Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Tiểu La

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Tiểu La

Kĩ thuật (13): CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN

I/Mục tiêu:

+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm được sản phẩm yêu thích.

II/Chuẩn bị:

*HS: Tranh ảnh các bài đã học.

*GV: Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.

III/Hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

 

doc 44 trang Người đăng hang30 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Tiểu La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm/18/11/10
Kĩ thuật (13): CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN
I/Mục tiêu: 
+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm được sản phẩm yêu thích.
II/Chuẩn bị: 
*HS: Tranh ảnh các bài đã học.
*GV: Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ:
Kiểm tra phần học sinh các nhóm đã làm được ở tiết trước.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Cắt, khâu, thêu tự chọn (tiếp theo).
*Hoạt động 1:HS thực hành làm sản phẩm tự chọn:
-GV theo dõi các nhóm làm việc và có thể hỏi lại quá trình tiến hành làm sản phẩm mà nhóm đang làm và có thể bổ sung để các nhóm có thể hoàn thành tốt.
B1: Đo, cắt, vẽ mẫu thêu trang trí.
B2: Thực hành thêu trang trí.
B3: Khâu từng bộ phận: Khâu miệng túi, khâu phần thân túi, đính quai túi vào miệng túi.
3.Củng cố- Dặn dò:
Tiếp tục hoàn thành công việc ở tiết sau.
-Trình bày về sản phẩm đã làm ở tiết trước.
-Hs thực hành theo nhóm
Thứ năm/18/11/10
Khoa học ( 26): ĐÁ VÔI
I. Mục tiêu:
- Nêu một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi. 
*GDMT: Cần khai thác nguồn đá vôi hợp lí đẻ giữ vẻ đẹp tụe nhien và bảo vệ môi trường xung quanh. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 54, 55 SGK.
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua hoặc a-xít (nếu có điều kiện).
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1. Kiểm tra:
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
Kết luận: (SGV)
*GDMT: Cần khai thác nguồn đá vôi hợp lí đẻ giữ vẻ đẹp tụe nhien và bảo vệ môi trường xung quanh
Hoạt động 3: Làm việc với mẫu hoặc quan sát hình.
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Cho đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
Kết luận: (SGV)
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
- HS viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi sưu tầm được và giấy khổ to.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hướng dẫn (SGK).
Thứ hai/15/11/10
Toán (61): LUYỆN TẬP CHUNG/61
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Thực hiện các phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.
Nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
II. Chuẩn bị:
Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3 của tiết học trước.
GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy và học bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
GV yêu cầu 3 HS vừa lên bảng nêu rõ cách tính của mình.
GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
GV hỏi:
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... ta làm như thế nào?
+	 Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;... ta làm như thế nào?
GV tổ chức cho HS áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm dưới hình thức trò chơi học tập.
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
Bài 4a:
GV yêu cầu HS tự tính phần a.
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên.
GV hỏi: Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không? Hãy giải thích ý kiến của em.
3. Củng cố, dặn dò
-GV tổng kết tiết học, dặn dò HS áp dụng quy tắc vừa học để làm bài tập 3, 4b và chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
HS đọc thầm đề bài trong SGK.
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
3 HS lần lượt nêu trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS đọc thầm đề bài trong SGK.
HS trả lời:
HS thi đua mở chiếc hộp bí mật 
HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến (nếu cần)
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập để hoàn thành bảng số.
1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+	Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 7,44.
+	Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 7,36.
Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau
Thứ ba16/11/10
Toán (62): LUYỆN TẬP CHUNG/62
I. Mục tiêu: Giúp Hs biết:
Thực hiện các phép cộng, phép trừ, phép nhân số thập phân.
Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với tổng hai số thập phân, một hiệu hai số thập phân với mọt số thập phân trong thực hành tính.
II.Chuẩn bị:*Bảng nhóm	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 4b của tiết học trước.
GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy và học bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: -GV yêu cầu HS tự tính giá trị các biểu thức.
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
GV hỏi: Em hãy nêu dạng của các biểu thức trong bài.
Bài toán yêu cầu em làm gì?
Với biểu thức có dạng một tổng nhân với một số em có những cách tính nào?
Với biểu thức có dạng một hiệu nhân với một số em có các cách tính nào?
GV yêu cầu HS làm bài.
GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
GV yêu cầu HS tự làm bài.
GV yêu cầu HS làm phần b giải thích cách nhẩm kết quả tìm x của mình.
GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: 
- Gọi hs đọc đề toán
- Yêu cầu Hs nêu cách làm
- Yêu cầu hs có thể giải theo 2 cách
-Tổ chức hs làm bài theo nhóm 4
3. Củng cố dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS làm các phần còn lại vào vở và chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
1 HS nhận xét bài làm của, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
HS đọc thầm đề bài toán trong SGK.
HS nêu.
Bài toán yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức theo 2 cách.
Có hai cách đó là:
+	Tính tổng rồi lấy tổng nhân với số đó.
+	Lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó sau đó cộng các kết quả với nhau.
Có hai cách tính:
+	Tính hiệu rồi lấy hiệu nhân với số đó.
+	Lấy tích của số bị trừ và số thứ ba trừ đi tích của số trừ và số thứ ba.
2 HS lên bảng làm bài, HS làm bảng con và giải thích các làm
2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần.
1 hs đọc đề toán
Nêu cách làm
 2 nhóm làm trên bảng nhóm
Hs làm vào vở theo 1 trong hai cách
HS nhận xét bài làm của bạn. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Thứ hai/15/11/10
Tập đọc (25) NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục tiêu: Hs biết:
Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.( CH: 1,2 3b)
*GDMT: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
*GDKNS: Ứng phó với căng thẳng, đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ trang 124, SGK.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
 	Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
Hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói đến điều gì về công việc của bầy ong? 
Nội dung chính của bài thơ là gì?
2. Dạy và học bài mới
a. Giới thiệu bài
GV giới thiệu mục đích tiết học
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (2 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
Gọi HS đọc phần Chú giải.
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu. Lưu ý cách đọc cho HS.
* Tìm hiểu bài
Các câu hỏi:
Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
 Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
 Ban là người thông minh
Bạn là người dũng cảm.
+Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
*GDMT: Bạn nhỏ đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
*GDKNS: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
Em hãy nêu nội dung chính của truyện?
Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
* Đọc diễn cảm
Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn. 
Treo bảng phụ có viết đoạn 3.
Đọc mẫu.
Yêu cầu HS luyện đọc.
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò
*Liên hệ GDMT: Hỏi: Em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học và soạn bài Trồng rừng ngập mặn.
3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ “Hành trình của bầy ong” và lần lượt trả lời các câu hỏi.
HS lắng nghe.
HS đọc bài theo trình tự:
HS 1: Ba em làm... ra bìa rưng chưa?
HS 2: Qua khe lá... thu lại gỗ.
HS 3: Đêm ấy... chàng gác rừng dũng cảm!
1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 2 vòng).
Theo dõi GV đọc mẫu.
Câu trả lời:
Những dấu chân người lớn hằn trên đất.
Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân gọi điện thoại báo công an. 
Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.
