Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường TH - THCS Hòa Trung

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường TH - THCS Hòa Trung

Tập đọc KÌ DIỆU RỪNG XANH

I.Mục đích, yêu cầu:

+Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

+Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

II.Chuẩn bị :- Anh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng ; ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài: vượn bạc má, chim sóc, hoẵng (mang ).

III.Hoạt động dạy và học :

1.Bài cũ :Gọi 3 em:Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, trả lời câu hỏi về bài đọc.

 -Nhận xét, ghi điểm.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường TH - THCS Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 4/10/2009 Dạy : Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Tập đọc KÌ DIỆU RỪNG XANH 
I.Mục đích, yêu cầu: 
+Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
+Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II.Chuẩn bị :- Aûnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng ; ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài: vượn bạc má, chim sóc, hoẵng (mang ).
III.Hoạt động dạy và học : 
1.Bài cũ :Gọi 3 em:Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, trả lời câu hỏi về bài đọc.
 -Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Luyện đọc ( 10 phút)
Mục tiêu:Học sinh đọc trôi chảy ,lưu loát bài văn
+ Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
+GV chia đoạn: 3 đoạn.
-Đ1: Từ đầu đến dưới chân.
-Đ2: Tiếp theo đến nhìn theo.
-Đ3: Còn lại.
+ Cho Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. (đọc 2-3 lượt)
-GV theo dõi và sửa lỗi phát âm cho từng em đọc chưa đúng.
+ Yêu cầu 1 Học sinh đọc mục chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ Yêu cầu Học sinh luyện đọc trong nhóm bàn.
+ 1 em đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu :
Đ1: Cần đọc với giọng chậm rãi, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
-Đ2,3: Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú. Đọc chậm hơn, thong thả hơn ở những câu cuối miêu tả sắc vàng của cánh rừng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài ( 10 phút)
Mục tiêu:Học sinh hiểu nội dung ,nắm được đại ý
-Đ1: Cho Học sinh đọc đoạn 1.
H: Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
Ý1:Những liên tưởng của tác giả.
H: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- Cho Học sinh đọc đoạn 2+3
H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
H: Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?
GV: Vàng rơi: là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.
Ý2 :Muông thú làm cho cảnh rừng thêm sống động.
H: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
Đại ý:Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. 
Hoạt động3: Đọc diễn cảm,học thuộc lòng(8 phút)
Mục tiêu:Học sinh biết diễn đạt bài văn
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ GV đọc diễn cảm (đoạn 2)
+ GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần luyện lên và hướng dẫn Học sinh cách đọc.
+ Gọi 2 Học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ Tổ chức cho Học sinh đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Yêu cầu Học sinh đọc diễn cảm theo bàn.
+ Tổ chức cho Học sinh thi đọc diễn cảm. 
+ GV cùng Học sinh nghe, nhận xét bình chọn ghi điểm.
-1 Học sinh khá đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm .
- Học sinh đánh dấu đoạn.
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.Lớp đọc thầm.
+ 1 Học sinh đọc chú giải, lớp theo dõi và hiểu các từ khó. 
+ Luyện đọc trong nhóm bàn.
+ Lớp theo dõi GV đọc mẫu.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
-Tác giả nghĩ đó như một thành phố nấm; Mỗi chiếc nấm như một toà kiến trúc tân kì. Tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô
-Cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
-HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
-Những con vượn bạc má ôm con gọn gẽ chuyền nhanh như tia chớp
-Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và những điều kì thú.
-Vì có sự hoà quyện của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn: thảm lá vàng dưới gốc. Những con mang lẫn vào sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi,
-Học sinh phát biểu tự do.
+ 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp nghe nhận xét.
+ Lắng nghe GV đọc mẫu.
+ 1 Học sinh đọc đoạn 2, nhận xét bạn đọc và nêu cách đọc.
+ 2 Học sinh nối tiếp nhau đọc bài.
+ Học sinh đọc diễn cảm theo bàn.
+ Mỗi nhóm 1 em lên thi đọc.
+ Học sinh xung phong lên đọc. Học sinh nghe nhận xét bình chọn bạn đọc hay
3.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học. 
 -Về nhà tiếp tục luyện đọc. Chuẩn bị bài sau: Trước cổng trời
--------------------------------------------------
Mĩ thuật: CÓ GV CHUYÊN DẠY
Đạo đức LUYỆN TẬP NHỚ ƠN TỔ TIÊN
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Chuẩn bị : - Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
 - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, nói về lóng biết ơn tổ tiên.
III.Hoạt động dạy và học : 
1.Bài cũ : - Em đã làm gì để thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên ? 
 - Đọc một số câu ca dao, tục ngữ, thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên?
 - Nhận xét, ghiđiểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương(10 phút)
Mục tiêu:Học sinh hiểu rõ về ngày giỗ tổ Hùng vương.
GV tổ chức cho lớp hoạt động nhóm.(BT4)
-Phân công mỗi nhóm một khu vực để treo tranh ảnh và những bài báo về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
+Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu các tranh ảnh, thông tin các em đã tìm hiểu được.
+GV gợi ý cho HS giới thiệu theo gợi ý sau.
-Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
-Đền thờ Hùng Vương ở đâu? Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước ta?
+Khen các nhóm đã sưu tầm được nhiều tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ tổ Hùng Vương, khuyến khích các nhóm sưu tầm còn nghèo nàn, sơ sài.
-GV tổ chức cho HS quan sát làm việc cả lớp.
+H: Sau khi xem tranh và nghe giới thiệu về các thông tin của ngày giỗ tổ Hùng Vương, em có những cảm nghĩ gì ?
H: Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 (âm lịch) hàng năm đã thể hiện điều gì?
-GV nhận xét và KL: Chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ tổ
Hoạt động 2: Thi kể chuyện(12 phút)
Mục tiêu:Học sinh biết chọn và kể được câu chuyện.
-GV tổ chức hoạt đôïng theo nhóm.(BT3)
+GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một câu chuyện về truyền thống, phong tục người Việt Nam để kể.
+Các thành viên trong nhóm lần lượt luân phiên kể, các bạn trong nhóm sẽ chọn một bạn kể hay nhất lên thi các nhóm khác.
-GV tổ chức làm việc cả lớp.
+Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể.
+GV cử 5 HS làm giám khảo, phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy màu đỏ kể hay, màu xanh không hay bằng,.
+Sau khi HS kể xong, GV hỏi thêm: Tại sao em chọn câu chuyện này?
-Khen những bạn kể chuyện hay và khuyến khích những bạn kể chuyện chưa được hay.
KL: Mỗi câu chuyện các em kể đều gắn liền với đời sống .
Hoạt động 3:Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ(8 p)
Mục tiêu:Học sinh tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ
-Cho hoạt động theo cặp, mỗi HS sẽ kể cho bạn nghe về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.(BT2)
+ HS kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng học mình với cả lớp.
-GV chúc mừng HS sống trong gia đình có truyền thống tốt đẹp.
H: Em có tự hào về truyền thống đó không ? vì sao?
H: Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó.
-GV mời HS nhận xét câu trả lời của các bạn.
-GV tổng kết bài.
-HS hoạt động nhóm.
-HS treo ảnh, các bài báo mình sưu tầm được lên.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Nghe.
-HS thực hiện.
-Thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
+Nhóm thảo luận, chọn chuyện.
-HS kể chuyện trong nhóm.
-HS tiến hành làm việc cả lớp.
-Đại diện nhóm lên kể.
-HS trả lời.
-HS kể theo cặp đôi.
-HS kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng học mình với cả lớp.
-HS trả lời.
-HS nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố dặn dò: -Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài.
 -Về học, chuẩn bị bài 5
--------------------------------------------
Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I.Mục tiêu : Giúp HS nhận biết:
Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II.Chuẩn bị : 	
III.Hoạt động dạy và học : 
1.Bài cũ : - Gọi 2 em :Nêu tính chất bằng nhau của phân số; cho ví dụ ở phân số có thể đưa về dạng phân số thập phân.
-Làm bài tập 4 trang 42
-Nhận xét chung và cho điểm
2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức (10 phút)
Mục tiêu:Học sinh biết thêm(bớt) chữ số 0 vào bên phải phần thập phân thì giá trị của STP không thay đổi.
-Yêu cầu HS đổi 9dm sang đơn vị cm.
-Đổi 9dm sang đơn vị m.
H: Nhận xét so sánh 0,9 m với 0,90 m. ?
* GV cùng Học sinh chốt ý ghi bảng kết luận như SGK.
- Cho Học sinh thực hiện viết ngược lại và lấy ví dụ.
- Từ các ví dụ em có nhận xét gì về việc thêm(hoặc bớt các chữ số 0 ở tận cùng bên phải ở phần thập phân của số thập phân đã cho?
*Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
*Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi ta được một số thập phân bằng ... ày nhận xét về tăng dân số VN theo câu hỏi trên, cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến.
-1 HS khá trình bày trước cả lớp theo dõi.
3/Hậu quả của dân số tăng nhanh.
-HS cùng làm việc để hoàn thành phiếu.
+Gây nhiều khó khăn cho việc nâng cao đời sống.
-Lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. Cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
-HS liên hệ thực tế.
-HS đọc bài học SGK
3.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động.
 -Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài.
- Ôn quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
-Luyện tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
II.Chuẩn bị :- Bảng đơn vị đo độ dài, để trống một số ô.
III.Các hoạt động dạy – học
1.Bài cũ :Gọi 2 em :-Làm bài 4b/ 43
 - Lên bảng ghi tên các đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé ?
 -Nhận xét chung và cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn lại bảng đơn vị đo chiều dài. (4 p)
Mục tiêu:Học sinh thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
-Em hãy nêu và điền các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé ?
-Điền phân số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 1km =  hm; 1hm =  km = .. km
-Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
-Nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng?
- 1km = .....m ; 1m = ..... km 
- 1m = .... cm ; 1cm = ..... m
- 1m = .... mm ; 1 mm = .... m
Hoạt động 2:Viết số đo độ dài dưới dạng STP(5 p)
Mục tiêu:Học sinh biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
-Nêu ví dụ 1 SGK.
-Gợi ý: Tổ chức cho HS thảo luận đưa về hỗn số trước rồi số thập phân sau.
-Ví dụ 2: Yêu cầu làm tương tự.
-Để viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân em làm thế nào?
Hoạt động 3 : Thực hành(20 phút)
Mục tiêu:Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu.
-GV treo bảng phụ, HS tự làm bài vào vở. 
-GV theo dõi giúp HS yếu. Chấm bài.
- Lưu lý: Cho HS những trường hợp phân số thập phân có mẫu số là 100 nhưng tử số chỉ có 1 chữ số thì phải thêm 1 chữ số 0 sau dấu phẩy ......
- Sửa, nhận xét và nêu cách làm của mình.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu .
-Cho 2 nhóm khá, giỏi làm thi đua nhóm làm câu a, nhóm làm câu b.
-Lưu ý cho HS về cách đổi ra số thập phân bằng cách dời dấu phẩy (mỗi hàng trong cách ghi số ứng với một đơn vị đo độ dài)
-Chấm nhận xét 1 số em.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Nêu cách làm ? 
-Chấm nhận xét ghi điểm.
-HS nêu và điền các đơn vị đo độ dài vào bảng phụ : km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
1km = 10hm;1hm = km = 0,1km
-10 lần.
-Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
-Mỗi đơn vị đo độ dài bằng ( 0,1) đơn vị liền trước nó.
-Nêu: 1km = 1000m
+Đọc ví dụ 1
-Thảo luận nêu cách làm:
6m4dm= 6m = 6,4m 
-Thực hiện theo yêu cầu
-Chuyển đổi thành hỗn số với đơn vị đo cần chuyển, sau đó viết dưới dạng số thập phân.
+1HS nêu yêu cầu.
-2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét bài làm trên bảng.
-Sửa bài.
+1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài vào vở. Đại diện 2 nhóm lên bảng làm và nêu cách làm của nhóm.
-Nhận xét sửa bài.
+1HS đọc yêu cầu.
-3HS lên bảng làm và giải thích cách làm, lớp làm vào vở.
-Nhận xét bổ sung.
3.Củng cố – Dặn dò: - Nêu tên đơn vị đo dộ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề 
 - Về làm lại bài tập 3. Chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------
 SINH HOẠT TẬP THỂ	
I. Mục tiêu
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 8 vừa qua. Giúp cho các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong tuần để có hướng khắc phục và phát huy.Đồng thời xây dựng được kế hoạch công việc cho tuần 9
+ Rèn cho học sinh có thói quen mạnh dạn, ý thức học tập tự giác và phát huy được tinh thần đoàn kết trong lớp cũng như trong nhà trường. 
II. Biện pháp tổ chức:
Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 8
 a) Các tổ trưởng lên đánh giá thi đua của tổ trong tuần.( Ưu, Nhược )
b) Lớp trưởng báo cáo các hoạt động của lớp trong tuần:
+ Chuyên cần học tập.(học bài và làm bài ở nhà, hăng say phát biểu xây dựng bài
+Ý thức giữ kỷ luật trong lớp. 
 - Đề nghị tuyên dương các bạn có nhiều tiến bộ, có nhiều thành tích trong học tập.
 - Đề nghị phê bình những bạn chưa tiến bộ, còn hay bị nhắc nhở. 
c) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động ở lớp trong tuần.
Ưu điểm :
* Về nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt. Trong tuần vẫn còn có em nghỉ học .
* Về học tập: Nhìn chung đi đầy đủ, Nắm bài tương đối tốt. Nhiều em có ý thức học tập.Xây dựng bài sôi nổi .
* Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ. Có tinh thần giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Giữ vệ sinh trường lớp sạch..
Nhược điểm : Một số em vở chưa có nhãn tên.vở viết chưa cẩn thận, chữ viết xấu, cẩu thả Trong học tập chưa có sự cố gắng, còn nói chuyện trong giờ học.
- Một số em chuẩn bị bài chưa chu đáo.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 9
+ Tiếp tục duy trì tốt nề nếp và chuyên cần, thi đua giữ vững sĩ số.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+Chuẩn bị các tiết học tốt đón các thầy cô về dự giờ thăm lớp
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp.
+ Tiếp tục kiểm tra sách vở. Thực hiện ôn bài vào 15 phút đầu giờ.
+ Tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 20/11.
+ Đóng các khoản tiền theo quy định.
Kĩ thuật
THÊU CHỮ V (tiết 1)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Nêu được đặc điểm của mũi thêu chữ V. Nắm chắc các thao tác kĩ thuật.
 - Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
 - Rèn luyện quan sát, nhận xét tinh tế.
II. Chuẩn bị :- Mẫu thêu chữ V(được thêu bằng len hoăc sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu lớn gấp 3-4 lần kích thước mũi thêu trong SGK).
 - Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V(váy, áo, khăn tay, ). 
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35cm x35cm.
 + Kim khâu len.Len (hoặc sợi )khác màu vải.
 + Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu có đường kính 20 -25 cm.
III.Hoạt động dạy và học : 
1.Bài cũ : -Nhắc lại các kiểu thêu đã học ở lớp 4 ? (Thắng,Trang)
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét mẫu(8 phút)
Mục tiêu:Học sinh biết được đặc điểm và ứng dụng của mũi thêu chữ V
- GV giới thiệu mẫu thêu chữ V mẫu thật, kết hợp với quan sát tranh hình1 SGK, nêu đặc điểm của của mũi thêu chữ V, ở mặt phải, mặt trái đường thêu.
- Cho HS xem một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V và yêu cầu HS nêu ứng dụng của thêu chữ V ?
- Em thường thấy mũi thêu chữ V này ở đâu?
- GV tóm tắt và rút ra kết luận chung:
 + Thêu chữ V là cách thêu tạo thành các chữ V nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Còn mặt trái là 2 đường khâu mũi dài bằng nhau và cách đều nhau. Thêu chữ V dùng để thêu trang trí viền mép cổ áo, nẹp áo, khăn tay,.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật(20 phút)
Mục tiêu: Nắm chắc các thao tác kĩ thuật
-HS đọc nội dung mục 2 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu các bước thêu chữ V?
-Đọc nội dung mục 1 và quan sát H2, yêu cầu:
+ Nêu cách vạch dấu đường thêu chữ V ?
- GV hướng dẫn cách vạch dấu đường thêu chữ V theo SGK.
-Lưu ý HS ghi kí hiệu các điểm vạch dấu theo trình tự từ trái sang phải.
-Cho HS quan sát hình 3,4 SGK để nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi thêu chữ V ?
-GV hướng dẫn các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, thứ hai theo cách HS nêu. Sau đó cho 2 HS lên bảng thêu các mũi thêu tiếp theo.
-GV lưu ý một số điểm sau:
+ Thêu theo chiều từ trái sang phải.
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường dấu song song.
+ Xuống kim đúng vào vị trí vạch dấu. Mũi kim hướng về phía trái đường dấu để lên kim cách vị trí xuống kim 2mm.
+Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
-Yêu cầu HS nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu.
-GV hướng dẫn nhanh các thao tác lần thứ hai.
-Yêu cầu HS nêu lại cách thêu chữ V.
-Tổ chức cho HS tập thêu chữ V trên giấy kẻ ô li.
-Quan sát tranh, mẫu thật trả lời câu hỏi.
-Là đường thêu có hình chữ V liên tiếp nhau.
-HS quan sát nhận xét. 
-Liên hệ thực tế các đường thêu mà em thường thấy. 
- Nêu công dụng mà em biết.
-Thêu chữ V dùng để trang trí.
 Viền mép cổ áo, nẹp áo, khăn tay,.
- HS đọc và nêu các bước thêu chữ V: 
- Gồm 3 bước Đánh dấu, thêu, dấu nốt.
* Quan sát hình nêu các đường thêu:
-Thêu từ dưới lên, các đường thêu đều nhau.
- Thêu thẳng theo đường đánh dấu.
* Nhận xét các bạn, nêu kết luận.
-Quan sát thực hiện động tác mẫu của giáo viên, chú ý thao tác để thực hiện.
-2 HS thực hiện.
-Nhận xét HS.
-Quan sát động tác mẫu của giáo viên.
-HS nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu.
- HS nêu lại cách thêu chữ V.
- HS tập thêu chữ V trên giấy kẻ ô li.
3.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị dụng cụ cho tiết 2.
------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 8(1).doc