Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Thuỳ Trâm

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Thuỳ Trâm

Đạo đức (12): KÍNH GIÀ , YÊU TRẺ

I/Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:

+Vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

+Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép người già, yêu thương em nhỏ.

+Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương em nhỏ.Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

*GDTNTT: Nhắc nhở, hướng dẫn các em nhỏ không chơi ở những nơi nguy hiểm.

II/Chuẩn bị: *HS:Sách GK

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Thuỳ Trâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai/9/11/09 
Đạo đức (12): KÍNH GIÀ , YÊU TRẺ
I/Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
+Vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
+Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép người già, yêu thương em nhỏ.
+Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương em nhỏ.Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
*GDTNTT: Nhắc nhở, hướng dẫn các em nhỏ không chơi ở những nơi nguy hiểm.
II/Chuẩn bị: *HS:Sách GK 
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Tình bạn(tt)
2.Bài mới: Kính già, yêu trẻ.
 Giới thiệu: SGV
*Hoạt động 1:Cả lớp
Tìm hiểu truyện: “Sau đêm múa” 
+GV:-Đội kịch đóng vai.
-Lớp thảo luận câu 1, 2, 3
+GV nhận xét:
-Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp khả năng.
-Tôn trọng người già và em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
+HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 2:Cá nhân
Làm BT1:
 +GV nêu lại yêu cầu
 +GV nhận xét, chốt lại ý đúng: 
*GDTNTT: Khi thấy các em nhỏ chơi gần ao, hồ, đường xe chạy hoặc đường ray, các em cần làm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
*Hoạt động nối tiếp:
 +GV nhận xét tiết học.
 +Bài sau: Kính già, yêu trẻ.(tt)
 +Tìm hiểu các phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
+HS kiểm tra.
+HS mở sách.
+HS đọc câu truyện.
+HS trình bày ý kiến.
+HS đọc yêu cầu.
+HS làm bài và trình bày.
*Hs tự liên hệ bản thân.
+HS lắng nghe.
Thứ sáu/13/11/09
Địa lí (12): CÔNG NGHIỆP
I/Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
 +Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 +Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp..
 +Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
+HS khá giỏi: Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta; nêu những ngành CN và nghề thủ công ở địa phương; xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
II/Chuẩn bị: 
 *HS: Sách giáo khoa.
 *GV: Bản đồ Hành chính VN. Tranh ảnh về một số ngành CN và TCN.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
 Hoạt động HS
1.Bài cũ: Kiểm tra bài : Lâm nghiệp và thuỷ sản.
2.Bài mới: Công nghiệp.
*Hoạt động 1: Làm việc nhóm.
Các ngành công nghiệp.
B1: HS làm bài tập mục 1-sgk.
B2:HS trình bày kết quả. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đố vui hoặc đối đáp về sản phẩm của các ngành công nghiệp. 
**Kết luận : 
-GV nêu: Ngành CN có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
*Hoạt động 2: Làm việc lớp.
Nghề thủ công:
-HS trả lời câu hỏi mục 2-sgk.
**Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
*Hoạt động 3:Cặp đôi.( Dành cho hs khá giỏi)
-Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
-HS trình bày. Có thể cho HS chỉ trên bản đồ những địa phương có các sản phẩm của ngành thủ cộng nổi tiếng.
** Kết luận: 
3.Củng cố: 
Sản phẩm của ngành khai thác khoáng sản là than, dầu mỏ, quặng sắt..........
Loại bỏ ô chữ không đúng:
Nước ta không có nhiều ngành CN và TCN.
Nước ta không có nhiều ngành CN và TCN.
Sản phẩm của ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm là gạo, đường, bánh kẹo............
Sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí điện.
4.Dặn dò: Bài sau: Công nghiệp (tiếp theo) 
-HS trả lời.
-HS mở sách.
-HS trả lời.
-HS chỉ bản đồ.
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
Thứ ba/10/11/09
Khoa học ( 23 ): SẮT, GANG, THÉP
