Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Bùi Công Năm

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Bùi Công Năm

Môn Toán:

Tiết 51:LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

+ Sử dụng các tính chất của phép cộng với các số thập phân.

2. Kỹ năng:

+ Kỹ năng thực hiện tính cộng với các số thập phân.

+ So sánh các số thập phân.

+ Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân.

3. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.

 

doc 63 trang Người đăng hang30 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Bùi Công Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI 5 TUẦN 11
(TỪ NGÀY 03/11 ĐẾN 07/11/ 2008)
Thứ ngày
Môn dạy
Tiết
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
Toán
01
Luyện tập 
Tập đọc
02
Chuyện một khu vườn nhỏ
Khoa học
03
Ôn tập: Con người và sức khỏe
Đạo đức
04
Thực hành giữa học kỳ I
Chào cờ
05
Chào cờ đầu tuần
Ba
Chính tả
01
Nghe-viết: Luật Bảo vệ môi trường
Toán
02
Trừ hai phân số
Hát nhạc
03
Mỹ thuật
04
Thể dục
05
Động tác toàn thân - Trò chơi “ Chạy nhanh theo số”
Tư
LTVC
01
Đại từ xưng hô
Toán
02
Luyện tập
Kỹ thuật
03
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
Kể chuyện
04
Người đi săn và con nai
Lịch sử
05
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ(1858-1945)
Năm
Tập đọc
01
Tiếng vọng
TLV
02
Trả bài văn tả cảnh
Toán 
03
Luyện tập chung
Khoa học
04
Tre, mây, song
Thể dục
05
Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân - Trò chơi chạy nhanh theo số
Sáu
LTVC
01
Quan hệ từ
Địa lý
02
Lâm nghiệp và thủy sản
Toán
03
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
TLV
04
Luyện tập làm đơn
Sinh hoạt
05
SH tuần 11
 Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2008
Môn Toán:
Tiết 51:LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
+ Sử dụng các tính chất của phép cộng với các số thập phân.
2. Kỹ năng: 
+ Kỹ năng thực hiện tính cộng với các số thập phân.
+ So sánh các số thập phân.
+ Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân.
3. Thái độ: 
+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm ở tiết trước.
2 Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài mới. 
GV giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng các số thập phân
2.2 Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép cộng nhiều số thập phân.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. b
15,32 27,05
 +41,69 + 9,38
 8,44 11,23
65,45 47,66
- HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS: Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 a. 4,68 + 6,03 + 3,97 b. 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = 4,68 + 10 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 14,68 = 10 + 8,6
 = 18,6
 c 3,49 + 5,7 + 1,51 d. 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
 = 3,49 + 1,51 + 5,7 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
 = 5 + 5,7 = 11 + 8
 = 10,7 = 19
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng biểu thức trên.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn , nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 4 HS lần lượt giải thích:
a. Sử dụng tính chất kết hợp khi thay 6,03 + 3,97 bằng tổng của chúng.
b. Sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng đổi chỗ 8,4 cho 3,1; sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để thay (6,9 + 3,1) và (8,4 + 0,2) bằng tổng của chúng.
c. Sử dụng tính chất giao hoán của phpé cộng để đổi chỗ 5,7 và 1,51.
d. Sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng để đổi chỗ 3,5 cho 6,8; sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để thay (4,2 + 6,8) và (3,5 + 3,5)bằng tổng của chúng.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu cách làm trước lớp: Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
3,6 + 5,8 > 8,9
7,56 < 4,2 + 3,4
5,7 + 8,9 > 14,5
0,5 > 0,08 + 0,4
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. Ví dụ:
3,6 + 5,8 ..........8,9
3,6 + 5,8 = 8,9
9,4 > 8,6 (vì phần nguyên 9>8) 
Vậy 3,6 + 5,8 > 8,9
- HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
Ngày đầu:
Ngày thứ hai:
Ngày thứ ba:
Bài giải:
Ngày thứ hai dệt được số mét vài là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được số mét vải là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả ba ngày dệt được số mét vải là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
- GV gọi HS chữa bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố,dặn dò.
- GV tổng kết tiết học,dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
Tập đọc:
 Tiết 21:CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả.
 - Đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng chậm rãi của ông.
2. Kỹ năng: 
- Hiểu được các từ ngữ trong bài.
 - Thấy được vẽ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ, hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên cùa hai ông cháu trong bài.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức làm đẹp cuộc sống môi trường sống trong gia đình và xung quanh em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
+ Tranh minh hoạ trang 102 SGK.
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu chủ điểm:
- Hỏi: + Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
+ Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa.
- GV nêu: Chủ điểm Giữ lấy màu xanh muốn gửi tới mọi người thông điệp: hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.
2 Dạy - học bài mới.
2.1.Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc.
- - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc tòan bài - chú ý cách đọc như sau:
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng; giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông: hiền từ, chậm rãi.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, nhọn hoắt, đỏ hồng, không phải, săm soi, thản nhiên, líu ríu, vườn, đất lành chim đậu....
b.Tìm hiểu bài.
- Tổ chức cho HS (hoạt động theo nhóm) cùng đọc thầm, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV mời 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi, tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc bổ sung thêm câu hỏi, giảng giải thêm câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Mỗi loài hoa trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? (GV ghi lên bảng các từ ngữ
- Câu quỳnh: lá dày, giữ được nước.
- Cây hoa ti gôn: thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
+ Cây hoa giấy bị vòi hoa ti-gôn quấn nhiều vòng.
+ Cây đa Ấn Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to).
+ Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo nga cho Hằng biết?
+ Em hiểu: “Đất lành chim đậu” là thế nào?
- GV giảng thêm cho HS hiểu.
+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Hãy nêu nội dung chính của bài văn?
- Ghi bảng nội dung chính của bài.
- GV kết luận: Thiên nhiên mang lại cho con người rất nhiều lợi ích. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, trồng cây xanh xung quanh nhà mình sẽ làm cho môi trường sống quanh mình trong lành, tươi đẹp hơn.
c.Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau từng đoạn, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay (như đã hướng dẫn).
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có nội dung đoạn 3.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Tổ chức cho HS đọc theo vai.
- Nhận xét, khen ngợi HS đọc đúng lời của nhân vật.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học và nhận xét.
- Dặn HS về nhà có ý thức làm cho môi trường sống quanh gia đình luôn sạch, đẹp, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và soạn bài Tiếng vọng.
+ Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh.
+ Tên chủ điểm nói lên nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ môi trường sống xung quanh mình giữ lấy màu xanh cho môi trường.
+ Tranh minh họa vẽ cảnh các bạn nhỏ đang vui chơi ca hát dưới gốc cây to. Thiên nhiên nơi đây thật đẹp, ánh mặt trời rực rỡ, chim hót líu lo trên cành.
- Lắng nghe.
- Bức tranh vẽ cảnh ba ông cháu đang trò chuyện trên một ban công có rất nhiều cây xanh.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Bé Thu rất khoái...từng loài cây.
+ HS 2: Cây quỳnh lá dày......không phải là vườn.
+ HS 3: Một sớm chủ nhật...có gì lạ đâu hả cháu?
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn của bài. (2 vòng)
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- 1 HS khá điều khiển HS cả lớp trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK (cách làm như đã giới thiệu ở tiết tập đọc Bài ca về trái đất).
+ Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
+ Cây quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy bị vòi hoa ti-gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.
+ Thu chưa vui vì muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn.
- Lắng nghe.
+ Hai ông cháu bé Thu rất yêu thích thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loại cây rất tỉ mỉ.
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
+ Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình ... ÊU
1. Kiến thức:
+ Nắm và vận dụng được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
2. Kỹ năng:
+ Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
3. Thái độ:
+ Giúp học sinh yêu thích học toán, rèn luyện tính cẩn thận.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Dạy - học bài mới
2.1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài
2.2: Giới thiệu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
a. Ví dụ 1:
* Hình thành phép nhân:
- GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán ví dụ: Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Tính chu vi của hình tam giác đó.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC.
- GV: 3 cạnh của hình tam giác BC có gì đặc biệt?
- Vậy để tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng 1,2m + 1,2m + 1,2m ta còn có cách nào khác?
- GV nêu: Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau và bằng 1,2m. Để tính chu vi hình tam giác này chúng ta thực hiện phép nhân 1,2m x 3. Đây là phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
* Đi tìm kết quả:
- GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả của 1,2m x 3. (Gợi ý: Tìm cách chuyển 1,2m thành số đó viết dưới dạng số tự nhiên rồi tính.)
- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK.
- GV hỏi: Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét?
* Giới thiệu kỹ thuật tính:
- GV nêu: Trong bài toán trên để tính được 1,2m x 3 các em phải đổi số đo 1,2m thành 12dm để thực hiện phép tính với số tự nhiên, sau đó lại đổi kết quả 36dm = 3,6m. Làm như vậy không thuận tiện và rất mất thời gian nên người ta đã nghĩ ra cách đặt tính và thực hiện phép tính như sau:
- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK. Lưu ý viết 2 phép nhân 12 x 3 = 36 và 1,2 x 3 và 3,6 ngang nhau để cho HS tiện so sánh và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theoi dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
- HS : Chu vi của hình tam giác ABC bằng tổng độ dài 3 cạnh:
1,2m + 1,2m + 1,2m
(HS có thể nêu luôn là 1,2 x 3)
- 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m.
- Ta còn cách thực hiện phép nhân:
1,2m x 3
- HS thảo luận theo cặp.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
1,2m = 12dm
 12
 x 3
 36dm
Vậy 1,2 x 3 = 3,6 m
- HS : 1,2m x 3 = 3,6m
0,46
 x 12
92
 46
 5,52
* Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên:
+ 2 nhân với 6 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
2 nhân 4 bằng 8 , 8 nhớ 1 là 9, viết 9.
+ 1 nhân với 6 bằng 6, viết 6.
1 nhân với 4 bằng 4 viết 4.
+ 2 hạ 2.
9 cộng 6 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
4 thêm 1 bằng 5, viết 5.
* Đếm thấy phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số kể từ phải sang trái.
* Vậy 0,46 x 12 = 5,52.
- GV nhận xét cách tính của HS.
2.2: Ghi nhớ:
- GV hỏi: Qua hai ví dụ bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- GV cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp.
2.3: Luyện tập - Thực hành
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Một số học sinh nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 a) b) c) d)
 2,5 4,18 0,256 6,8
 x 7 x 5 x 8 x 15
 17,5 20,90 2,048 340
 68
 102,0
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- GV yêu cầu đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. HS nêu tương tự như cách nêu ở ví dụ 2.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS : Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích.
- HS tự làm bài vào vở bài tập. 
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,890
- GV gọi HS đọc kết quả tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
42,6 x 4 = 170,4 (km)
 Đáp số: 170,4km 
Tập làm văn
Tiết 22:LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
+ Biết cách trình bày một lá đơn kiến nghị đúng quy định, nội dung.
2. Kỹ năng: 
+ Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước. Yêu cầu : viết đúng hình thức, nội dung, câu văn ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục.
3. Thái độ: 
+ Giúp học sinh hiểu hơn về cách viết đơn và ứng dụng vào trong thực tế.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
+ Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho HS.
+ Bảng phụ viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
a. Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra, chấm bài của những HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt về nhà viết lại.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài mới: 
- Giới thiệu: Trong cuộc sống, có những việc xảy ra mà với khả năng của bản thân chúng ta không thể tự mình giải quyết được. Vì vậy, chúng ta phải làm đơn kiến nghị lên cơ quan có chữ năng để giải quyết. Trong tiết học hôm nay, các em cùng thực hành làm đơn kiến nghị.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
- Trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả, em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
b. Xây dựng mẫu đơn:
- Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn:
GV ghi lên bảng nhanh những ý kiến HS phát biểu:
+ Theo em, tên của đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Người viết đơn ở đây là ai?
+ Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em?
+ Phần lý do viết đơn em nên viết những gì?
+ Em hãy nêu lý do viết đơn cho 1 trong 2 đề bài trên.
- Nhận xét, sửa chữa cho từng HS.
c. Thực hành viết đơn.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn cho từng HS.
- Gợi ý: Các em có thê chọn một trong 2 đề. Khi viết đơn ngoài phần phải viết đúng quy định, phần lý do viết đơn em phải viết ngắn gọn, rõ ý, có sức thuyết phục về vấn đề đang xảy ra để các cấp thấy rõ tác động xấu, nguy hiểm của tình hình và có hướng giải quyết ngay.
- Gọi HS trình bày đơn vừa viết.
- Nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS phát biểu:
+ Tranh 1: Tranh vẽ cảnh gió bão ở một khu phố. Có rất nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm.
+ Tranh 2: Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh bắt cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường.
- Lắng nghe.
- Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn, nơi nhận, tên của người viết, chức vụ, lý do viết đơn, chữ ký của người viết đơn.
+ Đơn kiến nghị/ Đơn đề nghị.
+ HS tiếp nối nhau nêu. Ví dụ: Kính gửi:
* Công ty cây xanh phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
* Uỷ ban nhân dân phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
* Công an xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình.
+ Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố hoặc bác trưởng thôn.
+ Em chỉ là người viết hộ cho bác tổ trưởng hoặc bác trưởng thôn.
+ Phần lý do viết đơn phải viết đầy đủ, rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang và sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
- 2 HS tiếp nối nhau trình bày.
- Làm bài.
- 3-5 HS đọc đơn của mình.
	Vídụ:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2006
ĐƠN KIẾN NGHỊ
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân Phường Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tôi tên là: Nguyễn Đăng Minh
Hiện đang là: Tổ trưởng tổ dân phố cụm 8.
Xin được trình bày với Uỷ ban một việc như sau: Hiện nay ở phố Đội Cấn, đoạn đường từ tổ dân phố cụm 1 đến cụm 9 có rất nhiều cành cây vướng vào đường dây điện, một số cành xà xuống thấp gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị. Đặc biệt mùa mưa bão sắp đến sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của dân nếu cành cây bị gãy vào đường dây điện.
Tôi kính đề nghị Uỷ ban nhân dân phường cần cho tỉa cành sớm trước khi mùa mưa bão đến để đề phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người viết đơn
 (Ký tên)
	Nguyễn Đăn Minh
3. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc đơn cho bố mẹ nghe. HS nào viết chưa đạt về nhà làm lại và chuẩn bị bài sau.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 11
I. MỤC TIÊU
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá từng mặt hoạt động trong tuần 11.
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện trong sinh hoạt, trong học tập.
- Có hướng phấn đấu trong học tập và các hoạt động.
II. NỘI DUNG	
1.GV nhận xét đánh giá các hoạt động.
a. Học tập:
+ Tuần 10 lớp thực hiện tuần học tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đã đạt được những kết quả quan trọng thực hiện tiết thao giảng, đến lớp có ý thức học tập.
b. Nề nếp:
+ Thực hiện tốt các hoạt động nề nếp của Đội, nhà trường, ra vào lớp nhanh, sinh hoạt 15 phút đầu giờ có hiệu quả.
c. Vệ sinh:
+ Thực hiện dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.
d. Hoạt động khác:
- Tiếp tục duy trì hoạt động của tuần 11, chuẩn bị cho tiết thao giảng cụm.
- Lao động theo kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia tập và duyệt, diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
2. Tồn tại:
- Sỹ số tuần qua chưa đạt như chỉ tiêu đề ra 100% ở tuần trước.
- Kiểm tra nhiều em chưa nghiêm túc.
III. PHƯƠNG HƯỚNG.
- Tiếp tục thực hiện tuần học tốt, tham gia các họat động của Đội, nhà trường.
IV. SINH HOẠT TẬP THỂ
- Cho học sinh chơi các trò chơi ưa thích.
- Hướng dẫn học sinh hát tập thể những bài hát về thầy cô, trường lớp.
- Một vài cá nhân hát.
- Giáo viên nhận xét,biểu dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HOAN CHINH TUAN 11.doc