Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 (buổi 2)

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 (buổi 2)

Tiếng Việt

ÔN VỀ CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG

I. MỤC TIÊU

 Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc. Làm được một số BT có liên quan đến chủ đề này.

II. ÔN TẬP

1. HS nêu lại nghĩa của từ “truyền thống”.

2. GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau:

Bài 1: Nối từ ở bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải

a) Lịch sử Thói quen đã có từ lâu đời và được mọi người công nhận, làm theo

b) Phong tục Thói quen hình thành đã từ lâu đời trong nếp sống và suy nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

c) Truyền thống Quá trình phát sinh, phát triển đã qua hay mất đi của một hiện tượng, một sự vật

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tiếng Việt
Ôn về chủ đề: truyền thống
I. Mục tiêu
 Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc. Làm được một số BT có liên quan đến chủ đề này.
II. ôn tập
1. HS nêu lại nghĩa của từ “truyền thống”.
2. GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau: 
Bài 1: Nối từ ở bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải
a) Lịch sử
Thói quen đã có từ lâu đời và được mọi người công nhận, làm theo
b) Phong tục
Thói quen hình thành đã từ lâu đời trong nếp sống và suy nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
c) Truyền thống
Quá trình phát sinh, phát triển đã qua hay mất đi của một hiện tượng, một sự vật
Bài 2: Trong những từ có tiếng truyền dưới đây từ nào có tiếng truyền mang nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau) 
Truyền thống, truyền ngôi, truyền thanh, truyền tụng, gia truyền, lan truyền 
Bài 3: Những từ ngữ nào gợi em liên hệ đến từ truyền thống:
a) cội nguồn
e) thời đại văn minh
b) cần cù lao động của nhân dân ta
g) làng nghề
c) anh dũng chống ngoại xâm của dân tộc ta
h) thu mua hàng hóa
d) lịch sử
i) hiếu học
3. GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
Luyện tập chính tả: nghĩa thầy trò
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của bài Nghĩa thầy trò.
- Chữ viết rõ ràng, đằng tả. Luyện viết chữ cho đúng mẫu và đẹp.
II. Ôn tập:
1. GV nêu mục têu của tiết học
2. GV HD viết chính tả:
- GV đọc mẫu bài chính tả
- HD HS tìm hiểu ND bài chính tả
? ND bài chính tả trên nói lên điều gì? (HS nêu, GV nhận xét và chốt lại)
- HD HS luyện viết từ khó:
+ HS phát hiện những từ khó viết trong bài.
+ GV tổ chức cho HS luyện viết từ khó: 1-2 HS lên bảng; dưới lớp viết giấy nháp các từ khó.
+ HS nhận xét các từ trên bảng.
- GV đọc bài, HS viết chính tả (chú ý nhắc HS t thế ngồi viết )
- GV đọc soát lỗi. HS tự ghi những lỗi sai trong bài viết của mình.
- HS đổi vở cho nhau soát bài, GV đi chấm khoảng 10 bài.
- GV nhận xét thông qua việc chấm bài.
3. GV nhận xét tiết học.
Toán
ôn về nhân số đo thời gian với một số
I- Mục tiêu: 
HS biết nhân số đo thời gian với một số và vận dụng vào giải toán.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách nhân số đo thời gian với một số.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1:	Tính
5 giờ 4 phút	4,3 giờ	3 phút 5 giây
 6	 4	 7	
 30 giờ 24 phút	 17,2 giờ	21 phút 35 giây
2 giờ 23 phút	 2,5 phút
 5	 6
	 11 giờ 115 phút= 11 giờ 45 phút	 15,0 phút
Bài 2: Một người công nhân trung bình mỗi ngày làm việc 6giờ 45phút. Một tuần lễ làm việc 6 ngày. Hỏi 1 tuần lễ người đó làm việc trong thời gian là bao nhiêu?
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
