Thiết kế giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 năm 2011

Thiết kế giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 năm 2011

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên âm (a-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4.).

Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng cảu những người da màu.(trả lời được CH trong SGK)

-Điều chỉnh: Không hỏi CH 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh minh họa trong SGK.

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn khối 5 - Tuần 6 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2011
Tập đọc:
Sự sụp đổ của chế độ A- pác- thai
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên âm (a-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4...).
Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng cảu những người da màu.(trả lời được CH trong SGK)
-Điều chỉnh: Không hỏi CH 3
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa trong SGK. 
- Bản đồ thế giới
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng hai khổ thơ hoặc cả bài thơ “Ê-mi-li, con...”
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV treo tranh ảnh và giới thiệu bài.
- Ghi tên bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
*) Luyện đọc:
- Đọc cả bài.
- Đọc từng đoạn.
- GV hướng dẫn cách đọc từng đoạn.
- Chia bài thành 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “... cái tên a-pác-thai”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “... dân chủ nào”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Từ ngữ: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.
+GV sử dụng bản đồ thế giới hỏi HS hoặc giới thiệu với HS về Nam Phi.
+ Giải thích để HS hiểu các số liệu thống kê.
- Đọc diễn cảm bài văn
*) Tìm hiểu bài:
Câu 1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? 
- GV nhận xét, chốt lại.
Câu 2. Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? 
Câu 4. Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của đất nước Nam Phi?
Câu hỏi này không yêu cầu HS yếu trả lời
c) Đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. Giọng đọc (cảm hứng ca ngợi, sảng khoái), nhấn mạnh các từ ngữ bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, buộc phải hủy bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt.
- GVghi bảng:
 Nội dung: Bài văn ca ngợi cuộc đấu tranh phản đối chế độ phân biệt chủng tộc của người da đen ở Nam Phi.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học,
- Dặn dò HS về nhà đọc bài chuẩn bị trước bài sau
- 3 HS đọc thuộc hai khổ thơ ( hoặc cả bài) và lần lượt trả lời các câu hỏi trong bài.
- HS khác nhận xét.
- Quan sát tranh, ảnh. Ghi bài
- HS chú ý lắng nghe
- 2 HS giỏi đọc cả bài
- Một nhóm 3 HS đọc nối nhau đến hết bài.
- HS cả lớp đọc thầm theo.
- HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
- 3 HS khác luyện đọc đoạn.
- HS nêu từ khó đọc, GV ghi bảng.
- 2, 3 HS đọc từ khó, cả lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- GV (hoặc HS giỏi) đọc, giọng rõ ràng, mạch lạc, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng ở những thông tin, số liệu về chính sách đối xử bất công với người da đen ở Nam Phi; thể hiện sự bất bình với chế độ a-pac-thai; đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm của người da đen. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động. 
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu 1.
- Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp (1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng), phải sống, chữa bệnh và làm việc ở khu riêng, không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào. 
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu 2.
- Người da đen ở Nam phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi).
- HS nói về Tổng thống Nen-xơn Man-đê-la theo thông tin trong SGK. Các em có thể nói nhiều hơn về vị tổng thống này nếu biết thêm những thông tin khác khi xem ti vi, đọc sách báo.
- HS nêu cách đọc diễn cảm
- Nhiều HS đọc diễn cảm câu, đoạn văn 
- HS thi đọc diễn cảm
 - HS nêu ý chính của bài đọc để nắm được nội dung chính của bài đọc.
2 HS nhắc lại nội dung
toán:
Luyện tập
I. Yêu cầu: 
-Biết tên gọi, kí hiệu Mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. 
- Rèn kĩ năng so sánh, chuyển đổi các số đo diện tích, giải toán liên quan.
- HSKG làm bt3 cột 2
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước mét, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Trong bảng đo diện tích, hai đơn vị đo liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? (Hơn kém nhau 100 lần). 
Viết các đơn vị đo diện tích đã học
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b. Luyện tập:
Bài 1: 
a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông:
 Mẫu: 6m2 35dm2 = 6m2 + m2 = m2
 8m2 27 dm2 = 8m2 + m2 = m2
16m2 9dm2 = 16m2 + dm2 = m2 
 26 dm2 = m2.
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông:
4dm2 65cm2 = 4dm2 + dm2 = dm2
95cm2 = dm2
102dm2 8cm2 = 102dm2 + dm2 = dm2
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
3cm2 5mm2 = ...mm2
Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
B. 305
Bài 3: HSKG làm cột 2 So sánh và điền dấu:
 2dm2 7cm2 = 207cm2 
 207cm2 
 	300mm2 > 2cm2 89mm2
 	 289mm2
 3m2 48dm2 < 4m2 
 348dm2 400dm2
	61km2 > 610hm2
	6100hm2
Bài 4: ( Không yêu cầu với HS yếu)	
Bài giải
Diện tích một viên gạch hình vuông là:
	40 ´ 40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
	1600 ´ 150 = 240000 (cm2)
	240000cm2 = 24m2
	Đ/s: 24m2
3. Củng cố - Dặn dò:
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? 
- Khi so sánh các số đo diện tích mà đơn vị không giống nhau ta phải thực hiện như thế nào?
- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo diện tích.
- 2 em viết
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS ở dưới làm BT trong vở.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS nhắc lại cách viết số đo diện tích có 2 đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có 1 đơn vị cho trước.
- HS đọc đề rồi tự làm bài.
- HS đọc chữa. Yêu cầu HS nêu rõ cách làm (trước hết phải đổi đơn vị đo rồi mới chọn đáp án.)
- HS đọc đề rồi tự làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
Lưu ý HS khi so sánh đơn vị đo bao giờ cũng phải đưa về cùng một đơn vị rồi mới so sánh.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở. 
- HS đọc chữa bài.
- 2, 3 HS trả lời
Lịch sử:
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục tiêu
- HS biết: Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.
- Biết ngày 5.6.1911 tại bến Nhà Rồng (TPHCM),với lòng yêu nước thương dân sâu sắc,Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh).
 - ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX. ảnh con tàu Đô đốc La-tu- ơ Tờ-rê-vin.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu thất bại?
- GV nhận xét, đánh giá điểm.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng
a. Giới thiệu về Nguyễn Tất Thành:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 5:
- GV treo ảnh Nguyễn Tất Thành.
- Trình bày những thông tin em biết về Nguyễn Tất Thành?
- GV chốt lại và ghi bảng:
+ Tên thật:
+ Sinh:
+ Quê:
+ Cha:
+ Mẹ:
+ Là người:
+ Sớm hiểu:
- Tại sao nhóm con lại có những thông tin đó?
b. Mục đích và quyết tâm đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành: 
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4:
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nguyễn Tất Thành khâm phục lòng yêu nước của những ai?
- Tại sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
- Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết định phải làm gì?
- GV ghi bảng: 
+ Phải ra đi tìm con đường mới để có thể cứu nước cứu dân 
- Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn gì khi đi ra nước ngoài một mình?
- Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi trên con tàu nào, với cái tên gì? 
- GV treo ảnh tàu Đô đốc La-tu-sơTờ-rê-vin.
- Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi ở bến cảng nào, vào ngày tháng năm nào?
- GV treo ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX và bản đồ. 
- GV ghi bảng:
+ Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng với cái tên Văn Ba. 
* Hoạt động 4: Thảo luận 
- GV cho học sinh xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX, HS thảo luận trình bày sự kiện ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 5: Nêu nội dung chính của bài
Học sinh nêu dưới sự hướng dẫn của GV
Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử?
- Thông qua bài học em hiểu Bác Hồ là người như thế nào?
- Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì nước ta sẽ như thế nào?
3 -Củng cố - Dặn dò:
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
*Dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về sự kiện thành lập Đảng.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe.
*HS đọc SGK, kết hợp tài liệu tham khảo đã chuẩn bị ở nhà, thảo luận trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác lắng nghe, bổ sung thêm thông tin. 
+ Tên thật Nguyễn Sinh Cung, sau này đổi tên là Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh...
+ Sinh ngày 19 - 5 - 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
+ Cha là Nguyễn Sinh Sắc (một nhà nho yêu nước, đỗ Phó bảng, ra làm quan sau bị cách chức, chuyển sang làm nghề thầy thuốc).
+ Mẹ là Hoàng Thị Loan, một phụ nữ đảm đang chăm lo cho chồng con hết mực.
+ Là người yêu nước thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp.
+ Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối.
- Biết được qua SGK, qua.....
- 2 HS nhắc lại những thông tin về Nguyễn Tất Thành.
* HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm 2 trả lời câu hỏi.
- Nguyễn Tất Thành khâm phục lòng yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.
- Vì con đường cứu nước của họ chưa đúng đắn. Cụ thể:
+ Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp, điều đó là nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
+ Cụ Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh, đó là điều không thể thực hiện được “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”.
+ Cụ Hoàng Hoa Thám trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng vì lẻ loi nên phong trào của cụ cũng bị thất bại. 
- Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết định phải ra đi tìm đường mới để có thể cứu nước cứu dân.
- Đi một mình thì thật ra cũng có điều mạo hiểm, nhất là những khi ốm đau.
- Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin, với cái tên Văn Ba.
- Bến cảng Nhà Rồng, vào ngày 5-6-1911
- HS lên chỉ địa danh Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.
- 1,2 HS đọc lại phần 2. 
* Cả tổ thảo luận, cử:
- Đại diện các nhóm trìn ... cách giải.
