Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 05

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 05

TẬP ĐỌC

BÀI 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục tiêu

 1. Đọc thành tiếng

 - Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :

Nhạt loãng , A-lếch-xây, nắm lấy bàn tay

 - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật.

 2. Đọc - hiểu

 - Hiểu nghĩa các từ: Công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, .

 - Hiểu nội dung : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.

II . Đồ dùng dạy-học

ã Tranh , ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Bãi Cháy

ã Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 

doc 137 trang Người đăng hang30 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 05", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuầN 5
Ngày soạn: 17/9/2010
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 20 thỏng 9 năm 2010
Tập đọc
Bài 9 : Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu
 1. Đọc thành tiếng
 - Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
Nhạt loãng , A-lếch-xây, nắm lấy bàn tay
 - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật.
 2. Đọc - hiểu
 - Hiểu nghĩa các từ: Công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, ...
 - Hiểu nội dung : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II . Đồ dùng dạy-học
Tranh , ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Bãi Cháy
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III . các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A.Bài cũ: (3phút)
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bài thơ "Bài ca về trái đất" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
 B.Dạy- học bài mới: (32 phút)
1. Giới thiệu bài
Cho HS quan sát tranh , ảnh về những công trình xây dựng lớn của nước ta có sự giúp đỡ của nước bạn.
- GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài .
-Lần 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Lần 2: Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận câu hỏi của SGK.
- Gọi 1 HS khá lên điều khiển cả lớp thảo luận tìm hiểu bài.
- Kết luận câu trả lời đúng hoặc hỏi thêm một số câu hỏi khác.
? Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
? Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
? Dáng vẻ của A-lếch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào?
? Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao?
- GV giảng: Chuyên gia máy xúc A-lếch-xây cùng với nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam
? Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?
 c) Đọc diễn cảm: 
- Giáo viên nêu giọng đọc chung toàn bài
-Treo bảng phụ có đoạn 4 hướng dẫn luyện đọc.
+ Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi tìm cách ngắt giọng , nhấn giọng.
- Thống nhất với HS cách đọc. 
 - Tổ chức cho HS luyện đọc theo từng nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Nhận xét , cho điểm học sinh đọc bài.
 3. Củng cố dặn dò: (3 phút)
?. Câu chuyện giữa anh Thuỷ và anh A-lếch-xây gợi cho em điều gì?
*GV bổ xung : Nhân dân các nước trên khắp thể giới có quyền được kết bạn.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài E-mi-li, con 
- 2 HS lên bảng lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi :
+ Chúng ta phải làm gì để giữa bình yên cho trái đất ?
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? 
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 4 HS đọc bài theo thứ tự :
+ HS1: Đó là sắc êm dịu.
+ HS 2: Chiếc máy xúcthân mật.
+ HS 3: Đoàn xechuyên gia máy xúc.
+ HS 4: Đoạn còn lại.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp theo cặp (đọc 2 vòng)
- 1 HS đọc toàn bài .
- HS thành lập nhóm 4, đọc bài , trao đổi , thảo luận trả lời câu hỏi.
+ HS điều khiển nêu câu hỏi.
+ Mời bạn trả lời.
+ Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Cùng GV tổng kết thống nhất ý kiến.
+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân thiện, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
+ Chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A-lếch-xây . Họ rất hiểu nhau về công việc. Họ nói chuyện rất cởi mở , thân mật.
*Kể về tình cảm chân thành của mộtchuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
+ HS theo dõi GV đọc và dùng bút chì gạch chéo vào chỗ cần chú ý ngắt giọng , gạch chân các từ nhấn giọng.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên trước lớp.
HS nêu.
Chính tả
Bài 5: Một chuyên gia máy xúc
I.Mục tiêu:
Giúp HS :
 - Nghe - Viết chính xác, đẹp đoạn Qua khung cửa kính những nét giản dị, thân mật trong bài Một chuyên gia máy xúc.
 - Hiểu được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua và tìm được các tiếng có nguyên âm đôi uô / ua để hoàn thành các câu tục ngữ.
II . Đồ dùng dạy-học
Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần.
III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Gọi HS đọc cho 1 HS lên bảng viết các tiếng: Tiến, biển, bìa, mía.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
 B. Dạy- học bài mới: (32 phút)
1. Giới thiệu bài
 Tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe - viết một đoạn trong bài Một chuyên gia máy xúc và thực hành đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi.
2. Hướng dẫn viết chính tả
 a.Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết
? Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
 b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
 c. Viết chính tả.
- GV đọc bài cho HS viết.
 d. Soát lỗi, chấm bài.
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi, và thu 10 bài chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
 Bài 2: Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét tiếng bạn tìm trên bảng.
? Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng mà em vừa tìm được?
- GV nhận xét, kết luận về câu trả lời đúng.
 Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp: Tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét câu trả lời của HS, GV giải thích lại những câu mà HS giải thích chưa đúng.
 C. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi và học thuộc lòng các câu thành ngữ trong bài tập 3.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp viết vào vở.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng đoạn văn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau trả lời
+ Anh cao lớn, có mái tóc vàng óng, ửng lên một mảng nắng. Anh mặc một bộ quần áo màu xanh công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác, ...Tất cả gợi lên những nét giản dị thân mật. 
- HS tìm và nêu các từ: Khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị...
- HS lắng nghe GV đọc để viết bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
+ Các tiếng chứa uô: Cuốn, cuộn, buôn, muôn.
+ Các tiếng chứa ua: Của, múa.
- 1 em phát biểu HS khác bổ sung và thống nhất.
+ Trong các tiếng có chứa ua: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua là chữ u.
+ Trong các tiếng có chưa uô: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô là chữ ô.
- 1 HS đọc yêu cầu trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu, mỗi em hoàn thành một câu tục ngữ.
+ Muôn người như một: mọi người đoàn kết một lòng.
+ Chậm như rùa: quá chậm chạm.
+ Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
+ Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng.
Toán
 Ôn tập : Bảng đơn vị đo độ dài
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
 - Các đơn vị đo độ dài, mối liên hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài.
 - Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
 - Giải các bài toán liên quan đến đơn vị đo độ dài.
 II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1
III.Các hoạt động dạy 
Hoạt động của GVvà học
Hoạt động của HS
 A.Bài cũ:(3phút)
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu học sinh làm các bài tập 2 , 3 trong SGK.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 B.Dạy học bài mới: (32 phút)
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán liên quan đến đơn vị đo độ dài.
2. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1(SGK-22):
- GV treo bảng có ghi sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc đề bài.
? 1m bằng bao nhiêu dm?
? 1m bằng bao nhiêu dam?
- GV viết vào cột mét:1m = 10 dm = dam
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
? Dựa vào bảng cho biết hai đơn vị đo độ dài liên tiếp đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
Bài 2(VBT):Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 3(VBT )Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố cách đổi tư đơn vị phức ra đơn vị đơn 
và ngược lại 
Bài 4(VBT)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, hướng dẫn những HS yếu vẽ sơ đồ và giải bài toán ra nháp 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 C. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà
- Chuẩn bị bài: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc đề bài.
+ 1m=10dm 1dm=10cm
+ 1m=dam 1dm=m
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, 148m =1480dm b, 7000m=7km
 531dm=5310cm 8500cm = 85m
 92cm=920mm 
-Học sinh nhận xét bài của bạn 
-
-1HS đọc .
- HS nêu :
a, 7km 47m = 7047m b,462dm=46m 2dm
 29m 34cm=2934cm 1372cm=13m72cm 
 1cm 3mm= 13mm 4037m=4km37m 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
a, Đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng dài là: 
 654+103=757( km)
 b,Đường từ Đà Nẵng đến thành phố HCM dài là: 
 1719-757=962 ( km)
 Đáp số: a, 962km 
 b, 757 km.
Đạo đức
Bài 3: Có chí thì nên (T1)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
 - Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn khác nhau và luôn phải đối mặt với những thử thách.
 - Cần phải khắc phục, vượt qua những khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của chính bản thân mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.
 2. Thái độ
 - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.
 - Có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân mình trong học tập cũng như trong cuộc sống và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
 3. Hành vi
 - Xác định được những khó khăn, những thuận lợi của mình.
 - Lập ra được kế hoạch vượt khó cho bản thân.
 - Biết giú ... ia đình.
*GDMT; Thấy được sự gia tăng dân số với khai thác môi trường làm cho môi trường 
bị ô nhiễm, cần BVMT.
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh, bản đồ tự nhiên và bản đồ phân bố rừng Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A.Bài cũ: (3 phút)
? Nêu vai trò của đất rừng với đời sống và sản xuất?
? Biển có vai trò gì với đời sống và sản xuất?
- GV nhận xét, cho điểm.
 B.Bài mới:(30phút)
1.Giới thiệu:
2.Nội dung:
 1.Dân số, so sánh dân số Việt Nam với các nước Đông Nam A.
a)Hoạt động 1:Làm việc theo cặp.
- GV treo bảng phụ số liệu các nước ĐNA và yêu cầu lớp đọc thầm nội dung SGK.
? Đây là bảng số liệu gì? Bảng số liệu này có tác dụnh gì?
? Các số liệu thống kê vào thời gian nào?
? Số dân tính theo đơn vị nào?
? Năm 2004 dân số nước ta là bao nhiêu người? Đứng thứ mấy ĐNA?
*Kết luận:Dân số nước ta đông thứ ba ĐNA đứng thứ 14 trên thế giới.
 2.Gia tăng dân số ở Việt Nam.
 b)Hoạt động 2:Làm việc cá nhân.
- GV treo biểu đồ dân số Việt Nam.
? Biểu đồ có tác dụng gì?
? Giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục hoành dọc biểu đồ ntn?
? Số ghi trên đầu mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào? 
? Nhận xét dân số nước ta qua từng năm tăng? 20 năm qua tăng?
? Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số ở nước ta?
*Kết luận:Mỗi năm dân số nước ta tăng hơn 1 triệu người.
 3.Hậu quả của dân số tăng nhanh.
 c)Hoạt động3:Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát câu hỏi thảo luận cho HS.
? Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số?
*Kết luận: Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số giảm dầnnâng cao chất lượngk cuộc sống.
 C.Củng cố,dặn dò: (2 phút)
? Em biết gì về tinh thần tăng dân số ở địa phương? Hậu quả?
- GVnhận xét giờ học.
- 2HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát và đọc thầm SGK.
- Bảng nhận xét về dân số của các nước ĐNA.
- Thống kê năm 2004.
 - Đơn vị triệu người.
- 82 triệu. Đứng thứ ba ĐNA sau In-đô và Phi- líp- pin.
- HS đọc mục I và quan sát hình 1.
- Lớp quan sát, đọc thầm.
- Biết được sự phát triển của dân số Việt Nam, qua các năm.
- Trục ngang: Các năm.
 Tục dọc: Số năm.
- Biểu hiện số dân một năm tính bằng đơn vị triệu người.
- Lớp trao đổi và phát biểu.
- Dân số gia tăng nhanh.
- Nhóm trưởng cho các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Về nhà đọc bàivà chuẩn bị giờ sau.
Ngày soạn: 13//10
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2010
 Tập làm văn
Bài 16: Luyện tập tả cảnh
Dựng đoạn mở bài, kết bài.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về cách viết đoạn mở bài, kết bài trong văn tả cảnh.
 - Thực hành viết mở bài theo lối dán tiếp, kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
II. Đồ dùng:
 Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
? Hãy trình bày phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương?
- GV nhận xét, cho điểm. 
Hoạt động của trò
- 2HS đọc đoạn viết giờ trước làm.
- Lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài: Nêu nhiệm vụ giờ học
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
? Thế nào là mở bài trực tiếp trong bài văn tả cảnh?
? Thế nào là mở bài dán tiếp?
- GV: Muốn có một bài văn tả cảnh hay, hấp dẫn người đọc, các em cần đặc biệt quan tâm đến phần mở bài. Phần nàylà phần gây bất ngờ, tạo sự chú ý của người đọc.
- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.
? Đoạn nào là mở bài trực tiếp, đoạn nào là mở bài gián tiếp? Vì sao em biết điều đó?
? Em thấy kiểu bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2
? Thế nào là kiểu kết bài tự nhiên?
? Kiểu kết bài mở rộng?
- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát bảng phụ cho các nhóm.
- GV chốt lời giải đúng.
? Em có nhận xét gì về sự giống và khác nhau của 2 kết bài đó?
? Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
Bài tập 3
- GV nhắcnhở HS: Nên viết đoạn mở đầu và kết bài văn miêu tả cảnh vật. Khi viết đoạn mở bài có thể liên hệ đến những cảnh đẹp của đất nước rồi đến cảnh đẹp của địa phương.
- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân, phát bảng phụ cho 2HS.
- Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Nhận xét bài làm của học sinh, cho điểm.
 C. Củng cố - dặn dò: 3p
-Củng cố nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- HS nghe và xác định nhiệm vụ học tập
- 1HS đọc yêu cầu.
- Là giới thiệu ngay cảnh định tả.
- Là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả.
- HS trao đổi và làm vào vở.
- Đại diện các cặp trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 + Đoạn a là mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường sẽ tả là đường Nguyễn Trường Tộ.
 + Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp
- 1 học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Cho biết kết thúc của bài tả cảnh.
- Là nói lên tình cảm, cảm xúc của mình và có lời bình luận thêm về cảnh vật định tả.
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét nhau
- Giống: đều nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường.
 Khác: kết bài theo kiểu tự nhiên khẳng định con đường là người bạn quý Kết bài theo kiểu mở rộng vừa nói về tình cảm yêu quý con đườngca ngợi công ơn của các cô bácThể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.
- Kết bài theo kiểu mở rộng hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn.
- 1HS đọc yêu cầu.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.
- Học sinh lần lượt trình bày bài viết trước lớp.
- 2 HS treo bảng, nhận xét.
- Lớp bình chọn bài viết hay nhất.
 Chuẩn bị giờ sau
Khoa học
Bài 16 :Phòngtránh HIV/AIDS.
I.Mục tiêu: Giúp HS 
 - Giải thích một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì?
 - Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/AIDS.
 - Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
II.Đồ dùng dạy
Thông tin và hình SGK, sưu tầm tranh ảnh.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A.Bài cũ: (3 phút)
? Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A làgì?
? Bệnh vêm gan A lây truyền qua đường nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới:(30phút)
1.Giới thiệu:
2.Nội dung:
 a)Hoạt động 1:TC “Ai nhanh, ai đúng”.
*Mục tiêu: (SGV-71)
*Tiến hành:
- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát giấy khổ như SGK -34
- GV yêu cầu các nhóm thi xem nhóm làm nhanh thì dán bảng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
*Kết luận:Mọi người đều có thể bị nhiễm HIV, bệnh do một loại vi rút xâm nhập vào cơ thể lây qua 3 đường
 b)Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh triển lãm.
*Mục tiêu: (SGV-71)
*Tiến hành:
- GV yêu cầu lớp đọc thông tin và quan sát hìnhtrong SGK.
? Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng tránh HIV/AIDS ? Thông tin nào nói về cách phát hiện người nhiễm HIV?
? Theo em có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu?
*Kết luận : Để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu thì không nên dùng chung bơm kim tiêm
C.Củng cố,dặn dò:(3phút)
? HIV có thể lây qua những đường nào?
? Những ai có thể bị nhiễm HIV? 
- GV nhận xét giờ học.
- 2HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm cử một bạn vào trong ban giám khảo.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Ban giám khảo nhận xét, chấm xem nhóm nhanh và đúng.
 1- c ; 2 – b ; 3 – d ; 4 – e ; 5 – a.
- Lớp đọc thầm SGK và quan sát tranh.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Về nhà chuẩn bị giờ sau.
Toán
Tiết 40: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
I.Mục tiêu:Giúp HS ôn:
 - Bảng đơn vị đo độ dài.Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
 - Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A.Bài cũ: (3 phút)
- GV nhận xét, cho điểm.
 B.Bàt mới:(32phút)
1.Giới thiệu:
2. Nội dung:
 a)Ôn lại hệ thống đo độ dài:
? Hãy nhắcc lại các đơn vị đo độ dài lần lượt từ lớn từ lớn đén bé ?
? 1km bằmg bao nhiêu hm?
? 1hm bằng bao nhiêu km?
*Tương tự: 1m =  dm ?
 1dm = m ?
? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề?
- GV yêu cầu lớp đổi các đơn vị đo:
1km =  m 1m =  km.
1m =  cm 1cm =  m.
1m =  mm 1mm =  
- GV nhận xét, chốt lại.
 b)Ví dụ:
*VD1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 6m 4dm = m.
? Hãy nêu cách làm?
? Vậy 6m 4dm bằng bao nhiêu?
*VD2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 3m 5cm =  m.
- GV treo bảng phụ viết:
8dm 3cm =  dm.
8m 23cm =  m.
8m 4cm =  m.
3. luyện tập:
Bài 1:Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm
- Lưu ý: Viết thành hỗn số sau đó viết là số thập phân vào bài.
-GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2:Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm. Bài yêu cầuta làm gì?
? Em hãy nêu cách viết 4m 13cm dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét?
- GV nhận xét, chốt cách làm, cho điểm.
Bài 3:Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm
- GV cho lớpchơi TC. 
- GV treo bảng phụ và hô :“Bắt đầu” 
- GV nhận xét, chốt cách làm đúng, tuyên dương nhóm làm tốt.
C.Củng cố,dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS làm bài 2,3 
- HS chữa bài ở bảng.
- Là : km ; hm ; dam ; m ; dm ; cm ; mm.
- Có: 1km = 10hm.
- Có 1hm = km = 0,1km.
- HS nêu.
- Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền saubằng ( hay 0,1 ) đơn vị liền trước nó.
- 2HS làm bảng, lớp làm nháp.
- Lớp chữa bài.
1km = 1000m. 1m = km.
1m = 100cm. 1cm = m.
1m = 1000cm. 1cm = m. 
- 1HS đọc ví dụ.
- HS trao đổi theo bàn và phát biểu.
6m 4dm = 6m = 6,4m
- Vậy: 6m4dm = 6,4m.
 ( Hướng dẫn làm tương tự VD1)
- HS nêu nhanh cách làm và kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài.
a,6,7; 4,5; 7,03. b,12,13; 9,192; 8,057
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
- HS nêu cách làm, 2HS làm bảng.
- Treo bảng, chữa bài.
a)4,13; 6,5; 6,12 b,0,3; 0,3; 0,15
- 1HS đọc yêu cầu.
- Lớp chia 3 đội chơi.
- HS trong đội lần lượt điền số thích hợp chỗ chấm, thi đua tìm đội tìm nhanh.
- Lớp nhận xét kết quả.
 a)8,832km; 7,037km; 6,004km.
 b)0,753km; 0,042km; 0,003km
-Chuẩn bị giờ sau.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 5 678chuan tich hop.doc