Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 7 - Nguyễn Tài Hoàng Trang

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 7 - Nguyễn Tài Hoàng Trang

TẬP ĐỌC:

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

 ( Theo Lưu Anh )

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Bước đầu đọc diễn cảm bài văn.Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Truyện, tranh ảnh về cá heo

- Trò : SGK

 

doc 50 trang Người đăng hang30 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 7 - Nguyễn Tài Hoàng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn:
Ngày dạy: Thứ hai ngày tháng năm 20
TẬP ĐỌC:
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 ( Theo Lưu Anh )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu đọc diễn cảm bài văn.Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Truyện, tranh ảnh về cá heo 
- 	Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít. 
- Bốc thăm số hiệu 
- Lần lượt 3 học sinh đọc 
- Giáo viên hỏi về nội dung 
- Học sinh trả lời 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Những người bạn tốt” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải. 
- 1 em kha,ù giỏi đọc toàn bài.
-Rèn đọc những từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu... 
- 1 Học sinh đọc toàn bài 
- Luyện đọc những từ phiên âm 
- Bài văn chia làm mấy đoạn? 
* 4 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... trở về đất liền 
Đoạn 2: Những tên cướp... giam ông lại.
Đoạn 3: Hai hôm sau... A-ri-ôn 
Đoạn 4: Còn lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn? 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp kết hợp hướng dẫn từ khó đọc.
- Tiếp tục đọc nối tiếp
- Học sinh đọc thầm chú giải sau bài đọc. 
- Học sinh luyện đọc cặp
- Giáo viên giải nghĩa từ 
- Học sinh tìm thêm từ ngữ, chi tiết chưa hiểu (nếu có). 
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
- Học sinh đọc
- HS nghe
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, trực quan 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
- Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
- Các nhóm thảo luận 
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. 
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm nhận xét. 
* Nhóm 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
- Học sinh đọc đoạn 2
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- đàn cá heo bơi đến vây quanh, say sưa thưởng thức tiếng hát ® cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền. 
* Nhóm 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- Học sinh đọc toàn bài 
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? 
- Biết thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ. 
- Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. 
* Nhóm 3:
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Học sinh đọc cả bài 
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? 
- Đám thủy thủ, tham lam, độc ác, không có tính người. 
- Cá heo: thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. 
* Nhóm 4: 
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Học sinh đọc 
- Ngoài câu chuyện trên em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? Giới thiệu truyện về cá heo.
- Học sinh kể 
- Nêu nội dung chính của câu chuyện? 
- Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. 
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành 
- Nêu giọng đọc? 
- Học sinh đọc toàn bài 
- Giọng kể phù hợp với tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
* Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 
- Học sinh đọc diễn cảm (mỗi dãy cử 3 bạn). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc diễn cảm bài văn 
- Chuẩn bị: “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”
- Nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh biết: - Biết Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam:
+ Biết lý do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Aùi Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
- Đảng ra đời là 1 sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thời kỳ cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh nhớ ơn tổ chức Đảng và Bác Hồ - người thành lập nên Đảng CSVN. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Ảnh trong SGK - Tư liệu lịch sử. 
- 	Trò : Sưu tầm thêm tư liệu 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Tại sao anh Ba quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- Học sinh trả lời
- Nêu ghi nhớ?
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới: 
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự kiện thành lập Đảng 
- Hoạt động nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp 
- Giáo viên trình bày:
Từ những năm 1926 - 1927 trở đi, phong trào CM nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929, ở nước ta lần lượt ra đời 3 tổ chức Cộng Sản. Các tổ chức Cộng Sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng lại công kích lẫn nhau. Tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất lãnh đạo không thể kéo dài.
- Học sinh đọc đoạn “Để tăng cường .....thống nhất lực lượng”
- Học sinh đọc
- Lớp thảo luận nhóm bàn, câu hỏi sau:
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
- Tình hình mất đoàn kết, không thống nhất lãnh đạo yêu cầu phải làm gì?
- 1 đến 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận ® các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- Ai là người có thể làm được điều đó?
- Các nhóm nói đựơc những ý sau: Cần phải sớm hợp nhất các tổ chức Công Sản, thành lập 1 Đảng duy nhất. Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đủ uy tín và năng lực mới làm được. Đó là lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc.
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại
Nhằm tăng cường sức mạnh của CM nên cần hợp nhất 3 tổ chức Đảng ở Bắc, Trung, Nam. Người được Quốc tế Cộng Sản Đảng cử về hợp nhất 3 tổ chức Đảng là lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc. 
* Hoạt động 2: Hội nghị thành lập Đảng 
- Hoạt động nhóm 
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK
- Chia lớp theo nhóm 6 trình bày diễn biến hội nghị thành lập Đảng diễn ra như thế nào?
- Học sinh chia nhóm theo màu hoa
- Các nhóm thảo luận ® đại diện trình bày (1 - 2 nhóm) ® các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- Giáo viên lưu ý khắc sâu ngày, tháng, năm và nơi diễn ra hội nghị.
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại
Hội nghị diễn ra từ 3 ® 7/2/1930 tại Cửu Long. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, bí mật, đại hội đã nhất trí hợp nhất 3 tổ chức Cộng Sản: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
- Hàng vạn nông dân Hưng Yên kéo về thị xã Vinh. Hô to khẩu hiệu chống đế quốc.... Pháp cho máy bay ném bom vào đoàn người làm cho hàng trăm người chết và bị thương. Do đó, ngày 12/9 là ngày kỷ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Giáo viên nhắc lại những sự kiện tiếp theo năm 1930.
- Học sinh lắng nghe
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã
- Hoạt động nhóm bàn
Phương pháp: Thỏ luận, vấn đáp, giảng giải 
- Giáo viên phát phiếu học tập ® học sinh thảo luận nội dung phiếu học tập:
- Học sinh nhận phiếu ® đọc nội dung yêu cầu của phiếu.
+ Trong thời kỳ 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ - Tĩnh đã diễn ra điều gì mới? 
- Học sinh đọc SGK + thảo luận nhóm bàn ® ghi vào phiếu 
+ Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào? Cuối cùng thế nào?
- Giáo viên gọi 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh trình bày + bổ sung lẫn nhau. Dự kiến trả lời như sau:
+ Không hề xảy ra lưu manh, trộm cướp. Bãi bỏ ma chay, đình đám, phong tục lạc hậu, rượu chè, cờ bạc...Đời sống tưng bừng, phấn khởi.
+ Chúng dùng mọi thủ đoạn đàn áp phong trào. Cuối cùng phong trào bị dập tắt.
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt:
Trong thời kỳ 1930 - 1931, nông dân tiếp tục nổi đậy đánh phá. Kẻ đứng đầu sợ bỏ trốn, nhân dân cử người ra lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình. Sau đó, bị phong kiến và đế quốc đàn áp dã man và cuối cùng phong trào bị dập tắt.
- Giáo viên trình bày thêm:
Bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ, đàm áp phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đóng đồn bốt, triệt hạ làng xóm. Hàng ngàn Đảng viên Cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đầy hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống và bị dập tắt Þ Rút ra ghi nhớ 
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK/16
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Thi đua, động não
- Trình bày những hiểu biết khác của em về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
- Học sinh nêu
Ÿ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học bài 
- Chuẩn bị: Hà Nội vùng đứng lên 
- Nhận xét tiết học 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiết 3 )
I-MỤC TIÊU
Giúp hs củng cố về : 
Mối quan hệ giữa 1 và  , giữa  và  ; giư ...  việc cả lớp 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
a) Do 1 loại vi rút gây ra 
b) Muỗi cu-lex hút các vi rút có trong máu các gia súc và các động vật hoang dã rồi truyền sang ngườ lành. 
c) Nguy hiểm vì bệnh dễ gây tử vong, nếu sống có thể bị di chứng lâu dài. 
* Hoạt động 2: Quan sát 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải 
+ Bước 1: 
- Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 27 trong SGK và trả lời câu hỏi. Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não? 
- Có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh
- Ngủ màn kể cả ban ngày 
- Chồng gia súc cần để xa nhà
- Làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. 
+ Bước 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ. 
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy mà em biết?
- Ở nhà, bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy? 
* Giáo viên kết luận: 
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. 
- Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. 
- Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Đọc mục bạn cần biết 
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Nêu nguyên nhân cách lây truyền?
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Phòng bệnh viêm gan A” 
- Nhận xét tiết học 
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: -Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số. 
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. 
2. Kĩ năng: Củng cố về tính giá trị biểu thức số có phép tính nhân và chia. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi 
- Trò: Bài soạn: phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân - Vở bài tập. 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 1a, 2a, c, 3/42 (SGK). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta thực hành chuyển phân số thành hỗn số rồi thành số thập phân, tính giá trị biểu thức qua tiết “Luyện tập”. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, động não, thực hành
Ÿ Bài 1: 
- Những em học sinh yếu cho thực hành lại cách viết thành hỗn số từ phép chia. 
- Học sinh đọc yêu cầu đề và đọc lại bài mẫu. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh giải thích chuyển phân số thập phân ® hỗn số ® số thập phân. 
Ÿ Bài 2 ( 3 phân số thứ: 2,3,4 ): 
- Yêu cầu học sinh viết từ phân số thập phân thành số thập phân (bước hỗn số làm nháp). 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài, nhận dạng từ số lớn hơn mẫu số. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh chú ý các phân số ở phần b có tử số < mẫu số: 
 ; ;
* Hoạt động 2: HDHS củng cố về tính giá trị biểu thức số có phép tính nhân và chia. 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Động não, thực hành, quan sát
- Hướng dẫn học sinh tư nêu cấu tạo của từng phần trong số thập phân sau. 
- Học sinh ghi vào bảng 375,406
- Học sinh lần lượt đọc 
Phần nguyên gồm: 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị. 
Phần thập phân gồm: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn. 
- Học sinh đọc: 375,406: Ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu. 
- Học sinh phân tích số 0, 1985
Phần nguyên gồm: 0 đơn vị 
Phần thập phân gồm: 1 phần mười, 9 phần trăm, 8 phần nghìn, 5 phần chục nghìn. 
- Yêu cầu học sinh viết số: 0,1985
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh kết luận 
* Hoạt động 3: HDHS thực hành cách viết số thập phân, nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản thường gặp)
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Thực hành, động não, hỏi đáp 
ŸBài3: -HS viếtsố thích hợp vào chỗ chấm
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài: 1 em nêu số thập phân gồm có: ... - 1 em viết trên bảng. 
Ÿ Bài 4: Dành cho khá, giỏi
- Học sinh đọc bài: yêu cầu đọc câu a ; yêu cầu viết và đọc câu b. 
- Học sinh sửa bài a,b
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm 
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa luyện tập. 
- Tổ chức thi đua 
Bài tập: Đổi thành số thập phân: = ... ? ; = ... ?
5. Tổng kết - dặn dò: Làm bài tập ở nhà.
- Chuẩn bị: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học
KỸ THUẬT
NẤU CƠM
I.Mục đích:
- HS biết cách nấu cơm.
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
- Không yêu cầu HS nấu tại lớp.
- Rèn luyện tính khéo léo cho HS.
- Giáo dục các em biết nấu cơm giúp gia đình.
II. Đồ dùng:
- Phếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1.Ổn định:
2.Bài cũ: ? Nêu tên những công việc chuẩn bị nấu ăn ?
3.Bài mới: Giới thiệu, ghi đề
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình
? Ở gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào ? ( nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên các loại bếp và nấu bằng nồi điện ).
? Nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên các loại bếp và nấu bằng nồi điện như thế nào để cơm chín đều, dẻo ?
? Hai cách nấu cơm này có những ưu, nhược điểm gì và có những điểm nào giống, khác nhau ?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp ( gọi là nấu cơm bằng bếp đun )
- HS thảo luận nhóm đôi vào phiếu bài tập :
1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng .: 
2.Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng .và cách thực hiện: 
3.Trình bày cách nấu cơm bằng: 
4.Theo em, muốn nấu cơm bằng .. đạt yêu cầu ( chín đều, dẻo ), cần chú ý nhất khâu nào ?.........................
5.Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng : 
-Đại diện nhóm trình bày, Lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
III.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun ?
Về nhà giúp gia đình nấu cơm. Tiết sau học tiếp.
***************************
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI: ÔN TẬP
I, Yêu cầu:
Củng cố lại kiến thức trong năm bài an toàn giao thông đã học
Có kĩ năng tham gia giao thông an toàn
Luôn có thói quen nhắc nhủ mọi người cùng tham gia giao thông một cách an toàn
II, Chuẩn bị:
Các biển báo hiệu giao thông đã học
Các tranh ảnh đã dùng trong các bài học 
III, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Ổn định:
- Hát
2, Kiểm tra bài cũ:
- Em làm gì để giữ an toàn giao thông ?
- Vài em nêu
- HS khác nhận xét
3, Bài mới:
* Giới thiệu: Trực tiếp
- Nhắc lại tựa bài
* Hoạt động 1:
- Hoạt động nhóm
- Giới thiệu nội dung một số biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp ?
- Chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm làm một việc.
- Nêu kĩ năng đi xe đạp ân toàn?
- Vì sao phải chọn đường đi an toàn ? Nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông ?
- Nêu các nguyên nhân gây tai nạn giao thông thường gặp ?
- Em làm gì để giử an toàn giao thông ?
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
+ GV chốt lại những ý đúng và hay
* Hoạt động 2:
- Hoạt động cá nhân
- HS kể về tình hình an toàn giao thông trên địa bàn các em đang sống qua đó các em khác cùng rút ra nhận xét và kinh nghiệm để tham gia giao thông tốt.
4, Củng cố:
+ Trò chơi: Chia lớp làm hai nhóm chính, mỗi nhóm giữ lấy 10 biển báo giao thông sau đó yêu cầu nhóm khác nêu nội dung của từng biển báo mà nhóm bạn đang có. Nếu nhóm nào nêu không được thì nhóm đó ít đểm hơn và thua nhóm bạn.
- HS tham gia chơi
+ Nhóm này nêu tình huống khi tham gia giao thông và nhóm khác trả lời.
- HS tham gia chơi
5, Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét chung về tiết học
-HS lắng nghe
- Xem lại nội dung các bài đã học và luôn tham gia giao thông an toàn.
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 7
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Giáo viên
Học sinh 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: Vệ sinh tốt,sách vở khá đầy đủ, biết tham gia các hoạt động đoàn thể
Tồn tại: Học sinh học bài quá yếu, về nhà cần cố gắng học bài nhiều hơn nữa
Gv tặng phần thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ
Công tác tuần tới:
Vệ sinh trường lớp..
Học tập trên lớp cũng như ở nhà.
Thăm hỏi phụ huynh học sinh yếu..
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
---- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+Cá nhân xuất sắc:.
+Cá nhân tiến bộ:
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
Cả lớp hát 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Hoang Trang.doc