Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về.
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ SGK +VBT + phấn
2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 Chú ý đọc rõ ràng rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau: Triều đại /Lí/ Số khoa thi/6/Số tiến sĩ/27/Số trạng nguyên/4/ Triều đại /Trần/ Số khoa thi/14/Số tiến sĩ/238/Số trạng nguyên/12/ Triều đại /Hồ/ Số khoa thi/2/Số tiến sĩ/200/Số trạng nguyên/1/.... -Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài. Chia bài làm 3 đoạn để luyện đọc như thế nào? GV chốt lại Đoạn 1:Từ đầu ->lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ. Đoạn 2: Bảng thống kê (mỗi HS sẽ đọc số liệu thống kê của 1 hoặc 2 triều đại). Đoạn 3: Còn lại. -Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk. giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng tin tưởng. PP luyện tập thực hành - HS theo dõi + HS cả lớp đọc thầm theo. - HS đọc theo cặp đôi nối tiếp nhau từng đọc đến hết bài + HS nhận xét cách đọc của từng bạn. + GV hướng dẫn cách đọc đoạn. +2 HS khác luyện đọc đoạn. + HS nêu từ khó đọc. + GV ghi bảng từ khó đọc. + 2- 3 HS đọc từ khó. + 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải. +1 hs khá giỏi đọc cả bài b)Tìm hiểu bài: -Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn, cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc . Đoạn 1: - Câu1:Đến thăm Văn Miếu,khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? (Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ – mở sớm hơn châu Âu trên nửa thế kỉ. Bằng tiến sĩ đầu tiên ở châu Âu mới được cấp từ năm 1130) . => ý: Nước ta có một truyền thống khoa cử lâu đời. Đoạn 2: -Câu 2: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất ?(triều Hậu Lê- 73 khoa thi). Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? (triều Nguyễn - 588 tiến sĩ). Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất?(triều Mạc -13 trạng nguyên). ý: Truyền thống khoa cử lâu đời - bằng chứng về một nền văn hiến lâu đời của nước ta. *PP trao đổi đàm thoại trò - trò. - Gv tổ chức cho hs hoạt động +Hs tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ). -1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.Một vài hs trả lời câu hỏi 1. - Hs rút ra ý của đoạn 1-> gv chốt lại và ghi bảng. +Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 2 (đoạn còn lại) -HS đọc thầm bảng số liệu thống kê, từng em làm việc cá nhân, phân tích bảng số liệu này theo yêu cầu đã nêu. Một vài hs trả lời các câu hỏi 2,3. -Hs rút ra ý của đoạn 2-> gv chốt lại và ghi bảg. -Câu 3: Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam? *Người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học. *Việt Nam ta mở khoa thi tiến sĩ sớm hơn cả châu Âu. *Việt Nam ta là một đất nước có nền văn hiến lâu đời. *Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có một nền văn hiến lâu đời.) Đại ý: Truyền thống khoa cử lâu đời – bằng chứng về một nền văn hiến lâu đời, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. c)Đọc diễn cảm. Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, tràn đầy niềm tự hào. Chú ý:Với bảng thống kê cần đọc rõ ràng, rành mạch (không phải là đọc diễn cảm ). Đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng trong một các trong đoạn văn sau: Đến thăm ....... Quốc Tử Giám,/ ..... của Việt Nam,/ ...... biết rằng/ ..... tiến sĩ.//Ngay ở châu Âu,/ ..... năm 1130/ ..... Bu-lô-nhơ (I-ta-li-a) /Ngót 10 thế kỉ,/ ...... năm 1919,/.....185 khoa thi,/ lấy đỗ hơn 2500 tiến sĩ,//..... Ngày nay,/ ..... Thiên Quang.... cổ kính,/ .....thi năm 1422 / đến khoa thi năm 1779 /như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học,biểu dương những hs học tốt. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập đọc bài; đọc trước bài Sắc màu em yêu. - Nhận xét đánh giá giờ học +1,2 Hs đọc lại bài văn và trả lời câu hỏi 3. +HS phát biểu tự do +Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài. +Gv ghi đại ý lên bảng. +Hs ghi đại ý vào vở TV. +1 hs đọc lại đại ý. +Gv đọc diễn cảm bài văn. Hs nghe và nêu cách đọc diễn cảm. +Gv treo bảng phụ đã chép sẵn1đoạn của bảng thống kê. +GV đọc mẫu. +Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn . - Cá nhân, bàn, tổ thi đọc diễn cảm -Gv đánh giá, cho điểm. --------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 3: Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về. - Nhận biết các phân số thập phân. - Chuyển một số phân số thành phân số thập phân. - Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước. II. Đồ dùng dạy học: + SGK +VBT + phấn III. Hoạt động dạy học: Nội dung Các hoạt động dạy học Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng A. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập 4 B. Bài mới 1. Luyện tập. Bài 1: Các phân số thập phân cần viết: ;;;;;; - 1 đơn vị trên tia số được chia làm mấy phần? (10 phần) Bài 2: Viết các ps thành ps thập phân: Bài 3: Viết các ps thành ps thập phân có mẫu số là 100. ==; == Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống: Bài 5: GV hướng dẫn HS giải toán Bài giải: Số HS gỏi Toán của lớp đó là" Số HS gỏi Tiếng Việt của lớp đó là" Đáp số: 9 học sinh gỏi toán 6 học sinh giỏi Tiếng Việt Củng số dặn dò: GV tóm tắt ý chính Nhận xét giờ học * PP kiểm tra, đánh giá. - Bài 4: 2 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, cho điểm. * PP luyện tập, thực hành. - HS làm bài trong VBT. - HS đọc yêu cầu – làm bài cá nhân, chữa bài. - HS đọc lại các phân số từ đến rồi cho biết những phân số đó gọi là phân số gì? - HS đọc yêu cầu. - 3 HS lên bảng làm bài. - GV và cả lớp nhận xét. - HS dưới lớp làm 3 ps đầu. - HS nhắc lại cách chuyển một số phân số thành phân số thập phân. - HS đọc yêu cầu rồi tự làm bài. - 3 HS lên bảng chữa bài. Dưới lớp hs cũng biến đổi 3 ps đầu. - GV lưu ý HS các PS thập phân cần chuyển có mẫu số cho trước là 100. - HS đọc yêu cầu rồi tự làm bài. Chữa miệng. Kết hợp ôn lý thuyết. HS đọc đề bài nêu yêu cầu bài Tóm tắt - nêu cách giải 1 HS lên bảng làm – Lớp làm bài vào giấy nháp GV nhận xét, chữa bài ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: Âm nhac. Reo vang bình minh I- Mục tiêu: Sau bài học HS biết: Hát đúng giai điệu bài: reo vang bình minh. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài 3 phách. HS trình bày kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 10 và theo phách (đoạn 2) Giáo dục niềm lạc quan , yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống cho HS II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi lời bài hát III- Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Hát bài: Chúc mừng. - HS hát - HS khác nhận xét - GV đánh giá, nhận xét. Giới thiệu bài mới: Ghi bảng: GV dùng tranh minh hoạ SKG giới thiệu bài ? HS chú nghe Hoạt động 1: Đọc lời ca GV treo bảng phụ lên bảng giao nhiệm vụ cho HS đọc thuộc lời ca của 2 đoạn HĐ 2: Nghe hát mẫu GV hát mẫu HĐ3: Tập hát GV chia đoạn 1 thành 4 câu HV hướng dẫn HS hát từng câu. – bắt nhịp cho các em hát - Cho HS hát toàn bài HS theo dõi, đọc thuộc lời ca bài hát . HS nghe HS nhắc lại HS tập hát theo hướng dẫn của giáo viên Cả lớp hát IV- Củng cố dặn dò. - .Bài hát : Reo vang bình minh của tác giả nào? - Đánh giá nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị giờ sau. Buổi chiều: Tiết 1: Khoa học Bài 2-3 Nam hay nữ ( tiết 2) I. Mục tiêu Học xong bài này HS có khả năng : - Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và quan hệ xã hội giữa nam và nữ . -Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm giữa nam và nữ . -Có ý thức tôn trọng bạn cùng giới và bạn khác giới;không có sự phân biệt trọng nam khinh nữ . II. Đồ dùng dạy học Tranh SGK III. Hoạt động dạy- học a). Kiểm tra bài cũ: Nêu sự khác biệt giữa các ban nam và các bạn nữ? Cơ quan nào của cơ thể giúp ta biết đó là nam hay nữ? HS trả lời GV nhận xét b) Dạy bài mới: Hoạt động 1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng ?" * Mục tiêu :HS phân biệt được các đặc điển về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ . *Cách tiến hành : Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn GV phát cho mỗi nhõm các tẫm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hưỡng dẫn HS cách chơi như sau : 1.Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây : Nam Cả nam và nữ Nữ Hoạt động 3:Thảo luận :Một số quan niệm xã hội về nam và nữ * Mục tiêu : Giúp HS : -Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ ;sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này -Có ý thức tôn trọng bạn cùng giới và khác giới ;không phân biệt bạn nam và bạn nữ . *Cách tiến hành : Bước 1:Làm việc theo nhóm GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau : 1.Bạn có đồng ý với câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý, tại sao không đồng ý. a)Công việc nội trợ là công việc của phụ nữ . b)Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình . c)Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật . 2, Trong gia đình, những yêu cầu hay ứng sử của cha mẹ với con cái và của con cái với cha mẹ có khác nhau không? Khác nhau như thế nào ?Như vậy có hợp lý không ? 3. Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối sử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lý không ? 4.Tại sao không nên phân biệt giữa nam và nữ ? HS thảo luận nhóm Bước 2 :Làm việc cả lớp Từng nhóm báo cáo kết quả và giáo viên kết luận . Kết luận : Quan niện xã hội về nam và nữ có sự thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình 3. Củng cố dặn dò Vì sao không nên có tư tưởng trọng nam khinh nữ? GV tóm tắt nội dung bài? Nhận xét, đánh giá giờ học - HS trả lời - Đọc phần bài học ----------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Tiếng Việt (luyện thêm) Luyện đọc: nghìn năm văn hiến I- Mục đích, yêu cầu 1.Rèn kỹ năng đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hoá Việt Nam - đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào. 2.Hiểu nội dung chính của bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. 3. Giáo dục long tự hào dân tộc II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 1. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: Nghìn năm văn hiến? Nêu đại ý của bài ? 2 HS đọc – trả lời câu hỏi HS - GV nhận xét cho điểm Giới thiệu nội dung giờ học Ghi bảng a)Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 Chú ý đọc rõ ràng rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau: Triều đại /Lí/ Số khoa thi/6/Số tiến sĩ/27/Số trạng nguyên/4/ Triều đại /Trần/ Số khoa thi/14/Số tiến sĩ/238/Số trạng nguyên/12/ Triều đại /Hồ/ Số ... nhau đọc yêu cầu của bài tập1 (mỗi em đọc một ý: a,b, c). - HS làm việc theo nhóm đôi. Các em nhìn bảng thống kể trong bài Nghìn năm văn hiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại ý chính. - GV yêu cầu HS nhìn lại bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến. Thảo luận nhóm để nêu tác dụng của số liệu thống kê: -1 hs nêu yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại. - GV nhắc HS chú ý : các em phải thống kê số HS từng tổ trong lớp theo các yêu cầu đã nêu ở các mục 2.a, b, c, d. Từ kết quả đó, các em mới làm được bài tập 3 – trình bày kết quả đã nêu bằng một biểu bảng giống bài Nghìn năm văn hiến. - GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc. Sau một thời gian quy định, các nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và Gv nhận xét, kết luận nhóm làm bài đúng. - Cả lớp làm bài vào vở. - 1 hs nêu yêu cầu của bài. - Nếu trình bày kết quả thống kê như ở bài tập 2, sẽ không thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh. Vì vậy, các em cần trình bày kết quả thống kê đó bằng biểu bảng giống bài Nghìn năm văn hiến. - HS làm việc theo nhóm ( trên phiếu ). - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và Gv nhận xét, biểu dương nhóm làm bài đúng nhất. - 1 HS đọc lại bảng thống kê đúng nhất ( hoặc bảng thống kê đã được GV viết sẵn trên bảng phụ ). - Từng HS sửa chữa hoặc chép nhanh bảng thống kê đúng vào giấy nháp. Giáo án môn: Kể chuyện Tiết 1 - Tuần 2 Ngày dạy : Kể chuyện đã nghe, đã đọc I- Mục đích, yêu cầu 1. Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước. 2.Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II- Đồ dùng dạy học Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng A. Kiểm tra bài cũ: Kể lại chuyện Lí Tự Trọng. B. Dạy bài mới 1.Giới thiệucâu chuyện: Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh hùng Lí Tự Trọng. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về những người anh hùng như Lí Tự Trọng và về các danh nhân của đất nước. Chúng ta sẽ xem ai là người chuẩn bị nội dung tốt nhất, ai là người kể chuyện hay nhất trong tiết học này. 2.Hướng dẫn hs kể chuyện a)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài Đề bài : Hãy kể một câu chuyện đã được nghe,hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta Danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được muôn đời ghi nhớ. b) HS kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện VD : a) Tôi xin kể cho các bạn câu chuyện về bác sĩ Tôn Thất Tùng. Bác sĩ Tôn Thất Tùng sinh năm 1912, mất năm 1982. ông là một bác sĩ ngoại khoa nổi tiếng đã cứu sống được nhiều bệnh nhân và có những phát minh khoa học quý giá.... b) Tôi đã đọc rất nhiều câu chuyện nói về..Trong đó , tôi thích nhất là câu chuyện Câu chuyện nói về.. Sau đay tôi xin bắt đầu câu chuyện: . 3. Củng cố, dặn dò - 1,2 HS nhắc lại tên một số câu chuyện đã kể trong giờ học. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân ( hoặc viết lại vào vở ) - Chuẩn bị nội dung cho tiết Kể chuyện tuần tới (Kể một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng quê hương, đất nước). * PP kiểm tra, đánh giá. GV mời 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lí Tự Trọng và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. *PP thuyết trình, trực quan. -Gv giới thiệu và viết đề bài lên bảng. - 1HS đọc đề bài - GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề . - GV gọi HS giải nghĩa 1 số từ. - Lưu ý HS có thể kể 1truyện đã đọc trong các SGK ở lớp dưới. -HS đọc thành tiếng toàn bộ phần đề bài và Gợi ý 1. Cả lớp đọc thầm lại. - HS nêu tên câu chuyện các em đã chọn. - 1 HS đọc Gợi ý 2 :về cách kể - 2,3 HS khá, giỏi làm mẫu giới thiệu trước lớp câu chuyện em chọn kể (nêu tên câu chuyện, tên nhân vật ), bắt đầu kể diễn biến của câu chuyện bằng 1,2 câu.) - HS làm việc theo nhóm : Từng HS trong nhóm kể câu chuyện của mình. Sau đó cả nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện của các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Kết thúc câu chuyện, mỗi em đều nói về ý nghĩa câu chuyện, nói điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét tính điểm. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. Thứ ngày tháng năm Giáo án : Chính tả lương ngọc quyến I- Mục đích yêu cầu: 1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến. 2. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình, biết đánh dấu thanh đúng chỗ. . Giáo dục ý thức viết chữ đẹp giữ vở sạch. II- Đồ dùng dạy học: Bút dạ + 2,3 tờ phiếu phôtôcopy phóng to mô hình cấu tạo tiếng trong BT3. III- Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ Nêu qui tắc quy tắc chính tả với ng/ngh, g/gh,c/k. GV đọc cho viết: ghinhớ, bát ngát, gái trai,nghỉ việc, kiên quyết, có mặt, kỉ nguyên. HS lên bảng viết HS – GV nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới 1. Hướng dẫn HS nghe viết: GV đọc toàn bài chính tả trong SGK , phát âm rõ ràng, chính xác. - GV hỏi HS về hiểu biết của mình về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến? - Hướng dẫn viết đúng một số tiếng HS hay nhầm lẫn? Viết bài: - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết? GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS. - GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt. - GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. HS nghe và theo dõi SGK. HS dựa vào SGk trả lời - HS lên bảng viết – HS khác – GV nhận xét HS viết bài vào vở HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sử những chữ viết sai bên lề trang vở. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 1: Ghi lại phần vần của các tiếng in đậm trong các câu sau: Lời giải: Trạng nguyên trẻ nhất là ông Nguyễn hiền, quê ở Nam Định, đỗ đầu khoá thi tiến sĩ năm 1274, luc vừa 13 tuổi. Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương : 36 tiến sĩ. - 1HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại... - HS làm việc cá nhân - các em viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm - 1 HS nói trước lớp phần vần của từng tiếng. Bài tập 2: Chép các tiếng có vần vừa tìm được vào mô hình +Tất cả những tiếng in đậm ( được đưa vào mô hình tiếng ) đều có âm đầu, âm chính. + Một số tiếng ngoài âm đầu, âm chính, còn có thêm âm cuối ( trạng, nhất, làng..). +Một số tiếng ngoài âm đầu, âm chính ( hoặc âm cuối ), còn có thêm âm đệm ( nguyên, Nguyễn, khoá, huyện ). +Các âm đệm được ghi bằng hai con chữ là o và u. + Dấu thanh được đánh ở bộ phận vần trên âm chính. GV hỏi HS: . Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là gì? . Tiếng Việt chỉ có một âm đệm được ghi bằng hai con chữ là o và u. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. - 1HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát mô hình. - HS làm bài cá nhân bằng bút chì mờ vào SGK - HS lên bảng làm bài theo phiếu . - Cả lớp và GV nhận xét về cách điền vị trí các âm, cách đánh dấu thanh. Âm chính ( nằm trong phần vần ). Có tiếng chỉ có1âm chính là đã có nghĩa. VD : A! Mẹ đã về; U về rồi ! Ê, lại đây chú bé! Lời giải : Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở: BT3. - Đánh giá gờ học. Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 1) I. Mục tiêu: - HS hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. - HS có thái độ tán thành những hành vi đúng và không thanh niêná thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngườikhác. - HS có kĩ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. II. Đồ dùng dạy học: - SGK đạo đức 5, bài tập 1 viết sẵn lên giấy Axitamin (bảng phụ). - Một vài mẩu chuyện về gương thật thà. III. Hoạt động chủ yếu: Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng 1. Kiểm tra bài cũ: - Nên ghi nhớ bài học trước "Em là HS lớp 5". - Là HS lớp 5, em phải làm gì? 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Đọc và phân tích truyện trang 6, SGK. + Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý? + Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào? + Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao? - GV tóm tắt lại những ý chính của từng câu hỏi: Khi chúng ta làm điều gì có lỗi dù là vô tình chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình. => Ghi nhớ: 7 b. Hoạt động 2: HS làm bài tập 1 SGK. Đánh dấu (+) vào ô trống trước những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. a. Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ. b. Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn. d. Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. e. Việc làm hỏng xin được làm lại cho tốt. c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Bài tập 2 SGK. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu: - Em không suy nghĩ trước khi làm một việc gì đó? - Em không dám chịu trách nhiệm về việc của mình làm. GV kết luận: - Nếu không suy nghĩ trước khi hành động thì việc làm của em có thể gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh và ảnh hưởng đến xã hội. Không dám chịu tránh nhiệm về việc lmf của mình thì sẽ không có được niềm tin nơi mọi người và khó hoàn thành được công viêc của mình. 3. Củng cố - dặn dò: - Qua các hoạt động trên em có thể rút ra điều gì? - Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình? Đọc ghi nhớ, dặn HS khác ghi nhớ. * pp kiểm tra đánh giá: - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. - GV nhận xét cho điểm. * Đọc chuyện- thảo luận nhóm: - HS đọc thầm câu chuyện. - 2, 3 HS đọc to câu chuyện cho cả lớp cùng nghe. - Cả lớp thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. - Nhóm khác bổ sung. - Một vài HS nhắc lại. - HS đọc ghi nhớ * Luyện tập cá nhân: - Một HS nêu yêu cầu bài tập 1. - HS làm bài cá nhân. - 1 HS lên bảng chữa bài. - GV phân tích ý nghĩa từng câu đưa ra đáp án đúng (a, b, d, c). - HS đối chiếu bài làm của mình. * Hoạt động nhóm: - Chia nhóm (nhóm 6) để thảo luận. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, bổ sung. - HS đọc lại. Hs trả lời
Tài liệu đính kèm: