Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Đỗ Thị Hoa

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Đỗ Thị Hoa

I - MỤC TIÊU: Giúp học sinh :

- Nhận biết tính chất chia một tổng cho một số , tự phát hiện tính chất chia một hiệu cho một số ( Thông qua bài tập)

- Tập vận dụng tính chất nêu trên để thực hành tính.

-Không yêu cầu hs phảI học thuộc các tính chất này ,Hs trung bình làm bài 1,2.

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14 Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011 
Toán (Tiết 66 ): Chia một tổng cho một số 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nhận biết tính chất chia một tổng cho một số , tự phát hiện tính chất chia một hiệu cho một số ( Thông qua bài tập)
- Tập vận dụng tính chất nêu trên để thực hành tính.
-Không yêu cầu hs phảI học thuộc các tính chất này ,Hs trung bình làm bài 1,2.
 Ii hoạt động dạy học :
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học.
HĐ1: C C kĩ năng nhân với số có hai, ba chữ số 
HĐ2: Giới thiệu và HD cho nhận biết tính chất một tổng chia cho một số (10 phút )
 ( a + b ) : c = a : c + b : c
HĐ4: Luyện tập (15 phút)
C C tính chất một tổng chia cho một số 
Bài 1 : (VBT - trang 77): 
C C về kĩ năng giải toán có liên quan 
 Bài 2: (VBT - trang 77):
Giúp HS phát hiện tính chất chia một hiệu cho một số 
Bài 3: (VBT -Trang 77)
C C kĩ năng vận dụng tính chất nêu trên để thực hành tính 
Bài 4 : (VBT - trang 77): 
HĐ nối tiếp: ( 4 phút ) Củng cố, dặn dò
- HS lên bảng làm bài, chữa bài về nhà
- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- GV giới thiệu và viết bảng 2 phép tính:
 (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
- 2 HS lên bảng làm bài 
- GV cho HS nhận xét kết quả của hai phép tính và giúp HS rút ra kết luận 
- 4-5 HS nhắc lại kết luận 
- HS tự lấy VD rồi áp dụng quy tắc để làm 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm. ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- HS nêu yêu cầu của bài 
-1HS lên bảng làm và nêu cách làm
- Dưới lớp làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của đề bài
- HS làm bài trên bảng lớp 
- ở dưới lớp làm vào vở BTT
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn bài 4 - HS đọc đề bài - Phân tích mẫu 
- HS làm bài trên bảng lớp 
- ở dưới lớp làm vào vở BTT
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
- GV củng cố bài học 
- BTVN: Các bài tập trong SGK
 Đạo đức
 Biết ơn thầy giáo, cô giáo. ( Tiết 1 )
i.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
- Hiểu công lao của thầy giáo cô giáo đối với HS.
- HS phải kính trọng biết ơn, yêu quý thầy giáo cô giáo.
- Biết bày tỏ sự kính trọng,biết ơn đối với thầy giáo cô giáo.
II - Đô dùng dạy học: VBT, các tấm thẻ xanh, đỏ, tím..
III hoạt động dạy học 
Nội dung kiến thức
HĐ1: Củng cố về vì sao em phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ"(3 - 5 phút)
HĐ 2: Xử lý tính huống: (10 phút)
- GVTK : Các thầy giáo đã dạy dỗ các em biết điều hay, lẽ phải nên chúng ta phải biết kính trong, biết ơn.
hĐ 3: Bày tỏ ý kiến thái độ: ( 10- 12 phút)
 NX chốt ý đúng: TH1 vàTH 4
HĐ 4: Thảo luận nhóm:(10 - 12 phút)
NX- chốt ý: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
* Ghi nhớ: SGK.
 Hoạt động nối tiếp: ( 3 phút )
- Nhận xét tiết học - dặn chuẩn bị bài sau.
Hoạt động dạy học
- HS nêu ghi nhớ bài học
GV nhận xét - Ghi điểm
- Yêu cầu HS đọc tính huống trong SGK.
- 2, 3 em lên đọc tình huống.
- HS dự đoán các cách có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lý do.
- Yêu cầu HS trả lời các ý kiến của bài tập 1.- SGK ( trang 22). NX chốt ý đúng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập 2 -SGK.- GV chia lớp làm 7 nhóm -Mỗi nhóm nhận 1 việc, lựa chọn việc làm nên -không nên.
- HS làm bài tập 2 theo nhóm đôi.
- HS trình bày.
- Lần lượt trình bày – Nêu kết quả.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
HS nêu.
Sưu tầm bài hát, bài ca dao nói về thầy giáo, cô giáo.
 Toán (Tiết 67): 	 Chia cho số có một chữ số 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh :
Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép tính chia số có nhiều chữ sốcho số có 1 chữ số.
- Hs trung bình làm bài 1 dòng1,2 và bài 2.Hs khá giỏi làm bài 1,2,3. 
 II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
IIi hoạt động dạy học :
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học.
HĐ1 Củng cố chia 1 tổng cho 1 số
HĐ2: Chia số có 6 chữ số cho số có 1 chữ số ( 15 phút)
* Trường hợp 1: Phép chia hết
 128472 : 6 = ?
* Trường hợp 2: Phép chia có dư
HĐ3: Thực hành ( 17 phút )
 Củng cố về chia số có 6 chữ số cho số có 1 chữ số.
Bài 1: (VBT - trang 78) 
 Củng cố về dạng toán “ Tìm 1 phần mấy của 1 số”. 
Bài 2: (VBT- trang 78)
Củng cố về tìm thừa số, số chia 
Bài 3: (VBT - Trang 78)
HĐ nối tiếp: (2 phút.) Củng cố, dặn dò
- HS lên bảng làm bài, chữa bài về nhà
- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- GV giới thiệu phép chia và ghi phép tính lên bảng: 128472 : 6 
- HS lên bảng làm bài và nêu cách làm 
- GV cùng cả lớp nhận xét – chốt ý và nhắc lại cách chia: 
 B1: Đặt tính.
 B2: Chia: Chia từ trái sang phải. ( Mỗi lần chia đều tính qua 3 bước chia, nhân, trừ nhẩm)
 - GV Hướng dẫn HS tiến hành tương tự. 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 3HS lên bảng làm 
- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài 2
- HS nêu yêu cầu của đề - Phân tích đề 
- HS làm bài và chữa bài
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- HS nêu yêu cầu 
- XĐ tên gọi, thành phần chưa biết
- HS nêu cách làm bài 
- HS lên bảng làm- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- GV củng cố bài học 
- HS nêu lại cách chia số có 6 chữ số cho số có 1 chữ số 
- BTVN: Các bài tập trong SGK
Khoa học : Một số cách làm sạch nước 
I - Mục tiêu: HS biết xử lí thông tin để : 
- Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách 
- Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong từng cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước 
- Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống 
II- Đồ dùng dạy- học: - GV chuẩn bị mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản .
III hoạt động dạy học
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học.
HĐ1: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
HĐ2: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước (10 phút)
Mục tiêu : Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách 
Cách tiến hành:
Bước 1: GV nêu câu hỏi 
Bước 2: Làm việc cá nhân
Bước 3: Kết luận 
HĐ3:Thực hành lọc nước (10 phút)
Mục tiêu : Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản
Cách tiến hành:
Bước 1- Tổ chức và hướng dẫn 
Bước 2- Làm việc theo nhóm lớn .
Bước 3- Trình bầy và đánh giá 
Kết luận: Nguyên tắc chung của việc lọc nước 
HĐ4: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch (7 phút)
HĐ5: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống (5 phút)
Mục tiêu : Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống 
HĐ nối tiếp: Củng cố dặn dò(3 phút)
- Một HS lên bảng TLCH “Nướcbị ô nhiễm có những dấu hiệu gì?”
Như thế nào gọi là nước sạch ?
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét -ghi điểm
- GVyêu cầu HS kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương đã sử dụng 
- HS phát biểu theo sự hiểu biết của mình 
-GV: Thông thường có 3 cách làm sạch nước:
a) Lọc nước: - Bằng giấy lọc, bônglót ở phểu 
 - Bằng sỏi, cát, thanđối với bể 
 Tác dụng : Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước 
 b) Khử trùng nước : Bằng nước gia - ven
 Tác dụng : Diệt vi khuẩn, tuy nhiên cách này thường làm nước có mùi hắc 
 c) Đun sôi : Đun nước cho tới khi sôi để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn sẽ chết hết, nước bốc hơi mạnh mùi thuốc khử trùng cũng sẽ hết 
- HS dựa vào lời GV giảng để kể một số cách làm sạch nước 
- GV yêu cầu HS thực hành thảo luận theo các bước trong sách giáo khoa 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung, GV kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm để hoàn thành bảng ở BT2 trong vở bài tập 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung, GV kết luận.
- GV nêu câu hỏi để học sinh thảo luận 
? Nước đã được làm sạch như trên đã uống ngay được chưa ? Tại sao ?
 ? Muốn có nước uống được chúng ta cần phải làm gì ? Tại sao?
- HS lần lượt trả lời - GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung rút ra kết luận 
- Dặn HS học thuộc những điều cần biết 
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2011 
Toán (Tiết 68 ): Luyện tập 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia 1 số có nhiều chữ số cho một số có 1 chữ số
- Thực hiện quy tắc chia 1 tổng (hoặc 1 hiệu ) cho 1 số 
-Hs làm bài 1,2a,4a. Hs khá giỏi làm bài 1,2,3,4,.
II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
IIi hoạt động dạy học :
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học.
HĐ1: C C kĩ năng chia cho số có 1 chữ số 
HĐ2: Luyện tập ( 30 phút )
C C kĩ năng chia cho số có 1 chữ số 
Bài 1: (VBT - trang 79): 
C C dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Bài 2: (VBT - trang 79):
Điền số thích hợp vào ô trống
C C dạng toán tìm số trung bình cộng 
Bài 3: (VBT - Trang 79)
HĐ nối tiếp: (4 phút.) Củng cố, dặn dò
- HS lên bảng làm bài, chữa bài về nhà
- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 3HS lên bảng làm- nêu cách làm 
- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài 2
- HS nêu yêu cầu của đề 
- HS làm bài và chữa bài- giải thích cách làm bài 
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- HS nhắc lại công thức tìm số lớn, số bé 
- HS nêu yêu cầu- HS nêu cách làm bài 
- HS lên bảng làm- ở dưới làm vào VBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung 
- HS nhắc lại công thức tìm số trung bình cộng của nhiều số 
- GV củng cố bài học 
- HS nêu lại cách thực hiện phép chia 1 số có nhiều chữ số cho một số có 1 chữ số công thức tìm số lớn, số bé, công thức tìm số trung bình cộng của nhiều số 
 - BTVN: Các bài tập trong SGK
Toán (Tiết 69): Chia 1 số cho 1 tích 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nhận biết cách chia 1 số cho 1 tích 
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện hợp lý 
-Hs trung bình làm bài 1,,2 Hs khá giỏi làm bài 1,2,3.
II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
IIi hoạt động dạy học :
Nội dung kiến thức
Hoạt đông dạy học.
HĐ1: C C kĩ năng chia cho số có 1 chữ số 
HĐ2: Giới thiệu tính chất chia 1 số cho 1 tích ( 15phút )
Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức 
Khi chia 1 số cho 1 tích 2 thừa số, ta có thể chia số đó cho 1 thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số còn lại 
HĐ 3: Thực hành ( 18phút )
C C kĩ năng chia 1 số cho 1 tích 
Bài 1: (VBT - trang 80): 
Rèn kĩ năng vận dụng chia 1 số cho 1 tích để làm bài 
Bài 2: (VBT - trang 80):
C C kĩ năng vận dụng các tính chất để giải toán có liên quan
Bài 3: (VBT - Trang 80)
HĐ nối tiếp: (2 phút.) Củng cố, dặn dò
- HS lên bảng làm bài, chữa bài về nhà
- GV cùng cả lớp t ...  dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
Tập làm văn: (Tiết 28): 
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả: các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài, kết bài.
- Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh, chân thực và sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144, SGK.
III. hoạt động dạy học :
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 7phút) Củng cố văn miêu tả:
- Nêu khái niệm, lấy ví dụ câu miêu tả.
HĐ2: ( 15phút) Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: HS đọc và hiểu nội dung đoạn văn tả cái cối xay, các phần trong miêu tả...
- Phần mở bài: Cái cối xinh xinh...gian nhà trống giới thiệu cái cối.
- Phần kết bài: Cái cối xay ... anh đi tình cảm của bạn nhỏ đối với đồ dùng trong nhà.
- Phần thân bài: Tả từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ theo trình tự từ ngoài vào trong, cái chính đến cái phụ...
Bài 2: HS nắm được trình tự các bước tả đồ vật.
* Ghi nhớ: SGK.
HĐ3: ( 15phút) Luyện tập:
Bài 1: Giúp HS biết cách miêu tả đồ vật, viết được kết bài, mở bài cho bài văn tả đồ vật.
- Tả cái trống trường em...
*MB: Kỉ niệm những ngày đầu đi học của bạn là gì? là cổng trường cao ngợp, phấn trắng bảng đen hay tường vôi mới quét...? Còn tôi luôn nhớ chiếc trống trường với âm thanh rộn rã tưng bừng...
*KB: ......................................................
HĐ4: ( 5phút) Củng cố - Dặn dò:
- HS lên bảng trả lời và lấy ví dụ.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
- 1 - 2 HS đọc bài văn . Lớp đọc thầm, tìm hiểu cấu tạo của bài văn, cách mở bài, kết bài của bài văn.
- HS thảo luận cặp đôi yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Các HS khác nhận xét bổ sung cho đầy đủ.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS nêu trình tự các bước tả đồ vật.
- GV định hướng, HS rút ra ghi nhớ .
- HS thảo luận cặp đôi, các nhóm đọc nội dung yêu cầu thảo luận của bài tập.
- Đại diện các cặp lần lượt trình bày từng câu hỏi trong SGK.
- Các HS khác nhận xét bổ sung. 
- GV kết luận.
- HS làm bài cá nhân vào vở viết đoạn mở bài và kết bài để hoàn chỉnh bài văn tả cái trống.
- HS lần lượt đọc bài viết của mình.
- HS - GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luyện viết đoạn văn tả đồ vật.
Tiếng việt: Ôn tập văn kể chuyện.
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện về đề tài Đoàn kết, thương yêu bạn bè.
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS cách xây dựng xây dựng câu chuyện từ yêu cầu của đề bài.
- Rèn cho HS kỹ năng viết một bài văn kể chuyện hấp dẫn, câu văn trôi chảy, giàu trí tưởng tượng từ cốt truyện cho sẵn.
II. Các hoạt động dạy học:
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 5phút) Củng cố về văn kể chuyện:
HĐ2: (30phút) Bài tập thực hành:
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện về đề tài Đoàn kết, thương yêu bạn bè.
Gợi ý:
- Tìm truyện trong chương trình đã học ( giờ tập đọc, kể chuyện ở các lớp em đã học...) hoặc câu chuyện từ cuộc sống thực hàng ngày em được chứng kiến hoặc tham gia.
- Đề tài về Đoàn kết, thương yêu bạn bè: giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập, ... 
- Bài tập 1 - Bổ trợ và nâng cao Tiếng việt 4 - Tập 1 ( Trang 55)
Bài 2: *MT: Giúp HS xác định được các kiểu kết bài, mở bài, nhân vật, ý nghĩa trong câu chuyện em vừa kể.
- Bài tập 2 , 3 , 4 - Bổ trợ và nâng cao Tiếng việt 4 - Tập 1 ( Trang 55)
HĐ3: (5phút) Củng cố - Dặn dò:
- HS nối tiếp nhau nêu các phần của một cốt truyện trong bài văn kể chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
- HS nối tiếp nhau đọc đề bài. Lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS xác định đề bài. GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
- HS thảo luận nhóm bàn nội dung chuyện đã chọn theo đề tài của đề bài.
- Đại diện các nhóm nêu tên câu chuyện mà mình đã chọn, nói rõ thuộc đề tài gì?
- GV nhắc nhở HS một số điểm cần chú ý khi viết văn kể chuyện: xây dựng cốt truyện, nhân vật trong truyện xen miêu tả ngoại hình, lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
- HS làm bài cá nhân. GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- 1 - 2 HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- GV - HS sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
- HS làm bài cá nhân.
- Từng cá nhân nêu cách mở bài, kết bài, ý nghĩa trong câu chuyện của mình.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét...
- GV nhận xét tiết học. 
- GV thu chấm một số bài.
lịch sử: Ôn tập bài: 
Chùa thời Lý - Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 ( 1075 - 1077)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại:
- Dưới thời lý, đạo phật rất phát triển, chùa chiền mọc lên ở mọi nơi.
- Trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2.
- Củng cố lại các sự kiện lịch sử cho phù hợp với thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
Iii. hoạt động dạy - học :
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: ( 5phút) Khởi động:
HĐ2: ( 30phút) Bài tập thực hành:
Bài 1: *MT: Củng cố cho HS biết dưới thời Lý, đạo phật rất phát triển và được nhân dân tiếp thu.
- Câu 1; 2 - Bài 10 - Ôn luyện kiến thức Sử - Địa ( Trang 23)
Bài 2: *MT: Củng cố cho HS thuật được cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai dựa vào các gợi ý:
- Nhà Tống ráo riết xâm lược...
- Lý Thường Kiệt chủ động đánh sang nhà Tống.
- Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, sự xuất hiện của bài thơ Thần...
- Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà. 
- Câu 1 - Bài 11 - Ôn luyện kiến thức Sử - Địa ( Trang 24 - 25).
Bài 3: *MT: HS điền được các sự kiện lịch sử phù hợp với thời gian
- Câu 2 - Bài 11 - Ôn luyện kiến thức Sử - Địa ( Trang 25).
HĐ3: ( 5phút) Củng cố - Dặn dò:
- HS kể tên các ngôi chùa có ở quê hương em.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
- HS làm việc theo nhóm bàn.
- Các nhóm đọc nội dung y / c bài tập 1.
- HS thảo luận trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm tổ.
- Các nhóm thảo luận kết hợp lược đồ SGK.
- GV đi quan sát giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày dựa theo các gợi ý, kết hợp với lược đồ trên bảng lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức chính.
- HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 3.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS trình bày cá nhân bài làm của mình trước lớp.
- GV - HS khác nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
- Dặn HS về nhà ôn tập lại bài.
Tiếng việt: 
Ôn tập câu hỏi và dấu chấm hỏi.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về khái niệm câu hỏi và dấu chấm hỏi.
- Rèn kỹ năng sử dụng câu hỏi trong khi nói và viết .
II. hoạt động dạy học:
nội dung kiến thức
hoạt động dạy học
HĐ1: (5phút) Củng cố về câu hỏi:
- Dùng để hỏi người khác về điều mà mình chưa biết, cuối câu có dấu chấm hỏi và có các từ nghi vấn.
HĐ2: (30phút) Bài tập thực hành:
Bài 1: *MT: HS tìm được các câu hỏi trong bài Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt và xác định được nội dung từng câu hỏi, từ nghi vấn.
- Bài tập 1 - Bổ trợ và nâng cao Tiếng việt 4 - Tập 1 ( Trang 54).
Bài 2: *MT: Rèn cho HS kỹ năng đặt câu hỏiẵnoay quanh nội dung từng câu văn
- Bài tập 2 - Bổ trợ và nâng cao Tiếng việt 4 - Tập 1 ( Trang 55)
Bài 3: *MT: Rèn kỹ năng đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu văn.
- Bài tập 2 - Tiếng việt nâng cao 4 - (Trang 99).
Bài 4: *MT: Rèn kỹ năng đặt câu hỏi để tự hỏi mình tỏng các tình huống đã cho.
- Bài tập 3 - Tiếng việt nâng cao lớp 4 - (Trang 99)
HĐ3: ( 5phút) Củng cố - Dặn dò:
- HS nối tiếp nhau nêu khái niệm câu hỏi và lấy ví dụ minh hoạ.
- Các HS khác nhận xét bổ sung. 
- GVNX, cho điểm từng HS.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện HS đọc nội dung thảo luận.
( Yêu cầu bài tập 1).
- HS thảo luận trong nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Nhóm bạn nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm đọc nội dung thảo luận (Yêu cầu bài tập 2)
- Đại diện HS các cặp trình bày bài làm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi ( Đại diện nhóm đọc nội dung yêu cầu bài tập 3).
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận bài làm đúng.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm.
- Các HS khác nhận xét bổ sung. 
- GV kết luận bài làm đúng.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học về câu hỏi.
Hoạt động ngoài giờ:
Phát động thi đua chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân.
I. Mục tiêu: 
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá để HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam 22 - 12.
- Giúp HS hiểu được nỗi vất vả, khắc phục khó khăn của các chú bộ đội để từ đó hình thành trong HS những hành động, tình cảm thân thiện, tôn trọng , giúp đỡ các chú bộ đội làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Nội dung cần triển khai:
HĐ1: ( 20 phút) Phát động đợt thi đua chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân với nội dung " Uống nước nhớ nguồn" :
Bước 1: Giúp HS hiểu ý nghĩa của ngày thành lập QĐND Việt Nam 22 - 12.
- GV đọc cho HS nghe lịch sử ngày 22 -12.
- Kể những tấm gương các chú bộ đội tiêu biểu xuất sắc trong nước cũng như ở địa phương qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước và trong thời kỳ xây dựng đất nước XHCN để HS thấy được sự vất vả hy sinh thầm lặng của các chú bộ đội , cũng như những trăn trở của các chú mong muốn đất nước mãi bình yên , mang lại những tiếng cười trẻ thơ cho các cháu thiếu nhi.
Bước 2: Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam:
- Phát động trong HS học tập tốt giành nhiều điểm cao trong học tập dâng tặng các chú trong ngày có ý nghĩa đặc biệt này. Giáo dục truyền thống " Tiếp bước cha anh - Noi gương anh bộ đội cụ Hồ".
- Sưu tầm những tấm gương các các chú bộ đội , các anh hùng liệt sĩ của huyện , thị trấn đã hết lòng vì Tổ Quốc thân yêu.
- HS sưu tầm những bài thơ, bài hát, những câu chuyện về chủ đề ngày thành lập QĐND Việt Nam. Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày QĐND VN.
HĐ2: ( 15phút) Phương hướng hoạt động tuần tới:
1, Về học tập: - Tiếp tục thực hiện tốt những nội quy, quy định của trường, lớp đề ra, giành nhiều điểm tốt và có ý thức vươn lên trong học tập, mỗi em đều học tập tác phong anh bộ đội cụ Hồ.
2, Các hoạt động khác: - Thực hiện tốt các hoạt động khác của nhà trường, dẫn đầu trong các hoạt động nổi của nhà trường... 
HĐ3: ( 5phút) Tổng kết chung: 
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt cuộc phát động trên.
- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4.doc