Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 10 - Trường Tiểu học An Lập

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 10 - Trường Tiểu học An Lập

Tiếng Việt

Ôn tập giữa học kì I (Tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

- Biết xác định yêu cầu đọc điễn cảm từng bài thơ với giọng đọc, tốc độ, cách bộc lộ tình cảm, biết đọc diễn cảm.

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc –hiểu (HS trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung bài học.

II. Đồ dùng dạy học:

 Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của bài 2; Bảng phụ; Phiếu thăm viết tên bài thơ và câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 10 - Trường Tiểu học An Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 10
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Sáng
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
- Biết xác định yêu cầu đọc điễn cảm từng bài thơ với giọng đọc, tốc độ, cách bộc lộ tình cảm, biết đọc diễn cảm.
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc –hiểu (HS trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung bài học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của bài 2; Bảng phụ; Phiếu thăm viết tên bài thơ và câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hướng dẫn ôn tập
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL .(khoảng 7- 9 em)
- GV giao việc: Các em mở SGK tìm và đọc lại tất cả các bài thơ đã học từ tuần 1 đến hết tuần 9 và nhẩm thuộc lòng lại các khổ thơ, các bài có yêu cầu HTL.
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài – GV đặt câu hỏi về bài HS vừa đọc.
HĐ2: HDHS làm bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- GV giao việc: Các em lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các tiết TĐ từ tuần 1 đến tuần 9. Nhóm nào làm xong dán nhanh kết quả lên bảng lớp.
- Cho HS làm bài GV phát phiếu cho các nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng GV đưa bảng phụ ghi sẵn kết quả đúng lên bảng.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL đọc diễn cảm tốt các bài thơ đã ôn tập; đọc trước bài chính tả nghe- viết ở tiết 2. 
Đạo đức
Tiết 10: Tình bạn (Tiếp)
I) Mục tiêu: 
 	Học xong bài này HS biết :
- Ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè; Giải quyết được một số tình huống theo nội dung bài học ... 
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè.
II)Đồ dùng dạy - học:
 Bài hát lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân.
Một số mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ ... nói về tình bạn đẹp.
III) Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: GT bài
* Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận đóng vai các tình huống bài tập 2.
- Các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Qua tình huống của các nhóm trả lời câu hỏi:
+/ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn em có chuyện vui, buồn? Em có giận khi bạn em khuyên em không?
+/ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp, chưa phù hợp vì sao?
* Kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt. 
HĐ2: Tự liên hệ
- Cho các em trao đổi với bạn ngồi bên cạnh theo nội dung:
	+/ Thế nào là tình bạn đẹp?
	+/ Để có tình bạn đẹp thì bạn cần làm gì?
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp, nhận xét.
* Nhận xét và rút kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
HĐ3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn (BT)
- Thi kể chuyện, đọc thơ,... theo năng khiếu của HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
* Tổng kết kể thêm câu chuyện có nội dung.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Liên hệ thực tế, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Chiều
Lịch sử
Tiết 10:Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
 I. Mục đích – yêu cầu: 
 Sau bài học HS nêu được.
- Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
- Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
 - Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+/ HN giành chính quyền vào ngày, nào tháng, năm nào?
+/ Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới
a/ HĐ1: Quang cảnh HN ngày 2-9-1945.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và dùng tranh ảnh minh hoạ của SGK miêu tả quang cảnh của HN vào ngày 2-9-1945.
- Tổ chức cho HS thi tả quang cảnh ngày 2- 9-1945.
- GV cho HS bình chọn bạn tả hay và hấp dẫn nhất
- GV tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.
- GV kết luận: 
+ HN tưng bừng cờ hoa, Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình.
+ Đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, gái, trai mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ. 
+ Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
b/ HĐ 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
+/ Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta đã diễn ra như thế nào?
 	- GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập trước lớp.
+/ Khi đang đọc bản tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì?
+/ Theo em, việc Bác dừng lại và hỏi cho thấy tình cảm của Người đối với nhân dân ta như thế nào?
* GV chốt ý: Bác dừng lại để hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Điều đó cho thấy Bác gần gũi, giản dị và vô cùng kính trọng nhân dân...
c/ HĐ 3: Một số nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- GV gọi 2 HS đọc 2 đoạn trích của Tuyên ngôn độc lập trong SGK.
+/ Hãy trao đổi với bạn và cho biết nội dung chính của hai đoạn trích bản Tuyên ngôn Độc lập?
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
*KL: bản tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN, đồng thời cũng khẳng định DT VN quyết tâm giữ vững nền tự do và độc lập ấy.
d/ HĐ 4: ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
- GV phát phiếu học cho HS thảo luận:
+/ Sự kiện 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền đôc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở VN?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận và nhận xét.
*GV nhận xét và KL: Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng ở VN đã có một chế độ mới ra đời thay thế cho chế độ thực dân phong kiến, đáng dấu kỉ nguyên độc lập của nước ta...
+/ Ngày 2-9-1945 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta? 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập và chuẩn bị bài ôn tập. 
Tiếng Việt (ôn)
TLV: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Viết lại cuộc tranh luận về công lao của sách, bút, nêu được ý kiến thuyết phục của mình.
 - Tập đóng vai thuyết trình tranh luận ở nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Nội dung tình huống, bảng phụ, vở BT
II. Các hoạt động dạy – học:
* Bài 1: HS nêu lại lí thuyết về thuyết trình, tranh luận.(3 ĐK cơ bản, nội dung thuyết trình và thái độ của người thuyết trình).
 	- HS tự làm bài.
- Gọi 1 số HS nêu bài làm, HS nhận xét, bổ sung.
- GV uốn nắn thêm.
* Bài 2: HS viết lại cuộc tranh luận về công lao của sách, bút, nháp.
	- HS thực hiện bài làm vào vở nháp.
- HS bày bài, nhận xét, bổ sung. 
- GV sửa, HS viết lại vào vở TV ôn.
- Sau khi HS làm xong bài 2, GV hướng dẫn HS đóng vai tập thuyết trình tranh luận trong nhóm 4.
- GV uốn nắn, bổ sung thêm.
III. Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Thể dục
(Soạn riêng)
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Sáng
Khoa học
Tiết 19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
 - Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông. II. Đồ dùng dạy học: 
 Hình 40, 41 SGK; tranh ảnh về an toàn giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+/ Nêu các nguy cơ bị xâm hại?
+/ Cần làm gì để tránh bị xâm hại?
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: GT bài:
	Dạy - học bài mới
a/ HĐ1: Quan sát và thảo luận (quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK)
- Yêu cầu làm việc theo nhóm 4: Quan sát tranh thảo luận trả lời câu hỏi:
+/ Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông? 
	+/ Điều gì có thể xảy ra với những người vi phạm giao thông đó?
	+/ Hậu quả của vi phạm đó là gì?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung, rút kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
b/ HĐ2: Quan sát thảo luận nhóm 2. (Tranh 5, 6, 7)
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- Quan sát hình 5, 6 ,7 ttrang 41 SGK trả lời câu hỏi:
+/ Nêu những việc làm của người tham gia giao thông trong hình.
- HS thảo luận: (4').
- Cho từng cặp trình bày.
- Nhận xét kết luận, ghi lại một số ý kiến về an toàn giao thông lên bảng.
3. Củng cố dặn dò: 
- Liên hệ thực tế ở địa bàn nơi các em ở. Lưu ý khi đi ra các thành phố.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - ôn luyện tập đọc và kiểm tra đọc HS .
 	- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch bài Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng.
	- có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 Phiếu ghi câu hỏi để HS bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra.
2. Bài mới: 
GV giới thiệu bài cho HS.
Bài ôn
a/ HĐ 1 : ôn tập và kiểm tra tập đọc .
- Cho HS tiếp tục ôn luyện các bài TĐ-HTL từ tuần 1 đến tuần 9.
- Cho HS đọc lại các bài tập đọc.
- GV đọc to, rõ những tiếng HS dễ viết lẫn: Đuôi én, ngược , nương, ghềnh.
- Tiếp tục kiểm tra đọc HS .
b/ HĐ 2 : Nghe viết
- Cho 1 HS đọc bài viết 1 lần
+/ Tên 2 con sông được viết thế nào? Vì sao?
+/ Theo em, nội dung bài này nói gì?
* GV chốt lại đại ý của bài: Nỗi niềm trăn trở băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
- GV đọc từng câu vế câu cho HS viết. Mỗi câu, mỗi cụm từ đọc từ 2 đến 3 lần.
- GV đọc lại toàn bài, HS nghe và soát lỗi.
	- HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét chung và rút kinh nghiệm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về viết lại những từ viết sai.
Kĩ thuật
Tiết 19: Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
 	- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bàm ăn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh ảnh và một số kiểu bày món ăn ở mâm, bàn.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. Hoạt động dạy – học:
1/ KTBC.
2/ Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Dạy - học bài mới.
 a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
 	- HS quan sát hình 1, đọc mục 1a và nêu mục đích của bày dọn bữa ăn.
 	- GV tóm tắt câu trả  ... iểm ôn tập.
II .Đồ dùng dạy - học: 
Bút dạ và 5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng từ ngữ ở bài 1 và bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài mới: Giới thiệu bài.
	Bài ôn
a/ HĐ1: HDHS làm bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV giao việc: Các em đọc lại các bài trong 3 chủ điểm; Tìm danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ.
 (GV phát phiếu cho các nhóm làm việc)
- Các nhóm trình bày, nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ HS tìm đúng.
(GV chọn một bảng tốt nhất do HS lập dán lên bảng lớp) => chốt ý cần nhớ.
b/ HĐ2: HDHS làm bài 2.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc: Đọc lại 5 từ ngữ trong bảng đã cho; Các em có nhiệm vụ tìm những từ đồng nghĩa với 5 từ ; Tìm 5 từ trái nghĩa với những từ đã cho.
- HS làm bài vào phiếu BT.
- HS trình bày kết quả, nhận xét.
- GV nhận xét đưa bảng phụ ra ghi những từ HS tìm đúng => chốt ý cần nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 5)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- ôn lại nội dung và cách đọc thể loại kịch qua đoạn trích vở kịch Lòng dân; phân vai, tập diễn một cảnh của vở kịch.
- Biết đọc diễn cảm các bài văn theo phong cách chính luận; đọc rõ ràng, mạch lạc.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 	Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS tập diễn kịch ở lớp vở kịch lòng dân.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra.
2. Bài ôn.
* HD ôn tập:
a/ HĐ1: ôn tập và kiểm tra 
- Cho HS đọc lại các bài tập đọc để kiểm tra (các bài đã quy định)
- Tiếp tục kiểm tra đọc HS .
- Nhận xét – Công bố điểm.
b/ HĐ2: HDHS làm bài 2
- GV giao việc: Các em đọc vở kịch Lòng dân, nêu tên các nhân vật và tính cách của từng nhân vật trong đoạn trích vở kịch Lòng dân.
- Nêu tính cách của từng nhân vật
- Chọn một cảnh trong đoạn trích và phân vai trong nhóm để tập diễn.
- Cho HS làm bài vào phiếu BT:
Tên nhân vật
Tính cách
- HS trình bày tên nhân vật và tính cánh của nhân vật. 
 - GV nhận xét và chốt lại ý đúng.	
- Cho HS tập diễn GV theo dõi các nhóm tập.
- GV chọn nhóm diễn tốt nhất lên diễn trên lớp GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi để nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm mỗi em trong nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Chiều
Tiếng Việt (ôn)
LTVC: Ôn tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa; làm được các bài tập theo yêu cầu.
 - Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
 SGK bài tập LTVC lớp 5, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra.
 - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ.
2/ Bài ôn.
* GV giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Điền từ thích hợp vào từng chỗ trống trong các câu sau (Chọn trong các từ đồng nghĩa):
 a/ loại xe ấy .... nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người ... nên rất khó .....
 (tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao)
 b/ Các ... là những người có tâm hồn .......
 (thi sĩ, nhà thơ)
Bài 2. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
 a/ én bay thấp mưa ngập cầu ao, én bay cao mưa rào lại tạnh.
 b/ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
 c/ Khôn nhà dại chợ.
 d/ Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
 e/ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Bài 3. Xác định nghĩa của từ lá trong các cụm từ và câu dưới đây rồi phân các nghĩa ấy thành hai loại: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
	- Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
	- Lá khoai anh ngỡ lá sen.
	- lá cờ căng lên vì ngược gió.
	- Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam.
* HS tự làm bài vào vở BT. GV quan sát, giúp đỡ Hs gặp khó khăn.
* Chấm, chữa bài và nhận xét.
* Đáp án:
- Bài 1. Thứ tự các từ cần điền:
	a/ tiêu hao, tiêu dùng, tiêu thụ.
 b/ nhà thơ, thi sĩ.
- Bài 2.
	a/ thấp/ cao	b/ nhác/ siêng	c/ khôn/ dại
	d/ đi/ về; già/ trẻ	e/ đói/ no 
- Bài 3. 
	Câu 1 và 2: Từ “lá” chỉ bộ phận của cây, mọc ở cành, thân; có hình dẹt, màu lục. Mang nghĩa gốc.
	Hai câu còn lại: Từ “lá” chỉ vật có hình tấm, mảnh, nhẹ như hình cái lá”. Mang nghĩa chuyển.
3/ Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về ôn bài chuẩn bị KTĐK.
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I
	(Tiết 6)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- ôn lại nội dung và cách đọc thể loại kịch qua đoạn trích vở kịch Lòng dân; phân vai, tập diễn một cảnh của vở kịch.
- Biết đọc diễn cảm các bài văn theo phong cách chính luận; đọc rõ ràng, mạch lạc.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS tập diễn kịch ở lớp vở kịch lòng dân.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài cho HS.
2. HD ôn tập :
a/ HĐ 1: ôn tập và kiểm tra 
- Cho HS đọc lại các bài tập đọc để kiểm tra ( các bài đã quy định )
- Tiếp tục kiểm tra đọc HS .
- Nhận xét – Công bố điểm .
b/ HĐ 2: HDHS làm bài 2
- GV giao việc: Các em đọc vở kịch Lòng dân.Nêu tên các nhân vật trong đoạn trích vở kịch Lòng dân.
+/ Nêu tính cách của từng nhân vật?
+/ Chọn một cảnh trong đoạn trích và nhóm phân vai để tập diễn ?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày tên nhân vật và tính cánh của nhân vật (GV có thể kẻ bảng trên bảng phụ để HS phát biểu, GV ghi, cũng có thể phát phiếu đã kẻ sẵn..
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.	
- Cho HS tập diễn GV theo dõi các nhóm tập.
- GV chọn nhóm diễn tốt nhất lên diễn trên lớp GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi để nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm mỗi em trong nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị trang phục, đạo cụ để tập diễn 2 cảnh của vở kịch Lòng dân. 
Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010
Sáng
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì lần 1
(Sở GD&ĐT ra đề)
Địa lí
Tiết 10: Nông nghiệp
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
	- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	+/ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? DT nào có số dân đông nhất?
	+/ Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở đâu?
	- HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
	Giới thiệu bài
	Nội dung
a/ HĐ 1: Nghành trồng trọt:
- GV treo lược đồ nông nghiệp VN và yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của lược đồ.
+ Nhìn trên lươc đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
+Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông ngiêp?
* GV kết luận: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta.
	+/ Em hãy kể tên một số loại cây trồng ở nước ta.
	+/ Loại cây nào được tròng nhiều hơn cả? vì sao?
	+/ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng? Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
	+/ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên?
	- HS TL, nhận xét. GV nhận xét, kết luận:
KL: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta trồng được nhiều loai cây Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam bộ... 
b/ / HĐ 2: Ngành chăn nuôi.
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cặp để giải quyết các câu hỏi sau:
+/ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+/ Trâu bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa câu trả lời của HS, sau đó giảng lại về ngành chăn nuôi theo sơ đồ.
- Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thi ghép kí hiệu các cây trồng nuôi vào lược đồ.
3/ Củng cố dặn dò:
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
Khoa học
Tiết 20: Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn đặc điểm sinh học và các mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì; Cách phòng tránh các bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS, phòng tránh bị xâm hại, tai nạn giao thông đường bộ .
 - Rèn tư thế tác phong học tập cho Hs.
II/ Đồ dùng dạy - học:
 - Các sơ đồ trong SGK/ 42, 43; Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra.
 - Những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đường bộ?
 - Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ cần phải làm gì?
2/ Bài ôn.
a/ HĐ1: Làm việc với SGK.
 * Bài 1.
 - HS vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì ở con gái và con trai vào vở nháp. 1 HS trình bày vào bảng nhóm.
 - Hs trình bày bài, nhận xét. GV nhận xét chung.
 * Bài 2, 3.
 - HS suy nghĩ, lựa chọn phương án đúng và ghi vào bảng con.
 - Nhận xét, đưa đáp án đúng.
b/ Hoạt động 2: TC “ Ai nhanh ai đúng”. (Nhóm 4)
 - GV tổ chức và hướng dẫn HS chơi.
 - Các nhóm làm việc, trình bày và giới thiệu về kết quả làm việc của cả nhóm.
 - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
3/ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt
Kiểm tra địng kì lần 1
(Sở GD&ĐT ra đề)
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 10
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét ưu và nhược điểm của lớp trong tuần.
- Đề ra kế hoạch thực hiện tuần tới. 
II/ Các hoạt động dạy học:
*Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng nhận xét tổ mình.
- Lớp phó học tập nhận xét học tập chung của lớp.
- ý kiến cá nhân trong tổ.
*Giáo viên nhận xét chung:
-ưu điểm:	 
- Nhược điểm:
+ Một số em còn lười học, chưa thuộc bài trước khi đến lớp, 1 số em chưa chú ý trong học tập, hay quên đồ dùng học tập, chưa có ý thức tự giác trong việc trồng và chăm sóc bồn hoa...
 + Chữ viết của các em chưa tiến bộ, trình bày bài chưa đẹp.
+ Còn hay mất trật tự trong giờ học....
III/ Phương hướng tuần tới:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, nề nếp học tập. 
- Chăm sóc công trình măng non của lớp được phân công.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 10.doc