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
	4 - 1 = 3 (phần)
Tuổi con là:
	30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
	10 ´ 4 = 40 (tuổi)
	Đ/S	bố: 40 tuổi 
	con: 10 tuổi
Luyện từ và câu:
Luyện tập Từ đồng âm
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Tiếp tục luyện cho HS về từ đồng âm.
	- Biết phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm(BT1)đặt được câu để phân biệt từ đồng âm,bước đầu hiểu được tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố..
II/ Các hoạt động dạy
-:Kiểm tra bài cũ:HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố.
Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài.
2.2.Nội dung:
a) Phần nhận xét:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu bài 1,2.
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời một số HS nêu kết quả bài làm.
-Các HS khác nhận xét.
-GV chốt lại: Hai từ câu ở 2 câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ nh thế được gọi là từ đồng âm.
-HS làm bài.
-HS nêu kết quả:
+Câu (cá): bắt cá, tôm,.bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi).
+Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn.
b)Phần ghi nhớ:
-Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ, HS khác đọc thầm.
-Mời một số HS nhắc lại ND ghi nhớ 
c)Luyện tập:
*Bài tập 1:
-Cho 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hớng dẫn và yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
-Mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2:
Cho HS làm vào vở rồi chữa bài.
*Bài tập 3: 
-Cho HS trao đổi theo nhóm 2.
-Đại diện các nhóm trình bày .
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 4:
Cho HS thi giải câu đố nhanh.
-HS đọc.
-HS đọc thuộc.
*Lời giải:
-Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng.; Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ. Đồng trong một nghìn đồng:Đơn vị tiền Việt Nam.
-Đá trong hòn đá: Chất rắn tạo nên vỏ trái đất kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong bóng đá: Đa chân nhanh và hất mạnh bóng...
-Ba trong ba và má: Bố ( cha, thầy.). Ba trong ba tuổi: Số tiếp theo trong số 2.
*Lời giải: Nam nhầm lẫn giữa từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu(tiền để chi tiêu)với tiếng tiêu trong tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước.
*Lời giải: a) Con chó thui.
 b) Cây hoa súng và khẩu súng.
Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 -Yêu cầu HS học thuộc 2 câu đố để đố bạn bè.
Tập làm văn:
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
-Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.(Bt1)
- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.(BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm....(cỡ to).
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1 Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc “Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện....”
- 2 HS (1 HS giỏi; 1 HS trung bình) trình bày trước lớp kết quả quan sát một cảnh sông nước.
- GV đánh giá sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV ghi tên bài lên bảng
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Lời giải:
Đoạn a:
Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? 
(Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc mầu của trời mây).
GV có thể hỏi thêm: Câu văn nào trong đoạn nói rõ đặc điểm đó? (Câu mở đoạn: Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời) 
+ GV nói thêm: Liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi đáng yêu hơn.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? 
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng rất thú vị như thế nào? 
- Giải nghĩa từ “liên tưởng”: từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác, từ chuyện của người ngẫm nghĩ về chuyện của mình.
Đoạn b:
1. Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
 Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? 
+ GV giải nghĩa từ “Thuỷ ngân”: kim loại lỏng, trắng như bạc, thường dùng để tráng gương, làm cặp nhiệt độ...
3. Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh? 
GV yêu cầu HS nêu những câu văn thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát con kênh: ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn lóa mắt; biến thành con suối lửa lúc trời chiều.
 Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước, với các đoạn văn mẫu để xem xét trình tự quan sát, những giác quan đã sử dụng khi quan sát, những gì các em đã học được từ đoạn văn mẫu.
- GV chấm điểm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung về tinh thần học tập của cả lớp.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả cảnh sông nước .
- Hs nhận xét, đánh giá điểm.
- HS nhận xét nhanh ưu điểm và hạn chế của từng bài.
- HS lắng nghe và ghi tên bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm 3 đoạn văn.
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau từng đoạn:
+ 1 HS đọc to đoạn văn a.
+ giải nghĩa từ liên tưởng.
+ Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi sau đoạn.
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+ Các nhóm khác và GV nhận xét bổ sung.
- Vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.
- HS nêu lên những liên tưởng của tác giả: biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
- 1 HS đọc to đoạn b.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi sau đoạn.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Các nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.
- Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác...
- Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.
- HS nêu tác dụng của liên tưởng: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.
- Một HS đọc yêu cầu của BT 2
- Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý. 2-3 HS làm trên giấy khổ to.
- HS dựa vào dàn ý đã viết tiếp nối nhau trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động tập thể:
Giáo dục an toàn giao thông:
Bài 1 : Biển báo hiệu giao thông đường bộ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức : 
- Nhớ và giải thích được nội dung 23 biển báo đã học.
- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của biển báo giao thông mới.
2. Kĩ năng :
- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.
- Mô tả lại các biển báo đó bằng lời hoặc hình vẽ.
3. Thái độ :
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường.
B. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên :
- Câu hỏi để HS phỏng vấn người khác về BBGT, 2 bộ biển báo.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh : 
- Quan sát 2 biển báo hiệu gần nhà, xem bao nhiêu người chấp hành.
C. Các hoạt động chính :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Ôn tập và giới thiệu bài mới
a, Mục tiêu : - Học sinh có ý thức quan tâm đến biển báo hiệu giao thông khi đi đường
- Hiểu sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông để đảm bảo an toàn giao thông.
b, Cách tiến hành :
- Cho HS đóng vai phóng viên phỏng vấn 
- ở gần nhà bạn có những biển báo ? 
- Biển báo đó đặt ở đâu ?
- Mọi người có biết ND của BB hiệu không 
- Họ cho rằng biển báo đó có cần thiết và có ích không ?
- Tại sao lại có những người tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông
- Không tuân theo có thể xảy ra hậu quả gì?
- Theo bạn nên làm thế nào để mọi người thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo
- GV kết luận và chốt kiến thức
HĐ2: Ôn lại các biển báo đã học
a, Mục tiêu :- Học sinh nhớ và giải thích được các nội dung biển báo đã học
b, Cách tiến hành :
- GV chọn 4 nhóm và mỗi nhóm 5 biển báo.
- Viết tên 4 nhóm biển báo hiệu trên bảng
- Giáo viên hô bắt đầu
- Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm biểu dương
* Kết luận : biển báo giao thông thể hiện gì 
HĐ3: Nhận xét các biển báo hiệu giao thông
a, Mục tiêu : HS nhận dạng đặc điểm, biết nội dung ý nghĩa của 10 biển báo giao thông mới. Biết tác dụng điều khiển giao thông của biển báo
b, Cách tiến hành :
B1: Nhận dạng các biển báo hiệu
* Kết luận : tại sao cần phải có biển báo giao thông trên đường.
B2: Tìm hiểu tác dụng của biển báo
- Cấm rẽ trái ( 123a )
- Cấm rẽ phải ( 123b )
- Cấm xe gắn máy ( 111a )
-Đường người đi bộ cắt ngang ( 224 )
 Đường người đi xe đạp cắt ngang ( 226 )
-Công trường ( 227 );
 Giao nhau đường không ưu tiên ( 207a ) ?
Nhưng biển báo đặt ở đâu ? Mục đích gì 
- Trạm cấp cứu ( 426 )
- Trạm cảnh sát giao thông ( 436 )
* Kết luận : - Khi gặp biển báo cấm....?
- Khi gặp biển báo nguy hiểm.....?
- Khi gặp biển báo chỉ dẫn ....?
HĐ4: Luyện tập
a) Mục tiêu : - Học sinh mô tả được bằng lời 10 hình vẽ biển báo hiệu
- Nhận dạng và ghi nhớ ND 10 biển báo
b) Cách tiến hành :- Cho HS vẽ biển báo
HĐ5 : Trò chơi
a) Mục tiêu : - Cung cấp kiến thức đã học
- Rèn khả năng nhận diện BBGT
b) Cách tiến hành :
- Chia lớp thành 6 nhóm
IV. Hoạt động nối tiếp :
- Nêu ý nghĩa của từng nhóm biển báo.
- Qua bài học, cần ghi nhớ ?
- Học sinh tiếp nối trả lời trả lời
- Học sinh nhận xét và thống nhất:
Có ý thức chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông
+ Trò chơi : Nhớ tên biển báo
1. Biển báo cấm
2. Biển báo nguy hiểm
3. Biển báo lệnh
4. Biển chỉ dẫn
- Mỗi nhóm một em cầm biển lên xếp biển báo đang cầm vào đúng nhóm biển trên bảng rồi đọc tên của biển báo đó
- Làm xong về chỗ, em thứ 2 
- Thể hiện hiệu lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo an toàn giao thông
- 3 học sinh đại diện 3 nhóm lên bảng, mỗi em cầm 3 nhóm biển báo mới
- 3 học sinh khác lên viết tên từng biển báo
- Nhắc nhở người lái xe chú ý có đường nhỏ cắt ngang
* Biển chỉ dẫn
- Đặt ở gần nơi có trạm cấp cứu.... để báo người đi đường biết có thể tìm đến 
- Tuân theo điều lệnh, điều bắt buộc
- Đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra
- Là người bạn đường báo cho ta biết những thông tin cần thiết khi đi đường
- Học sinh làm phiếu bài tập
- Mỗi học sinh tự vẽ hai biển báo hiệu
- Mỗi nhóm nhận 5 - 6 bảng tên
- Lần lượt từng người của các nhóm gài tên biển lên bảng vào cột của nhóm
- Nhóm nào nhanh đúng thì thắng cuộc
- Đi đường quan sát biển báo giao thông để thực hiện
- Nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc