Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 22

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 22

Tuần 22:

Soạn 31/ 01/ 2010

Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010

Tiết 1: Tập đọc

$43: Lập làng giữ biển

I/ Mục tiêu:

1- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật

2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển( trả lời được câu hỏi 1,2,3).

II/ Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Tiếng rao đêm.

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22: 
Soạn 31/ 01/ 2010
Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010
Tiết 1: Tập đọc 
$43: Lập làng giữ biển
I/ Mục tiêu:
1- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật
2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển( trả lời được câu hỏi 1,2,3).
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Tiếng rao đêm.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
-Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra hơi muối.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến thì để cho ai?
-Đoạn 3: Tiếp cho đến quan trọng nhường nào.
-Đoạn 4: Đoạn còn lại.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1:
+Bài văn có những nhân vật nào?
Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn.
Họp làng để di dân ra đảo, dần đưa cả nhà
+Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào?
+Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ làng, xã
+) Bố và ông Nhụ bàn việc di dân ra đảo.
+) Rút ý1: 
-Cho HS đọc đoạn 2:
+Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
+Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh,
+Hình ảnh làng chài mới ngoài đảo hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền,
+)Rút ý 2: +)Lợi ích của việc lập làng mới.
-Cho HS đọc đoạn 3:
+Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy?
+Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn
+)Rút ý 3: +)Những suy nghĩ của ông Nhụ
-HS đọc đoạn 4 để trả lời câu hỏi 4 – SGK.
+)Rút ý 4: +)Nhụ tin và mơ tưởng đến một làng mới.
-Nội dung chính của bài là gì?
Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai.
-Thi đọc diễn cảm.
04 Hs đọc nối tiếp lần 1 . Luyện phát âm.
04 Hs đọc nối tiếp lần 2( chú giải).Giải nghĩa một số từ.
Đại diệncác nhóm đọc bài.
01 Hs đọc đoạn 1.
Trả lời câu hỏi SGK
+
-HS nêu.
HS đọc.
Hs nêu
- 01 HS đọc đoạn 3
HS trả lời.
01 HS đọc đoạn 4.
Hs nêu
HS nêu.
04 HS đọc.
02 HS đọc bài
04 HS đọc nối tiếp.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Anh
(Cô Thu dạy)
Tiết 3: Toán
$106: Luyện tập 
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải bài tập đơn giản.
II/Đồ dùng dạy học 
 - 2 bảng nhóm BT2
 - Bảng phụ vẽ sẵn hình và các phương án trả lời BT3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (110): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
Sxq = 1440 dm2
Stp = 2190 dm2
 17 49
Sxq = m2 ; Stp = m2 
 60 60 
*Bài tập 2 (110): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV lưu ý HS : 
+Thùng không có nắp, như vậy tính diện tích quét sơn là ta phải tính diện tích xung quanh của thùng cộng với diện tích một mặt đáy.
+Cần đổi thống nhất về cùng một đơn vị đo.
-Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
-Hai HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 Đổi : 1,5m = 15dm ; 0,6m = 6dm
Diện tích xung quanh của thùng tôn đó là:
 (15 + 6) x 2 x 8 = 336 (dm2)
Diện tích quét sơn là:
 336 + 15 x 6 = 426 (dm2)
 Đáp số: 426 dm2.
*Bài tập 3 (110): ( Dành cho Hs khá giỏi).
Kết quả:
 a) Đ b) S 
 c) S d) Đ
01 Hs đọc yêu cầu
02 Hs nêu cách làm
Hs làm bài vào nháp
đổi nháp chấm chéo
*01 Hs đọc yêu cầu
Hs theo dõi
Trao đổi
Lớp làm bài vào vở
02 Hs làm bài bảng nhóm
Trình bày
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 4: Đạo đức
$22: Uỷ ban nhân dân xã 
(phường) em (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
-Cần phải tôn trọng UBND xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường).
-Thực hiện các quy địng của UBND xã (phường) ; tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
-Tôn trọng UBND xã (phường).
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ của bài.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK)
*Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (thị trấn) tổ chức.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm xử lí một tình huống.
+Nhóm 1: Tình huống a
+Nhóm 2: Tình huống b
+Nhóm 3: Tình huống c
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: 
+Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
+Tình huống b: Nên đăng kí sinh hoạt hè tại nhà văn hoá của phường.
+Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	2.3-Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 4, SGK)
*Mục tiêu: HS biết thực hiện được quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
*Cách tiến hành: 
	-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã (thị trấn) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ; tổ chức ngày 1 tháng 6, ngày rằm trung thu cho trẻ em ở địa phương,Mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề.
	-Các nhóm chuẩn bị.
	-Đại diện từng nhóm lên trình bày.
	-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
	-GV kết luận: 
	UBND xã (thị trấn) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đậưc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (thị trấn) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
	3-Củng cố, dặn dò: 
	-Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
	-GV nhận xét giờ học nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Chào cờ
Nghe phương hướng tuần 22
Soạn 08/ 02/ 2009
Thứ ba ngày 10 tháng 02 năm 2009
Tiết 1: Toán
$105: Diện tích xung quanh và 
diện tích toàn phần của hình lập phương
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt
- tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
II/ Đồ dùng dạy học
Mô hình trực quan hình lập phương.
Bảng nhóm BT2
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Nội dung:
	2.1-Kiến thức:
-GV cho HS QS mô hình trực quan về HLP.
+Các mặt của hình lập phương đều là hình gì?
-Đều là hình vuông bằng nhau.
+Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của HLP?
-GV hướng dẫn để HS nhận biết được HLP là HHCN đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính.
*Quy tắc: (SGK – 111)
+Muốn tính diện tích xung quanh của HLP ta làm thế nào?
+Muốn tính diện tích toàn phần của HLP ta làm thế nào?
*Ví dụ:
-GV nêu VD. HD HS áp dụng quy tắc để tính.
-Cho HS tự tính. Sxq và Stp của HLP
Quan sát mô hình
Trả lời
Nêu 
- Nêu các kích thước của hình lập phương
03 Hs nêu quy tắc
Cho Hs áp dụng để tính vào nháp.
02 Hs làm bài trên bảng
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (111): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 Diện tích xung quanh của HLP đó là:
 (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số: 9 m2 ; 13,5 m2
*Bài tập 2 (111): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-GV hướng dẫn HS giải.
-Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
-Hai HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải:
Diện tích xung quanh của hộp đó là:
 (2,5 x 2,5) x 4 = 25 (dm2)
Hộp đó không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là:
 (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25 (dm2)
 Đáp số: 31,25 dm2
*01 Hs nêu yêu cầu
Hs làm bài vào nháp
Đổi nháp, chấm chéo
01 Hs nêu yêu cầu
02 Hs nêu cách làm
Lớp làm bài vào vở
02 Hs làm bài vào bảng nhóm
Trình bày bảng nhóm
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết2: Anh
(Cô Thu dạy)
Tiết 3: Chính tả (nghe – viết)
$22: Hà nội
 Ôn tập về quy tắc viết hoa
(viết tên người, tên địa lí Việt Nam)
I/ Mục tiêu:
 -Nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ. 
	-Tìm được danh từ riêng là tên người,tên địa lí Việt Nam(BT2); Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lý theo yêu cầu BT3. 
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Giấy khổ to viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết bảng con: đất rộng, dân chài, giấc mơ,
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài viết.
+Đoạn thơ ca ngợi điều gì?
-Ca ngợi sự hiện đại, vẻ đẹp truyền thống và thiên nhiên của Hà Nội 
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: chong chóng, Tháp Bút, bắn phá,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
-Cho cả lớp làm bài cá nhân.
-Mời HS phát biểu ý kiến
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Lời giải:
 Trong đoạn trích, có 1 DTR là tên người (Nhụ) có 2 DTR là tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu)
* Bài tập 3:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm vào bảng nhóm theo nhóm 6 
- Mời một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
*01 HS nêu yêu cầu.
lớp làm bài cá nhân.
03 HS phát biểu ý kiến.
-HS thi làm bài theo nhóm 6 vào bảng nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
3-Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS  ... n chọn đúng, đủ từng loại chi tiết
b, Lắp từ bộ phận
- Lắp giá đỡ cần cẩu 
+ Để lắp giá đỡ cẩu em phải chọn những chi tiết nào ?
- GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ 
H: Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hàng lỗ thứ mấy của thanh thẳng 7 lỗ ?
- GV hướng dẫn lắp thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ 
- GV dùng vít lắp vào thanh chữ V ngắm rồi lắp tiếp vào bánh đai và tấm nhỏ 
* Lắp cần cẩu 
- GV nhận xét , bổ sung để hoàn thiện các bước lắp 
Lưu ý : Phân biệt mặt phải, mặt trái cần cẩu để sử dụng vít 
- GV hướng dẫn lắp hình 3C
* Lắp các bộ phận khác 
- GV nhận xét bổ sung
c, Lắp ráp xe cần cẩu 
- GV làm mẫu theo các bước SGK
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu 
d, Hướng dẫn tháo ròi các chi tiết và xếp gọn vào hộp 
* Dặn dò : Học bài tập lắp để giờ sau thực hành để hoàn thiện bài 
- HS quan sát kĩ từng bộ và trả lời
- Cần 5 bộ phận
- Giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trụ bánh xe.
- HS chọn những chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại.
- Quan sát hình 2 
- 1 HS lên bảng trả lời và chọn chi tiết để lắp.
- HS quan sát
- Lỗ thứ 4
- 1 HS lên lắp thanh chữ U dài vào thanh thẳng 7 lỗ.
1 HS lên lắp hình 3 a
- 1 HS lên lắp hình 3b
- HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi SGK.
- 2 HS lên bảng trình bày theo hình 4a,4b,4c
- Lớp quan sát nhận xét 
Tiết 5:Thể dục
$44 : nhảy dây- di chuyển tung bắt bóng
I/ Mục tiêu:
 - Ôn di chuyển tung và bắt bóng ,ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
-Ôn tập bật cao, tập phối hợp chạy –nhảy- mang- vác .yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng
-Chơi trò chơi “Trồng nụ trồng hoa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được .
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện, vật chuẩn treo trên cao dể tập bật cao.Chuẩn bị dụng cụ cho bàI tập chạy.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
1.Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Cho Hs khởi động
2.Phần cơ bản.
*Ôn di chuyển tung và bắt bóng 
*Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau .
-
 3 Phần kết thúc.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập
- xoay các khớp, cổ tay, cổ chân
- Trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời”
-Chia các tổ tập luyện .
Thi nhảy giữa các tổ.
*Tập bật cao và tập chạy- mang vác.
*Thi bật cao theo cach với tay lên cao chạm vật chuẩn
ĐHTL: GV
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * *
-ĐHKT:-Đi lại thả lỏng hít thở sâu tích cực.
 GV
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
Soạn 4 02/ 2010
Thứ sáu ngày 5tháng 02 năm 2010
Tiết 1: Toán
$110: Thể tích của một hình
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Có biểu tượng về thể tích của một hình.
-Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Nội dung:
	2.1-Kiến thức:
a) Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình:
GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét trên các mô hình trực quan theo hình vẽ các VD trong SGK. Theo các bước như sau:
-Hình 1: 
+So sánh thể tích hình lập phương với thể tích HHCN?
Thể tích hình LP bé hơn thể tích HHCN hay thể tích HHCN lớn hơn thể tích HLP.
-Hình 2: 
+Hình C gồm mấy HLP như nhau? Hình D gồm mấy hình lập phương như thế?
-Thể tích hình C bằng thể tích hình D.
+So sánh thể tích hình C với thể tích hình D?
-Hình 3:
+Thể tích hình P có bằng tổng thể tích các hình M
và N không? 
-Thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và N. 
Hs quan sát trực quan
Trả lời các câu hỏi
- 
2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (115): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
-Hình A gồm 16 HLP nhỏ.
-Hình B gồm 18 HLP nhỏ.
-Hình B có thể tích lớn hơn.
*Bài tập 2 (115): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-GV hướng dẫn HS giải.
-Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
-Hai HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
-Hình A gồm 45 HLP nhỏ.
-Hình B gồm 26 HLP nhỏ.
-Hình A có thể tích lớn hơn
*Bài tập 3 (115): (Dành cho Hs khá giỏi)
01 Hs nêu yêu cầu
Hs làm bài vào nháp
Đổi nháp chấm chéo
Lớp nhận xét
01Hs nêu yêu cầu
Hs lần lượt nêu cách làm bài
Hs làm bài vào vở.
02 Hs làm bài vào bảng nhóm
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 2 Tập làm văn
$39: Kể chuyện 
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
	Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, học sinh viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện theo gợi ý SGK. Bài văn rõ cột truyện, nhân vật,ý nghĩa; lời kể chuyện tự nhiên
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
-Giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Giới thiệu bài:
Trong tiết TLV trước, các em đã ôn tập về văn kể truyện, trong tiết học ngày hôn nay, các em sẽ làm bài kiểm tra viết về văn kể truyện treo 1 trong 3 đề SGK đã nêu. Cô mong rằng các em sẽ viết được những bàI văn có cốt truyện, nhân vật, có ý nghĩa và thú vị.
 2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đề kiểm tra trong SGK.
-GV nhắc HS:
Đề 3 yêu cầu các em kể truyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng. 
-Mời một số HS nối tiếp nhau nói đề bài các em chọn.
 3-HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
-HS nối tiếp đọc đề bài.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS nói chọn đề bài nào.
-HS viết bài.
-Thu bài.
	4-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết làm bài.
	-Dặn HS về đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 23.
Tiết 3 Khoa học
$44: sử dụng Năng lượng gió 
và năng lượng nước chảy
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Nêu được ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
-Sử dụng năng lượng gió : điều hoà khi hậu, làm khô, chạy động cơ gió
- Sử dụng năng lượng nước chảy : quay guồng nước, chạy máy phát điện
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, nâưng lượng nước chảy.
	-Mô hình tua-bin hoặc bánh xe nước.
-Hình và thông tin trang 90, 91 SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: -Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
-Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình em?
2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	2.2-Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió.
*Mục tiêu: -HS trình bày được tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
	 -HS kể được một số thành tựu trog việc khai thác để sử dụng năng lượng gió.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 6.
GV phát phiếu thảo luận. HS dựa vào SGK ; các tranh ảnh, đã chuẩn bị và liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình HS để trả lời các câu hỏi trong phiếu:
+Vì sao có gió? Nêu một số VD về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
+Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Thảo luận nhóm 6
Đại diện nhóm trình bày phiếu
-
Liên hệ thực tế
Làm việc cả lớp.
1 số học sinh báo cáo kết quả
Nhận xét bổ sung
2.3-Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy.
*Mục tiêu: -HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
	 -HS kể được một số thành tựu trog việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 3
GV phát phiếu thảo luận. HS thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu:
+Nêu một số VD về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên?
+Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung
Chuyên chở hàng hoá xuôi dòng nước, làm quay bánh xe đưa nước lên cao, làm quay tua-bin của các máy phát điện,.
Thảo luận nhóm 3
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
-
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Mĩ thuật
Đ/c Chang soạn giảng
Tiết 5Lịch sử 
$22: Bến tre Đồng khởi
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
	-Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào"Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam.
	-Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh ảnh tư liệu về phong trào “Đồng khởi”.
-Bản đồ Hành chính Việt Nam.
-Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
-Vì sao nước nhà bị chia cắt? 
-Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
	2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV nhắc lại những biểu hiện về tội ác của Mĩ-Diệm.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
-GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm
thảo luận một nội dung sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng
nổ phong trào “Đồng khởi”?
Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi” ở Bến tre.
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
01 Hs đọc toàn bài
Làm việc theo nhóm6
-Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
Đại diện các nhóm trình bày.
3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
Tiết 6:Sinh hoạt 
Sơ kết tuần 22
1. Nhận xét chung hoạt động tuần 22
 Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét 
 Lớp bổ sung 
GV nhận xét:
*Ưu điểm:
 - Lớp duy trì được mọi nền nếp trong học tập, xếp hàng ra về ...
 - HS tích cực trong học tập
 - Trong lớp trật tự ,chú ý nghe giảng ,hăng hái phát biểu xây dựng bài .
 - Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt .
 - Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy ... 
 - HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác
 - Khen: Hiền, Linh, Hóa , Hè , Hồng
*Nhược điểm: 
 - Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo...lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài .
 Cụ thể là em ..
2. Kế hoạch tuần 23
 -Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra
 - Duy trì mọi nền nếp.
 - Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp 
 - Chuẩn bị tốt điều kiện để tham gia thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện 
ngày 07/ 3/ 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 22 chuan KTKN.doc