Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 01

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 01

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.MỤC TIÊU:

- HS đọc đúng các từ và câu. Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật( Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nghĩa từ :cỏ xước, Nhà Trò, bự , ngắn chùn chùn, lương ăn, thui thủi, ăn hiếp, mai phục.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiêp - bênh vực người yếu.

-Phát hiện được lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời được các CH trong SGK).

- HSKT đọc đúng văn bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Băng giấy viết câu đoạn văn.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1: 
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
Chào cờ
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I.Mục tiêu:
- HS đọc đúng các từ và câu. Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nghĩa từ :cỏ xước, Nhà Trò, bự , ngắn chùn chùn, lương ăn, thui thủi, ăn hiếp, mai phục.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiêp - bênh vực người yếu.
-Phát hiện được lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời được các CH trong SGK).
- HSKT đọc đúng văn bản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Băng giấy viết câu đoạn văn.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu 5 chủ điểm trong SGK TV 4 tập 1.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu chủ điểm và bài học.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
+. Luyện đọc:
- Bài chia làm 4đoạn.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- Cho HS đọc phát âm
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
+. Tìm hiểu bài:
*Cho HS đọc thầm đoạn 1:
- Cho biết Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
*Đọc thầm đoạn 2 và cho biết:
- Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt
- Đọc đoạn 3 và thảo luận theo cặp:
Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ như thế nào?
Thảo luận nhóm trả lời: Những người nói cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích?
+. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV gắn băng giấy đoạn 4 để đọc mẫu.
- Cho HS lên đọc diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn. HSK giúp đỡ HSKT.
* Nhà Trò; nức nở.
- 1 HS đọc đoạn 1: giải nghĩa từ: có xước, Nhà Trò.
- 1 HS đọc đoạn 2: giải nghĩa từ; áo thâm.
- 1 HS đọc đoạn 3: giải nghĩa: lương ăn, ăn hiếp, mai phục.
- HS luyện theo cặp.
- HS theo dõi SGK.
- Nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị nhà trò khóc.
- Thân nhỏ gầy yếu người bự.
- Bọn Nhện đánh Nhà Trò mấy trận lần này chúng trăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
Em đừng sợ. Hãy về cùng chúng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy ăn hiếp kẻ yếu.
+ Hành độc: xoè hai càng ra dắt Nhà Trò đi.
- HS nêu.
- 4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn.
- Cho 2 em đọc lại đoạn 4.
- Luyện theo cặp từ đoạn 2 - 4
- 2 em đọc.
- Lắng nghe.
Âm nhạc:
Ôn tập ba bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
(GV chuyên dạy)
Toán
Ôn tập các số đếm đến 100 000
I .Mục tiêu : 
- Cách đọc viết các số đến 100000.
- Phân tích cấu tạo số .( BT1,2,3)
- HSKT đọc được các số có 6 chữ số.
II. Đồ dùng dạy- học .
-Bảng phụ .
- Thước , bảng con .
III.Hoạt động dạy - học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra đồ dùng sách vở của HS.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : ghi bảng .
b. HD HS ôn tập :
* Ôn lại cách đọc số , viết số và các hàng .
-GV viết số : 83251, yêu cầu HS đọc số và chỉ rõ các hàng của các chữ số.
- Tương tự HS đọc :83001, 80201, 80001.
- Gọi HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề .
- HS nêu : Các số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn .
c.Thực hành :
+Bài 1 (T3) Gọi HS nêu yêu cầu .
- Chia lớp thành 2 nhóm .
-GV chữa bài và YC nêu qui luật của các số trên tia số a và b .
+Bài 2 (T3) Yêu cầu HS tự phân tích mẫu sau đó làm bài tập .
- GV nhận xét chữa bài .
+Bài 3 (T3) Yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi : Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
-GV chấm 1 số bài .
3. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Tóm tắt nội dung bài .
- HD HS làm bài ở nhà .
-HS nêu :
+Tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt .
-8 ở hàng chục nghìn , 3 ở hàng nghìn , 2 ở hàng trăm , 5 ở hàng chục , 1 ở hàng đơn vị .
+ 3 HS đọc số .
-HS nhận xét bổ xung .
+HS nêu ;
_VD : 1 chục bằng 10 đơn vị 
 1 trăm bằng 10 chục ...
