Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 34

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 34

Tập đọc

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I/ Mục đích yêu cầu

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

- HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I/ Mục đích yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). 
- HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4). 
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
+ Rê- mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+) Rút ý 1:
+ Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Kết quả học tập của Ca- pi và Rê- mi khác nhau thế nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học?
+) Rút ý 2:
+ Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
+ Nội dung chính của bài là gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Cụ Vi- ta- li hỏi tôiđứa trẻ có tâm hồn. 
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và trả lời các câu hỏi về bài.
- 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc đoạn trong nhóm đôi.
- 1- 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1.
+ Rê- mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+) Hoàn cảnh Rê- mi học chữ.
- HS đọc đoạn 2,3.
+ Lớp học rất đặc biệt: Học trò là Rê- mi và chú chó Ca- pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Lớp học trên đường đi.
+ Ca- pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca- pi có trí nhớ tốt hơn Rê- mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên. Rê- mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca- pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, Rê- mi quyết chí học. 
+ Lúc nào trong túi Rê- mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê- mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
+ Bị thầy chê trách: "Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê- mi", từ đó, Rê- mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
+ Khi thầy hỏi có thích học hát không, Rê- mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất...
+) Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học.
VD: Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi.
- 3 HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- HS thi đọc.
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
- Biết giải bài toán về chuyển động đều. (Làm BT 1,2)
II/ Đồ dùng daỵ học: Bảng phụ
IIICác hoạt động dạy- học 
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
Bài tập 1
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- 2 HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- 1 HS đọc bài toán, xác định dạng toán.
*Bài giải:
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Vận tốc của ô tô là:
 120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ
 Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
 15 0,5 = 7,5 (km) 
c) Thời gian người đó đi bộ là:
 6 : 5 = 1,2 (giờ)
 Đáp số: a) 48 km/giờ
 b) 7,5 km
 c) 1,2 giờ.
- 1 HS đọc bài toán, xác định dạng toán.
*Bài giải:
Vận tốc của ô tô là:
 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
 60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
 90 : 30 = 3 (giờ)
Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
 3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
 Đáp số: 1,5 giờ.
Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I/ Mục tiêu: 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 138, 139 SGK. Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung phần Bạn cần biết tiết trước.
2- Nội dung bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2.2- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 7 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 để trả lời các câu hỏi:
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao những cây trong hình 5 bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm MT không khí với ô nhiễm MT đất và nước?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho cả lớp thảo luận: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
+ GV nhận xét, kết luận: SGV trang 212.
3- Hoạt động 2: Thảo luận
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
Các nhóm thảo luận câu hỏi:
+ Liên hệ việc làm của người dân địa phương gây ra ô nhiễm MT nước, không khí
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Câu 1:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: Nước thải, phun thuốc trừ sâu, phân bón HH, Sự đi lại của tàu thuyền thải ra khí độc và dầu nhớt,
Câu 2: 
Dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những ĐV, TV.
Câu 3: Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất, nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết.
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP THÊM
I .Mục đích – Yêu cầu
- Luyện tập, củng cố cách dùng dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy, hai chấm, ngoặc kép) và tác dụng của các loại dấu câu đó.
II. Hoạt động dạy học
 A.KTBC:
	- Nêu cách dùng dấu ngoặc kép. Đặt câu có dùng dấu ngoặc kép.
 B. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
Trong những câu sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?
Sự vật xung quanh tôi có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Bố dặn bé Lan: “Con phải học bài xong rồi mới đi chơi đấy!”.
Bài 2:
Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm vào chỗ trống sao cho thích hợp:
	Sân ga ồn ào....nhộn nhịp.....đoàn tàu đã đến.....
	.....Bố ơi....bố đã nhìn thấy mẹ chưa.......
	.....Đi lại gần nữa đi....con....
	....A....mẹ đã xuống kia rồi.....
*Đáp án :
 Sân ga ồn ào, nhộn nhịp: đoàn tàu đã đến.
Bố ơi, bố đã nhìn thấy mẹ chưa?
Đi lại gần nữa đi, con!
A, mẹ đã xuống kia rồi!
Bài 3:
Hãy chữa lại các dấu câu viết sai cho các câu sau:
Con tìm xem quyển sách để ở đâu?
Mẹ hỏi tôi có thích xem phim không?
Tôi cũng không biết là tôi có thích hay không?
Bài 5:
Tách đoạn văn sau ra thành nhiều câu đơn. Chép lại đoạn văn và điền dấu câu thích hợp. Nhớ viết hoa và xuống dòng cho đúng :
	Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp Sói Sói quát dê kia mi đi đâu Dê Trẵng run rẩy tôi di tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào tim tôi đang run sợ...
 C. Củng cố - Dặn dò
 - Nhắc lại nội dung ôn tập.
 - Dặn HS về ghi nhớ nội dung ôn tập 
 - Chuẩn bị bài sau Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
TOÁN: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
 Biết giải bài toán có nội dung hình học (làm bài tập1, BT3 a và b) 
II. Chuẩn bị: GV:	Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. KT Bài cũ: 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài ® Ghi tựa.
b) Phát triển các hoạt động: 
 Hoạt động 1: Ôn kiến thức.
Nhắc lại các công thức, qui tắc tính diện tích, thể tích một số hình.
Lưu ý học sinh trường hợp không cùng một đơn vị đo phải đổi đưa về cùng đơn vị ở một số bài toán.
 Hoạt động 2: Luyện tập.
 Bài 1: HD học sinh đọc đề, phân tích đề.
 Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu dạng toán.
Nêu công thức tính.
 Bài 3:
Yêu cầu học sinh đọc đề: a và b
Nêu lại công thức tính.
Phân tích cách làm.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
HS nêu công thức tính diện tích một số hình.
Chuẩn bị bài sau.
+ Hát.
Học sinh nhắc lại.
 Lát hết nền nhà bao nhiêu tiền.
Lấy số gạch cần lát nhân số tiền 1 viên gạch.
Lấy diện tích nền chia diện tích viên gạch.
Học sinh làm vở.
Học sinh sửa bảng.
Học sinh đọc đề.
Tổng – hiệu.
Học sinh nêu.
Học sinh làm vở.
Học sinh sửa bảng.
- HS đọc và tóm tắt.	
Học sinh nêu, giải và sửa.
Kể chuyện :
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I. Mục tiêu: 
 Kể được 1 câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
II/Chuẩn bị:	+ Bảng lớp viết 2 đề bài của tiết KC.
	 + Tranh, ảnh ... nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi; hoặc thiếu nhi tham gia công tác xã hội.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC:
- Kể câu chuyện em đã nghe, đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Trả lời câu hỏi.
- Kể câu chuyện em được chứng kiến, tham gia nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi.
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa.
- GV ghi đề và gạch chân từ quan trọng.
+ Cho HS đọc gợi ý 1, 2 SGK.	
+ GV kể một số hoạt động thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường, xã hội.
+ HS giới thiệu tên chuyện mình sẽ kể. 
+ HS lập nhanh dàn ý câu chuyện.	
+ Dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu huyện của mình.
+ Trao đổi với nhau về ý nghĩa chuyện.
Thi kể chuyện trước lớp.	 
+Mỗi HS kể xong sẽ nêu ý nghĩa câu chuyện.
+Cùng bạn trao đổi về nội dung, chi tiết.
Bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau, NX tiết học.
2 HS kể.
HS lắng nghe.
HS đọc đề.
Lần lượt từng HS.
Kể theo nhóm.	
Nhóm 2 HS.
Cá nhân.
Lắng nghe.
Thứ tư ngày 25 tháng 5 năm 2 ... ạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Mỗi hình, Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Yêu cầu cả lớp thảo luận xem trong các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp nào ở mức độ: thế giới, quôc gia, cộng đồng và gia đình.
Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi.
Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
® Giáo viên kết luận:
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
 Hoạt động 2: Triển lãm.
Giáo viên đánh giá kết quả, tuyên dương
nhóm làm tốt.
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
Đọc lại nội dung ghi nhớ. 
Chuẩn bị:“Ôn tập môi trường và tài nguyên”. Nhận xét tiết học.
Hát 
HS tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các hình vả đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Học sinh trả lời.
Nhóm trưởng điều khiển sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Từng cá nhân tập thuyết trình.
Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị biểu thức số; tìm thành phần chưa biết của phép tính. (Làm bài tập 1, BT2, BT3)
II/Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: và ghi tựa.
2.2- Luyện tập:
Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho 1 HS làm bảng, HS làm vở.
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở. HS giải bài trên bảng. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài tập 3:
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4: HS khá, giỏi làm thêm
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở. Làm bảng và sửa. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 5
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu quy tắc tính diện tích hình thang.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x + 3,5 = 7 
 x = 7 – 3,5
 x = 3,5
 b) x - 7,2 = 3,9 + 2,5
 x - 7,2 = 6,4
 x = 6,4 + 7,2
 x = 13,6
- 1 HS đọc yêu cầu. 
Độ dài đáy lớn của mảnh đất hình thang là:
 150 = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là:
 250 = 100 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang là:
 (150 + 250) 100 : 2 = 20 000 (m2)
 20 000 m2 = 2 ha
 Đáp số: 20 000 m2 hay 2 ha.
- 1 HS đọc yêu cầu.
Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều.
- 1 HS đọc yêu cầu.
*Kết quả:
 x = 20
Đạo đức (dành cho địa phương)
Giữ gìn các công trình công cộng nơi em ở
I. Mục tiêu: Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội; Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ; Nêu những việc cần làm để giữ gìn công trình công cộng tại địa phương mình
II. Đồ dùng dạy học:
* HS chuẩn bị: tìm hiểu về thực trạng các công trình công cộng tại địa phương mình
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS:
Thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau:
HS thảo luận nhóm 4
+ Cho biết ở địa phương em có những công trình công cộng nào?
+ Lợi ích của các công trình đó?
đại diện nhóm trình bày
3. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả tìm hiểu
+ Thực trạng các công trình đó ra sao?
HS trình bày các tìm hiểu của mình
+ Những tồn tại và cách giải quyết của địa phương để bảo vệ và giữ gìn các công trình đó?
Thảo luận nhóm 2, trả lời
4. Hoạt động 3: Xử lí tình huống
GV chia lớp thành nhóm 6
GV đưa ra một số tình huống yêu cầu HS giải quyết các tình huống đó:
HS thảo luận nhóm 6
+ Thấy một số em nhỏ đang vẽ lên tường nhà văn hoá của thôn mình.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
+ Một số bạn HS đang ném đá vào cửa kính của UBND xã.
+ Một số bạn HS trên đường đi học về ném đất đá lên biển báo giao thông
+ Một số bạn vào đá bóng trong sân chùa 
+ Một số bạn nam trong giờ ra chơi trèo lên cổng trường
KL: Để có các công trình công cộng sạch đẹp đã có rất nhiều người phải đổ mồ hôi, xương máu. Bởi vậy, mỗi người chúng ta còn phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó.
Lắng nghe
5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2012
 Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I/ Mục đích yêu cầu
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 
II/ Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung.
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài: và ghi tựa. 
2- Nhận xét về kết quả làm bài của HS:
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số HS diễn đạt tốt. 
+ Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
2.3- Hướng dẫn HS chữa bài:
- GV trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
- Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
- Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
- GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
3- Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3.
- HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm (Làm BT: 1 (cột 1), BT2 (cột 1) BT3.
II/Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
2.2- Luyện tập:
Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3:
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4: HS khá, giỏi làm thêm.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS nêu 3 dạng toán về tỉ số phần trăm và cách giải.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Giải:
Số đường bán trong ngày thứ hai chiếm số phần trăm là: 100% - (35% + 40%) = 25%
Số đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là: 2400 : 100 25 = 600 (kg)
- 1 HS đọc yêu cầu.
*Bài giải:
Vì tiền vốn là 100%, tiền lãi là 20%, nên số tiền 1 800 000 chiếm số phần trăm tiền vốn là:
 100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
 1800000 : 120 100 = 1500000 (đồng)
 Đáp số: 1 500 000 đồng.
 KĨ THUẬT
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu 
HS cần phải:
- Chộn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình đã chọn
- HS khéo tay : Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn
II. CHUẨN BỊ: 
- Lắp sẵn một mô hình đã gợi ý trong sgk (máy bừa, băng chuyền)
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1.KT bài cũ
GV kiểm tra đồ dùng của HS
2. Bài mới:
GT bài: và nêu mục đích bài học.
HĐ1: HS thực hành lắp ghép mô hình tự chọn.
a) Chọn chi tiết.
- Cho các nhóm chọn các chi tiết để lắp ghép mô hình.
- GV kiểm tra HS chọn đủ số lượng chi tiết.
b) Nghiên cứu việc lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk.
- Tìm hiểu cách lắp ghép từng bộ phận
HĐ2: Các bước thao tác kĩ thuật.
- Đại diện các nhóm nêu các bước lắp ghép của mô hình tự chọn.
- Nêu các chi tiết cần chọn để lắp.
- Nêu thứ tự các bước lắp.
- Cho hs quan sát mẫu lắp sẵn.
- Các nhóm thực hành lắp
- Quan sát, hướng dẫn thêm.
HĐ3: Tháo và xếp các chi tiết vào hộp.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu các bước lắp mô hình tự chọn.
- Chuẩn bị đồ dùng để tiết sau học tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- HS chọn chi tiết.
- HS xem lại mô hình lắp ghép.
-Hs thực hiện y/c
- HS thực hiện việc lắp ghép.
SINH HOẠT TẬP THỂ 
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần qua.
- Triển khai công việc trong tuần 35.
- Tuyên dương những em tiến bộ trong học tập, có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung phương hướng hoạt động của lớp trong tuần 35.
- HS: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động của bạn trong tuần. 
III. Các hoạt động:
1.Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
A. Đánh giá công tác tuần qua:
1. Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình với các nội dung sau:
	- Học tập.
	- Đạo đức, tác phong, ăn mặc theo quy định.
	- Nề nếp, phong trào lao động vệ sinh.
	Nêu ưu điểm; tồn tại.
2. Lớp trưởng tổng hợp và kết luận.
3. Nêu biện pháp khắc phục.
4. GVCN nhận xét và đưa ra hướng giải quyết.
B. Phương hướng công tác tuần tới:
- Giữ vững chuyên cần để tuần sau thi. Khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Hoàn thành chương trình tuần 35 theo thời khoá biểu. 
- Thực hiện việc kiểm tra chất lượng cuối học kì II theo lịch thi 
 (Thông báo cho HS rõ lịch thi, nhắc HS việc ôn tập, việc cụ thể để chuẩn bị cho các buổi thi, )
- Thực hiện tốt an toàn giao thông – - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tích cực phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiễm: “tai, chân, miệng”; cúm A H5N1; bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét”. 
Xem cuûa Toå tröôûng
Duyeät cuûa PHT
 Ngaøy: ..
 Toå tröôûng
 Ngaøy: ..
 P. Hieäu tröôûng

Tài liệu đính kèm:

  • docG AN T 34 LOP 5, CKTKN+MT+KNS.DOC.doc