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết được một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
*GDMT: Nhận biết sự suy thoái nguồn tài nguyên và biết cần phải khai thác nguồn tài nguyên hợp lí
II. Đồ dùng dạy học:
- Thông tin và hình trang 48, 49 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: Kiểm tra bài Tre, mây, song
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin.
Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày bài làm của mình.
Kết luận: (SGK)
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
Cách tiến hành:
- GV giảng bài.
- Cho HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK và nêu công dụng của gang và thép.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV yêu cầu HS kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép 
Kết luận: (SGK)
*GDMT: Trong đời sống , chúng ta thường gặp nhiều đồ dùng làm từ sắt, gang , thép nên việc khai thác các quặng này là rất cần thiết. Song cần phải khai thác một cách hợp lí để bảo vệ nguồn tài nguyên này.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
-2hs trả lời
- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm đôi.
- Một số nhóm trình bày
Thứ năm/12/11/09
Khoa học (24 ): ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết một vài tính chất của đồng.
- Nêu một số ứng dụng của đồng trong đời sống sản xuất.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng và nêu cách bảo quản chúng.
*GDMT: Sản xuất đồng dễ gây ô nhiễm môi trường, cần giữ gìn môi trường bằng cách khai thác và chế tạo kim loại này hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thông tin và hình trang 50, 51 SGK.
- Một số đoạn dây đồng.
- Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: Sắt, gang, thép
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả quan sát.
- GV nhận xét và chốt lại.
Kết luận: (SGK)
Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu HS cho HS.
- Cho HS trình bày bài làm của mình.
Kết luận: (SGK)
Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: 
- HS kể tên một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
- HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng
Cách tiến hành:
- GV và HS cùng làm việc.
Kết luận: (SGK)
*GDMT: Sản xuất đồng dễ gây ô nhiễm môi trường, cần giữ gìn môi trường bằng cách khai thác và chế tạo kim loại này hợp lí.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài tiếp.
- HS quan sát đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- HS ghi câu trả lời vào phiếu học tập.
- HS khác góp ý.
- Chỉ ra tên đồ dùng trong hình trang 50, 51 SGK
- Kể tên một số đồ dùng khác.
- Nêu cách bảo quản.
Thứ ba/10/11/09
Kĩ thuật ( 12 ) : CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN
I/Mục tiêu: HS cần phải:
 +Làm được sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn yêu thích từ những kiến thức đã học. 
II/Chuẩn bị: *HS: Tranh ảnh các bài đã học.
 *GV: Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2.Bài mới:
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn.
*Hoạt động 1:
Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1:
-GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương trình đã học ở chương 1.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
-GV nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
*Hoạt động 2:
HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành:
-GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
 +Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
 +Nếu chọn sản phẩm nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm. Các em có thể tự chế biến những món ăn theo nội dung đã học hoặc chế biến món ăn mà các em đã học được ở gia đình, bạn bè hoặc xem hướng dẫn trên các chương trình truyền hình, đọc sách. Còn nếu là sản phẩm về khâu, thêu, mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm (đo, cắt vải và khâu thành sản phẩm. Có thể đính khuy hoặc thêu trang trí sản phẩm).
-Chia nhóm và phân công làm việc của các nhóm.
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chon sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị (nếu chon nội dung nấu ăn).
-Các nhóm HS trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
-GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn và kết luận hoạt động 2
3.Dặn dò:
-Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ học sau.
Ôn: Học sinh chuẩn bị cho sản phẩm thực hành của nhóm mình đã chọn.
Chuẩn bị bài: Thực hành làm sản phẩm theo nhóm đã chọn.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS thảo luận và trả lời sản phẩm của nhóm đã chọn.
HS lắng nghe.
Thứ năm12/11/09/
Lịch sử (12): VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I/Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
+Sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
+Các biện pháp nhân dân đã thực hiện để chống lại”giặc đói”, “giặc dốt”.
II/Chuẩn bị: *HS: Sưu tầm tư liệu về phong trào “Diệt giặc đói, giặc dốt”.
*GV: Thư Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, chống nạn thất học.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ:
Kiểm tra bài : Ôn tập.
2.Bài mới: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
*Hoạt động 1: Cả lớp.
-Giới thiệu bài: GV nêu tình thế nguy hiểm của nước ta sau CM tháng Tám Chế độ mới chính quyền non trẻ ở trong tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” hết sức hiểm nghèo, chúng ta làm thế nào để vượt qua?
-GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+Sau CM tháng Tám, nhdân ta gặp những khó khăn gì
+Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhdân ta làm gì?
+Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc”
*Hoạt động 2: Chia nhóm.
-Những khó khăn của nước ta sau CM tháng Tám.
-GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ:
N1: +Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là giặc?
 +Nếu không chống được 2 thứ giặc đó, điều gì sẽ xãy ra?
N2: +Để thoát khỏi tình thế đó, Bác Hồ lãnh đạo nhân dân ta làm những gì?
 +Bác đã lãnh đạo nhdân ta chống giặc đói ntn?
 +Tinh thần chống giắc dốt của dân ta thể hi ... đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT Toán;
*GV: Tổng hợp kiến thức, thiết kế bài tập để HS luyện tập.
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS tự ôn tập kiến thức về nhân một số thập phân với một số thập phân 
*GV kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
Bài 1: Tính nhẩm ( Trò chơi: Ong tìm nhuỵ)
a) 235,54 x 1,5 ; b) 7,563 x 5,8
c) 5,15 x 14,6 ; d) 45, 475 x 24,15
-GV cho lớp nhận xét
Bài 2: Viết chữ thích hợp vào chỗ chấm:
4,36 3,6 = 15,624 
 3,6 4,36 = ........
9,04 16 = 144,64
 16 9,04 = ......
3-Chữa bài trong vở bài tập
-Cho HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với một số thập 
-Nhận xét tiết học
-HS tự ôn tập kiến thức theo nhóm nhỏ
-Nêu quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân
-Hs yếu lên thi đua làm ong đi tìm nhuỵ ghi kết quả đúng
-Một số em nêu thêm ví dụ
-Làm bài trên bảng và vào vở
-Nêu tính chất của phép nhân
Thứ ba/3/11/09
Tiếng Việt ( TC ): ÔN LUYỆN VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I-Mục tiêu:
-Luyện tập, củng cố về phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa 
-Rèn kĩ năng sử dụng từ nhiều nghĩa trong viết văn.
II-Chuẩn bị:
*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm tự ôn tập kiến thức về từ nhiều nghĩa (nhận xét, ghi nhớ)
*GV nhận xét, kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
1-Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ sau: 
a) Ngồi
-Nghĩa 1: đặt mông trên ghế
-Nghĩa 2: chỉ sự rảnh rỗi vô tích sự
b)Nhớ:
-Nghĩa 1: trạng thái tình cảm
-Nghĩa 2: chỉ việc làm cần thực hiện
2- Làm bài tập trong vở BT
-GV gợi ý, hướng dẫn
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
Nhận xét tiết học
-HS trao đổi phần nhận xét và ghi nhớ đã học
-HS làm bài và trình bày, lớp nhận xét
-Ngồi(1): Em đang ngồi học bài.
-Ngồi (2): Bạn ấy ngồi chơi không làm gì cả.
-Nhớ (1): Đi đâu xa em rất nhớ nhà.
-Nhớ (2): Em làm sai là do không nhớ cách làm.
-Làm bài cá nhân
Thứ năm/5/11/09
Tiếng Việt (TC): LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ VÀ TẬP LÀM VĂN
I-Mục tiêu:
-Luyện tập, củng cố về chính tả và tập làm văn.
-Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
II-Chuẩn bị:
*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm tự ôn tập kiến thức đã học.
*GV nhận xét, kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
1-Luyện tập Chính tả: 
GV cho HS nêu những từ dễ viết nhầm
-Cho lớp luyện viết
-Cho HS phân biệt các tiếng có âm s/x
2- Luyện tập Tập làm văn
-GV gợi ý, hướng dẫn cách trình bày bài văn theo đúng yêu cầu
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
-Chấm vở bài tập 10 HS
Nhận xét tiết học
-HS trao về các lỗi chính tả hay mắc phải
-Đọc các bài văn đạt điểm cao, trao đổi học hỏi
-HS trình bày, lớp nhận xét
-HS viết vào bảng con hoặc vở nháp
-Ngồi cùng bàn trao đổi, nhận xét
-HS trao đổi, đọc lại các bài văn đạt điểm cao trong các bài văn tả cảnh đã học.
Thứ ba/17/11/09
Tiếng Việt (TC): 
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG ĐẠI TỪ, QUAN HỆ TỪ TRONG VIẾT VĂN
I-Mục tiêu:
-Luyện tập, củng cố về sử dụng đại từ, quan hệ từ trong viết văn.
-Rèn kĩ năng sử dụng đại từ, quan hệ từ trong nói-viết .	
II-Chuẩn bị:
*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT 
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm tự ôn tập kiến thức đã học.
*GV nhận xét, kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
Bài 1: Đọc bài tập đọc “Lòng dân” (tuần 3/ trang 24 sách Tiếng Việt 5-tập 1 và thực hiện:
-Tìm các đại từ xưng hô có trong bài.
-Nhận xét cách xưng hô của dì Năm và tên cai.
-GV cho HS đọc các đại từ tìm được, nêu nhận xét
*HS hoàn thành bài tập trong vở BT
Bài 2: (Bồi dưỡng HS giỏi)
Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:
-Nguyên nhân ... kết quả
-Giả thiết ... kết quả; điều kiện ... kết quả
-Quan hệ tương phản
-Quan hệ tăng tiến
-GV gợi ý, hướng dẫn cách sử dung đại từ, quan hệ từ trong viết văn
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
-Chấm vở bài tập 10 HS
Nhận xét tiết học
-HS trao đổi về cách sử dụng đại từ, quan hệ từ đã học.
-HS đọc bài, làm bài nhóm đôi.
-HS trao đổi, ghi lại các đại từ xưng hô trong bài “Lòng dân”, ghi ra vở nháp.
-HS làm bài
-HS làm bài, nhận xét
-Vì ... nên ... ; Nhờ ... mà ...
-Nếu ... thì ... ; Hễ ... thì ...
-Tuy ... nhưng ...; Mặc dù ... nhưng ...
-Không những ... mà ... ; Không chỉ ... mà ...
Thứ ba/10/11/09
Tiếng Việt (TH): LUYỆN ĐỌC - VIẾT 
I-Mục tiêu:
-Luyện đọc - viết, củng cố về kĩ năng đọc - viết cho HS yếu. (Phụ đạo)
-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ văn học cho HS khá-giỏi. (Bồi dưỡng)	
II-Chuẩn bị:
	*HS: Sách, báo, truyện thiếu nhi
	*GV: Chuẩn bị một số bài văn mẫu (tả cảnh, tả người, ...)
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS tự luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 11.
*GV theo dõi nhận xét chung
2-Luyện tập thực hành
1-Luyện đọc: 
-Cho HS tự đọc các bài trong sách, báo, truyện, ... đã chuẩn bị
-Tổ chức cho luyện đọc trước lợp
*Tổ chức thi đọc
-GV nhận xét chung
2-Luyện viết:
-GV đọc chính tả cho HS luyện viết
*Giao cho HS khá , giỏi đọc các bài văn mẫu, nêu cảm nhận.
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
-Chấm vở bài tập 5 HS
Nhận xét tiết học
-HS tự luyện đọc .
-HS đọc cá nhân (5-7 phút)
-HS đọc yếu rèn đọc.
-HS khá, giỏi luyện đọc diễn cảm
-HS lớp nhận xét, góp ý
*HS yếu thi đọc trơn
-HS khá, giỏi thi đọc diễn cảm
-Viết bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” đoạn từ Cây quỳnh lá dày ... không phải là vườn! (dành cho HS TB, yếu)
Thứ năm/19/11/09
Tiếng Việt (TC): LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI
I-Mục tiêu:
-Luyện tập quan sát, lựa chọn chi tiết, sắp xếp ý trong bài văn tả người.
-Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả
II-Chuẩn bị:
	*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT 
	*GV: Tổng hợp kiến thức; câu hỏi luyện tập, bài tập thực hành 
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm tự ôn tập kiến thức về cấu tạo của bài văn tả người, cách quan sát, chọn lọc chi tiết, ...
*GV nhận xét, kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
a)Hướng dẫn quan sát, ghi chép
-Muốn tả một người trước hết em cần làm gì?
-Khi quan sát ta cần chú ý điều gì ở hình dáng, tính cách của người định tả?
*GV nhận xét chốt ý: Khi quan sát cần ghi chép ngắn gọn các chi tiết, đặc điểm về người định tả
b)Luyện tập quan sát, ghi chép
-Cho HS quan sát bức tranh minh hoạ của bài tập đọc “Chuyện một khu vườn nhỏ” sách TV5-tập 1 trang 102, ghi chép những đặc điểm của người ông
*GV nhận xét, góp ý, chữa bài 
c) Bài luyện tập (bồi dưỡng)
-Đọc bài “Người thợ rèn” SGK/123 tìm những chi tiết, hình ảnh tả vẽ đẹp và sự khoẻ mạnh của anh Thận trong lúc làm việc.
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
Nhận xét tiết học
-HS trao đổi nhóm bàn: về cấu tạo của bài văn tả người, cách quan sát, chọn lọc chi tiết trong văn tả người, ...
*Vấn đáp
-Quan sát người đó
-HS tự chữa lại dàn ý
-Quan sát chung và chú ý những đặc điểm nổi nét của người đó về hình dáng, tính cách.
-HS làm bài cá nhân
-Một số em trình bày , lớp nhận xét
-HS làm bài cá nhân
Thứ ba/10/11/09
Tiếng Việt ( TC ): MỞ RỘNG VỐN TỪ : MÔI TRƯỜNG 
I. Mục tiêu:
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ môi trường
- Tiểu phẩm: “ Vì mái trường xanh - sạch - đẹp ”
- Biết mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ môi trường
- Nắm được nội dung của tiểu phẩm: “ Vì mái trường xanh - sạch - đẹp ”.
- Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Nội dung tiểu phẩm
- Một số đồ dùng: chổi, thùng rác 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu:
- Giới thiệu bài và nêu yêu cầu của tiết học. 
2.Hướng dẫn học sinh luyện tập
* Củng cố kiến thức:
- Em hãy cho biết tiết LTVC vừa rồi chúng ta học những nội dung gì?
- Giáo viên ghi đề lên bảng, gọi 1 vài em nhắc lại
- Tổ chức trò chơi: “ Ai nhiều nhất ”
+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, trong thời gian 5 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất thì đội đó thắng cuộc bằng hình thức tiếp sức.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi
+ Gọi học sinh nhận xét và bình chọn
+ Nhận xét, tuyên dương
* Luyện tập
*. Đóng tiểu phẩm:
- Cho học sinh đọc nội dung tiểu phẩm “ Vì mái trường xanh - sạch - đẹp ”
- Cho các nhóm thảo luận, phân vai tập đóng tiểu phẩm
- Gọi các nhóm tham gia thi
- Cho học sinh nhận xét và bình chọn bạn, nhóm diễn hay.
- Nhận xét
*. Tìm hiểu nội dung:
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: 
+ Trong tiểu phẩm có bao nhiêu nhân vật? Đó là ai?
+ Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của bạn Tùng?
+ Ý nghĩa của tiểu phẩm là gi?
- Gọi học sinh trả lời
- Nhận xét
C. Củng cố - Dặn dò:- Nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài 
- Học sinh nhắc lại: MRVT: Bảo vệ môi trường.
- Nhắc lại đề bài
+ Lắng nghe
+ Học sinh tham gia trò chơi
+ Nhận xét và bình chọn
 - Học sinh đọc
- Các nhóm thảo luận, phân vai
- Các nhóm tham gia thi
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh trả lời
Thứ năm/12/11/09
TLV ( TC ) LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
- Viết được một lá đơn ( kiến nghị ) đúng thể thức, ngắn gọn , rõ ràng, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
- Biết viết được một lá đơn ( kiến nghị ) đúng thể thức, ngắn gọn , rõ ràng, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu 
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu yêu cầu của bài học 
2. Củng cố kiến thức:
- Cho học sinh nối tiếp nhau nhắc lại cách trình bày và nội dung một lá đơn .
- Nhận xét
3. Luyện tập 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi: Viết một lá đơn thay mặt trong tổ dân phố kêu cứu Chi nhánh điện cử người xuống kiểm tra lại công - tơ điện để bà con được yên tâm. Vì các gia đình trong tổ dân phố em đều nhận thấy sau khi thay công - tơ điện thì chỉ số điện tăng vọt.
- Gọi 1 vài học sinh đọc bài làm
- Gọi HS nhận xét bài viết của bạn
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Nhận xét, chốt lại.
- Chấm một số vở và nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập tả người
- Học sinh nhắc lại 
- HS viết bài
- Học sinh đọc bài
- HS nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 12.doc