(HS tiếp nối nhau nêu ý kiến: 
Yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá.
Tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của mọi người.)
Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.
Đức tính dũng cảm, sự táo bạo. 
Sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. (KN ứng phó với căng thẳng)
Khả năng phán đoán nhan, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ. (KN ứng phó với căng thẳng)
Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở.
3 HS tiếp nối nhau đọc truyện. HS cả lớp theo dõi.
Theo dõi và tìm các từ cần nhấn giọng.
2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
Tự liên hệ bản thân
Thứ hai/15/11/10
Chính tả (13) HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I.Mục tiêu:
Nhớ - viết chính xác, đẹp hai khổ thơ cuối trong bài thơ Hành trình của bầy ong.
Ôn luyện cách viết các từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối  ... hai/15/11/2010
Tiếng Việt (TH): LUYỆN ĐỌC - VIẾT 
I-Mục tiêu:
-Luyện đọc - viết, củng cố về kĩ năng đọc - viết cho HS yếu. (Phụ đạo)
-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ văn học cho HS khá-giỏi. (Bồi dưỡng)	
II-Chuẩn bị:
	*HS: Sách, báo, truyện thiếu nhi
	*GV: Chuẩn bị một số bài văn mẫu (tả cảnh, tả người, ...)
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS tự luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 11.
*GV theo dõi nhận xét chung
2-Luyện tập thực hành
1-Luyện đọc: 
-Cho HS tự đọc các bài trong sách, báo, truyện, ... đã chuẩn bị
-Tổ chức cho luyện đọc trước lợp
*Tổ chức thi đọc
-GV nhận xét chung
2-Luyện viết:
-GV đọc chính tả cho HS luyện viết
*Giao cho HS khá , giỏi đọc các bài văn mẫu, nêu cảm nhận.
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
-Chấm vở bài tập 5 HS
Nhận xét tiết học
-HS tự luyện đọc .
-HS đọc cá nhân (5-7 phút)
-HS đọc yếu rèn đọc.
-HS khá, giỏi luyện đọc diễn cảm
-HS lớp nhận xét, góp ý
*HS yếu thi đọc trơn
-HS khá, giỏi thi đọc diễn cảm
-Viết bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” đoạn từ Cây quỳnh lá dày ... không phải là vườn! (dành cho HS TB, yếu)
Thứ năm/18/11/2010
Tiếng Việt (TC): LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI
I-Mục tiêu:
-Luyện tập quan sát, lựa chọn chi tiết, sắp xếp ý trong bài văn tả người.
-Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả
II-Chuẩn bị:
	*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT 
	*GV: Tổng hợp kiến thức; câu hỏi luyện tập, bài tập thực hành 
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm tự ôn tập kiến thức về cấu tạo của bài văn tả người, cách quan sát, chọn lọc chi tiết, ...
*GV nhận xét, kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
a)Hướng dẫn quan sát, ghi chép
-Muốn tả một người trước hết em cần làm gì?
-Khi quan sát ta cần chú ý điều gì ở hình dáng, tính cách của người định tả?
*GV nhận xét chốt ý: Khi quan sát cần ghi chép ngắn gọn các chi tiết, đặc điểm về người định tả
b)Luyện tập quan sát, ghi chép
-Cho HS quan sát bức tranh minh hoạ của bài tập đọc “Chuyện một khu vườn nhỏ” sách TV5-tập 1 trang 102, ghi chép những đặc điểm của người ông
*GV nhận xét, góp ý, chữa bài 
c) Bài luyện tập (bồi dưỡng)
-Đọc bài “Người thợ rèn” SGK/123 tìm những chi tiết, hình ảnh tả vẽ đẹp và sự khoẻ mạnh của anh Thận trong lúc làm việc.
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
Nhận xét tiết học
-HS trao đổi nhóm bàn: về cấu tạo của bài văn tả người, cách quan sát, chọn lọc chi tiết trong văn tả người, ...
*Vấn đáp
-Quan sát người đó
-HS tự chữa lại dàn ý
-Quan sát chung và chú ý những đặc điểm nổi nét của người đó về hình dáng, tính cách.
-HS làm bài cá nhân
-Một số em trình bày , lớp nhận xét
-HS làm bài cá nhân
Thứ /ba/16/11/ 2010
Luyện từ và câu(TC): LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh cách làm một bài văn tả người.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Nêu dàn bài chung của bài văn tả người?
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Viết dàn ý chi tiết tả một người thân của em.
Gợi ý: 
 a)Mở bài : 
- Chú Nam là em ruột bố em.
- Em rất quý châmNam.
b)Thân bài : 
- Chú cao khoảng 1m70, nặng khoảng 65kg.
- Chú ăn mặc rất giản dị, mỗi khi đi đâu xa là chú thường măc bộ quần áo màu cỏ úa.Trông như một chú công an.
- Khuôn mặt vuông chữ điền, da ngăm đen.
- Mái tóc luôn cắt ngắn, gọn gàng.
- Chú Nam rất vui tính, không bao giờ la mắng con cháu.
- Chưa bao giờ em thấy chú Nam nói to.
- Chú đối xử với mọi người trong nhà cũng như hàng xóm rất nhẹ nhàng, tình cảm.
- Ông em thường bảo các cháu phải học tập chú Nam.
c)Kết bài :
- Em rất yêu quý chú Hùng vì chú là người cha mẫu mực.
4.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba/16/11/2010
Toán (TC): LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân số thập phân, một số nhân 1 tổng, giải toán có liên quan.
đến rút về đơn vị.
II.Chuẩn bị : Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 635,38 + 68,92 b) 45,084 – 32,705
c) 52,8 x 6,3 d) 17,25 x 4,2
 Bài tập 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
a)2,3041km = ....m 
b) 32,073km = ...dam
c) 0,8904hm = ...m 
d) 4018,4 dm = ...hm 
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 6,04 x 4 x 25 b) 250 x 5 x 0,2 c) 0,04 x 0,1 x 25
a) 6,04 x 4 x 25 
 = 6,04 x 100
 = 604
b) 250 x 5 x 0,2
 = 250 x 1
 = 250
Bài tập 4 : (HSKG)
Tìm số tự nhiên x bé nhất trong các số: 
 2; 3; 4; 5sao cho: 2,6 x > 7
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 704,3
b) 12,379
c) 332,64
d) 72,45
Bài giải :
 a)2,3041km = 2304,1m 
 b) 32,073km = 3207,3dam
 c) 0,8904hm = 89,04m 
 d) 4018,4 dm = 4,0184 hm 
Bài giải :
c) 0,04 x 0,1 x 25
 = 0,04 x 25 x 1
 = 1 x 1
 = 1
Bài giải :
- x = 2 thì 2,6 x 2 = 5,2 < 7 (loại)
- x = 3 thì 2,6 x 3 = 7,8 > 7 (được)
- x = 4 thì 2,6 x 4 = 10,4 > 7 (được)
- x = 5 thì 2,6 x 5 = 13 > 7 (được)
Vậy x = 3 ; 4 ; 5 thì 2,6 x > 7
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm/17/ 11 /2010
Luyện từ và câu (TC): LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc những kiến thức về từ loại, đại từ xưng hô.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết các từ loại.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Học sinh nhắc lại những kiến thức về danh tư, tính từ, động từ.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:
 Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.
Bài tập 2:
- Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn.
a) Hoà bảo với Lan :
- Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không?
Lan trả lời:
- Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé!
b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te
Bài tập 3: 
-Viết một đoạn văn về chủ đề : Bảo vệ môi trường.
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- S lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Đáp án :
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.
Đáp án : 
a) Hoà bảo với Lan :
- Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không?
Lan trả lời:
- Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé!
b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te
Gợi ý:
Vào đầu năm học mới, chúng em đi trồng cây. Gió xuân dìu dịu. Bạn Hiếu là lớp trưởng. Bạn rất gương mẫu trong lao động. Lúc bạn đào hố, lúc bạn vác cây giống. Trồng xong cây nào, các bạn lại cùng nhau tưới cho cây. Vừa lao động, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu /17/11/2010
Toán (TC): LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
- Rèn kỹ năng chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
II.Chuẩn bị : Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách chia 1 số thập phân cho một số tự nhiên
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,44 : 6 b) 47,5 : 25
c) 1904 : 8 d) 20,65 : 35
Bài tập 2 : Tìm x : 
x 5 = 24,65
42 x = 15,12
Bài tập 3 : Tính giá trị biểu thức:
a) 40,8 : 12 – 2,63
b) 6,72 : 7 + 24,58
Bài tập 4 : (HSKG)
Một cửa hàng bán vải trong 6 ngày bán được 342,3 m vải.
a) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải?
b) Trong 3 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách chia 1 số thập phân cho một số tự nhiên
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
1,24 ; b)1,9 ; c)38 ; d) 0,59
Bài giải :
x 5 = 24,65
x = 24,65 : 5
x = 4,93
b) 42 x = 15,12
 x = 15,12 : 42 
 x = 0,36 
Bài giải :
a) 40,8 : 12 – 2,63
 = 3,4 - 2,63
 = 0,77
b) 6,72 : 7 + 24,58
 = 0,96 + 24,58
 = 25,54
Bài giải :
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải là:
 342,3 : 6 = 57,05 (m)
Trong 3 ngày ngày cửa hàng bán được số m vải là:
 57,05 x 3 = 171,15 (m)
 Đáp số: 171,15 m
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 13 tich hop day du.doc