Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 - Trường Tiểu học An lập

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 - Trường Tiểu học An lập

Tập đọc

Tiết 17: Cái gì quý nhất

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

 - Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ: quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng, thì giờ, thì giờ quý hơn vàng, bạc, sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai, ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ, người lao động.; Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tranh luận, phân giải.; Hiểu nội dung bài: bài văn kể về một cuộc tranh luận của lớp với đề tài cái gì quý nhất? Thông qua đó khẳng định giá trị cao quý của người lao động.

 - Có lòng yêu lao động, quý trọng sức lao động của con người.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 - Trường Tiểu học An lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Sáng
Tập đọc
Tiết 17: Cái gì quý nhất
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ: quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng, thì giờ, thì giờ quý hơn vàng, bạc, sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai, ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ, người lao động...; Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tranh luận, phân giải...; Hiểu nội dung bài: bài văn kể về một cuộc tranh luận của lớp với đề tài cái gì quý nhất? Thông qua đó khẳng định giá trị cao quý của người lao động.
	- Có lòng yêu lao động, quý trọng sức lao động của con người.
II/ Đồ dựng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ: 
- HS đọc thuộc những cõu thơ cỏc em thớch trong bài Trước cổng trời, trả lời cỏc cõu hỏi về bài đọc.
+/ Vì sao địa điểm tả trong bài được gọi là cổng trời?
+/ Nêu nội dung chính của bài.
- HS đọc và TLCH, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tỡm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Một em đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS chia đoạn và luyện đọc.
- Cú thể chia bài thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ Một hụm . đến sống được khụng ?
+ Đoạn 2: từ Quý và Nam .đến phõn giải 
+ Đoạn 3: phần cũn lại.
- HS đọc tiếp nối các đoạn trong bài.
+ Lần 1. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ghi từ khó đọc cho HS đọc lại. 
+ Lần 2. GV kết hợp sửa sai cho HS và cho HS giải nghĩa từ khó.
+ HS đọc tiếp nối đoạn lần 3.
- Cho HS đọc theo nhóm bàn.
* Tỡm hiểu bài: 
	- HS đọc thầm toàn bài và TLCH:
+/ Theo Hựng, Quý, Nam,cỏi quý nhất trờn đời là gỡ? (Hựng: lỳa gạo; Quý: vàng; Nam: thỡ giờ)
+/ Mỗi bạn đưa ra lớ lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mỡnh? 
(Hựng: Lỳa gạo nuụi sống con người.
 Quý: cú vàng là cú tiền, cú tiền là mua được lỳa gạo 
 Nam: cú thỡ giờ mới làm ra được lỳa gạo, vàng bạc)
- Vỡ sao thầy giỏo cho rằng người lao động là quý nhất? (Vì không có người lao động thì không có lúa, gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô nghĩa).
- Chọn tờn gọi khỏc cho bài văn và nờu lớ do vỡ sao em chọn tờn gọi đú.
( HS chọn cỏch đặt ) 
- HS nờu nội dung của bài văn. Gv nhận xột bổ sung, ghi nội dung chính của bài.
(Bài văn kể về một cuộc tranh luận của lớp với đề tài cái gì quý nhất? Thông qua đó khẳng định giá trị cao quý của người lao động.)
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
	- Gv đọc toàn bài và hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
	Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật. Giọng Hùng, Quý, Nam: sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục ... Nhấn giọng ở những từ ngữ quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng, thì giờ, thì giờ quý hơn vàng, bạc, sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai, ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ, người lao động...)
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và đọc phân vai.
- GV mời 5 HS đọc lại bài văn theo cỏch phõn vai.
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Chỳ ý đọc phõn biệt lời người dẫn chuyện và lời nhõn vật.
- Phõn vai cho nhiều nhúm để đọc.
3/ Củng cố, dặn dũ: 
- GV nhận xột tiết học. Nhắc HS nhớ cỏch lớ lẽ, thuyết phục người khỏc khi tranh luận của cỏc nhõn vật trong truyện để thực hành thuyết trỡnh, tranh luận trong tiết TLV tới.
- Chuẩn bị bài Đất Cà Mau.
Đạo đức
Tiết 9: Tình bạn
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học 
1/ Kiểm tra.
	- Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày, tháng, năm nào? ở đâu?
	- Để tỏ lòng biết ơn tổ tiên em phải làm gì?
2/ Bài mới.
	Giới thiệu bài
	Dạy - học bài mới.
a/ Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
- Cho lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Cho lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+/ Bài hát nói lên điều gì?
+/ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+/ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+/ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em có biết điều đó từ đâu?
- HS trả lời, nhận xét. GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
- GV đọc một lần truyện Đôi bạn
- GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện
- Cả lớp thảo luận, TLCH:
+/ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
+/ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
- HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét, kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
- GV rút ra ghi nhớ và cho HS đọc (SGK/ 17)
c/ Hoạt động 3: làm bài tập 1 trong SGK.
	- GV hướng dẫn HS làm BT 1 trong SGK/18.
	- HS thảo luận nhóm đôi để lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
	- Đại diện nhóm trình bày,nhận xét. GV nhận xét, đưa ý đúng: (Chọn cách ứng xử đ.)
3/ Củng cố, dặn dò:
	- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Chiều
Lịch sử
Tiết 9: Cách mạng mùa thu
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.
 - Tiêu biểu cho Cách mang tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm của cách mạng tháng 8.
 - ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV:Bản đồ hành chính VN ảnh tư liệu về Cách mạng tháng 8. Phiếu học tập của HS.
 - HS sưu tầm thông tin về khởi nghĩa năm 1945.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
a/ HĐ 1: Thời cơ cách mạng.
 - GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
 - GV nêu vấn đề: Tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945 quân Phiệt Nhật ở châu á đầu hàng đồng minh...
 - GV gợi ý: Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào?
 - GV giảng thêm cho HS hiểu: Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì: Từ năm 1940 nhật và pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta.
b/ HĐ2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở HN ngày 19-8-1945.
 - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày19-8-1945.
 - GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp.
 - HS trình bày, lớp theo dõi, bổ sung.
 - GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN. (Chiều 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.)
 - HS TL. GV tóm tắt ý kiến của HS.
 +/ Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền? 
 - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý:
 (Tiếp sau Hà Nội, lần lượt các địa phương khác cũng đã giành được chính quyền: Huế: 23/8; Sài Gòn: 25/8 ... đến ngày 28/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.)
c/ HĐ 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cách mạng tháng 8.
 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 8. Các câu hỏi gợi ý:
 +/ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng tám? 
 +/ Thắng lợi của Cách mạng tháng tám có ý nghĩa như thế nào?
 - GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám:
 (... Vì nhân dân ta có một lòng yêi nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho Cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.)
 (Thắng lợi của Cách mạng tháng tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, dân ta đã thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến.)
 - GV giảng thêm cho HS hiểu và sao mùa thu năm 1945 được gọi là mùa thu cách mạng và vì sao ngày 19/8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta.
3/ Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (ôn)
LTVC: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên...
	- Vận dụng làm được bài tập theo yêu cầu.
II/ Đồ dùng dạy - học:
	SGK Bài tập LTVC, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Bài ôn:
	- GV giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài.
* Bài 1(22). Trong các từ cho dưới đây, từ ngữ nào chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?
	Hồ; nước; trăng; sóng; thuyền; gió; đám sen; đoá hoa; mùi hương; đêm; tiếng cá; tiếng chim; đám rong; bụi niễng; đền Quan Thánh; chùa Trấn Quốc; cây cối; lâu đài; da trời; bức tranh sơn thuỷ.
* Bài 2 (23). Xếp các từ dưới đây vào hai nhóm: 
	Nhóm 1: Chỉ tên gọi của mưa.
	Nhóm 2: Chỉ đặc điểm, tính chất của mưa.
	Mưa rào, mưa xối xả, mưa nguồn, mưa ào ào, mưa ngâu, mưa dầm dề, mưa bóng mây, mưa đá, mưa lâm thâm, mưa phùn, mưa tầm tã, mưa rả rích.
* Bài 3(23). Điền các từ: bão, rét, nước, hè, lúa chiêm vào chỗ trống trong các câu tục ngữ sao cho thích hợp:
	a) Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì ...
	b) Gió heo may, chuồn chuồn bay thì ...
	c) Gió nam đưa xuân sang ...
	d) Mùa nực gió đông thì đồng đầy ...
	e) Gió đông là chồng ..........
	 Gió bấc là duyên lúa mùa.
	- HS làm bài vào vở. Gv quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
	- HS trình bày bài làm, nhận xét. Gv nhận xét, đưa đáp án đúng:
Bài 1. Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên:
	Hồ, nước, trăng, sóng, gió, đám sen, đó hoa, mùi hương, đêm, tiếng cá, tiếng chim, đám rong, bụi niễng, cây cối, da trời.
Bài 2. 
	Nhóm 1: mưa rào, mưa nguồn, mưa ngâu, mưa bóng mây, mưa đá, mưa phùn.
	Nhóm 2: mưa xối xả, mưa ào ào, mưa dầm dề, mưa lâm thâm, mưa tầm tã, mưa rả rích.
Bài 3. Các từ ngữ cần điền:
	a - rét; b - bão; c - hè; d - nước; e - lúa chiêm
3/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thể dục
(Soạn riêng)
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Sáng
Khoa học
Tiết 17: Thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS
I/ Mục tiờu: Giúp HS:
- Xỏc định được cỏc hành vi tiếp xỳc thụng thường khụng ... c tiêu: Giúp HS:
 - Nắm được khái niệm cơ bản về đại từ.
 - Nhận biết được đại từ trong các đoạn thơ, đoạn văn, bước đâù biết sử dụng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ bị lặp nhiều lần trong một văn bản ngắn.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn để hướng dẫn HS nhận xét. Giấy khổ to viết sẵn câu chuyện Con chuột tham lam.
 - HS: sgk, vở BT
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
a/ HĐ 1: Nhận xét 
*HDHS tìm hiểu làm bài 1.
 - Cho HS đọc bài 1.
 - Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
 - Lớp nhận xét. Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
 - Trong đoạn a: Các từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Chỉ ngôi thứ nhất.
 - Trong đoạn b: Từ nó dùng thay thế cho từ chích bông nó chỉ ngôi thứ 3.
 - GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ. Đại từ có nghĩa là thay thế.
*HD HS tìm hiểu làm bài 2. (HD tương tự bài 1)
 - GV chốt lại:
a) Đoạn a: Cách dùng từ vậy giống cách dùng nêu ở bài 1 là từ vậy thay thể cho từ thích, để khỏi lặp lại từ đó.
b) Đoạn b: từ thế giống cách dùng ở bài 1 là từ thế thay thế cho từ quý động từ để khỏi lặp lại từ đó.
*GV: Những từ in đậm ở hai đoạn văn được dùng thay thế cho động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ây; chúng cùng được gọi là đại từ.
 - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: Luyện tập 
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 - Cho HS làm 
 - Cho HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 + Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
 + Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác.
Bài 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :
 - GV chốt lại lời giải đúng: Đại từ trong khổ thơ là: mày, ông, tôi, nó.
Bài 3.
 - GV treo bảng phụ - Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
Gợi ý: Chỉ thay đại từ ở câu 4 và 5 không nên thay thế ở tất cả các câu vì nếu thay ở tất cả các câu thì đại từ em dùng để thay sẽ bị lặp lại nhiều lần.
 - Cho HS làm , GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện.
 - GV nhận xét và chốt lại: Thay thế đại từ nó vào câu 4, 5 câu chuyện sẽ hay hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà làm lại bài vào vở chuẩn bị bài cho tiết LTVC sau. 
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Sáng
Chính tả (Nhớ - viết)
Tiết 9: Tiếng đàn ba - la- lai - ca trên sông Đà
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được BT2 hoặc BT3.
- Rèn HS ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
 II/ Đồ dùng dạy- học
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 hoặc bài tập 3
 III/ Hoạt động dạy học: 
1/ KT bài cũ: 
- HS thi viết tiếp sức trờn bảng lớp cỏc tiếng cú chứa vần uyờn, uyờt.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Hướng dẫn HS nhớ - viết
- HS đọc bài chớnh tả.
- Hướng dẫn viết từ khú.
- GV nhắc: Bài gồm mấy khổ thơ? Trỡnh bày cỏc dũng thơ thế nào? Những chữ nào phải viết hoa? Viết tờn đàn ba-la-lai-ca như thế nào? 
- HS viết bài.
- Chấm chữa.
c/ Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 2: 
- HS làm bài 2a.
- Cho HS lấy VD cho mỗi cặp từ: la hột, nết na.
- Tương tự HS làm phần cũn lại vào vở.
Bài 3: Hướng dẫn cho HS hoạt động nhúm để làm bài tập 3.
 - GV tổ chức cho cỏc nhúm HS thi tỡm cỏc từ lỏy (Trỡnh bày trờn giấy khổ to dỏn lờn bảng).Mỗi HS viết vào vở ớt nhất 6 từ lỏy.
 - Lớp nhận xột - GV nhận xột - Chốt ý đỳng.
3/ Củng cố, dặn dũ:
- Nhắc HS nhớ những từ đó luyện tập để khụng viết sai chớnh tả.
- Dặn HS chuẩn bị ôn tõp.
- Nhận xột tiết học.
Địa lí
Tiết 9: Các dân tộc - Sự phân bố dân cư
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam: Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người kinh có số dân đông nhất; Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển, thưa thớt ở vùng núi; Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II/ Đồ dựng dạy học:
Tranh ảnh về 1 số dõn tộc, làng bản ở đồng bằng, miền nỳi và đụ thị của VN.
Lược đồ mật độ dõn số VN.
III/ Cỏc hoạt động dạy - học:
1/ KT bài cũ:
- Dõn số tăng nhanh gõy hậu quả gỡ?
- Đọc bài học 
2/ Bài mới:
a. Cỏc dõn tộc 
* Hoạt động 1: HS đọc SGK: TL nhúm 4:
+ Nước ta cú bao nhiờu dõn tộc?
+ Dõn tộc nào đụng nhất? Sống chủ yếu ở đõu? Cỏc dõn tộc ớt người sống chủ yếu ở đõu?
+ Kể tờn một số dõn tộc ớt người ở nước ta.
- Đại diện nhúm trả lời.
- HS lờn bảng chỉ vựng cỏc dõn tộc sinh sống.
 b/ Mật độ dõn số 
* Hoạt động 2: HS đọc SGK:
+ Mật độ dõn số là gỡ ? (Số dõn TB sống trờn 1 km2)
+ Em cú nhận xột gỡ về mật độ DS nước ta so với 1 số nước ở chõu Á? (cao)
c/ Sự phõn bố dan cư:
* HĐ3: làm việc theo cặp.
- HS quan sỏt lược đồ mật độ dõn số, cho biết dõn cư nước ta tập trung đụng đỳc ở những vựng nào và thưa thớt ở những vựng nào ?
- HS trỡnh bày kết quả và chỉ trờn bản đồ vựng đụng dõn, vựng thưa dõn.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
3/ Củng cố,dặn dũ:
	GV nhận xét giờ học
 HS chuẩn bị bài: Nụng nghiệp 
Chiều
Khoa học
Tiết 18: Phòng tránh bị xâm hại
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến tnguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
 - Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 - Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẽ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm phạm.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Hình 38, 39 SGK. Một số tình huống để đóng vai.
 - HS: sgk, vở BTKH
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: GTB
a/ HĐ1: Quan sát thảo luận.
 - HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh hoạ 1, 2, 3 trong SGK (38) và TLCH:
 +/ Các bạn trong mỗi tình huống trên có thể gặp nguy hiểm gì?
 (Tranh 1: Nếu đi đường vắng có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng các chất gây nghiện. Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối, đêm dường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ. Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.)
 - HS trả lời. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
 - Tổng kết rút kết luận : Một số tình huống có thể dần đến nguy cơ bị xâm hại : Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ, đi nhờ xe và nhận quà của người lạ.... 
b/ HĐ2 : Đóng vai ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
 - GV giao nhiệm vụ cho các tổ:
 - Các tổ thảo luận, đóng vai. GV quan sát, giúp đỡ.
 - Các tổ lên trình diễn trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.
 - GV nhận xét chung rút kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử cho phù hợp.
c/ HĐ3: Những việc cần làm khi bị xâm hại.
 - HS thảo luận nhóm đôi để TLCH của GV:
 +/ Khi có ngu cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
 +/ Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
 +/ Theo em, chúng ta nên chia sẻ, tâm sự với ai khi bị xâm hại?
 - HS TL, nhận xét. GV nhận xét, kết luận:
 (... Khi bị xâm hại cần phải nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó; Cần tâm sự, chia sẻ với bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo, anh chị) tổng phụ trách...)
 - HS đọc phần bóng đèn toả sáng trong SGK (39).
3/ Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu lại ND bài. GV liên hệ cho HS thực tế trên địa bàn nơi các em ở. 
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 18: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1; BT2).
 	- Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: 
	Giới thiệu bài
	Dạy - học bài mới.
a/ Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài 1: HS nờu yờu cầu: Dựa vào ý kiến của 1 nhõn vật trong mẩu chuyện, em hóy mở rộng lớ lẽ và dẫn chứng để thuyết trỡnh, tranh luận cựng cỏc bạn.
- Cho HS thảo luận nhúm: Túm tắt lớ lẽ, dẫn chứng của mỗi nhõn vật rồi trỡnh bày trước lớp. GV túm tắt ghi bảng.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhúm: Mỗi em đúng 1 vai để tranh luận.
- Cỏc nhúm cử đại diện tranh luận trước lớp. Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm nhận vai ( Đất, Nước, Khụng khớ, Ánh sỏng )
- Cả lớp bỡnh chọn người tranh luận giỏi.
- GV ghi túm tắt những ý kiến hay vào bảng.
Nhõn vật 
 í kiến 
Lớ lẽ, dẫn chứng 
Đất 
Nước 
Khụng khớ 
Ánh sỏng 
Cả 4 nhõn vật
*Bài 2: 
- Yờu cầu: Hóy trỡnh bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rừ sự cần thiết của cả trăng và đốn trong bài ca dao. 
- Gợi ý: Nếu chỉ cú trăng thỡ chuyện gỡ sẽ xảy ra ? Đốn đem lại lợi ớch gỡ cho cuộc sống ? Nếu chỉ cú đốn thỡ chuỵờn gỡ sẽ xảy ra ? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào ? 
- HS làm việc độc lập, tỡm hiểu ý kiến, lớ lẽ và dẫn chứng của cả trăng và đốn trong bài ca dao. 
- Một số HS trỡnh bày.
- Cả lớp bỡnh chọn bài hay.
3/ Củng cố, dặn dũ: 
- Nhận xột tiết học, chuẩn bị ễn tập.
- Dặn HS đọc lại cỏc bài TĐ, HTL những đoạn văn bài thơ cú yờu cầu HTL trong 9 tuần học qua để chuẩn bị kiểm tra.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 8
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét ưu và nhược điểm của lớp trong tuần.
- Đề ra kế hoạch thực hiện tuần tới. 
II/ Các hoạt động dạy học:
*Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng nhận xét tổ mình.
- Lớp phó học tập nhận xét học tập chung của lớp.
- ý kiến cá nhân trong tổ.
*Giáo viên nhận xét chung:
-ưu điểm:	 
- Nhược điểm:
+ Một số em còn lười học, chưa thuộc bài trước khi đến lớp (chủ yếu là các em học yếu); 1 số em chưa chú ý trong học tập, hay quên đồ dùng học tập.
 + Chữ viết của các em chưa tiến bộ, trình bày bài chưa đẹp.
+ Còn hay mất trật tự trong giờ học....
III/ Phương hướng tuần tới:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, nề nếp học tập. 
- Chăm sóc công trình măng non của lớp được phân công.
- Thi đua học tập, rèn luyện, ôn tập chuẩn bị tốt cho bài KTĐK lần 1.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 9.doc