Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 31

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 31

Toán

Tiết 151 : PHÉP TRỪ

I. Mục đích yêu cầu :

- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.

- Làm được Bài 1, Bài 2, Bài 3.

II. Các hoạt động dạy học:

- SGK, vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Toán
Tiết 151 : PHÉP TRỪ
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
- Làm được Bài 1, Bài 2, Bài 3. 
II. Các hoạt động dạy học:
- SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS thực hiện tính:
 926,83 + 549, 67
 5/6 + 7/12
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: 
b. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1/159 
- GV ghi bảng : a – b = c
+ Nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ ?
- GV lưu ý HS: a – a = 0
 a – 0 = a
- Cho nhiều HS đọc lại.
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính trừ (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép trừ phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
Bài 2/160
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu và tự làm.
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại kiến thức ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Lớp làm nháp.
a : số bị trừ
b : số trừ
c : hiệu.
- 3 - 4 HS đọc lại
Học sinh nêu .
- Học sinh nêu 2 trường hợp: trừ cùng mẫu và khác mẫu.
- Học sinh làm bài. Nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm bảng nhóm:
a. x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b. x – 0,35 = 2,55]
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2,9
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng :
 Diện tích đất trồng hoa là :
 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và hoa là : 
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số : 696,1 ha
Tập đọc
Tiết 61 : CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: -Trong giờ học hôm nay, bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đaọn hồi kí của bà – kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng.
b. Luyện đọc 
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn
- GV nhận xét và cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Lần 1: đọc nối tiếp kết hợp sửa phát âm, cách ngắt nghỉ hơi.
+ Lần 2 : HS luyện đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- GV hướng dẫn đọc câu dài.
-Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài :
+ Công việc đầu tiên của anh ba giao cho chị út là gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
+Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?
+ Vì sao chị út muốn được thoát li ?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
d. Luyện đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
-GV nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm: Anh lấy từ trên nhà xuốngkhông biết giấy gì?
Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
Mời HS đọc trước lớp.
GV nhận xét.
- Tổ chức co HS thi đua đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Bầm ơi.
- 2 HS trả lời
- 1 HS khá đọc.
- Lớp đọc thầm và tìm xem bài chia mấy đoạn:
- Chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- Công việc đầu tiên là rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng.trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì chị út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
- HS nêu
-3 HS đọc. Lớp đọc thầm và tìm giọng đọc toàn bài.
- Lớp theo dõi.
- HS luyện đọc.
- Các nhóm thi đọc
- HS thi đọc diễn cảm
Lịch sử 
Tiết 31 : HOÀN CẢNH RA ĐỜI, LỊCH SỬ HUYỆN HẢI HÀ
I. Mục đích yêu cầu.
Học sinh nắm được lịch sử ra đời của huyện Hải Hà (bây giờ) và trước đây là huyện Quảng Hà.
Rèn cho học sinh ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : tài liệu Lịch sử đảng bộ huyện Hải Hà.
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài : trực tiếp
Nội dung:
-Từ xa xưa, Quảng Hà thuộc phần đất của nhà nước Lạc Việt. Khi bị thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng, Quảng Hà bị nằm trong khu quân sự Móng Cái. Ngày nay Quảng Hà thuộc vùng Đông Bắc của Tỉnh Quảng Ninh.
- Huyện Quảng Hà là do hai huyện Đầm Hà và Hà Cối sát nhập từ tháng 9/1969.
- Vào năm 40 dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nữ tướng Thánh Thiên đã dẫn quân lên biên cương (thuộc địa phận Quảng Hà) để giữ đánh đánh giặc. Được thổ dân ở đây giúp đỡ lương ăn và dẫn đường, quân ta đánh tan bốn vạn quân của Mã Viện đang chuẩn bị sang cướp nước ta.
 Là địa bàn hiểm yếu, thời Đinh, Lý, Trần, Lê đã phái nhiều đạo binh lên đây lập trang trại, xây thành, đắp luỹ ở Đầm Hà, Hà Cối; thế kỉ X, nhà Mạc đã phái tướng quân ra xây thành, đắp luỹ ở Đại Lai, Đại Điền Namtrấn thủ một vùng biên cương của tổ quốc.
 Ngay từ khi thực dân pháp xâm lược, hưởng ứng phong trào cần Vương, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, đồng bào các dân tộc trong huyện đã vùng lên chống trả thực dân pháp xâm lược, cứu nước, cứu nhà.
Năm 1883, nhân dân các dân tộc đã cùng với đạo quân của Lu Kì hoạt động rất ráo riết trên vùng rừng núi Đầm Hà và Hà Cối, gây nhiều khó khăn cho thực dân pháp buộc chúng phải thừa nhận :Vùng quân sự Móng Cái tình hình rất rối ren, tất cả quanh vùng Móng Cái đều bị nghĩa quân quấy rối.
Giữa năm 1892, một lực lượng của Đam Cam Tây phối hợp với lực lượng nổi dậy của quần chúng đánh vào sào huyệt của Pháp ở Hà Cối, diệt bốt Trúc Bài Sơn, gây thiệt hại cho chúng rất nhiều.
Nằm ở vùng biên giới, lại có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, giao thông không thuận tiện, ánh sáng cuả Đảng đến muộn hơn so với một số nơi khác, nên từ những năm 1930 đến cuối năm 1939, phong trào cách mạng ở Đầm Hà và Hà Cối cha mạnh, còn hạn chế.
Từ tháng 11 năm 1939, cán bộ đã mang ánh sáng của Đảng về Đầm Hà và Hà Cối. Hoà nhịp với phong trào cách mạng của các huyện trong tỉnh Hải Ninh và vùng Duyên hải Bắc Bộ, phong trào cách mạng từng bước được phát triển mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của Đảng bộ Đầm Hà và Hà Cối.
Từ khi ra đời cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là tỉnh uỷ Quảng Ninh, Đảng bộ Quảng Hà đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện đứng lên cùng nhân dân cả nước đánh đuởi thực dân pháp xâm lược; xây dựng chủ nghĩa xã hội; đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền bắc, giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc; đánh bại âm mu và hành động chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù, bảo vệ vững chắc biên cương của tổ quốc.
Chặng đường lịch sử đã qua vô cùng gian khổ, nhng hết sức vẻ vang; bước đường đi tới cũng không ít khó khăn phức tạp.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng trí thông minh, tinh thần cần cù, chịu khó và khả năng sáng tạo của mình, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Quảng Hà quyết tâm đoàn kết một lòng, kiên trì nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng ta đã đề ra, nhằm mục tiêu”Dân giàu, nước mạnh” xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
- Năm 2000, huyện Quảng Hà lại được tách ra từ là huyện đó là huyện Đầm Hà và huyện Hải Hà.
- Nay Bí thư huyện: ông Trần Văn Lâm
 Chủ tịch huyện: Lê Văn Hơn 
3. Củng cố dặn dò:
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
 ______________________________________________
Thứ ba, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Toán
Tiết 152 : LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. 
- Học sinh làm được bài 1, bài 2. 
* Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
II. Các hoạt động dạy học:
- SGK, vở..
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 HS lên bảng:
 7,284 – 5,596
 1 – 3/7
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: 
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1/160
- HS đọc yêu cầu và tự làm
- Nhắc lại cộng trừ phân số.
Nhắc lại qui tắc cộng trừ số thập phân.
- Giáo viên chốt lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2/160
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
Hướng dẫn HS làm BT1
- GV nhận xét,chữa bài.
3. Củng cố ,dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau :
- 2 HS lên bảng thực hiện
- Học sinh đọc yêu cầu đề.
- Học sinh nhắc lại
- HS làm bài vào vở.
- 5 HS lên bảng thực hiện.
- HS đọc đề ,xác định yêu cầu đề.
Học sinh trả lời: giáo hoán, kết hợp
- HS làm bài vào vở.
Luyện từ và câu
Tiết 61: MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 (BT3). 
* Tôn trọng giới tính của bạn, chống phân biệt giới tính.
II. Các hoạt động dạy học:
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ :
- Dấu phẩy có những tác dụng nào? Cho ví dụ từng tác dụng đó ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam ?
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Y/c HS thảo luận theo bàn.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: Các câu tục ngữ nói lên:
+ Lòng thương con, đức hy sinh nhường nhịn của người mẹ.
+ Phụ nữ rất đ ... âu
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Ngăn cách các vế trong câu ghép.
- HS thực hiện vào VBT.
- Đại diện HS nêu .
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Bò cày không được thịt.
- Bò cày không được, thịt.
- Bò cày, không được thịt.
- Làm người khác hiểu lầm, có khi lại làm ngược lại với yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS nêu.
Địa lí
Tiết 31 : ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
 I. Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
- Nắm được vị trí giới hạn của huyện Hải Hà trên bản đồ.
- Biết được vị trí của mình hiện đang sinh sống.
- Biết thêm về các xã phường của mình,
- Hiểu biết về tiềm năng phát triển của Hải Hà
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ tự nhiên của Hải Hà
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng nêu lại nội dung bài trớc.
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài : GV gọi 1 HS nêu lại những gì em biết về Hải Hà
- GV nêu đó là những điều em biết nhưng bên cạnh đó còn rát nhiều điều em cha biết vậy hôm nay cô sẽ hớng dẫn các em tìm hiểu thêm về Hải Hà
b, Vị trí giới hạn của Hải Hà
- Em hãy nêu Vị trí giới hạn của Hải Hà
c. Đặc điểm tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên huyện Hải Hà
d.Dân số và hoạt động kinh tế - xã hội
- Dân số Hải Hà trước năm 1979 là bao nhiêu ?
- Năm 1979 dân số là bao nhiêu ? 
- Trên địa bàn có những dân tộc nào sinh sống ?
Trước năm 1979 nền kinh tế Hải Hà chủ yếyếu là gì ?
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Địa lí địa phương
- 2 HS nêu lại.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Huyện Hải Hà nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Dân số gần 8 vạn người, với 17 đơn vị hành chính (5 phường, 12 xó) được thành lập theo Nghị định 52/ CP th¸ng 10/ 2001. phía đông giáp với thành phố Móng Cái. Phía tây giáp với huyện Đầm Hà. Phía nam là biển cả. Phía bắc giáp huyện Phòng Thành(Trung Quốc); 
- Là một huyện miền núi, có đờng biên giới quốc gia với chiều dài là 36 km, lại có đờng số 4 “cổ họng của chiến khu Việt Bắc” phía đông bắc bộ
Nên Hải Hà trở thành địa bàn quan trọng về kinh tế và quốc phòng ở vùng đông bắc của tổ quốc. 
Hải Hà có diện tích đất tự nhiên 72000ha, với địa hình khá phức tạp; đợc chia thành nhiều vùng : đồi núi, đồng bằng trung du, bãi bồi ven biển và tuyến đảo.
Vùng đồi núi chiếm 70% diện tích toàn huyện (trong đó núi chiếm 26000ha, đồi chiếm 25000ha). Tập trung chủ yếu ở phía tây và tây bắc của huyện thuộc 4 xã vùng cao ; đồi núi đan xen vào nhau, tạo thành những lòng chảo. Độ cao thấp dần từ tây- bắc đến đông – nam. Có một soó dỉnh trên 1000m nh: Núi đục lớn(1507m), núi đục bé, áp sát và án ngữ cả vùng biên giới là điểm cao Quảng Nam Châu.
Hải Hà có cửa khẩu quốc tế Quảng Đức quốc lộ 18A nối liền với Hạ Long và cả nước.
- Dân số Hải Hà trước năm 1979 là : 6,2 vạn người, 58% là người Hoa.
- 3 vạn người, 
Năm 1998 là 5,8 vạn, hiện nay là hơn 7 vạn.
- Có 6 dân tộc cùng sinh sống : Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao. Ngời kinh chiếm hơn 90% còn lại là một số dân tộc sống ở xã Quảng Đức và Quảng Sơn có 1000 khẩu.
- Trước năm 1979 nền kinh tế Hải Hà chủ yếu là Nông Nghiệp - kinh tế thuần nông.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 13 tháng 4 năm 2012
Toán
Tiết 155 : PHÉP CHIA
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. 
- Làm được bài 1, bài 2, bài 3. 
* Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng :
 3,125 + 2,075 x 2
 4/7 x 5/12
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giớithiệu:
b. Hướng dẫn ôn tập:
GV ghi bảng : a : b = c
+ Nêu các thành phần trong phép chia ?
+Nêu các tính chất của phép chia ?
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 1/163 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
Nêu các tính chất cơ bản của phép chia ? 
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính chia (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép chia phân số?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 2/163
- Chia phân số với phân số ta làm như thế nào ?
- Các em đã vận dụng quy tắc nào để tính nhanh?
- Y/c HS tự làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 3
Nêu cách làm.
- Yêu cầu học sinh nêu tính chất đã vận dụng?
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả
- Nhận xét ,chữa bài.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập .
- 2 HS thực hiện
a : số bị chia
b: số chia
c: thương
a : 1 = a
a : a = 1
0 : b = 0
a : b = c + r
- 2 HS nhắc lại
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng thực hiện.
- HS nêu.
- HS trả lời
HS trả lời, nhân nhẩm, chia nhẩm.
Hs đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Một tổng chia cho 1 số.
Một hiệu chia cho 1 số.
Tập làm văn
Tiết 62: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục đích yêu cầu :
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rỡ ràng. 
* Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Các hoạt động dạy học:
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trình bày dàn ý của bài văn tả cảnh.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh – thể loại các em đã học từ học kì 1. Tiết học trước đã giúp các em đã nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh, trình tự miêu tả, nghệ thuật quan sát và miêu tả. Trong tiết học này, các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
b. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
+ Em chọn cảnh nào để lập dàn ý ?
- GV hướng dẫn HS cách làm:
+ Nên chọn cảnh mình đã có dịp quan sát hoặc cảnh quen thuộc với mình
+ Bám sát vào gợi ý sgk để lập dàn ý.
+ Lập dàn ý ngắn gọn bằng các cụm từ, gạch đầu dòng.
+ Kết hợp tả cảnh có: con người, thiên nhiên xung quanh.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu
- Y/c HS tự trình bày dàn ý trong nhóm.
- GV đính các tiêu chí đánh giá lên bảng:
+ Bài văn có đủ bố cục không ?
+ Các phần có mối liên kết không? 
+ Các chi tiết, địa điểm của cảnh đã được sắp xếp hợp lí chưa ? Đó có phải là những cảnh tiêu biểu chưa ?
+ Trình bày có lưu loát, rõ ràng không ?
- Gọi HS trình bày dàn ý trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Trả bài văn tả con vật .
- 2 HS trình bày.
- 1 HS đọc. 
- Lớp đọc thầm.
- Nhiều HS nêu.
- 1 HS đọc. 
- Lớp đọc thầm.
- HS trình bày.
- 2 - 3 HS trình bày.
Khoa học
Tiết 62 : MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Khái niệm về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương. 
* Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường.
II. Các hoạt động dạy học:
- Hình trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật ?
- Thế nào là sự thụ tinh ở Động vật ?
- Kể tên những cây thụ phần nhờ gió và những cây thụ phấn nhờ côn trùng ?
- Kể tên những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con mà em biết ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1 : Môi trường là gì 
- Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình sgk, thảo luận và làm bài tập vào phiếu.
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
- Mời HS trình bày.
-Y/c HS quan sát lại từng hình sgk
+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào ?
+ Môi trường nước gồm những thành phần nào ?
+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào ?
+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào ?
+Môi trường là gì ?
- GV nhận xét, KL : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta. Môi trường tự nhiên: Mặt trời, đồi núi, các sinh vật.,Môi trường nhân tạo gồm các thành phần do con người tạo ra: làng mạc, thành phố, nhà cửa,
*Hoạt động 2 : Một số thành phần của môi trường địa phương
- Y/c HS thảo luận theo cặp
+ Bạn đang sống ở đâu ?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống ?
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận chung về thành phần của môi trường địa phương.
- Gọi HS đọc bài học sgk.
3. Củng cố dặn dò :
- Thế nào là môi trường ?
- Kể các loại môi trường?
- Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Tài nguyên thiên nhiên.
- 4 HS nêu.
- Các nhóm thực hiện.
-Hình 1c, 3a, 2d, 4b.
- Gồm thực động vật sống trên cạn, không khí, ánh sáng và đất.
-Gồm động thực vật sống dưới nước,
- Gồm con người, thực động vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông,.
- Con người, thực động vật, nhà cửa, phố xá,
- Môi trường là tất cả những gì trên trái đất này: Biển cả, sông ngòi, ao hồ, đất đai, sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt độ,
- HS thảo luận theo cặp.
- Nhiều HS nêu.
- 3 HS đọc.
- 2 HS nêu.
Sinh hoạt 
TUẦN 31
I. Mục đích yêu cầu : 
- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Các hoạt động lên lớp :
1. Ổn định tổ chức.
2.Sinh hoạt lớp.
a Lớp trưởng nhận xét.
b. Giáo viên nhận xét.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến.
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua->xếp loại các tổ.
b. Giáo viên nhận xét chung.
- Nề nếp :
.........................................................................................................................................
- Học tập :
.
- Đạo đức :
.
- Thể dục ,vệ sinh :
.............
III. Phương hướng tuần 32
- Thực hiện tốt việc duy trì sĩ số
- Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra.
- Tăng cường ôn rèn HS yếu kém
- Vệ sinh cá nhân,trường lớp sạch sẽ.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động giữa giờ 
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 ************************************
 KÍ DUYỆT
 .
 ..
 ..
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 31 knsgt.doc