LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hướng dẫn HS giải bài tập
Bài 1: HS đặt tính rồi tính, 3 em lên bảng
a. 216,72 : 42 = 5,16 b. 285,6 : 17 = 16,8 c. 117,81 : 12,6 = 9,35
TUẦN 17: THỨ 2 Ngày soạn: .../.../2010 Ngày dạy: .../.../2010 LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hướng dẫn HS giải bài tập Bài 1: HS đặt tính rồi tính, 3 em lên bảng a. 216,72 : 42 = 5,16 b. 285,6 : 17 = 16,8 c. 117,81 : 12,6 = 9,35 Bài 2: HS đặt tính rồi tính, 2 em lên bảng làm a. (75,6 – 21,7) : 4 + 22,82 x 2 = 53,9 : 4 + 45,64 = 13,475 + 45,64 = 59,115 b.21,56 :( 75,6 – 65,8) – 0,354 : 2 = 21,56 : 9,8 – 0,354 : 2 = 2,2 – 0,177 = 2,023 Bài 3: HS đọc đề, làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng, lớp nhận xét Bài giải: a. Số thóc bác Năm thu hoạch năm 2000 nhiều hơn năm 1995 là: 8,5 – 8 = 0,5 (tấn) Tỉ số phần trăm số thóc tăng thêm so với năm 1995 là: 0,5 : 8 = 0,0625 0,0625 = 6,25 % b. Số thóc tăng thêm của năm 2005 là: 8,5 x 6,25 : 100 = 0,53125 (tấn) Số thóc thu được của năm 2005 là: 8,5 + 0,53125 = 9,03125 (tấn) C. Củng cố, dặn dò: -Gv nhận xét giờ học -------- a & b --------- TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC BÀI NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn - Hiểu ý nghiã của bài văn: ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng , làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.(trả lời được các câu hỏi SGK) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. * Luyện đọc từng đoạn: -HS luyện đọc theo cặp từng đoạn. -Thi luyện đọc trước lớp: HS đọc gọi nhận xét, cả lớp cùng rút kinh nghiệm. * Luyện đọc cả bài: -Hs thi luyện đọc trước lớp. -Lớp bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm nhất, bạn đọc tiến bộ. III. NHẬN XÉT, DẶN DÒ: Gv nhận xét giờ học. -------- a & b --------- ĐẠO ĐỨC: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiếp) I-MỤC TIÊU. - Nêu được 1 số biểu hiện về hợip tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. - Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. - Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường. II-TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Phiếu học tập cá nhân III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC A. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh ? Để hợp tác tốt với những người xung quanh em cần làm gì? B. Dạy bài mới. Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SKG Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. Các tiến hành 1. GV yêu cầu từng cặp HS ngồi cạnh nhau cùng thảo thuận làm bài tập 3. 2. HS thoả luận 3. Theo từng nội dung, một số em trình bày kết quả trước lớp; những em khác có thể nêu ý kiến bổ sung hay tranh luận. 4. GV kết luận: + Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng. + Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là chưa đúng Hoạt động 2: Xử lý tình huống Mục tiêu: HS biết xử lý một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. Cách tiến hành: 1.GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận 2.HS thảo luận nhóm 3.Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung 4.GV kết luận: + Trong khi thực hiện công việc chung cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp giúp đỡ nhau + Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tự làm bài, HS làm bài và trao đổi với bạn - 1 số HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong 1số việc , các bạn khác góp ý thêm - GV nhận xét về những dự kiến của HS C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét giờ học. ******************************************************** THỨ 5 Ngày soạn: .../.../2010 Ngày dạy: .../.../2010 TOÁN: SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. MỤC TIÊU: Biết xử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Máy tính bỏi túi cho các nhóm HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 4. Thực hành. Bài 1: HS thực hành theo nhóm: một em bấm máy tính và 1 em ghi vào bảng Đổi chéo nhau cùng làm bài Năm Số đi học Tổng số Tỉ số phần trăm 2001 613 618 99,19 2002 615 620 99,19 2003 617 619 99,67 2004 616 618 99,67 Bài 2: Tương tự bài 1 Lạc vỏ(kg) 100 95 90 85 80 Lạc hạt (kg) 65 61.75 58,5 55,25 52 Bài 3: HS đọc đề bài, suy nghĩ để nhận thấy đây là bài toán yêu cầu tìm 1 số biết 0,5% của nó là 20 000 đồng, 40 000 đồng, 60 000 đồng - Các nhóm tự tính và nêu kết quả - GV nhận xét 5. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét giờ học Gv kết luận: Qua bài các em biết cách sử dụng máy tính nhưng từ bài sau sẽ không dùng máy tính vì các em cần rèn luyện kĩ năng tính toán. -------- a & b --------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ CÂU I. MỤC TIÊU: - Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1) - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo Yc của BT2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 2 tờ giấy khổ to viết sẵn các ND cần ghi nhớ sau: Các kiểu câu kể Kiểu câu kể Vị ngữ Chủ ngữ Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Trả lời câu hỏi làm gì? Trả lời câu hỏi thế nào? Trả lời câu hỏi là gì? Trả lời câu hỏi ai(cái gì? con gì?) Trả lời câu hỏi ai(cái gì? con gì?) Trả lời câu hỏi ai(cái gì? con gì?) Các kiểu câu Chức năng Các từ đặc biệt Dấu câu Câu hỏi Dùng để hỏi về điều chưa biết ai, gì, nào, sao , không,... Dấu chấm hỏi Câu kể Dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm. Dấu chấm Câu khiến Dùng để nêu YC, đề nghị, mong muốn hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị,... Dấu chấm than, dấu chấm Câu cảm Dùng để bộc lộ cảm xúc ôi, a, ôi chao, trời, trời ơi,... Dấu chấm than - Vài tờ giấy để HS làm BT1,2. - vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu để HS làm BT2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hướng dẫn HS làm BT. Bài 1: HS làm bài, gọi chữa. Đọc đoạn trích sau: Bỗng Nha thấy từ xa một ông cụ đang đi nhanh về phía mình. Nha chưa kịp hỏi thì ông cụ đã nói: - Chú gác ở đây à? Giọng nói của cụ vừa hiền từ vừa ấm áp. - Vâng. Ông cụ định tiếp tục đi thì nha buột miệng nói: - Cụ cho cháu xem giấy ạ. Ông cụ vui vẻ bảo Nha: - Bác đây mà! Vừa lúc đó, đại đội trưởng đi tới.Vẻ hoảng hốt, đại đội trưởng bảo Nha: - Bác Hồ đấy mà! Sao đồng chí không để Bắc vào nhà của Bác? Nha sung sướng quá! Lần đầu tiên Nha được thấy Bác Hồ. a.Tìm trong đoạn trích trên : 1 câu hỏi 1 câu kể 1 câu cảm 1 câu cầu khiến. b.Dựa vào đâu mà em biết đó là câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến? Đáp án: Câu hỏi: Chú gác ở đây à? Câu kể: Vừa lúc đó, đại đội trưởng đi tới. Câu cảm: Nha sung sướng quá! Câu cầu khiến: Cụ cho cháu xem giấy ạ. Bài 2: Tương tự bài 1. Đọc đoạn trích sau: Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đpài (làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây bây giờ). Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm. a. Tìm trong đoạn trích trên: 1 câu kể kiểu Ai làm gì? 1 câu kể kiểu Ai thế nào? 1 câu kể kiểu Ai là gì? b. Xác định thành phần của từng câu. (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ). Đáp án: Câu kể Ai làm gì: Trước khi mất, bà mẹNguyễn bỉnh Khiêm. Câu kể Ai thế nào: Ông vốn thông minh từ nhỏ. Câu kể Ai là gì: Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài *****************************************************
Tài liệu đính kèm: