Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 19

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 19

Tiết 17 : Môn : Tập đọc

 Bài : CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I. MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.

- Trả lời được câu hỏi 1,2,3 trong bài.

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)

- Yêu quý người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài trong SGK.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH
 BÀI HỌC TUẦN 9
 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Tiết 17 : Môn : Tập đọc
 Bài : CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. MỤC TIÊU:
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
- Trả lời được câu hỏi 1,2,3 trong bài.
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
- Yêu quý người lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học thuộc lòng những câu thơ các em thích trong bài "Trước cổng trời" trả lời các câu hỏi về bài đọc 
- 3 HS đọc và trả lời 
- Nêu ý nghĩa bài, nhận xét cho điểm 
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
-Mời 1 HS khá đọc 
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm 
- Nêu ND chính, HD đọc
- Lắng nghe
- Bài này có thể chia làm mấy đoạn? 
Đoạn 1: Từ đầu -> được không 
Đoạn 2: tiếp - > phân giải 
Đoạn 3: Còn lại 
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
- 2 lần 
+ Lần 1: 
- 3 em đọc nối tiếp , kết hợp luyện phát âm 
+ Lần 2: 
- Đọc nối tiếp 3 em , kết hợp chú giải SGK 
- Đọc theo cặp 2 em 
- Cặp đôi luyện đọc
- Cho học sinh thi đọc 
- 3 HS thi đọc. Lớp chú ý nghe 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Lắng nghe 
b. Tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc lại bài
- 1 HS đọc lại toàn bài
- Gọi HS đọc câu hỏi
- 1 HS đọc câu hỏi trong SGK
- Đọc lướt toàn bài và trả lời 
- Thực hiện yêu cầu 
- Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ? 
- Hùng: Lúa gạo 
- Quý: Vàng 
- Nam: Thì giờ 
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ thế nào để bảo vệ ý kiến của mình. 
- Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người. 
- Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được gạo. 
+ Mươi bước: vài bước
+ Vàng: Thứ kim loại quý hiếm, được dùng làm đồ trang sức 
- Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc 
+ Thì giờ: Thời giờ, thời gian 
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
- Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. 
+ Vô vị: vô ích 
- Chọn tên gọi khác cho bài văn, nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó ?
- Nêu ý hiểu của mình.
- Ví dụ: 
Cuộc tranh luận thú vị .
Ai có lý ?
Người lao động là quý nhất .
Ý nghĩa: Người lao động là quý nhất. 
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Đọc toàn bài theo cách phân vai. 
- 5 học sinh đọc lời 5 vai: Dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo 
- Nhận xét giọng đọc ở mỗi vai.
- Chú ý đọc phân biệt lời nhân vật, diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn, lời giảng ôn tồn, chân tình, giầu sức thuyết phục của thầy giáo. 
- Cho HS chọn đoạn đọc diễn cảm
- 3 em chọn
- Đọc mẫu đoạn luyện đọc
- HS nghe, dùng chì gạch chân những từ cần nhấn giọng. 
- Luyện đọc theo nhóm 5 
- Nhóm 5 phân vai và luyện đọc 
- Thi đọc diễn cảm 
- Các vai thể hiện theo nhóm 
- GV cùng học sinh nhận xét, cá nhân nhóm đọc truyện, tuyên dương 
4. Củng cố:
- Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì? 
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn về đọc và soạn bài Đất Cà Mau
- Tranh vẽ mọi người đều đang làm việc: nông dân đang gặt lúa, kĩ sư đang thiết kế, công nhân đang làm việc, thợ điêu khắc đang trạm trổ. Tranh vẽ để khẳng định rằng: Người lao động là quý nhất.
Tiết41 : Môn : Toán
 Bài : LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Viết được các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Làm bài tập 1,2,3 và bài 4 ý a, c.
-Tích cực, hứng thú học tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
- 2 HS lên bảng làm 
8m5cm =  m
25m 3mm = m 
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng 
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài – Ghi bảng đầu bài
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở
3.2. Luyện tập 
Bài tập 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1 
- 3 HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp trao đổi. 
- Cùng HS nhận xét chốt đúng 
a. 35m 23 cm = 35 m = 35,23m 
b. 51dm 3cm = 51dm = 51,3 cm 
- Cho HS nêu cách làm bài
c. 14m 7cm = 14m = 14,07m
- 1 HS nêu 
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Hướng dẫn HS làm mẫu 
315 cm = 300cm + 15 cm 
= 3m15cm = 3= 3,15m 
- Dựa vào mẫu HS làm phần còn lại vào nháp 
- 3 HS lên bảng chữa.
Vậy 315cm = 3,15 m
234 cm =2,34m 
506 cm = 5,06 m 
GV cùng HS trao đổi, nhận xét, thống nhất. 
34 dm = 3,4m 
Bài 3: Viết số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị là ki- lô- mét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở 
- HS đọc yêu cầu tự làm bài vào vở 
- GV thu chấm 1 số bài chấm 
- 3 HS lên bảng chữa 
a. 3km245m = 3 km = 3,245 km 
b. 5km34m = 5= 5,034 km
c. 307m = km = 0,307 km 
*Bµi 4: ViÕt sè thÝch hîp nµo chç chÊm.
- 2 HS đọc đầu bài 
- Tổ chức HS trao đổi cách làm bài 
- Trao đổi và nêu cách làm bài theo cặp
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp, chữa bài. HS nào làm xong làm thêm 2 ý còn lại. 
- Lớp làm nháp, 2 HS lên bảng chữa 
a. 12,44m = 12 m = 12m 44cm 
c. 3,45 km = 3 km = 3km 450 dm 
 = 3450 m 
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập (VBT) tiết 41
Tiết 9 : Môn : Chính tả 
 Bài : TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ và viết lại đúng chính tả bài thơ. Tiếng đàn ba- la – lai- ca trên sông Đà. 
- Trình bày đúng các khổ thơ dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được bài tập 2 a; hoặc 3 a.
- Yêu quý sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ bài tập 2a theo cột. Và bài tập 3a.
HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Viết những tiếng có vần uyên, uyết
- 2 HS lên bảngviết, lớp viết vào nháp 
VD: Tuyến, tuyết, quyến, luyến thuyết minh 
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài – Ghi bảng đầu bài
- Lắng nghe ghi đầu bài vào vở
3.2. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết
 - Gọi học thuộc lòng bài thơ 
- 2 HS đọc - lớp theo dõi, nhận xét 
 - Bài thơ cho em biếtư điều gì ? 
 - Nêu từ dễ viết sai 
- Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông, với sự gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
- HS nêu, lớp viết bảng con, một số HS lên bảng viết 
- Nhắc nhở chung khi viết bài, phân biệt ba khổ thơ, chữ cái đầu mỗi dòng thơ
- Nhớ viết bài
- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi 
- Đổi vở soát lỗi 
- Cho HS bình chọn bài đẹp
- Chấm một số bài, nhận xét chung 
- Bình chọn bài trong nhóm, lớp
3. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2(a):Tìm những từ ngữ có các tiếng đó trong bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc phiếu gắn trên bảng.
- Cho HS làm bài
- Cho các nhóm thi viết nhanh trên bảng
- Nhận xét kết luận:
- 1 hs đọc thành tiếng
- Làm bài theo nhóm5
- Mõi nhóm 5 em lêm viết
La - na
Lẻ - nẻ
Lo - no
Lở - nở
La hét, nết na, con na, quả na, lê na, nu na nu nống, la bàn, na mở mắt 
Lẻ loi, nứt nẻ, tiền nẻ, nẻ mặt, đứng lẻ, nẻ toác 
Lo lắng - ăn no, lo nghĩ - no nê,lo sợ, ngủ no mắt 
Đất lở, bột nở, lở loét, nở hoa, lở mồm long móng, nở mày, nở mặt. 
Bài 3: Thi tìm nhanh các từ láy âm đầu l, các từ láy vần có âm cuối ng
- Tổ chức HS chơi trò chơi theo 
nhóm 5
- 1 HS đọc yêu cầu bì 3
- Nhóm 5 chơi trò chơi thi tìm nhanh các từ láy.
- GV phát phiếu, bút dạ 
- Nhóm trưởng điều khiển, thư ký ghi phiếu, các thành viên tìm 
- Trong cùng thời gian 5’ nhóm nào làm đúng, nhiều từ thì thắng. 
- Dán phiếu cử đại diện trình bày 
- Cùng HS nhận xét, khen nhóm thắng 
VD: La liệt, la lối, lả lướt, lạ lùng, lạc lõng, lai láng, lam lũ, lạnh lùng, lay lắt, lặc lè, lẳng lặng, lắt léo, lấp loá, lấp lửng, lóng lánh, lung linh 
4. Củng cố: 
Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:Nhí tõ ng÷ ®· luyÖn tËp ®Ó kh«ng viÕt sai chÝnh t¶. : 
MĨ THUẬT TIẾT 9
SINH HOẠT TUẦN 9
I/ Mục tiêu:
Nhận xét các hoạt động tuần 9
Giao việc tuần 10
Đọc báo đầu tuần. 
II/ Chuẩn bị:
Báo Đội 
Số hoa điểm 10
Sổ theo dõi thi đua của các Tổ
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
III/ Các hoạt động
* Hoạt động 1: 
* Hoạt động 2: Nhận xét các hoạt động tuần 9
- Giáo viên nhận xét:
 . Mọi nề nếp thực hiện tốt, đáng khen
 . Học tập: Nhìn chung có nhiều tiến bộ, đôi bạn học tập có giúp đỡ nhau song kết quả học tập chưa cao
 Chữ viết tương đối tiến bộ
 .Thi :đố vui ôn luyện đạt kết quả tốt ,tinh thần học hỏi cao ,có trách nhiệm 
Nhắc nhở: Tuyệt đối không viết bút bi
	Quán triệt ăn quà vặt
* Hoạt động 3: Phương hướng tuần 10
	- Duy trì, ổn định mọi nề nếp
	- Tích cực học tập và tham gia các phong trào của trường, lớp nhân kỉ niệm 20/10. Hưởng ứng tháng học tốt ,giành nhiều hoa điểm 10 dâng thầy cô
Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ 
Tích cực ôn luyện chuẩn bị thi giữa kì 1
* Hoạt động 4: Đọc báo
*Hoạt động 5:An toàn giao thông :giới thiệu hệ thống đường sắt 
-Hệ thống đường sắt nước ta đi tới những đâu? Từ Hà Nội đi được những tỉnh nào ?
(có tuyến đường sắt :Từ Hà nội đi Hải Phòng ,Hồ Chí Minh ,Lào cai ,Lạng Sơn ,Thái Nguyên ,Hạ Long )
 đường sắt đi qua nhiều phố ,thị xã ,làng mạc nên dễ xảy ra tai nạn cho mọi người nếu người đi bộ không có ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông 
- Từng tổ báo cáo hoạt động của tổ mình. Lớp bổ sung, cho ý kiến
- Lớp trưởng nhận xét
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
CHÀO CỜ TUẦN 9
Môn : Toán 
Bài 42: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG
 DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm được bài tập 1; 2a; 3
- Viết được các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Tích cực, hứng thú học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, để trống 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bảng đơn vị đo khối lượng từ đơn vị nhỏ đến lớn. 
- 2HS đọc, lớp nhận xét 
- Nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài – Ghi bảng đầu bài
- Lắng nghe ghi đầu bài vào vở
3.2. Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng 
- Nêu lại các đơn vị đo khối lượng thường dùng (Bảng phụ)
- Tấn, tạ, yến, kg, g
- Nêu quan hệ giữa các đơn vị đo 
VD: 
1 tạ = tấn = 0,1 tấn
1 kg = tấn = 1,001 tấn 
1kg = tạ = 0,01 tạ 
- Nhận xét, chốt ý đúng 
3.3. Ví Dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 
- 1 HS nêu cách làm 
5 tấn 132 kg = .tấn 
5 tấn 132 kg = 5 tấn = 5,132 tấn 
Vậy 5 tấn 132 kg = 5,132 tấn 
- 1 HS nhắc lại 
- Làm tương tự với 1 số ví dụ khác 
 3 ... a bảng, kiểm tra vở HS.
- Nhận xét đánh giá.
- Hs làm bài tập 3/47
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
2-DẠY BÀI MỚI
Hoạt Động 1: Giới thiệu bài 
Phương pháp: thuyết trình.
 - GV giới thiệu trực tiếp : “Luyện tập chung”
- Lớp lắng nghe,  
Hoạt Động 2 -Hướng dẫn luyện tập
Phương pháp: Đ.thoại, động não, thực hành
* Bài 1 Tổ chức làm cá nhân.
  - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
 - GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 1. 
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng :
 Bài 2: không Làm 
  * Bài 3 Tổ chức làm nhóm đôi
 - HS đọc đề, làm bài.
 - Cả lớp sửa bài.
* Bài 4: Tổ chức làm nhóm trên phiếu.
 - HS đọc đề.
 -GV giúp HS phân tích đề bài thuộc dạng toán nào ?
 - HDHS tóm tắt đề
 - Nêu cách giải bài toán.
 - GV cho HS làm bài vào vở
 - GV gọi HS sửa bài, GV sửa.
- Lớp thực hiện theo yêu cầu bài tập.
- HS sửa bài trên bảng lớp.
 a) 42 m34cm = 42,34m
 b) 56m29cm = 56,29m
 c) 6m2cm = 6,02m
 d) 4352m = 4,352km
 - Cả lớp làm bài vào vở, sửa bảng.
 a) 7 km2 =7 000 000 m2 
 4ha = 40 000 m2 
 8,5ha = 85 000 m2 
 30 dm2 = 0,3 m2 
 515 dm2 = 5,15 m2 
- HS nêu cách giải như sau:
 Giải:
Tổng số phần bằng nhau :
 3 + 2 = 5 (phần)
Chiều dài sân trường :
 150 : 5 x 3 = 90 (m)
Chiều rộng sân trường :
 150 – 90 = 60 (m)
Diện tích sân trường :
 90 x 60 = 5400 (m2) = 0,54ha
 Đáp số : 5400m2 ; 0,54 ha 
3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
 - GV tổng kết tiết học .
 - Nhận xét tiết học.
 - HS nghe.
Tiết 9 : Môn : Địa lý
 Bài : CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. Mục tiêu: 
 - Nắm đặc điểm của các dân tộc và đặc điểm của sự phân bố dân cư ở nước ta. 
-Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc, trong đó người kinh có số dân đông nhất. 
-Dân cư tập trung ở vùng đồng bằng, khoảng dân số tập trung sống ở đồng bằng
-Trình bày 1 số đặc điểm về dân tộc, mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
 -Có ý thức tôn trọng, đoàn kết với các dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.
+ Bản đồ phân bố dân cư VN.
+ HS: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Dân số nước ta”.
 - Nêu đặc điểm về số dân và sự tăng dân số ở nước ta?
 - Tác hại của dân số tăng nhanh ?
 - Nêu ví dụ cụ thể?
 - Đánh giá, nhận xét.
3.Bài mới: “Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố dân cư ở nước ta”.
4.Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Các dân tộc trên đất nước ta.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, sử dụng biểu đồ, bút đàm.
 - Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
 - Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
 - Kể tên 1 số dân tộc mà em biết?
+ Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.
Hoạt động 2: Mật độ dân số nước ta.
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
- Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
 ( Để biết MĐDS, người ta lấy tổng dân số chia cho diện tích đất ở.)
 - Nêu nhận xét về MĐDS nước ta so với thế giới và 1 số nước Châu Á?
* Kết luận: MĐDS nước ta cao.
Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư.
Phương pháp: Sử dụng lược đồ, quan sát, bút đàm.
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?
* Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động. Ở miền khác đất rộng người thưa, thiếu sức lao động.
 - Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
* Những nước công nghiệp phát triển khác nước ta, chủ yếu dân sống ở thành phố.
Hoạt động 4: Củng cố. 
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải.
- Để phân bố dân cư giữa các vùng cho phù hợp thì theo các em nhà nước cần thực hiện chính sach gì? 
5. Tổng kết - dặn dò: 
 - Chuẩn bị: “Nông nghiệp”.
 - Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
+ Học sinh trả lời.
+ Bổ sung.
+ HS lắng nghe.
- Hoạt động nhóm đôi, lớp.
+ Quan sát biểu đồ, tranh ảnh, kênh chữ/ SGK và trả lời.
54., Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng.
Dân tộc ít người sống hủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
- Dao, Ba-Na, Chăm, Khơ-Me
+ Trình bày và chỉ lược đồ trên bảng vùng phân bố chủ yếu của người Kinh và dân tộc ít người.
- Hoạt động nhĩm.
-Số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên.
+ Quan sát bảng MĐDS và trả lời.
-MĐDS nước ta cao hơn thế giới 5 lần, gần gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Cam-pu-chia, gấp 10 lần MĐDS Lào.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Trả lời trên phiếu sau khi quan sát lược đồ/ 86.
Đông: đồng bằng.
Thưa: miền núi.
+ Học sinh nhận xét.
® Không cân đối.
- Hoạt động lớp.
+ nêu lại những đặc điểm chính về dân số, mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
Tiết 18 : Môn : Tập làm văn
 Bài : LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết cách thuyết trình tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi, phù hợp với lứa tuổi HS.
- Biết mở rộng những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể khi thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản (BT1,BT2).
- Giáo dục học sinh thái độ bình tĩnh, tự tin, diễn đạt lời nói ngắn gọn, rõ ràng.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Bảng phụ viết sẵn bài 3a.
+ HS: Giấy khổ A 4.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG: 
2. BÀI CŨ: 
 - Cho học sinh đọc đoạn Mở bài, Kết bài. ( bài kì tước )
 - Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được cách thuyết trình tranh luận về một vấn đề đơn giản gần gũi với lứa tuổi học sinh qua việc đưa những lý lẽ dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục cùng các bạn.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
* Bài 1:
 - GV gọi HS đọc phân vai câu truyện. “ Cái gì quý nhất”
 - GV HD HS tìm hiểu truyện. 
 - GV hỏi: Qua câu chuyện “ Cái gì quý nhất” em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì ? 
 - GV nhận xét. 
* Bài 2:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm để thực hiện yêu cầu đề bài.
 - Gọi HS phát biểu trước lớp. 
 * Bài 3:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
 - Yêu cầu hoạt động trong nhóm theo gợi ý:
 + Đánh dấu vào những điều kiện cần có khi tranh luận, sau đó xếp chúng theo thứ tự ưu tiên rồi tìm câu trả lời cho ý b.
 - Gọi đại diện nhóm trình bày.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- Khi thuyết trình, tranh luận để tăng cường sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
Hoạt động 3: Củng cố.
 - Nhắc lại những lưu ý khi thuyết trình.
5. TỔNG KẾT – DẶN DÒ: 
 - Học sinh tự viết bài 3a vào vở.
 -Chuẩn bị: “luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
 - Nhận xét tiết học. 
Hát 
- HS.
5 HS phân vai đọc. ( Người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo )
 + Cần phải biết về vấn đề.
 + Phải có ý kiến riêng.
 + Phải có dẫn chứng.
 + Phải biết tôn trọng người tranh luận.
- Hoạt động nhóm 4. 
 - HS đóng vai 3 bạn: Hùng, Quý, Nam nêu ý kiến tranh luận về nội dung câu chuyện ( cần mở rộng về lí lẽ )
- Hoạt động lớp.
+ Phải có hiểu biết về vấn đề thuyết trình, tranh luận; có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận; biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
- Thái độ ôn tồn, vui vẻ, lời nói vừa đủ nghe, tôn trọng người nghe, không nên nóng nảy, phải biết lắng nghe ý kiến người khác, không nên bảo thủ cho ý kiến cá nhân riêng của mình là đúng.
Tiết 9 : Môn : Đạo đức
Bài : TÌNH BẠN (t1)
I. MỤC TIÊU: 
	-Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, than ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. 
	-Cách cư xử với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
	-Có ý thức cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ: 
Thầy + học sinh: - SGK.
Đồ dùng hóa trang để đóng vai truyện “Đôi bạn” (trường hợp học sinh không tìm được).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Đọc ghi nhớ
Nêu những việc em đã làm hoặc sẽ làm để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. 
3. Giới thiệu bài mới: Tình bạn (tiết 1)
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Đàm thoại.
Phương pháp: Đàm thoại
1/ Hát bài “lớp chúng ta đoàn kết”
2/ Đàm thoại.
Bài hát nói lên điều gì?
Lớp chúng ta có vui như vậy không?
Điều gì xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Hoạt động 2: Phân tích truyện đôi bạn.
Phương pháp: Sắm vai, đàm thoại, thảo luận.
GV đọc truyện “Đôi bạn”
Nêu yêu cầu.
- Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
- Em thử đoán xem sau chuyện xảy ra, tình bạn giữa hai người sẽ như thế nào?
Theo em, bạn bè cần cư xử với nhau như thế nào?
·	Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đở nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Hoạt động 3: Làm bài tập 2.
Phương pháp: Thực hành, thuyết trình.
Nêu yêu cầu.
· Liên hệ: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
Nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
a) Chúc mừng bạn.
b) An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
c) Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực.
d) Khuyên ngăm bạn không sa vào những hành vi sai trái.
đ) Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
e) Có thể hỏi thăm, đến thăm bạn, chép bài, giảng bài cho bạn tùy theo điều kiện.
Hoạt động 4: Củng cố (Bài tập 3) 
Phương pháp: Động não.
Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp.
·	Kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.
Đọc ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Sưu tầm những truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài hát về chủ đề tình bạn.
Cư xử tốt với bạn bè xung quanh.
Chuẩn bị: Tình bạn( tiết 2)
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc
Học sinh nêu
Học sinh lắng nghe.
Lớp hát đồng thanh.
Học sinh trả lời.
Tình bạn tốt đẹp giữa các thành viên trong lớp.
Học sinh trả lời. Buồn, lẻ loi.
- Trẻ em được quyền tự do kết bạn, điều này được qui định trong quyền trẻ em.
- Đóng vai theo truyện.
Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
Không tốt, không biết quan tâm, giúp đỡ bạn lúc bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
- Làm việc cá nhân bài 2.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh.
- Trình bày cách ứng xử trong 1 tình huống và giải thích lí do (6 học sinh)
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Học sinh nêu. 
- Học sinh nêu những tình bạn đẹp trong trường, lớp mà em biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CKTKN L5.doc