Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 06

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 06

Tập đọc: SỰ SỤP ĐỖ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

 (Những mẩu chuyện LSTG)

I. Mục tiêu:

- HS đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

- Hiểu: + Từ ngữ: công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử.

 + Nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.

- Giáo dục HS lòng yêu chuộng hòa bình, phản đối chế độ phân biệt chủng tộc.

II. Chuẩn bị

- Tranh, ảnh minh họa trong SGK và tranh ảnh về nạn nhân phân biệt chủng tộc.

III. Lên lớp:

1. Bài cũ :

- GV gọi 2HS đọc HTL đoạn 3,4 trong bài Ê-mi-li,con.

? Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ?

? Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ?

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 06", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Ngày soạn: 03 tháng10 năm 2009
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2009 
Tập đọc: SỰ SỤP ĐỖ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
 (Những mẩu chuyện LSTG)
I. Mục tiêu:
- HS đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu: + Từ ngữ: công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử.
	 + Nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
- Giáo dục HS lòng yêu chuộng hòa bình, phản đối chế độ phân biệt chủng tộc.
II. Chuẩn bị 
- Tranh, ảnh minh họa trong SGK và tranh ảnh về nạn nhân phân biệt chủng tộc.
III. Lên lớp:
Bài cũ : 
- GV gọi 2HS đọc HTL đoạn 3,4 trong bài Ê-mi-li,con... 
? Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ?
? Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ?
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đề.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
+ Luyện đọc : 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Chia làm 3 đoạn như sau:
+ Đ1: Từ đầu đến a-pác-thai. 
+ Đ2: Tiếp đến dân chủ nào.
+ Đ3: Phần còn lại 
- Khi HS đọc GV khen những em đọc đúng, kết hợp sữa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai( a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, giành, xấu xa...), ngắt nghĩ hơi chưa đúng . 
- Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó: HS đọc thầm chú giải và các từ mới ở cuối bài đọc (chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc...) giải nghĩa các từ ngữ đó - Đặt câu với từ công lí, tổng tuyển cử 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc lại bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
+ Tìm hiểu bài: HS đọc thầm, đọc lướt trả lời các câu hỏi:
? Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ? (Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu ; bị trả lương thấp ; phải sống, chữa bệnh ở các khu riêng ; không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào)
? Người dân Nam Phi làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ? (...đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng cũng giành được thắng lợi)
? Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ? (...vì những người yêu chuộng hòa bình và công lí không thể chấp nhận một chế độ phân biệt chủng tộc dã man tàn bạo như chế độ a-pác-thai....)
? Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới ? (...HS trả lời)
? Nêu nội dung bài ? HS phát biểu, GV bổ sung - ghi bảng nội dung -Vài HS nhắc lại.
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. Nhận xét.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm Đ3 (Theo quy trình) cảm hứng ca ngợi, sảng khoái.
 3. Củng cố, dặn dò : 
? Hãy nêu cảm nghĩ của em qua bài tập đọc này ? (HS nêu cảm nghĩ : .....)
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- VN đọc trước bài Tác phẩm của Si-le và tên Phát xít.
* * * * * * * * * * * *
Chính tả (nhớ -viết): Ê-MI-LI, CON...
I. Mục tiêu :
- Nhớ và viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2 ; tìm được tiếng chứa ua, ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3. HS khá, giỏi làm đầy đủ được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
- HS tự giác, trật tự trong khi viết bài.
II. Chuẩn bị: Một số tờ phiếu khổ to phôtô nội dung BT3
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ : 
- Gọi 2HS lên bảng viết, lớp viết nháp: ruộng, suối, chuối, đua, lúa, múa.
? Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó ?
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi đề. 
b. Hướng dẫn học sinh viết chính tả (nhớ - viết)
- 1 HS đọc HTL khổ thơ 3,4 trước lớp bài thơ. Cả lớp đọc thầm lại.
? Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ? (Chú muốn nói với Ê-mi-li về nói với mẹ rằng : cha đi vui, xin mẹ đừng buồn).
- Hướng dẫn viết từ khó : 
? Trong 2 khổ thơ trên, từ nào khó viết ? (...Ê-mi-li, sáng bùng, nói giùm, Oa-sinh-tơn, sáng lòa, ...)
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- HS nhớ 2 khổ thơ, tự viết vào vở.
- GV chấm 7-10 em. HS còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS tìm và viết vào vở BT các tiếng có chứa ưa, ươ .
? Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy? (Trong tiếng giữa (không có âm cuối) : đấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang. Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối) : đấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang).
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả.
Bài tập 3: 
? Bài tập này yêu cầu gì ?
- HS nêu các thành ngữ, tục ngữ vừa điền.
- GV giúp HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ.
 + Cầu được ước thấy : đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước.
 + Năm nắng mười mưa : trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
 + Nước chảy đá mòn : kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
 + Lửa thử vàng, gian nan thử sức : khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ.
 3. Củng cố, dặn dò :
? Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ ?
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc lòng các tục ngữ, thành ngữ. Chuẩn bị bài sau : Dòng kênh quê hương.
* * * * * * * * * * * * *
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- HS biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. HS làm Bài 1a (2số đo đầu), 1b (2số đo đầu), Bài 2, Bài 3 (cột 1), Bài 4. Nhóm A làm tất cả các bài.
- Giáo dục HS tích cực học toán.
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ :
- Gọi 3em lên bảng viết số thích hợp vào chỗ chấm (HS cả lớp làm vào vở nháp)
 35 km2 = ... hm2 ; 40 000 m2 = ... hm2 ; 60 m229 cm2 = ... cm2
 2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề
- Yêu cầu HS làm các bài tập ở SGK. GV kết hợp chấm, chữa bài.
? Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau mấy lần? (... 100 lần)
Bài 1: Củng cố cho HS cách viết số đo S có hai đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có một đơn vị cho trước.
- HS nêu yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu gì? (viết số đo S có hai đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có một đơn vị cho trước).
- HS làm bài vào vở, sau đó gọi 1HS lên làm ở bảng.
 Viết các số đo sau dưới dạng số đo đơn vị là m2
 Ví dụ :1 ha=...100dam2
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: HS làm vào vở GV nhắc HS : Trước hết phải đổi 3cm25mm2 = ?mm2 (305mm2).
 Đáp án: B
 Bài 3: HS nêu yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (...yêu cầu chúng ta so sánh các số đo diện tích, sau đó viết dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm.
? Để so sánh các số đo diện tích, trước hết chúng ta phải làm gì ? (...đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó mới so sánh)
- GV hướng dẫn HS, trước hết phải đổi đơn vị rồi so sánh, chẳng hạn:
 61km2 ... 610hm2.	 61km2 > 610hm2. 
 + Ta đổi: 61km2 = 6100hm2.	 6100hm2
 + So sánh: 6100hm2 > 610hm2
 Do đó phải viết dấu > vào chỗ chấm.
Bài 4 (Nhóm A): Gọi 2HS nêu bài toán.
- GV hướng dẫn HS đọc bài toán theo nhóm đôi rồi tìm cách giải. HS giải vào vở, 1em trình bày trên bảng.
Giải:
 Diện tích của một viên gạch lát nền là:
 40 x 40 = 160 (cm2)
 Diện tích căn phòng là:
 160 x 150 = 240 000 (cm2)
 240 000 cm2 = 24m2
 Đáp số: 24m2
 3. Củng cố, dặn dò :
- HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài, đo diện tích.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các bài tập ở VBT. Chuẩn bị : Héc-ta.
* * * * * * * * * * * * * *
Đạo đức : CÓ CHÍ THÌ NÊN ( T 2)
I. Mục tiêu :
- HS biết một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
- Giáo dục HS lòng tính kiên trì, vượt khó trong cuộc sống. HS khá, giỏi xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
II. Tài iệu và phương tiện :
 Một số mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó.
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ : 
? Em học tấm gương Trần Bảo Đồng những gì ?
? Trong cuộc sống, em đã gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề.
+ Hoạt động 1: HS làm bài tập 3 SGK
- GV chia nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm về các tấm gương đã sưu tầm được.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm, GV ghi tóm tắt lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung, gợi ý HS phát những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp.
? Trong lớp, trường ta có bạn nào gặp khó khăn ? (HS nêu ...)
? Kế hoạch giúp bạn như thế nào ? (... cảm thông, chia sẻ...)
+ Hoạt động 2: Tự liên hệ (BT4, SGK).
- HS tự phân tích những khó khăn của bản thân mình theo bảng sau :
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
 1
2
3
4
- HS thảo luận với bạn.
- Một, hai bạn có hoàn cảnh khó khăn trình bày trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều hoàn cảnh khó khăn ở trong lớp.
 *GVKL: Lớp ta có nhiều bạn khó khăn như bạn Hòa, bạn Vân, Tiến, ...Bản thân các bạn đó cần nổ lực có gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt khó khăn, vươn lên...
 3. Củng cố, dặn dò :
- 1 HS đọc phần ghi nhớ bài học. 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Chuẩn bị bài sau: Nhớ ơn tổ tiên.
 Ngày soạn: 03 -10 -2009
 Ngày dạy: Thứ ba/ 06 – 10 -2009
Toán : HÉC - TA
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.
- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta). HS làm Bài 1a (2dòng đầu), 1b (cột đầu), Bài 2. Nhóm A biết vận dụng để giải các bài toán có liên quan ( và làm bài được tất cả các bài)
III. Lên lớp :
 1. Bài cũ : 
- GV chấm vở BT ở nhà một số em – nhận xét.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề
a. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta .
- GV giới thiệu : « Thông thường, khi đo diện tích một thửa ruộng, một mảnh đất, một khu rừng, ...người ta dùng đơn vị héc-ta « 
- GV giới thiệu : « 1 héc-ta bằng một héc-tô mét vuông và héc ta viết tắt là : ha « 
- GV nêu : 1ha = 1hm2.
? 1hm2 bằng bao nhiêu mét vuông ? (1hm2 = 10 000m2)
? Vậy 1ha bằng bao nhiêu mét vuông ? (1ha = 10 000 m2).
- GV ghi bảng : 1 ha = 10 000 m2
- Vài HS nhắc lại.
b. Th ... iệc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe.
II. Chuẩn bị: Hình minh hoạ trang 26, 27 SGK
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ : 
? Nêu những điều cần chú ý khi dùng thuốc và mua thuốc ?
? Nêu tác hại của việc dùng thuốc không đúng ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề.
+ Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1,2 tr.26 SGK .Trả lời câu hỏi :
? Nêu dấu hiệu chính của bệnh sốt rét ? (... cứ 2,3 ngày lại sốt một cơn; ...cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt).
? Tác nhân gây ra ra bệnh sốt rét là gì ? (Đó là một loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh)
? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào ? (Muỗi a-nô-phen là thủ phạm làm lây lan bệnh sốt rét. Muỗi đốt người bệnh, hút máu có kí sinh trùng sốt rét ...).
? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ? (...gây thiếu máu. Người mắc bệnh nặng có thể tử vong vì hồng cầu bị phá hủy hàng loạt sau mỗi cơn rét).
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung .
- GV kết luận : Dấu hiệu chính của bệnh sốt rét...
+ Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận :
- Thảo luận nhóm 4 theo phiếu bài tập :
? Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà ? (...tối tăm, ẩm thấp bụi rậm, đẻ trứng ở cống rãnh, nơi nước động, ao tù, ...)
? Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người ? (...ban đêm...)
? Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho mọi người ? (Mắc màn khi đi ngủ ; phun thuốc diệt muỗi ; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, ...).
? Vì sao chúng ta phải diệt muỗi ? (Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nó hút máu ...).
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, mỗi nhóm 1 câu.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận : Biết tự bảo vệ mình...
 3. Củng cố, dặn dò :
- HS đọc phần bóng đèn tỏa sáng SGK.
- Liên hệ thực tế trong lớp.
- Thực hiện tốt điều được học. Hoàn thành ở VBT. Chuẩn bị bài sau : Phòng bệnh sốt xuất huyết.
 Ngày soạn: 03 -10 -2009
 Ngày dạy: Thứ sáu / 09 – 10 - 2009
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu :
- HS nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2).
- Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
 Sưu tầm tranh, ảnh minh họa cảnh sông nước, hồ đầm
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước). 
- GV nhận xét việc chuẩn bị bài cho tiết học của HS.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề.
a. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 : 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo cặp
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi ở SGK tr.62.
+ Đoạn a.
? Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào ? (... miêu tả cảnh biển)
? Đoạn văn miêu tả đặc điểm gì của biển ? (...sự thay đổi của mặt biển theo sắc màu của trời mây).
? Câu văn nào cho em biết điều đó ? (Câu văn : Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời).
? Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? (bầu trời mặt biển vào những thời điểm khác nhau...).
? Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả ? (... xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu).
? Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ? (biển như con người, cũng biết vui, biết buồn, lúc tẻ nhạt, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.)
? Theo em, « liên tưởng » có nghĩa là gì ? (.. là hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác).
+ Đoạn b : Cho HS làm tương tự.
? Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào ? (Nhà văn miêu tả con kênh)
? Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày ?(Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.)
? Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác qua nào ? (Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác).
? Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh ? (... ánh nắng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời trống huếch trống hoác, ...).
? Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì ? (... làm cho người đọc hình dung được con kênhMặt trời, làm cho nó sinh động hơn).
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV giới thiệu một vài tranh ảnh minh họa cảnh sông nước,...
- HS làm bài, GV giúp đỡ, hướng dẫn thêm.
- HS trình bày (nối tiếp) trước lớp.
- GV nhận xét chung về kết quả bài viết.
- Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt:
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng
 3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung về tinh thần làm bài của HS.
- VN hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập tả cảnh.
* * * * * * * * * * * *
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG (T2)
I. Mục tiêu : Giúp HS biết :
- So sánh các phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. HS làm được bài 1, 2(a,d) và bài 4. Nhóm A làm tất cả các bài.
- Giáo dục HS tích cực học toán 
II. Lên lớp:
 1. Bài cũ: GV chấm vở VBT một số em 
- Học sinh giải bài 3 trên bảng (1 em)
 2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề.
- Yêu cầu HS làm các bài tập sau. GV kết hợp chấm, chữa bài.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
? Để sắp xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì ? (... phải so sánh các phân số với nhau).
? Em hãy nêu cách so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số ? (HS nêu : ...)
- HS làm bài vào vở ; sau đó gọi 2 HS lên bảng viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
- HS tự làm bài rồi đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra chéo và chữa bài.
Kết quả : 
a) 
b) Quy đồng mẫu số các phân số ta có : 
  ;	  ;	 Giữ nguyên .
Vì nên .
Bài 2 : HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
- Giáo viên gọi 1 số em đọc kết quả, lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
 Kết quả : a.  ; b.  ; c.  ; d. .
Bài 3 : 1 học sinh đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ? (..S khu nghỉ mát 5ha, trong đó S là hồ nước)
? Bài toán hỏi gì ? (... S hồ nước bao nhiêu mét vuông).
? Muốn biết diện tích hồ nước là bao nhiêu mét vuông ta làm như thế nào ?
 Đổi 5 ha = 50.000m2 
- HS tự làm ròi chữa bài.
 Đáp số : 15.000m2
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc đề GV tóm tắt lên bảng, 2 HS đọc lại đề. GV gợi ý cho những em còn lúng túng :
? Bài toán thuộc dạng nào ? (tìm 2số khi biết hiệu và tỉ...).
? Trước hết ta tìm gì ?( hiệu số phần bằng nhau 4 – 1 = 3).
? Biết hiệu số phần là 3 và bố hơn con 30 tuổi ta tìm tuổi con bằng cách nào? (30 : 3 = 10), ta tính tuổi bố thế nào ? (10 x 4 = 40) . HS làm bài vào vở.
- GV chấm một số em, chữa bài.
 3. Củng cố, dặn dò :
- GV hệ thống lại tiết luyện tập.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập 1,2,3,4 ở VBT tr.40,41. Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
* * * * * * * * * * * *
Kĩ thuật : CHUẨN BỊ NẤU ĂN
	I. Mục tiêu : HS cần phải :
- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II. Chuẩn bị :
- Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,...
- Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi. Dao thái, dao gọt.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Lên lớp :
 1. Bài cũ : 
? Kể tên các dụng cụ thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình ?
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài – ghi đề.
b. Tìm hiểu bài :
+ Hoạt động 1 : Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
? Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ? (... chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, ...)
+ Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm.
- HS đọc SGK và quan sát H1 để trả lời câu hỏi :
? Nêu Mục tiêu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn ? (...nhằm đảm bảo được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, ...)
? Nêu cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn ?
- HS phát biểu – GV bổ sung, tóm tắt nội dung chính về chon thực phẩm (SGK)
- GV minh hoạ cách chọn thực phẩm (đã chuẩn bị sẵn).
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm.
? Nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó ? 
 *GV tóm tắt : Trước khi chế biến một món ăn, ta thường thực hiện các công việc loại bỏ những phần không ăn được...gọi chung là sơ chế thực phẩm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau :
? Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm ?
? Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu ?
? Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cải, rau mồng tơi) có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả (su hào, đậu đũa, bí ngô,...) ?
? Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào ? (HS trả lời)
? Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm ? (HS phát biểu : ...)
- Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK.
 *Tóm tắt : Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
+ Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập.
? Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?
? Khi tham gia giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào ?
 3. Nhận xét, dặn dò :
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS và khen ngợi những cá nhân, nhóm có kết quả học tốt.
- Chuẩn bị bài : Nấu cơm  và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
* * * * * * * * * * * *
SINH HOẠT ĐỘI
I. Yêu cầu:
- Đánh giá hoạt động tuần 6.
- Đề ra kế hoạch tuần 7.
- HS nhận ra ưu, nhược điểm của bản thân, tập thể, từ đó biết cách khắc phục những thói xấu, phát huy những ưu điểm để góp phần đưa phong trào của tập thể chi đội đi lên.
II. Nội dung sinh hoạt:
 1. Ổn định tổ chức: Hát
 2. Đọc lời hứa của Đội.
 3. Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua.
- Chi đội trưởng lên tổng hợp, nhận xét theo dõi của các phân đội trưởng.
- Ý kiến tham gia của các thành viên.
 4. Phương hướng tuần tới: Sổ công tác Đội.
 5 Bình bầu đội viên ưu tú.
 6. Tổng kết: Tuyên dương những em ưu tú, nhắc những em chưa thực hiện tốt.
šššššš¯›››››

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 6 CKTKN.doc