Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Văn Xá

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Văn Xá

TOÁN: ÔN TẬP TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN

I) Mục tiêu:

 1. Ôn tập, củng cố để HS nắm chắc cách cộng hai hay nhiều số thập phân.

 2. Rèn kỹ năng trình bày bài cho HS.

 3. áp dụng vào làm bài tập.

II) Chuẩn bị:

 +, GV: Nội dung ôn tập.

 +, HS: Ôn lại cách cộng hai số thập phân.

III) Lên lớp:

 A) Ôn tập, củng cố kiến thức

- Cho HS nêu cách cộng hai số thập phân .

- HS thực hiện ví dụ

- HS cả lớp & GV nhận xét kết luận chung.

 B) Bài tập thực hành

 Hình thức:

 +, GV ra bài tập.

 +, HS cả lớp làm vào vở- HS lên bảng chữa bài.

 +, HS cả lớp & GV nhận xét chữa bài.

 +, GV củng cố lại cách cộng hai số thập phân cho HS.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Văn Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 :
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Toán: Ôn tập tổng nhiều số thập phân
I) Mục tiêu:
 1. Ôn tập, củng cố để HS nắm chắc cách cộng hai hay nhiều số thập phân.
 2. Rèn kỹ năng trình bày bài cho HS.
 3. áp dụng vào làm bài tập.
II) Chuẩn bị:
 +, GV: Nội dung ôn tập.
 +, HS: Ôn lại cách cộng hai số thập phân.
III) Lên lớp:
 A) Ôn tập, củng cố kiến thức
- Cho HS nêu cách cộng hai số thập phân .
- HS thực hiện ví dụ
- HS cả lớp & GV nhận xét kết luận chung.
 B) Bài tập thực hành
 Hình thức:
	+, GV ra bài tập.
	+, Hs cả lớp làm vào vở- HS lên bảng chữa bài.
	+, HS cả lớp & GV nhận xét chữa bài.
	+, Gv củng cố lại cách cộng hai số thập phân cho HS.
 Bài tập:
*Bài 1: Đặt tính & tính kết quả:
 23,56 + 12,45 + 5,67 12,4 + 34,5 + 6,7
 456,78 + 38,66 + 4,67 34,54 + 4, 12 + 6,8
*Bài 2: Tìm x
 x - 2,5 = 3,6 	1,3 + x = 34,7
*Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 35,68 + 67,03 + 32,97	b) 3,9 + 7,4 + 5,1 + 0,6 
*Bài 4:
Một hình chữ nhật có chiều rộng 16,34m, chiều dài hơn chiều rộng 8,32m. Tính chu vi hình chữ nhật đó ?
*Bài 5:Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a:
a
3,4
3,6
2,6
b
56,7
12,5
6,07
a + b
b + a
C) Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại cách cộng nhiều số thập phân.
- Dăn HS về nhà ôn lại bài & hoàn thành các bài tập trong vở bài tập toán
Lịch sử: Ôn tập bài 10
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập & củng cố các kiến thức về lịch sử bài 10.
2. Cho học sinh hiểu nội dung của bài.
3. Giáo dục lòng yêu thích học môn lịch sử
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Ôn tập củng cố kiến thức:
	 Nêu ý nghĩa lịch sử của tuyên ngôn độc lập? 
- GV gọi từng HS trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận, củng cố lại kiến thức.
B.Thực hành:
	- T: Nêu bài tập yêu cầu HS thực hành.
	- HS nêu miệng bài làm của mình.
- T: Nhận xét chữa chung.
 * Hướng dẫn HS thực hành:
 Điền dấu vào ’ trước câu trả lời đúng:
- Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập nhằm:
’ Tuyên bố khởi nghĩa thành công trong cả nước.
’ Tuyên bố sự chấm dứt của triều đại phong kiến.
’ Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập tự do của nước ta.
’ Tất cả các ý trên.
C. Tổng kết- Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị tiết sau.
Luyện từ và câu: Ôn Đại từ
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cho HS hiểu thế nào là đại từ, tác dụng của nó.
	- Biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ trong văn bản.
	- GDHS dùng từ cho đúng văn cảnh.
II- Đồ dùng :
	- Bảng phụ chép bài 1, 2.
III. Nội dung: 
	1. Kiểm tra bài cũ:
	Thế nào là đại từ ? cho ví dụ.
	2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
	Bài 1: 
	GV treo bảng phụ - HS đọc bài và tìm ra những từ in đậm.
	a) Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ ai ?
	b) Các từ ngữ đó viết hoa để biểu lộ điều gì ?
	- HS lên bảng làm vào bảng phụ.
	Bài 2: Tìm những đại từ trong bài ca dao sau:
Cái cò, mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
	Bài 3: Dùng đại từ thay thế cho danh từ bị lặp lại ở bài tập 3 SBT - trang 93.
- HS làm bài vào vở và chữa bài- GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
TẬp làm văn: Ôn Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
	- Viết được 1 lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. Nội dung : 
1. Bài cũ:
	Nêu phần chính của một lá đơn ?
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
	Bài 1:
	Hãy trình bày một lá đơn xin nghỉ học.
	- GV cho HS trình bày lại các phần chính của một lá đơn.
Những phần chính trong đơn:
+ tên của đơn.
+ nơi nhận đơn.
+ giới thiệu bản thân.
+ nội dung chính cần trình bày .
+ kiến nghị
+ cảm ơn.
	- GV cho HS làm việc cá nhân - GV hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu.
	- Gọi HS đọc kết quả.
	- GV nhận xét, đánh giá.
3- Củng cố, dặn dò:
	Nhận xét tiết học
	Chuẩn bị tiết sau.
địa lý: Ôn tập bài 10
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập & củng cố các kiến thức về địa lý bài 10.
2. Rèn kỹ năng làm bài cho HS.
3. Giáo dục lòng yêu thích học môn địa lí.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Ôn tập củng cố kiến thức:
- Nêu một số hoạt động chính của nông nghiệp nước ta?
	- HS nêu- HS khác nhận xét- bổ sung.
	- GV kết luận củng cố lại kiến thức.
B.Thực hành:
	- T: Nêu bài tập yêu cầu HS thực hành.
	- HS nêu miệng bài làm của mình.
- T: Nhận xét chữa chung.
 Hướng dẫn HS thực hành:
	Đánh dấu X vào ô trống trước ý em cho là đúng?
a) Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta là: 
’ Chăn nuôi ’ Trồng rừng 
’ Trồng trọt ’ Nuôi và đánh bắt cá tôm
b) Loại cây được tròng nhiều nhất ở nước ta là:
’ Cà phê ’ Lúa gạo 
’ Cao su ’ Chè
c) Lúa gạo được trồng chủ yếu ở vùng:
’ Núi và cao nguyên ’ Trung du 
’ Đồng bằng ’ Ven biển
	C. Tổng kết- Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị tiết sau.
Tự HọC:
(HS viết rèn chữ đoạn 2 bài Đất Cà Mau)
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Toán: Ôn: Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về phép cộng, trừ hai số thập phân.
	2. Rèn kỹ năng cộng, trừ số thập phân.
	3. Giáo dục HS học tốt môn toán.
II- Đồ dùng :
- Vở buổi 2. 
III. Hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách trừ hai số thập phân ?
B. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
	*Bài 1: Tính:
_
_
_
_
	78,2	5,13	60,204	4,37
	24,6	1,67	24,09	0,597
	- GV chép đề.
	- Gọi 1 số HS trung bình làm bài, dưới lớp làm vở. 
- Củng cố cách trừ.
	*Bài 2: Đặt tính rồi tính:
	a) 84,5 - 21,8	b) 9,28 - 3,645	c) 57 - 4,75
	- GV chép đề.
	- Gọi 1 số HS trung bình - Củng cố cách trừ.
	*Bài 3: Tìm x:
	a) x + 2,47 = 9,25	b) x - 6,54 = 7,91
	b) 3,72 + x = 6,54	d) 9,6 - x = 3,2
	- GV chép đề.
	- Gọi 1 số HS lên bảng làm bài.
 	- Củng cố cách tìm x.
	*Bài 4: Một thùng đựng 17,65 lít dầu. Người ta lấy ở thùng ra 3,5 lít dầu, sau đó lại lấy ra 2,75 l nữa. Hỏi trong thùng còn bao nhiêu lít dầu ? 
(Giải bằng hai cách)
	- GV hướng dẫn HS tự làm và chữa bài.
	- GV nhận xét, củng cố.
C. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách cộng, trừ hai số thập phân.
Kỹ thuật: thực hành Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
Biết cách bày , dọn bữa ăn ở gia đình.
Biết liên hệ với việc bày dọn bữa ăn ở gia đình.
3. Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- SGK kỹ thuật.
III. Các hoạt động daỵ học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu các bước luộc rau?
 - GV cùng HS nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Các hoạt động daỵ học:
	* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn:
	- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1 a (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày dọn món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gv tóm tắt các ý trả lời của Hs và giải thích, minh họa mục đích, tác dụng bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
 	- Gợi ý HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.
 	- Nêu yêu cầu của việc bày dọn thức ăn.
	- Yêu cầu HS nêu các công đoạn thực hiện khi bày dọn thức ăn.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thu dọn thức ăn:
- HS nêu mục đích, cách thu dọn bữa ăn ở gia đình. 
- HS liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn bữa ăn trong SGK.
- GV nhận xét và tóm tắt các ý chính.
	- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình dọn thức ăn.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả:
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kêt quả học tập của HS.
C. Củng cố dặn dò:
 	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị giờ sau.
Tập làm văn: ôn văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố các bước lập dàn ý bài văn tả cảnh.
	2. Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh.
	3. Giáo dục HS ý thức học tập.
II. Đồ dùng :
	- Dàn ý bài văn.
III. Hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu các bước lập dàn ý bài văn tả cảnh ?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Đề bài: Em hãy tả ngôi trường gắn bó với em trong nhiều năm qua.
	2. GV hướng dẫn HS làm bài.
	- HS đọc đề bài.
	- Xác định yêu cầu của đề.
	- GV hướng dẫn HS lập dàn ý:
	+ Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường em đang học.
	+ Thân bài:
	- Tả bao quát về ngôi trường, khuôn viên trường, các phòng học,
	- Tả chi tiết về cổng trường, sân trường, lớp học, phòng làm việc của các thầy cô giáo, sân chơi,.. đan xen tả một số hoạt động vui chơi, học tập,.
	+ Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
- HS tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- HS đọc bài, chữa bài.
- GV nhận xét, chấm điểm.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà làm tiếp để chuẩn bị tiết sau.
	Tiếng việt: Ôn: Quan hệ từ
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố cho HS hiểu từ như thế nào là từ chỉ quan hệ, tác dụng của nó.
	2. Biết chỉ ra tác dụng của "quan hệ từ" trong văn bản.
	3. Giáo dục HS dùng "quan hệ từ" đúng văn cảnh.
II- Đồ dùng :
	- Bảng phụ chép bài 1, 2.
III. Hoạt động dạy- học: 
	1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số từ chỉ quan hệ, lấy VD ?
	2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
	*Bài 1: 
	- GV treo bảng phụ. 
- HS đọc bài, tìm "quan hệ từ" và nêu rõ tác dụng của nó.
	a) "và" nối Chim, Mây, Nước với Hoa; "của" nối tiếng hót kỳ diệu với Hoạ Mi.
	b) "và" nối to với nặng; "như" nối rơi xuống với ai ném đá.
	c) "với" nối ngồi và ông nội; "về" nối giảng với từng loài cây.
	- HS lên bảng làm vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.
	*Bài 2: 
	- GV treo bảng phụ. 
- HS đọc bài, tìm "cặp quan hệ từ" và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.
	a) "Vì . nên" biểu thị quan hệ nguyên nhân, kết quả.
	b) "Tuy  nhưng" biểu thị quan hệ nhượng bộ
	* Bài 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.
- HS làm bài vào vở và chữa bài.
- GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
Toán: Ôn tập
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về phép nhân số thập phân với số tự nhiên.
	2. Rèn kỹ năng nhân số thập phânvới số tự nhiên.
	3. Giáo dục HS học tốt môn toán.
II- Đồ dùng : 
- Vở buổi 2. 
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách nhân số thập phân với một số tự nhiên ?
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
	*Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	a) 84,5 x 20	b) 9,28 x 300	c) 57,03 x 400
	- GV chép đề.
	- Gọi 1 số HS trung bình.
 	- Củng cố cách nhân.
*Bài : Đặt tính rồi tính:
a) 124,5 x 25	b) 34,28 x 38	c) 47,03 x 32
	*Bài 3: Tìm số tự nhiên X bé nhất trong các số 2, 3, 4, 5 sao cho:
	2,6 x x > 7
	- GV chép đề.
	- HS thảo luận và tìm ra kết quả.
	- Gọi 1 số HS lên bảng trình bày.
	* Bài 4: Một người đi xe đạp trong 2 giờ đầu, mỗi giờ đi được 11,2km; trong 4 giừo sau, mỗi giờ đi được 10,52km. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu km ?
	- GV hướng dẫn HS tự làm và chữa bài.
	- GV nhận xét, củng cố.
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách nhân số thập phân với số tự nhiên.
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
 BGH Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11 buoi 2.doc