Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 6 - Trường TH Trường Đông A

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 6 - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC

Tiết 10 : Ê-MI-LI, CON.

(Trích)

I - Mục tiêu

-Đọc rành mạch, trôi chảy;

- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài ; đọc diễn cảm được bài thơ

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc 1 khổ thơ trong bài)

*HS khá, giỏi thuộc lòng khổ thơ 3, 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.

II- Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc, trả lời câu hỏi sau bài đọc

3. Bài mới

a) Luyện đọc

- HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.

- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc: ghi lên bảng các tên riêng phiên âm để HS cả lớp luyện đọc: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.

- GV hướng dẫn HS đọcnối tiếp bài thơ theo từng khổ.

- Khổ 1: lời chú Mo-ri-xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê-mi-li - ngây thơ, hồn nhiên.

- Khổ 2: Lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn - giọng phẫn nộ, đau thương.

- Khổ 3: lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con - giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.

- Khổ 4: mong ước của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại - giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ: sáng nhất, đốt, sáng loà, sự thật, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 6 - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Từ: 24/9/2012
đến 28/9/2012
Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 10 : Ê-MI-LI, CON..
(Trích)
I - Mục tiêu
-Đọc rành mạch, trôi chảy; 
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài ; đọc diễn cảm được bài thơ
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc 1 khổ thơ trong bài)
*HS khá, giỏi thuộc lòng khổ thơ 3, 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.
II- Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc, trả lời câu hỏi sau bài đọc
3. Bài mới
a) Luyện đọc
- HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc: ghi lên bảng các tên riêng phiên âm để HS cả lớp luyện đọc: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- GV hướng dẫn HS đọcnối tiếp bài thơ theo từng khổ.
- Khổ 1: lời chú Mo-ri-xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê-mi-li - ngây thơ, hồn nhiên.
- Khổ 2: Lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn - giọng phẫn nộ, đau thương.
- Khổ 3: lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con - giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
- Khổ 4: mong ước của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại - giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ: sáng nhất, đốt, sáng loà, sự thật, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
- HS đọc theo cặp 
-4 HS đọc bài
b) Tìm hiểu bài 
- Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu (để gợi hình ảnh và hiểu tâm trạng hai cha con): giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động, giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên.
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
(HS đọc khổ thơ 2, trả lời: Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa - không nhân danh ai - đốt bệnh viện, trường hoc, giết trẻ em, giết những cánh đồng xanh)
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
(HS đọc khổ thơ 3, trả lời theo cách diễn lại lời thơ: Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn)
- Câu hỏi bổ sung: Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: Cha đi vui?
(Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện)
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
(HS đọc khổ thơ cuối, trả lời. VD: Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân dân vd. Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó/Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục/Chú Mo-ri-xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa..)
GV: Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam, làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác.
c) Đọc diễn cảm và HTL 
- Bốn HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ
- HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng các khổ thơ 3,4
4. Củng cố- Dặn dò: 	
- Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu y nghĩa.
- Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS.
 - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài:Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai.- Đọc bài nhiều lần và trả lời các câu hỏi sgk
-------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 5: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ,ĐÃ ĐỌC.
Đề bài:Kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình,chống chiến tranh.
 I.Mục đích yêu cầu:
-Kể lại được câu chuyện đã nghe , đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung ý nghĩa của câu chuyện
II.Đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ, các tiêu chí đánh giá.
 HS : Sưu tầm sách báo, truyện gắn với chủ đề .
III.Hoạt động dạy học :
1. Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS kể lại 2-3 đoạn của câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 
3. Dạy – học bài mới:
-GV giới thiệu bài: . – GV ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Tìm hiểu đề:
-Gọi 1 em đọc đề bài.
HS: Đề bài yêu cầu gì? (kể chuyện). Câu chuyện đó ở đâu? (được nghe hoặc đã đọc).Câu chuyện nói về điều gì? (ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh). – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài 
HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/ 48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn (nếu HS chọn chưa đúng câu chuyện GV giúp HS chọn lại chuyện phù hợp).
-Yêu cầu HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời:
HS: Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? 
-GV chốt: 
 * Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật chính trong chuyện, người đó làm gì?). 
 * Kể diễn biến câu chuyện (kể theo trình tự từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, tập trung vào tình tiết yêu hòa bình, chống chiến tranh). 
 * Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (hay nhân vật chính trong chuyện).
-GV chia HS theo nhóm 2 em kể chuyện cho nhau nghe sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
-Tổ chức cho đại diện nhóm thi kể trước lớp – GV định hướng cho HS nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không?
 + Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
 + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
-Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.
4. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại một số câu chuyện mà các bạn đã kể .
-Tìm một câu chuyện em chứng kiến, hoặc em làm thể hiện tình hữu quốc tế
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 
KHOA HỌC
Tiết 9: THỰC HÀNH NÓI KHÔNG VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu
-Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu bia
-Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Giáo dục HS ý thức phòng tránh các chất gây nghiện.
* KNS:- Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
II.Đồ dùng dạy - học
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá và ma tuý.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hoạt động 3. Thực hành xử lí thông tin.
MT: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
Cách tiến hành: 
Bước 1: HS làm việc cá nhân, hoàn thành bảng thông tin trong SGK.
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Người sử dụng
Ung thư phổi, 
Tim mạch,
Dạ dày, ung thư, viêm gan,
Gỗy mất khả năng lao động, lây nhiễm HIV cao
Người xung quanh
hít phải khói thuốc sẽ gây bệnh, trẻ em bắt chước sẽ nghiện.
Dễ gây lộn, dễ bị tai nạn GT,
KT gia đình suy sụp, tội phạm gia tăng,
Bước 2: Gọi HS trình bày, mỗi HS một ý, HS khác nhận xét.
GV kết luận: Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý đều là những chất gây nghiện. Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ nười sử dung và những nười xung quanh.
Hoạt động 4. Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”
MT: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
Cách tiến hành:
 Tổ chức và hướng dẫn. Mỗi đội một nhóm câu hỏi.
Nhóm câu hỏi về tác hại của thuốc lá.
Nhóm câu hỏi về tác hại của rượu, bia.
Nhóm câu hỏi về tác hại của ma tuý.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. Về nhà chuẩn bị cho giờ sau tốt hơn.
--------------------------------------------------------------------- 
TOÁN
Tiết 24: ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I- MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
* Bài tập cần làm bài 1,2,3a (cột 1)/25.
II- CHUẨN BỊ: Bảng phụ vẽ hình 1dam2 , 1hm2 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi về cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật 
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy – học bài mới:
a) Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông
- GV treo lên bảng hinh biểu diễn của hình vuông có cạnh 1dam như SGK (chưa chia thành các ô vuông nhỏ).
- HS quan sát hình.- GV nêu: Hình vuông có cạnh dài 1dam, em hãy tính diện tích của hình vuông.
- HS tính: 1dam x 1dam = 1dam2 
- (HS có thể chưa ghi được đơn vị dam2).- GV giới thiệu 1dam x 1dam = 1dam2, đề-ca-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1dam.
- GV giới thiệu tiếp: đề-ca-mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đề-ca-mét vuông.
- HS viết: dam2
- HS đọc: đề-ca-mét vuông
b) Tìm mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông
- GV hỏi: 1dam bằng bao nhiêu mét.
- HS nêu: 1dam = 10m.- GV yêu cầu: Hãy chia cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
- GV hỏi: Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét?
- HS: Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài 1.+ Chia hình vuông lớn có cạnh dài 1dam thành các hình vuông nhỏ? (Được tất cả 10 x 10 = 100 hình)
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông? (Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1m2)