	Em đi ô tô từ quê lên thành phố. Chặng đường thứ nhất ô tô đi hết 2giờ 30phút, chặng đường thứ hai ô tô đi hết 1giờ 15phút. Hỏi thời gian để đi hết chặng đường thứ hai gấp mấy lần thời gian để đi hết chặng đường thứ nhất?
3. GV nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Luyện đọc: nGhĩA THầY TRò
I- Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
- Hiểu: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Luyện đọc diễn cảm toàn bài.
II .Đồ dùng học tập:
III . Hoạt động dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ :
	HS đọc bài tập đọc: Nghĩa thầy trò, TLCH.
2. Dạy bài mới 
a .Giới thiệu bài :
b. Bài mới :
HĐ1 :Luyện đọc đúng 
-Gọi 1 HS khá - giỏi đọc bài
-GV chia 3 đoạn 
Đoạn 1:  mang ơn rất nặng.
Đoạn 2:  tạ ơn thầy
Đoạn 3: còn lại
- Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai 
- Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- GV đọc mẫu cả bài
HĐ2: Luyện đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn. Nêu giọng đọc từng đoạn.
- HS đọc từng đoạn kết hợp với trả lời câu hỏi SGK.
- HS thi đọc đoạn em thích.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- HS nêu ý chính của bài ?
 	- NX tiết học.
 	- Về nhà luyện đọc.
- Chuẩn bị tiết sau.
Toán (2T)
Ôn: nhân, chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về cách chia số đo thời gian với một số.
	- Rèn kỹ năng làm tốt các bài tập.
II. Hoạt động dạy- học: 
1.Bài cũ:	 
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Tính:
5 giờ 4 phút	 4,3 giờ	3 phút 5 giây 	2 giờ 23 phút
x 6	x 4	x 7	x 	 5
	- Hướng dẫn HS tính .
	- Gọi 4 HS lên bảng.
	- HS làm bài vào vở, chữa bài.
Bài 2: Một tuần lễ Mai học ở lớp 25 tiết, mỗi tiết 40 phút. Hỏi trong 4 tuần lễ Mai học ở lớp bao nhiêu thời gian ?
	- Hướng dẫn HS thực hiện tương tự như bài 1.
	- HS làm bài vào vở, chữa bài.
Bài 3: Một máy đóng đồ hộp cứ 5 phút thì đóng được 60 hộp. Hỏi phải mất bao nhiêu thời gian để máy đó đóng được 12 000 hộp ?
Bài 4: Tính:
54 phút 39 giây 	3	75 phút 40 giây 	5	
78 phút 42 giây 	6	25,68 phút 	4	
	- Hướng dẫn HS tính; gọi 4 HS lên bảng.
	- HS làm bài vào vở, chữa bài.
Bài 5 : Tính:
 a/ ( 6 giờ 35 phút + 7 giờ 4 phút) : 3 = 13 giờ 39 phút : 3
 = 4 giờ 33 phút
b/ 63 phút 4 giây – 32 phút 16 giây : 4 = 63 phút 4 giây – 8 phút 4 giây
= 55 phút
c/ (4 phút 18 giây + 12 37 giây) x 5 = 16 phút 55 giây x 5 
 = 80 phút 275 giây
 = 84 phút 35 giây
d/ (7 giờ – 6 giờ 15 phút) x 6 = 45 phút x 6
 = 270 phút 
 = 4 giờ 30 phút
Bài 6: Một người làm việc từ 8 giờ đến 11 giờ thì xong 6 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm xong một sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ?
	- HS làm bài vào vở, chữa bài.
Bài 7: (Dành cho HS khá, giỏi)
	Hai HS được giao mỗi em làm 5 dụng cụ. Em thứ nhất bắt đầu làm từ 7giờ 30phút đến 9giờ 15phút thì xong việc. Em thứ hai bắt đầu làm từ 13giờ 45phút đến 16giờ thì xong việc. Hỏi em nào làm chậm hơn và thời gian làm một dụng cụ lâu hơn bao nhiêu?
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách nhân, chia số đo thời gian với một số.
Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2011
Tiếng Việt
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
II.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : 
Bài tập 1: Mỗi từ ngữ in đậm sau đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ có tác dụng gì?
Chiếc xe đạp của chú Tư
Trong làng tôi, hầu như ai cũng biết chú Tư ChíaƠ xóm vườn, có một chiếc xe là trội hơn người khác rồi, chiếc xe của chú lại là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằngChú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
- Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây
- Ngựa chú biết hí không chú?
Chú đưa tay bóp cái chuông kính coong :
- Nghe ngựa hí chưa?
- Nó đá chân được không chú?
Chú đưa chân đá ngược ra phía sau:
- Nó đá đó.
Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình.
Bài làm
a/Từ ngữ in đậm trong bài thay thế cho các từ ngữ : chú thay thế cho chú Tư ; con ngựa sắt thay thế cho chiếc xe đạp ; nó thay thế cho chiếc xe đạp.
b/ Tác dụng : tránh được sự đơn điệu, nhàm chán, còn có tác dụng gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
Bài tập 2 : Cho học sinh đọc bài Bác đưa thư và thay thế các từ ngữ.
* Đoạn văn đã thay thế : Bác đưa thư traoĐúng là thư của bố rồi. Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhàNhưng em chợt thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại. Minh chạy vội vào nhà. Em rót một cốc nước mát lạnh. Hai tay bưng ra, em lễ phép mời bác uống.
* Tác dụng của việc thay từ : Từ Minh không bị lặp lại nhiều lần, đoạn văn đọc lên nghe nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
Tiếng việt 
Ôn: tập viết đoạn đối thoại 
I.Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
II.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Bài tập 1 : Cho tình huống sau : Em vào hiệu sách để mua sách và một số đồ dùng học tập. Hãy viét một đoạn văn hội thoại cho tònh huống đó.
Bài làm
Lan : Cô cho cháu mua cuốn sách Tiếng Việt 5, tập 2.
Nhân viên bán hàng : Sách của cháu đây.
Lan : Cháu mua thêm một cái thước kẻ và một cái bút chì nữa ạ!
Nhân viên bán hàng : Thước kẻ, bút chì của cháu đây.
Lan : Cháu gửi tiền ạ! Cháu cảm ơn cô!	
Bài tập 2: Tối chủ nhật, gia đình em sum họp đầm ấm, vui vẻ. Em hãy tả buổi sum họp đó bằng một đoạn văn hội thoại.
Bài làm
Tối ấy sau khi ăn cơm xong, cả nhà ngồi quây quần bên nhau. Bố hỏi em:
- Dạo này con học hành như thế nào? Lấy vở ra đây bố xem nào? 
Em chạy vào bàn học lấy vở cho bố xem. Xem xong bố khen:
- Con gái bố viết đẹp quá! Con phải cố gắng lên nhé!
Rồi bố quay sang em Tuấn và bảo :
- Còn Tuấn, con được mấy điểm 10?
Tuấn nhanh nhảu đáp:
- Thưa bố! Con được năm điểm 10 cơ đấy bố ạ.
- Con trai bố giỏi quá!
Bố nói :
- Hai chị em con học cho thật giỏi vào. Cuối năm cả hai đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho các con một chuyến di chơi xa. Các con có đồng y với bố không?
Cả hai chị em cùng reo lên:
- Có ạ!
Mẹ nhìn ba bố con rồi cùng cười. Em thấy mẹ rất vui, em sẽ cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng. Một buổi tối thật là thú vị.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
Toán
luyện tập
I- Mục tiêu: 
HS biết nhân (chia) số đo thời gian với (cho) một số và vận dụng vào giải toán.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách nhân (chia) số đo thời gian với (cho) một số.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1:	Tính
a) (5giờ 38phút + 2giờ 45phút) 5	b) (12phút 14giây – 8phút 38giây) : 8
Bài 2: Tính
a) 13giờ 24phút + 3giờ 36phút 3	 b) 11phút 17giây – 9phút 36giây : 4
Bài 3: Một người đi bộ từ A đến B. Người đó bắt đầu đi vào lúc 8giờ 30phút và đến B lúc 11giờ 10phút. Quãng đường AB dài 8km. Hỏi trung bình 1km người đó đi hết bao nhiêu thời gian?
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
	Em đi ô tô từ quê lên thành phố. Chặng đường thứ nhất ô tô đi hết 2giờ 30phút, chặng đường thứ hai ô tô đi hết 1giờ 15phút. Hỏi trung bình mỗi chặng đường ô tô đi hết bao nhiêu lâu?
3. GV nhận xét tiết học
Nhận xét và kí duyệt của Ban giám hiệu:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi 2 tuan 26.doc