+HS nêu :
- VD : 10; 100; 1000 ; 5000...
-HS nêu yêu cầu .HS làm bài theo nhóm 2. HSK giúp đỡ HSKT.
-Đại diện 2 nhóm lên trình bày .
a . Viết số thích hợp vào tia số .
b . Viết số thích hợp vào chỗ chấm :36000; 37000; 38000;39000; 40000; 41000...
-1 HS làm bảng .
-HS dưới lớp đổi bài kiểm tra lẫn nhau .
-HS nêu yêu cầu và làm bài : 
a /Viết số thành tổng ...
b/ Viết tổng thành số...
-2 HS làm bảng - Lớp làm vở .
a / 9171=9000+100+70+1
 3082= 3000+80+2
 7006=7000+6
b / 7000+300+50+1=7351
 6000+200+30=6230
 5000+200=5200
Lịch sử - địa lý
Môn Lịch sử và Địa lý
I.Mục tiêu:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp Hs hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết về công lao của cha ông ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu nhà Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
- HSKT biết mục tiêu của môn Lịch sử và Địa lí. 
II. Đồ dùng dạy - học 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của 1 số dân tộc ở một số vùng. 
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:- Ghi bảng
b.Phát triển bài:
*HĐ1: Làm việc cả lớp 
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
- HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống.
*HĐ2: Làm việc nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc nào đó, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
- GV kết luận: Mỗi dân tộc Việt Nam có 1 nét văn hoá riêng song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
*HĐ3: Làm việc cả lớp
- GV đặt vấn đề: Để tổ quốc tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được 1 sự kiện chứng minh điều đó.
3. Tổng kết - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- 2 em nhắc lại bài học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- HS quan sát và chỉ trên bản đồ.
- HSK giúp đỡ HSKT.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- HS liên hệ.
- HS kể.
- HS phát biểu ý kiến và bổ sung.
- Lắng nghe.
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
Tập đọc
Mẹ ốm
I.Mục tiêu
- Đọc đúng các từ và câu. Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.( trả lời được các CH1,2,3 trong SGK; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài)
- HSKT đọc đúng văn bản.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Cơi trầu, băng giấy.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra:
- Cho HS đọc tiếp nối bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và trả lời câu hỏi trong SGK 
2. Dạy bài mới
a .Giới thiệu bài ghi bảng
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
*. Luyện đọc:
- GV kết hợp 
- Luyện phát âm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS trả lời: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói gì? 
Lá trầu khô giữa cơi trầu
....
Ruộng vườn vắng mẹ...
+Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng với mẹ bạn nhỏ được thể hiện qua câu thơ nào?
+Những chi tiết nào trong bài thơ bộ lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ
*. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- GV cho 3 HS đọc và tìm đúng giọng đọc.
- GV đọc diễn cảm mẫu( chọn khổ thơ 4, 5 ) treo bảng.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hỏi ý nghĩa bài thơ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà HS học thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS đọc.
- HS đọc tiếp nối nhau 7 khổ thơ 
( đọc 2 - 3 lượt).
- Sớm trưa, lá trầu.
- Giải nghĩa: Cơi trầu, y sĩ
- HS luyện theo cặp. HSK giúp đỡ HSKT.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu.
- Những câu thơ cho biết mẹ bạn nhỏ ốm: Lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được ...
- HS đọc 
* Cô bác xóm làng đến thăm: Người cho Trứng, người cho Cam...
+ Bạn nhỏ xót thương mẹ.
+ Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi, làm mọi việc cho mẹ vui. Thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm HTL.
- Thi học thuộc lòng.
- ý nghĩa: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo của bạn với mẹ.
- Lắng nghe.
Toán
Ôn tập các số đến 100000
I. Mục tiêu : 
- Thực hiện được cộng, trừ, các số có năm chữ số ; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với ( cho) số có 1 chữ số; 
- Biết so sánh, xếp thứ tự( đến 4 số) các số đến 100 000(BT1 ( cột 1),2a,3( dòng 1,2),4b)
- HSKT thực hiện được phép cộng, phép trừ.
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ , phấn màu .
HS : SGK , vở ...
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi HS chữa bài tập 3 .
-GV nhận xét cho điểm .
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Ghi bảng .
b. HD HS ôn tập :
+Bài 1 (T4) Gọi HS đọc yêu cầu của bài . GV hướng dẫn nhiều hơn HSKT.
- GV nhận xét chốt bài .
+Bài 2 (T4)(Giảm tải phần a.)
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
-Gọi HS làm bảng .
-Yêu cầu HS nhận xét cách làm .
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính và đặt tính .
+Bài 3 (T4) 
- Bài tập yêu cầu điều gì ?
-Yêu cầu HS làm bài .
-Gọi HS nhận xét và nêu cách so sánh .
- GV nhận xét chung .
+Bài 4 (T4) 
-Gọi HS đọc yêu cầu .
-HS tự làm bài .
-Gọi HS nêu cách làm .
- Gọi HS nhắc lại nội dung ôn tập .
3.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- HD HS học ở nhà .
-Bài về nhà : bài 5 (5) .
- 2 HS chữa bài .
-HS nhận xét bổ sung .
- HS nêu : Tính nhẩm :
-8 HS tiếp nối thực hiện :
 7000+2000=9000
 9000- 3000=6000
 8000 : 2 =4000
 3000 x 2 = 6000
 16000 : 2 = 8000
 8000 x 3 = 24000
 11000 x 3 = 33000
 49000 : 7 = 7000
- HS lên bảng đặt phép tính và làm bài .
b /
5916 6471 4162 18418:4=
2358 518 4
8274 5953 16648
- HS nêu yêu cầu :
+So sánh các số và điền dấu :
-HS nêu cách so sánh :
VD : So sánh 4327và 3742.
 -Vì đây là 2 số có 4 chữ số mà hàng nghìn 4 >3 nên ta có :
 4327 >3742 
- HS đọc yêu cầu và làm bài .
-HS đổi bài kiểm tra lẫn nhau .
- HS làm bài :
a .Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn :
56731 ; 65371 ; 67351; 75631.
b .Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé :
92678; 82697; 79862 ; 62978.
- Lắng nghe.
Đạo đức
Trung thực trong học tập
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện trung thực trong học tập. 
- Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. 
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. 
- HSKT tring thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ, bài tập, thẻ xanh, đỏ, vàng.Tranh vẽ
 ... ỏi.
- GV sửa.
- Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo tỉ lệ nhất định.
*HĐ2: Làm việc cá nhân.
- HS quan sát hình 1, 2 SGK và chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm, đền NGọc Sơn.
- Đọc SGK và trả lời cầu hỏi trong SGK.
 Một số yếu tố của bản đồ.
*HĐ3: Làm việc nhóm các nhóm đọc SGK và thảo luận.
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì?
- Ký hiệu và chú ý lược đồ?
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu là tên bản đồ, phương hướng tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
*HĐ4: Thực hành vẽ một số ký hiệu bản đồ.
3.Tổng kết - dặn dò
- GV nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
- Về nhà học bài và xem trước bài 3.
- HS quan sát đọc tên bản đồ.
- HS trả lời câu hỏi.(Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt trái đất, các châu lục, bản đồ VN thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt trái đất - nước VN.
- HS quan sát chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền NGọc Sơn.
- 3 - 5 em HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm, HSK giúp đỡ HSKT.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
HS thực hành.
- Lắng nghe.
Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
Toán
Luyện tập
I . Mục tiêu : 
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. 
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.(BT1,2,4)
- HSKT tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
II. Đồ dùng dạy - học .
-Chép đề toán vào bảng phụ .
III .Hoạt động dạy - học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS chữa bài tập .
-GV nhận xét cho điểm . 
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Ghi bảng .
b. HD HS luyện tập :
+Bài 1 (7) 
- GV treo bảng phụ , HS đọc đề toán . 
-H: Đề bài yêu cầu gì ?
- GV chữa bài và kiểm tra kết quả đúng của cả lớp .
+Bài 2 (7)
-Gọi HS đọc đầu bài . 
_Gọi HS nêu thứ tự thực hiện phép tính . 
- GV chữa bài .
+Bài 4 (7)
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông ?
-GV nêu : Gọi chu vi là P thì ta có P = a x 4 
-HS đọc yêu cầu bài 4 .
- Yêu cầu HS làm vở ,
GV chấm 1 số bài .
- Nhận xét bài .
3. Củng cố- dặn dò :
- HS nhắc lại nội dung đã học .
- Đánh giá tiết học .
- HD HS làm bài ở nhà .
- HS chữa bài 1(a) , 3( b)
-HS nhận xét bổ xung .
HS đọc đề bài , HS làm bài, HSK giúp đỡ HSKT.
- Biểu thức : 6 x a và 18 : b 
-Tính giá trị biểu thức :
a / 35+3 x n .
Với n = 7 thì :
35 +3 x n = 35 + 3 x 7 = 35+21=56
b / 168- m x 5 .
Với m = 9 thì : 
168- m x5=168-9x5=168-45=123
c / 237 - (66 +x )
Với x = 34 thì 
237-(66+x)=237-(66+34)=237-100 =137.
-3 HS làm bảng , HS lớp làm vở .
c
Biểu thức 
GTcủa biểu thức .
7
6 0
7+3 x c 
(92 - c ) +81
66 x c + 32 
28
167
32
- HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông .
-3 HS nhắc lại .
-HS đọc .
a / Chu vi hình vuông là :
 3 x 4 = 12(cm)
b / Chu vi hình vuông là :
 5 x 4 = 20 (cm)
- Lắng nghe.
Thể dục
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số đứng nghiêm, nghỉ. 
Trò chơi "Chạy tiếp sức"
I.Mục tiêu:
- Biết cách tập hợp hàng dọc, biết cách dóng hàng thẳng, điểm số, đứng nghiêm,đứng nghỉ. 
- Trò chơi: " Chạy tiếp sức". Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi theo yêu cầu của giáo viên.
- HSKT biết tập hợp hàng dọc.
II. Địa điểm phương tiên: 
- Sân trường.
- Còi, 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ vẽ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Nhắc lại yêu cầu nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục.
- Trò chơi: "Tìm người chỉ huy"
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số đứng nghiêm, nghỉ.
- Lần 1 GV điều khiển có nhận xét sửa sai.
- Lần 2: Chia tổ tập luyện GV quan sát sửa sai.
b. Trò chơi: "Chạy tiếp sức" 
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp đội hình giải thích cách chơi và luật chơi.
- GV và một nhóm HS làm mẫu.
3. Phần kết thúc:
- Tập động tác hồi tĩnh.
- Hệ thống bài học. 
 - Nhận xét đánh giá .
- Lớp xếp thành 4 hàng ngang.
- Chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- HS luyện tập 2 lần .
- Các tổ thi đua trình diễn.
- Cả lớp tập, GV điều khiển.
- Cho 1 tổ chơi thử, cả lớp chơi thử. Cả lớp chơi thi đua.
-HS đi vòng tròn thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét và đánh giá giờ học .
Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em ( BT1, mục III) 
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật ( BT2, mục III).
- HSKT bước đầu hiểu thế nào là nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học :
Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết thế nào là bài văn kể chuyện ? 
- Trong chuyện Sự tích Hồ Ba Bể có những nhân vật nào ?
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài :
Những câu chuyện hay , cuốn hút người đọc , người nghe thường là những câu chuyện mà nhân vật được bộc lộ rõ tính cách của mình thông qua những hành động, lời nói , suy nghĩ của họ . Bài học hôm nay bước đầu giúp các em hiểu về nhân vật trong truyện . 
b. Phần nhận xét:
Bài 1: Ghi tên các nhân vật trong các truyện em mới học học vào nhóm thích hợp :
a) Nhân vật là người : Mẹ con bà goá , bà lão ăn xinvà một số nguời khác.
b) Nhân vật là vật : Dế Mèn , Nhà Trò, bọn nhện , Giao long .
Bài 2:Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật. Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy? 
- Dế Mèn là một nhân vật thương người , sẵn sàng làm việc nghĩa , bênh vực kẻ yếu 
- Mẹ con bà goá là những người biết thương người nghèo khổ , sẵn sàng cứu giúp người bị hoạn nạn 
- Căn cứ vào những lời nói, cử chỉ , hành động và suy nghĩ của các nhân vật đó mà ta biết được họ có những tính cách đáng quý đó.
c. Ghi nhớ:
* Qua tìm hiểu các nhân vật chính trong 2 truyện đó , em có nhận xét gì về nhân vật và các hành động , lời nói , cử chỉ , suy nghĩ của nhân vật trong truyện ?
 GV nhận xét.
 - Nhân vật trong truyện có thể là người hoặc con vật, đồ vật , cây cốiđược nhân hoá .
- Hành động , lời nói , suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
d. Luyện tập:
Bài 1: Nhân vật trong câu chuyện “Ba anh em” là những ai? Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? 
Vì sao bà lại có nhận xét về tính cách của những đứa cháu như vậy? 
- Các nhân vật trong truyện là : Ni – ki ta, Giô - sa , Chi - ôm – ca và bà .
- Đồng ý với nhận xét của bà
- Bà có nhận xét về tính cách của những đứa cháu như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu: 
 + Ni-ki-ta: ăn xong là chạy đi chơi , không để ý đến việc nhà.
 + Gô- sa : Lén hất những mẩu bánh vụn xuống đất .
 + Chi-ôm-ca: Biết giúp bà dọn dẹp sau bữa ăn , biết đem những mẩu bánh vụn cho bồ câu ăn.
Bài 2: Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. 
 Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau:
 a) Bạn HS biết quan tâm đến người khác.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
* Kiểm tra, đánh giá
*Trực tiếp
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
- HS nghe và mở SGK rồi ghi đầu bài vào vở 
* Thảo luận nhóm, vấn đáp
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
 - Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, GV chốt lại câu trả lời đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm 4. HSK giúp đỡ HSKT.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, GV chốt lại câu trả lời đúng.
- GV hỏi, HS trả lời.
-1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
- 2 đến 3 HS nêu lại phần ghi nhớ.
* Luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS đọc truyện “Ba anh em”
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS khác nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi, tranh luận theo nhóm 4 về các hướng mà sự việc có thể diễn ra.
- HS kể theo nhóm 
- HS thi kể trước lớp . Các HS khác nghe và nhận xét, góp ý và bình chọn bạn kể hay.
- Vấn đáp.
- HS đặt câu hỏi để các bạn trả lời sau khi nghe bạn kể :
 + Chuyện bạn vừa kể có những nhân vật nào ?
 + Nhân vật nào là nhân vật chính ? 
 + Nhân vật chính đã có những hành động, lời nói , suy nghĩ gì ?
 + Điều đó chứng tỏ nhân vật đó là người thế nào ? Đáng khen hay đáng chê ? Vì sao?
- 2HS nhắc lại phần ghi nhớ 
Khoa học
Trao đổi chất ở người
I .Mục tiêu : 
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô- xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các- bô- níc, phân và nước tiểu. 
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- HSKT biết một biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Hình minh hoạ SGK.
- Chuẩn bị bảng phụ
III . Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Kiểm tra bài cũ.
- Con người cần gì để sống?
2 Bài mới . 
a.Giới thiệu bài: Ghi bảng.
b.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
* Hoạt động 1: Trong quá trình sống. Cơ thể con người lấy gì và thải ra những gì?
- Trong quá trình sống cơ thể con người lấyvào và thải ra môi trường những gì?
* Hoạt động 2:Chơi trò chơi ghép chữ
- Yêu cầu HS đọc , trả lời?
* Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 Làm việc theo nhóm .
- Yêu cầu HS trình bầy .
- GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò. 
- Tóm tắt nội dung bài học .
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời .
- HS nhận xét bổ sung .
- Lấy thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng từ môi trường.
- Thải ra môI trường phân và nước tiểu., khí các bô níc.
- Chia lớp thành các nhóm thi đua , HSK giúp đỡ HSKT.
- Nhận xét.
- HS vẽ sơ đồ vào bảng phụ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 1
I. Mục tiêu:
-Học sinh nắm được những ưu nhược điểm của mình trong tuần qua và phương hướng hoạt động trong tuần tới.
- Rèn ý thức tự giác 
II.Đồ dùng dạy học: Sổ ghi chép của cán bộ lớp. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua.
-Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo
-Hòa nhã đoàn kết với bạn bè
-Đi học chuyên cần, có đủ đồ dùng học tập
-Có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ
-Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng
-Thể dục đều đặn, nhanh nhẹn.
2. Các ý kiến đóng góp
3. Phương hướng tuần sau
-Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm để tuần sau học tập đạt kết quả cao hơn
-Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm tốt chào mừng ngày Quốc khánh 2-9.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan1lop4 chuan 2012.doc