Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau (Bài tập 1, 2, 3)

II. Các hoạt động dạy- học:

 GV HS

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau (Bài tập 1, 2, 3)
II. Các hoạt động dạy- học:
 GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính và công thức tính vận tốc?
- GV nhận xét
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài và ghi tựa.
b) Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài nêu công thức tính vận tốc.
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cho hs làm bài vào vở.
 - GV hỏi: ta có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m/giây không? 
Bài 2: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
- Hướng dẫn HS cách viết vào ô trống còn lại trong vở:
 - Gọi 3 HS lên bảng tính và điền kết quả vào bảng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. Nêu yêu cầu. Hướng dẫn phân tich đề và nêu cách giải, trình bày bài giải.
- 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở
- GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Chuẩn bị bài sau : Quãng đường.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc đề bài, tìm hiểu đề
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- HS giải và nhận xét.
- Viết vào ô trống (theo mẫu); HS tự làm bài vào vở.
s
130km
147km
210m
1014m
t
4 giờ
3 giờ
6giây
13phút
v
32,5 km/h
49 km/h
35 m/s
78 m/phút
 :
- HS nhận xét và sửa chữa trên bảng. 
LỊCH SỬ
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I/ MỤC TIÊU:
- Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định : Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam ; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam ; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
+ ý nghĩa hiệp định Pa-ri : Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- HS khá giỏi : Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh hoạ SGK.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A/ KT Bài cũ:
- Mĩ có âm mưu gì khi ném bom huỷ diệt Hà Nội và các vùng phụ cận? Thuật lại trận chiến ngày 26-12-1972 của nhân dân HN? Tại sao ngày 30-12-1972 Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
B/ Bài mới: 
1/Giới thiệu bài và ghi tựa.
2/Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1 : Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa-ri
- Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu? Vào ngày nào?
- Vì sao từ thế lật lọnglập lại hoà bình ở VN?
- Mô tả sơ lược khung cảnh hiệp định Pa-ri?
- Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với Pháp năm 1974?
Hoạt động 2: Nội dung cơ bản: 
- Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
- Nội dụng hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
Hoạt động 3: Ý nghĩa của hiệp định Pa-ri
- Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa ntn với dân tộc ta?
- HS đọc phần ghi nhớ.
3/Củng cố, dặn dò: 
- HS học thuộc ghi nhớ. 
- Chuẩn bị bài: Tiến vào Dinh Độc Lập
- HS trả lời 
-  tại Pa-ri thủ đô nước pháp vào ngày 27-1-1973.
- Vì Mĩ thất bại  chúng bị ta đập tan 
- đều bị thất bại nặng nề.
- HS làm việc theo nhóm 4: thảo luận và dựa vào SGK trả lời. 
- thừa nhận sự thất bại  công nhận hoà bình và độc lập VN
-  Đánh dấu bước phát triển  đế quốc Mĩ buộc rút quân khỏi nước ta tiến tới giành thắng lợi  thống nhất đất nước.
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC
TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh độc đáo. 
(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy -học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1.KTBC: 
- KT bài hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. 
- GV nhận xét và cho điểm
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài và ghi tựa.
HĐ1: Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Mời 1 học sinh đọc toàn bài.
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Cho hs nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Hướng dẫn hs luyện phát âm đúng.
- Giúp hs hiểu một số từ ngữ khó.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên HD đọc và đọc mẫu. 
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1+2.
+ Kể tên một số tranh làng Hồ lấy đề tài từ trong cuộc sống?
+ Kỹ thuật tạo màu trong tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho học sinh đọc lại đoạn 2+3.
+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.	
+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
 - HS kể tên một số nghề và làng nghề truyền thống mà bạn biết.	
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi : Tìm nội dung bài văn.
HĐ3. Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
- Mời 3 học sinh nối tiếp nhau đọc diễn cảm, mỗi em đọc một đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc đoạn 1
- Cho học sinh thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Mời học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc và trả lời câu hỏi tìm hiểu bài, ND chính của bài.
- Lớp lắng nghe.
- Chia 3 đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu vui tươi.
Đoạn 2 : Yêu mến ... mái mẹ.
Đoạn 3 : Còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS đọc từ ngữ chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tranh lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
- Kĩ thuật tạo màu rất đặc biệt: Màu đen luyện bằng bột than của rơm bếp, 
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Dệt lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc, chuối khô ấp 10B, 
 - 3 học sinh đọc, tìm giọng đọc. 
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
TOÁN
QUÃNG ĐƯỜNG.
I. Mục tiêu:
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều (BT 1 và 2)
II. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ: Muốn tính vận tốc ta làm thế nào ? Ghi công thức tính vận tốc ?
2. Bài mới: Giới thiệu và ghi tựa 
*HĐ1: Cách tính quãng đường.
Bài toán 1: HS đọc BT 1 trong SGK; GV gợi ý cho HS phân tích và giải bài toán.	
- Tính quãng đường ô tô đi?
HS viết công thức tính 
Bài toán 2: 
- GV nêu đề toán và tóm tắt
- HS vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán.
- GV nhấn mạnh: đơn vị đo vận tốc là km/giờ: suy ra đơn vị của thời gian và quãng đường.
HĐ2: Làm bài tập
Bài 1: HS đọc đề và nêu công thức, cách tính quãng đường?
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài 
- Hướng dẫn HS phân tích đề và số đo thời gian, vận tốc trong BT?
H: Vậy ta phải làm thế nào?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào bảng phụ. 
- GV lưu ý HS có thể làm bài bằng hai cách.
Bài 3: (dành HS K, G)
- HS đọc đề bài, phân tích, tìm hiểu cách làm bài.
H: bài toán cho biết gì?
H: Bài toán yêu cầu tìm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cách tính và công thức tính quãng đường. 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại
Ô tô đi : 4 giờ
Vận tốc : 42,5km/giờ
Quãng đường: . . . km ? 
- Lấy vận tốc nhân với thời gian.
- s = v t
- HS đọc lại đề bài toán
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
 Giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường người đó đi được là:
12 2,5 = 30 ( km) 
Đáp số: 30 km.
- Lớp nhận xét, sửa chữa.
 - Thời gian tính bằng phút, vận tốc tính bằng km/ giờ.
-Đổi 15 phút ra giờ hoặc đổi vận tốc ra km/ phút.
-HS làm bài, đại diện nhóm lên đính vào bảng lớp. Lớp nhận xét, sửa chữa.
 .
Một xe máy đi từ A lúc : 8giờ 30 phút Đến B lúc : 11 giờ
Vận tốc : 42km/giờ
Quãng đường AB :  km ?
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ xong đính lên bàng
- Lớp nhận xét, sửa chữa
KHOA HỌC
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. Mục tiêu: 
- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Hình ảnh và thông tin minh họa trang 108, 109.
- Chuẩn bị theo nhóm : Một số hạt đậu gieo ở những giai đoạn khác nhau.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bi cũ: 
- Thế nào là sự thụ phấn, sự thụ tinh?
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu và ghi tên bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo hạt
- HS quan sát tranh SGK.
+ Quan sát hạt đã ngâm được tách làm đôi, chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng?
- GV nhận xét, kết luận
- GV nêu vấn đề: đọc bài tập 2 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào?
- HS nêu chữ vào hình tương ứng.
- GV nhận xét: Các hình trên là quá trình cây con mọc lên từ hạt.
Hoạt động 2. Điều kiện:hạt nảy mầm.
- HS thảo luận nhóm đôi: nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
GV kết luận.
Hoạt động 3: Quá trình phát triển thành cây của hạt:
- GV nêu nhiệm vụ : quan sát hình 7 và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhìn hình vẽ SGK, nêu cấu tạo của hạt 
- Về nhà, chuẩn bị theo nhóm: vài ngọn mía, củ khoai,  (đặt trên đất ẩm).
- GV nhận xét tiết học.
- HS thảo luận nhóm 4, chọn một hạt đậu mới ngâm từ đêm trước để quan sát: tách đôi hạt để quan sát bên trong, chỉ cho nhau những gì mình thấy: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
- 4 HS đại diện các nhóm xung phong lên trình bày nội dung. Các nhóm khác bổ sung .
 - Đại diện nhóm trình bày cách gieo hạt, điều kiện cần cho việc nảy mầm là: nước, nhiệt độ thích hợp.
- HS nêu, HS khác bổ sung
- HS nêu: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng, dự trữ.
- HS thực hành.
CHÍNH TẢ
NHỚ -VIẾT : CỬA SÔNG
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT 2).
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm để học sinh làm bài tập.
III. Các Hoạt động dạy-học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Giáo viên đọc một số tên riêng nước ngoài cho học sinh viết : Mao Trạch Đông, Tây Ban Nha, An-giê-ri, In-đô-nê-xi-a, Lê-ô-na-đô Đa Vin-xi.
2.Bài mới 
- Giới thiệu bài và ghi tựa.
HĐ1: Hướng dẫn hs viết chính tả
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cửa sông là một địa điểm đặc biệt ntn?
- Luyện viết những từ HS dễ viết sai: 	
*Cho học sinh viết chỉnh tả.
- Nhắc các em trình bày bài thơ.
*Chấm, chữa bài.
- Giáo viên chấm bài 1 tổ .
- Giáo viên nhận xét chung.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm BT
- HS đọc yêu cầu bài tập: 
+ Các em đọc lại hai đoạn văn a,b.
+ Dùng bút chì gạch dưới tên riêng có trong hai đoạn văn đ ... HS nhắc lại nội dung.
TOÁN
THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Làm các BT 1 (cột 1, 2) BT 2. (BT1/cột 3,4; BT3: dành HSKG)
II. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. KT bài cũ: 
- HS nêu lại cách tính và công thức tính vận tốc và quãng đường. 
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Thời gian
HĐ1: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
 * Bài toán 1: 
+ GV nêu bài toán 1 trong SGK trang 142
- GV tóm tắt, gọi hs đọc lại đề. 
Nêu cách tính thời gian?
GV ghi bảng và giải thích: t = s: v 
* Bài toán 2: GV nêu bài toán 
+ Yêu cầu HS dựa vào công thức để giải
+Gọi 1 HS lên bảng, cho lớp làm nháp.
+ Từ công thức tính vận tốc, ta có thể suy ra các công thức còn lại không? Tại sao?
GV nhận xét và viết sơ đồ lên bảng. 
HĐ2 Hướng dẫn HS làm bài luyện tập 
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài
+ HS làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
* GV hướng dẫn:
2,5 giờ (2 giờ 30 phút)
2,25 giờ (2 giờ 15 phút)
1,75 giờ (1 giờ 45 phút)
+ Gọi HS nêu lại công thức tính thời gian
+ Em có NX gì về đơn vị của thời gian?
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ Gọi 2 HS làm bảng, lớp làm vào vở
-GV nhận xét.
 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Đề bài cho biết gì?
+ Đề bài hỏi gì?
+ Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm.
- GV NX.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu mối quan hệ giữa: v, s và t. 	 
- Học qui tắc và công thức tính thời gian, - Chuẩn bị bài sau: luyện tập
- s : 170km; v : 42,5km/giờ; t :  giờ ? 
- Ta lấy quãng đường chia vận tốc.
Muốn tính t ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. 
- Vận tốc: 36km/giờ; Quãng đường : 42km
Thời gian:. . . giờ ? .
 v = s : t
 s = v t t = s : v
- Viết số thích hợp vào ô trống :
s(km)
35
10,35
108,5
81
v (km/giờ
14
4,6
62
36
t(giờ)
2,5
2,25
1,75
2,25
- Là những chữ số thập phân.
- HS đọc đề, tìm hiểu đề.
- HS nhận xét, chữa bài
 .
Bài 3: HS đọc đề, tìm hiểu đề.
Máy bay bay với vận tốc: 860km/giờ
Quãng đường : 2150km
Khởi hành : 8giờ 45 phút
Máy bay đến nơi lúc:. . . giờ ?
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS nhận xét.
Âm nhạc 
OÂn taäp baøi Em vaãn nhôù tröôøng xöa,TÑN soá 8.
A.MUÏC TIEÂU:
-Bieát haùt theo giai ñieäu vaø ñuùng lôøi ca.
-Bieát haùt keát hôïp vaän ñoäng phuï hoïa.
-Bieát ñoïc baøi TÑN soá 8.
B.CHUAÅN BÒ: Nắm chắc giai ñieäu baøi haùt Em vaãn nhôù tröôøng xöa.
C.HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU:
GIAÙO VIEÂN
HOÏC SINH
1.Phaàn môû ñaàu:
- OÅn ñònh lôùp.
- Kieåm tra baøi cuõ.
2. Phaàn hoaït ñoäng:
Hoaït ñoäng 1: OÂn taäp baøi haùt Em vaãn nhôù tröôøng xöa.
- Giaùo vieân chia lôùp thaønh 2 nhoùm.
- Nhaän xeùt-Tuyeân döông.
Hoaït ñoäng 2: Vaän ñoäng phuï hoïa.
- Giaùo vieân höôùng daãn hoïc sinh phuï hoïa.
Hoạt động 3: Hoïc baøi TÑN soá 8.
3.Phaàn keát thuùc:
-2 em haùt laïi baøi cuõ.
-Caû lôp haùt 3 laàn.
Nhoùm 1: Tình queâ höông gaén lieàn yeâu thöông.
Nhoùm 2: Bao muøa möa naéng em vaãn ñeán tröôøng.
Nhoùm 1:Thaày coâ em ñaõ daïy cho em.
Nhoùm 2:Yeâu nöôùc yeâu queâ vaø yeâu gia ñình.
Caû lôùp: Tre xanh kiaem vaãn nhôù tröôøng xöa.
- Hoïc sinh bieåu dieãn tröôùc lôùp theo hình thöùc: song ca, toáp ca.
- Hoïc sinh ñoàng thanh noùi teân noát trong baøi theo thöôùc chæ cuûa giaùo vieân.
- Hoïc sinh luyeän cao ñoä.
- Hoïc sinh luyeän taäp tieát taáu, nhaän xeùt 2 tieát taáu 2 khuoâng nhaïc (gioáng nhau).
- Hoïc sinh vöøa ñoïc nhaïc vöøa goõ theo tieát taáu.
- 1 nhoùm ñoïc nhaïc, 1 nhoùm ñoïc lôøi,sau ñoù ñoåi laïi. Haùt lôøi vaø goõ ñeäm theo phaùch.
- Haùt laïi baøi Em yeâu tröôøng em.
D.CUÛNG COÁ-DAËN DOØ:
- Về nhaø TÑN vaø goõ ñeäm theo phaùch.
Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu ; thực hiện được yêu cầu các BT trong mục III
* ND giảm tải: Chỉ tìm TN nối ở 3 đoạn đầu (hoặc 4 đoạn cuối).
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV 
 HS 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong bài tập 2 của tiết trước.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài và ghi tựa.
HĐ1: Hướng dẫn Phần nhận xét:
BT 1: HS đọc yêu cầu của đề bài 
- GV KL: Sử dụng từ hoặc, vì vậy để liên kết câu, là biện pháp dùng TN nối để liên kết câu.
BT 2. Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu: tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng nối.
 Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
 HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập
BT 1. HS đọc yêu cầu BT.
Giáo viên giao việc:
+ Các em đọc thầm lại bài văn. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2. HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện vui.
- Giáo viên giao việc:
+ Mỗi học sinh đọc thầm và làm bài. 
+ Tìm chỗ dùng sai từ để nối .
+ Chữa lại chỗ sai cho đúng .
 3. Củng cố và dặn dò:
 - Dặn học sinh học phần ghi nhớ. Xem bài sau.
- HS đọc. 
- Học sinh lắng nghe.
- Mỗi từ ngữ được in đậm có tác dụng gì ?
- HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời:
+ Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1.
+ Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
- Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy 
- Một số học sinh phát biểu ý kiến .
VD: Tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngồi ra, mặt khác
- 2 học sinh đọc. 
- Đọc và tìm các từ ngữ nối trong 3 đoạn văn đầu.
- Cho học sinh làm bài, trình bày kết quả:
Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2.
Đoạn 2:vì thế nối câu 4 với 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.Từ rồi nối câu 5 với 4.
Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5,nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6. 
- Mẩu chuyện có một chỗ dùng sai từ nối, em hãy chữa lại cho đúng:
- HS trình bày cách chữa:
Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều. 
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. (Làm BT 1, 2, 3) 
II. Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
GV
HS
 1. KT bài cũ : 
+ HS nhắc lại công thức tính thời gian. 
+ HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Luyện tập 
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Cho 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở 
* GV nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
+ Vì sao phải đổi 1,08m ra 108cm?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
- GV: Khi tính xong, ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
+ HS nêu lại công thức tính thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
- GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính thời gian ta làm thế nào? 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống
 S (km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
T (giờ)
4,35giờ
2giờ
6giờ
2,4 giờ
- HS đọc đề bài , tìm hiểu đề.
Con ốc sên bò với vân tốc: 12cm/phút
Quãng đường : 1,08m
Thời gian:. . . . phút ?
+ HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
+ HS nhận xét, chữa bài. 
- Vì đơn vị vận tốc là cm/ phút
- HS đọc và tìm hiểu đề.
Đại bàng bay được : 72 km
Vận tốc : 96km/giờ
Thời gian:. . . giờ ?
+ 1 HS ln bảng, HS ở lớp lm vở 
+ HS nhận xét
 Thời gian để đại bàng bay là:
 72 : 96 = 0,75 (giờ) hay 45 phút
 Đáp số: 0,75 giờ
Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Con rái cá bơi với vận tốc : 420m/phút
Quãng đường : 10,5km
Thời gian : ... phút ?
+ HS làm bài vào vở 1 cách, 2 HS làm bảng bằng 2 cách.
- HS nhận xét, bổ sung
TẬP LÀM VĂN
TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài.
III. Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1. KTBài cũ: Việc chuẩn bị của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Ở tiết tập làm văn trước, ta đã đọc 5 đề bài văn và chọn 1 trong 5 đó. Hôm nay, các em sẽ viết 1 bài văn hoàn chỉnh cho đề bài mình chọn.
a. Hướng dẫn học sinh làm bài
- Cho học sinh đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Giáo viên hỏi học sinh về sự chuẩn bị bài của mình.
- Gọi một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- Giáo viên treo tranh có số cây cối theo đề bài trên bảng lớp để HS quan sát.
b. Cho học sinh làm bài
- GV lưu ý cho các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ đặt câu và cần tránh 1 số lỗi chính tả các em còn mắc phải trong bài tập làm văn trước.
- Cho HS làm bài. Giáo viên theo dõi
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cấu tạo của một bài văn tả cây cối?
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2 (từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
- Lắng nghe
- Hai HS nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý.
Chọn một trong các đề bài sau:
1.Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3.Tả một giàn cây leo.
4.Tả một cây non mới trồng.
5.Tả một cây cổ thụ.
- Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- HS quan sát tranh và làm bài 
- Lắng nghe
SINH HOẠT LỚP TUẦN 27
I. Mục tiêu
 - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần 
 - GD học sinh tính tự quản.
 - Biết được phương hướng hoạt động của tuần sau.
II. Kế hoạch sinh hoạt 
- Lớp trưởng đánh giá chung 
Cả lớp bổ sung đánh giá
Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần
 Phương hướng hoạt động cho tuần 28
	- Thực hiện chủ điểm tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo
	- Chuẩn bị cho hội thi chào mừng 26/3: 
+ Chỉ nói lời hay, làm điều tốt.
+ Làm bài và học bài trước khi đến lớp.
	+ Đi học đúng giờ; xếp hàng trước khi vào lớp và sau khi ra về.
+ Học chương trình tuần 28 theo thời khoá biểu: Vừa học vừa ôn, thi giữa học kì II.
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông 
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tích cực phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiễm: “tai, chân, miệng”; cúm A H5N1; bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét”.
III. Biện pháp thực hiện:
- Rút kinh nghiệm của từng tổ, từng em sau một tuần học.
- GD HS qua tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa ngày 26-03.
- Hướng dẫn HS giúp đỡ mẹ (hoặc chị) trong gia đình mình.
IV. Nhận xét và rút kinh nghiệm trong tuần:
Tổ trưởng
Duyệt của BGH
 Ngày: ..
 Tổ trưởng
 Ngày: ..
 Phó Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docG.an lop 5 Tuan 27 co CKTKN, MT, KNS, BD.doc