3
	 3,6(m)
 -HS rút ra nhận xét cách nhân 1 STP với 1 STN
b, Ví dụ 2:	0,46 x 12 =
	- HS tự thực hiện vào vở nháp 
	- 1HS lên bảng làm bài, nêu cách tính
c, Quy tắc
 - HS dựa vào các ví dụ nêu quy tắc nhân 1 STP với 1 STN
 - Nhiều HS nhắc lại
 3. Thực hành
Bài 1: -HS tự làm vào vở
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét
Bài 2: - GV kẻ bảng:
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,89
- HS tự tính và nêu kết quả
- HS nhắc lại quy tắc nhân 1 STP với 1 STN
Bài 3: : - HS đọc đề toán
 - HS tự làm vào vở
 - Gọi HS đọc bài giải của mình.
Bài giải:
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
42,6 x 4 = 170, 4 (km)
 Đáp số: 170,4 km
 4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét phép tính: 12,4 x 5 = 62
- Về nhà học thuộc quy tắc nhân 1 STP với 1 STN
 Luyện từ và câu:
QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu.
 - Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ (Nội dung Ghi nhớ);
 - Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3). 
 - HS khá, giỏi đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3.
 - Qua BT2 giáo dục cho HS ý thức BVMT
II. Đồ dùng dạy học.
Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là đại từ xưng hô? Cho ví dụ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài.
2, Phần nhận xét
Bài tập 1: -HS đọc các ví dụ trong SGK, nêu tác dụng của các từ in đậm.
 - GV ghi nhanh các ý kiến đúng lên bảng. 	
 Câu 	 Tác dụng của từ in đậm
GV: Những từ in đậm trên dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mqh giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa giữa các câu, các từ ấy gọi là quan hệ từ.
Bài tập 2: -1HS đọc yêu cầu bài
 Cách thực hiện tương tự bài tập 1
Lời giải: Các cặp: Nếu... thì; Tuy ...nhưng
GV: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa các bộ phận của câu.
	3, Phần ghi nhớ.
	? Em hiểu thế nào là quan hệ từ?
	- HS đọc ghi nhớ SGK
	4, Luyện tập.
Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu bài tập
	- HS xác định các qhtừ, nêu tác dụng của chúng.
 - GVghi nhanh kết quả lên bảng
Bài 2: - Cách tiến hành tương tự bài 1 
+ vì ...nên (biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả)
+ tuy...nhưng (biểu thị quan hệ tương phản)
Bài 3: - HS đọc yêu cầu BT
HS làm vở nháp.
Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
5, Củng cố dặn dò.
-1HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật:
GV chuyên trách dạy
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN 
I.Mục tiêu
 - Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn ,rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
 - HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học.
 -VBT; Bảng lớp viết mẫu đơn 
III. Các hoạt động dạy học.
 A. Kiểm tra bài cũ.
HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.
Gv nhận xét, ghi điểm
 B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS viết đơn.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài
HS nhìn bảng đọc mẫu đơn 
GV lưu ý một số nội dung cần thể hiện trong đơn:
 + Nơi nhận đơn: - Đề 1: UBND hoặc công ti cây xanh ở địa phương
 - Đề 2: UBND hoặc công an ở địa phương
 + Giới thiệu bản thân: - Đề 1: Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố
 - Đề 2: Người đứng tên là trưởng thôn
Lí do viết đơn gọn , rõ, có sức thuyết phục
HS nói về đề mình sẽ chọn
HS viết đơn vào VBT
HS nối tiếp nhau đọc lá đơn
3. Củng cố dặn dò
Nhắc một số em viết chưa đạt về nhà viết lại.
Quan sát 1 người trong gia đình để tiết sau tả người.
SINH HOẠT LỚP.
I. Mục tiêu.
 - HS thấy được ưu khuyết điển trong tuần, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
 - Có ý thức thực hiện nội quy trường lớp
 - Giáo dục hs lòng say mê học tập
II. Các hoạt động dạy học.
Đánh giá tuần qua.
Lớp trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của lớp trong tuần
+ Nề nếp: thực hiện nghiêm túc nề nếp ra vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ 
+ Sĩ số: một số bạn nghỉ học do ốm ( Hoa, Tuyết)
+ Kết quả kiểm tra vệ sinh học đường chưa cao: HS chưa có dép đi trong lớp, khẩu trang chưa đủ.
+ Tham gia học tập sôi nổi.
Kế hoạch tuần tới.
Duy trì ổn định nề nếp
Đảm bảo sĩ số
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày NGVN 20/11
Về nhà học bài, lên lớp tập trung nghe giảng, phát biểu xây dựng bài.
- Phải có dép đi trong nhà, cắt tóc gọn gàng (Luân, Hoà)
Vệ sinh lớp sạch sẽ.
PHÒNG GD & ĐT GIO LINH	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG T’H HẢI THÁI 2 	Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Năm học 2010 – 2011
Căn cứ thực hiện Chỉ thị số 4919/ CT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Tiểu học năm học 2010 – 2011.
Căn cứ công văn số 195/ BC-GD&ĐT ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Gio Linh về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của Trường Tiểu học Hải Thái số2, của tổ chuyên môn, với vai trò một giáo viên đứng lớp tôi triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH năm học 2010 – 2011 như sau:
I. MỤC ĐÍCH:
	Xác định mục tiêu: “Học để biết, học để làm, học để cùng nhau chung sống và học để làm người” giáo dục nhà trường phải hình thành và bồi dưỡng cho HS năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, việc trang bị tốt năng lực này là một trong những hoạt động trọng tâm của việc đổi mới PPDH trong điều kiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
	100% cán bộ giáo viên phải quán triệt quan điểm đỏi mới phương pháp trong giáo dục cho HS Tiểu học, 100% cán bộ giáo viên nắm vững phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
	Đổi mới PPDH sẽ hình thành động cơ học tập đúng đắn, hứng thú học tập, phát huy tính độc lập sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của mình, hỗ trợ lẫn nhau và làm cho HS mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đối với người dạy:
- Làm tốt công tác tuyên truyền thông qua học tập nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT, của Phòng GD-ĐT Gio Linh là quyết liệt thực hiện chấm dứt việc dạy học “Thầy đọc – Trò chép”.
- Coi đổi mới PPDH như một yêu cầu tự nhiên, không ép buộc từ phía nhà trường, từ chuyên môm mà do giáo viên tự tìm tòi nghiên cứu, không ngừng đổi mới và hoàn thiện tri thức, kĩ năng áp dụng và sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực thì đổi mới mới mang lại hiệu quả cao.
- Trong quá trình dạy học phải cải tiến phương pháp học tập của học sinh, linh hoạt sáng tạo nhằm đổi mới các hoạt động nhận thức của học sinh. Từ đó phát triển được năng lực tư duy của người học để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo.
	- Nắm được nội dung, chương trình dạy học, soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, tài liệu của giaó viên và học sinh, phương pháp dạy học phù hợp với HS, nắm được tâm lí giáo dục HS, giảm thời gian dạy lí thuyết, tăng thời gian thực hành, kết hợp câu hỏi, xử lí tình huống.
	- Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, chú trọng đánh giá và phát hiện năng lực nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc, sai sót của HS. Giáo vên cần phải biết bổ sung, phối hợp nhiều PPDH, kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại để đạt mục tiêu của bài học.
	- Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, quan tâm đến HS khuyết tật hoà nhập.
	- Tham gia bồi dưỡng thường xuyên, biết kết hợp sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng và giáo dục kĩ năng sống cho HS để soạn bài và giảng bài. Mỗi giáo viên nhận thấy rõ dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn, không áp lực dạy học theo sách giáo khoa, dạy hết nội dung bài trong sách giáo khoa mà chỉ cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. Với đối tượng HS trung bình và dưới trung bình thì cần dạy theo chuẩn, thời gian còn lại để rèn luyện kĩ năng ôn tập. Với những HS có trình độ khá, giỏi GV áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. Có nội dung, bài tập dành riêng cho HS khá, giỏi. 
Bên cạnh đó xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho HS trong nhà trường phổ thông là trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và những kĩ năng phù hợp, tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
	- Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên, đều các môn, có hiệu quả, thao tác đồ dùng trước khi lên lớp. Biết soạn giáo án điện tử và giảng dạy bằng bài giảng điện tử.
	- Tổ chức xây dựng tiết dạy mẫu về áp dụng đổi mới PPDH để rút kinh nghiệm việc đổi mới phương pháp trong từng tổ chuyên môn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 1 10.doc