+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông? (100 hình vuông nhỏ có diện tích là: 1 x 100 = 100 (m2))
+ Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu mét vuông? (1dam2 = 100m2)
HS viết và đọc: 1dam2 = 100m2+ Đề-ca-mét vuông gấp bao nhiêu lần mét vuông? (Đề-ca-mét vuông gấp 100 lần mét vuông)
c/ Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông
- GV hướng dẫn tương tự như đề-ca-mét vuông.
- HS quan sát.
d/ Luyện tập 
+ Bài tập 1: Rèn học sinh cách đọc số đo diện tích: dam2 và hm2 .
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm miệng.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
+ Bài tập 2: HS viết được các số đo diện tích.
- Học sinh đọc yêu cầu. 
- 1 Học sinh làm trên bảng lớp.	- Cả lớp làm vào vở.
- GV nhân xét. 
+ Bài tập 3 : HS biết điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở câu a cột 1.
- HS trình bày kết quả. - Cả lớp và giáo viên nhận xét.
+ Bài tập 4: Dành cho HS khá, giỏi (nếu còn thời gian)
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích –  ... n gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc ta
- Biết quan hệ giữa héc ta và mét vuông. 
-Chuyển đổi các số đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta).
- Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết, đổi đơn vị thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm:
 6m256dm2  656dm2	4m279dm2 5m2
- Nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc ta:
- Giáo viên giới thiệu: “Thông thường khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng  người ta dùng đơn vị héc – ta”.
- Giáo viên giới thiệu: “1 héc-ta bằng 1 héc-ô-mét vuông và héc – ta viết tắt là ha”.
- Tiếp đó giáo viên hướng dẫn HS tự phát hiện được mối quan hệ giữa héc ta và mét vuông.	1ha = 10 000m2
- Cho một số HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
	 - HS, giáo viên nhận xét.
Bài làm:	 a. 4ha = 40 000m2	ha = 5000m2	
	b. 60 000m2 = 6ha	 800 000m2 = 80ha	
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
 - HS làm giáo viên chấm điểm.
22 200ha =222 km2
- GV chấm điểm tập HS
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập – Xem trước BT1(a,b); BT2,3 sgk/30
--------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Tiết 6: ĐẤT VÀ RỪNG
I. Mục tiêu: 
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phe-ra-lit, đất phù sa
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ( lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi ; đất .
*HS khá, giỏi: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh thực vật và động vật Việt Nam. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta.
+ Biển có vai trò thế nào đối với đời sống và sản xuất?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
1. Đất ở nước ta.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
Bước 1: - Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
+ Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên nước Việt Nam.
+ Hoàn thành bảng sau:
Tên loại đất
Vùng phân bố
Một số đặc điểm
Phe-ra-lít
Vùng đồi núi
Màu đỏ hoặc vàng, nghèo mùn, nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu.
Phù sa
Đồng bằng
Được hình thành do sông ngòi bồi đắp, màu mỡ.
Bước 2: - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Bước 3: - GV trình bày: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
- GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương.
Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng diện tích đất lớn hơn cả là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc màu vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng.
2. Rừng ở nước ta
Hoạt động 3: làm việc theo nhóm
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3; đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
+ Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và vùng rừng ngập mặn trên lược đồ.
+ Hoàn thành bảng sau:
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt đới
Đồi núi
Điều hoà khí hậu, che phủ đất,
Rừng ngập mặn
Đất thấp ven biển
Giữ đất lại ngày càng lấn ra biển.
Bước 2: - Đại diện nhóm HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Một số HS chỉ trên bản đồ vùng phân bố rừng và vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*HS khá, giỏi:
+ Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người.
+ Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì?
+ Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
- GV phân tích giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò :
- Hệ thống bài 
- HS đọc bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 28 tháng 9 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 11: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I - Mục tiêu
 Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do nguyện vọng rõ ràng.
* Kĩ năng sống:
-Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).
-Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).
* Phương pháp sử dụng:
Phân tích mẫu
-Rèn luyện theo mẫu
-Tự bộc lộ
II- Đồ dùng dạy - học
Bảng viết những điều cần chú ý (SGK, tr.60)
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 GV kiểm tra vở của một số HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh ở nhà (sau tiết trả bài văn tả cảnh cuối tuần 5).
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài tập1:	 
 - HS đọc bài Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng, trả lời lần lượt các câu hỏi. GV giới thiệu tranh, ảnh về thảm hoạ do chất độc màu da cam gây ra; hoạt động của Hội Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
 - Đáp án trả lời các câu hỏi :
 + chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì với con người?
(Cùng với bom đạn và các chất độ khác, chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muông thú, gây ra bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ, như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh..Hiện cả nước ta có khoảng 70 000 người lớn, từ 200 000 đến 3000 000 trẻ em là nạn nhận của chất độc màu da cam)
 + Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
(Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam/Sáng tác truyện, thơ, bài hát, tranh, ảnh..thể hiện sự cảm thông với các nạn nhân; vận động mọi người giúp đỡ cô bác và những bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam/ Lao động công ích gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam nói riêng, nạn nhân chiến tranh nói chung/..)
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT 2 và những điểm cần chú ý về thể thức đơn.
- HS viết đơn, tiếp nối nhau đọc đơn. 
- Cả lớp và GV nhận xét: Đơn viết có đúng thể thức không? Trình bày có sáng không? Lí do, nguyện vọng viết có rõ không?
- GV chấm điểm một số đơn, nhận xét về kỹ năng viết đơn của HS.
- VD về đơn trình bày đúng quy định
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Trường Đông, ngày ..... tháng 9 năm 2012
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN
GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
Kính gửi: Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ, khu phố..
Tên em là: .
Sinh ngày: 
Học sinh lớp.., Trường tiểu học ...
Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội chữ thập đỏ của khu phố, em thấy hoạt động của đội rất có ý nghĩa và thiết thực. Em tự nhận thấy mình có thể tham gia hoạt động của Đội, để giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được gia nhập Đội tình nguyện, góp phần nhỏ bé làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân.
Em xin hứa tôn trọng nội quy và tham gia tích cực mọi hoạt động của Đội.
Em xin chân thành cảm ơn.
	Người làm đơn kí
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đơn đúng thể thức; yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện lá đơn.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập tả cảnh sông nước.
--------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
TIẾT 6: HỌC HÁT :CON CHIM HAY HÓT
I.Mục tiêu: 
HS hát đúng giai điệu bài Con chim hay hót. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến ,và cao độchuyển quãng 8 trong bài hát 
HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách .
Góp phần giáo dục HS thêm gắn bó với thiên nhiên.
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Tranh ảnh minh hoạ bài con chim hay hót 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Dạy bài hát 
Con chim hay hót
- Giới thiệu bài hát
- Cho HS nghe băng
- Hd HS đọc lời ca
Dạy hát từng câu 
Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát 
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
Hướng dẫn HS sửa những chỗ hát chưa đạt, thể hiệnđúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép.
Hướng dẫn HS hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái mạnh mẽ, sôi nổi của bài hát 
GV yêu cầu HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và gõ đệm theo phách (đoạn 2)
Củng cố – dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hát vừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét, dặn dò
----------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 28: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 	
- Biết : tên gọi: Kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
- Làm được bài tập: 1(a,b); BT 2; BT 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm: 70 000m2 = ha	 1800ha = km2
 900 000m2 = ha	 31000ha = km2
- Nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Gọi 3 HS lên bảng làm. 
- HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 5ha = 50000m2	b. 400dm2 = 4m2 	
 2km2 = 2 000 000m2	 1500dm2 = 15m2	 	 70000cm2 = 7m2	 
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
 - Gọi 2 HS lên bảng làm, 
	 - HS sửa bài - giáo viên nhận xét.
Bài làm: 2m29dm2 > 29dm2	790ha < 79km2
 8dm25cm2 < 810cm2	4cm25mm2 = cm2.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
 - 1 HS giải trên bảng, cả lớp làm vào vở
	 - HS sửa bài - giáo viên nhận xét.
Bài giải: 	Diện tích căn phòng là: 
	6 x 4 = 24 (m2)
 	Tiền mua gỗ để lát nền phòng hết là: 
 	 280 000 x 24 = 6 720 000 (đồng)
 Đáp số: 6 720 000 đồng.
- GV chấm điểm tập HS
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung – Xem trước BT1,2/31
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 6 MOT COT.doc