Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 1

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 1

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Luyện đọc :

 Đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu các từ ngữ trong bài : ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. Từ đó HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu.

II.CHUẨN BỊ: - Tranh (SGK) , bảng phu viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 176 trang Người đăng hang30 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 	 	 Ngày dạy : Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Luyện đọc :
 ?Đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 ? Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu các từ ngữ trong bài : ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. Từ đó HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu.
II.CHUẨN BỊ: - Tranh (SGK) , bảng phu viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
3.1 HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt).
? GV theo dõi và sửa lỗi phát âm, cách ngắt nghỉ hơi, giọng đọc... cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
? Gọi một vài HS đọc lại toàn bài.
? GV nhận xét và đọc diễn cảm cả bài ( Lời Nhà Trò: giọng kể lể đáng thương; Lời Dế Mèn an ủi, động viên Nhà Trò: giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết).
3.2 HĐ2: Tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu HS đọc thầm bài và trao đổi trong nhóm 4 để trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
? GV nhận xét, kết luận ý trả lời đúng, ghi bảng.
+ Đoạn 1:” 2 dòng đầu”.
H: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong h/cảnh như thế nào?
H: Đoạn 1nói nên điều gì?
+ Đoạn 2:” 5 dòng tiếp theo”.
H: Tìm chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
? G: ” ngắn chùn chùn”: 
H : Đoạn 2nói nên điều gì?
+ Đoạn 3:” 5 dòng tiếp theo”.
H: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ thế nào?
 ?G: “ thui thủi” : 
H: đoạn 3 cho ta thấy điều gì? 
+ Đoạn 4:”còn lại”.
H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
H: Những cử chỉ trên cho ta thấy điều gì?
? Yêu cầu HS đọc lại bài và Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích?
- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
- GV chốt ý- ghi bảng:
3.3 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm .
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc và thi ĐDC .
- GV theo dõi, uốn nắn thêm.
- Nhận xét và tuyên dương.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc NDC.
H: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn qua bài học này ?
- GV kết hợp giáo dục HS. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Cả lớp mở sách, vở lên bàn. 
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
-Học sinh đọc bài + chú giải.
-Lớp theo dõi ; Lắng nghe.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc bài
? Thực hiện đọc luyện đọc theo hướng dẫn.
- Từng cặp luyện đọc và góp ý cách đọc cho nhau.
? HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét
- HS theo dõi, đọc thầm theo trong SGK.
- Thực hiện đọc thầm và thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung 
?Theo dõi, nhắc lại.
? Dế Mèn .... bên tảng đá cuội.
Ý 1:Dế Mèn gặp chị nhà trò
?.thân hình chị bé nhỏ, ... nghèo túng .
? Là ngắn đến mức trông rất khó coi.
Ý 2: Hình dáng chị NhàTrò
?trước đây ..., đe bắt chị ăn thịt.
?...Là cô đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn.
Ý 3: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ.
+ Lời nói của Dế Mèn : Em đừng sợ. Hãy trở về .... ăn hiếp kẻ yếu.
+ Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: phản ứng mạnh mẽ xoè cả 2 càng ra; bảo vệ, che chơ û: dắt Nhà Trò đi.
Ý3: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
* ?HS nêu và giải thích theo ý kiến của mình. Lớp bổ sung thêm.
Đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
- HS đocï nối tiếp đến hết bài, lớp theo dõi,nhận xét,tìm ra giọng đọc của từng đoạn
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Theo dõi
- Một vài HS nhắc lại.
=> HS nêu.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.
- Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập.
- Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ : - GV : Tranh vẽ, bảng phụ.
 - HS : Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề .
HĐ1 : Xử lí tình huống.
- Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- GV tóm tắt thành cách giải quyết chính.
a) Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem.
b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
H: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách G.quyết đó?
- GV kết luận: Cách giải quyết (c) là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. Khi mắc lỗi gì ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ2: Làm việc cá nhân bài tập1 (SGK).
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK..
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 1 
- GV lắng nghe HS trình bày và kết luận:
+ Ý (c) là trung thực trong học tập.
+ Ý (a),(b), (d) là thiếu trung thực trong học tập.
HĐ3 : Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK).
- GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ:
 + Tán thành
 + Phân vân
 + Không tán thành
- Yêu cầu HS các nhóm cùng sự lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình.
- GV có thể cho HS sử dụng những tấm bìa màu
VD: Tán thành thì giơ bìa màu đỏ.
 Không tán thành giơ bìa màu xanh
 Phân vân thì giơ bìa màu vàng
- GV kết luận: Ý (b), (c) là đúng, ý (c) là sai.
- GV kết hợp giáo dục HS:
H: Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
- GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt.
HĐ4 : Liên hệ bản thân.
- GV tổ chức làm việc cả lớp: Cho HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trog học tập.
H: Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
H: Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
* GV chốt bài học: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng.
4. Củng cố – Dặn dò: Hướng dẫn thực hành:
- GV yêu cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực, 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học( BT5 SGK).
- Trật tự
- Đặt sách vở lên bàn.
- Lắng nghe và nhắc lại .
- HS quan sát và thực hiện.
=> Theo dõi, lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2 em.
- Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét.
- HS theo dõi.
- Một số em trình bày trước lớp.
=> Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Vài em đọc ghi nhớ, lớp theo dõi.
- Nêu yêu cầu :
Giải quyết các tình huống.
- Mỗi HS tự hoàn thành bài tập 1.
- HS trình bày ý kiến, trao đổi lẫn nhau.
- Theo dõi.
- Nhóm 3 em thực hiện thảo luận.
- Các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Lắng nghe và trả lời:
cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải, không nói dối, không coi cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
-Nói dối, chép bài của bạn, nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
- Nhắc lại
- HS nêu trước lớp.
- Tự liên hệ.
“ Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay”
- Lắng nghe để thực hiện.
- Nghe và ghi bài.
- Nghe để thực hiện.
KHOA HỌC
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng:
	- Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
	- Kể ra một số DK vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
II. CHUẨN BỊ : - GV: Hình trang 4,5 SGK, Phiếu học tập, phiếu trò chơi.
 - HS : Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
* HĐ1 : Động não.
* Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
- Yêu cầu HS kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình.
- GV nghe và ghi tất cả các ý kiến lên bảng.
- GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra nhận xét chung về những điều kiện cần để con người sống và phát triển .
* HĐ2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK.
* Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ con người mới cần.
- GV phát phiếu và HDHS làm việc theo nhóm.
- Theo dõi , giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
 ... 
 - Hướng dẫn Hs quan sát mặt phải, mặt trái của mũi khâu thường.kết hợp quan sát H3a,3b trong sách.
H . Nêu nhận xét về mũi khâu thường?
- GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS 
- H . thế nào là khâu thường?
HĐ 2 : Hướng dẫn HS các thao tác kĩ thuật 
1. Hướng dẫn một số thao tác kĩ thuật khâu, thêu cơ bản.
- GV hướng dẫn HS quan sát H1 SGK và yêu cầu 
 H : Nêu cách cầm vải và cầm kim.?
- Gv nhận xét và hướng dẫn theo SGK 
 - Yêu cầu Hs quan sát tiếp hình 2a, 2b và nêu cách lên kim, xuống kim.
- Theo dõi Hs trình bày , chốt các ý và lưu ý một số điểm sau :
+ Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trênvà chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ.
+ Cầm kim chặt vừa phải.
+ Tránh để kim đâm vào ngón tay hoặc vào bạn bên cạnh.
2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường.
- Treo tranh vẽ quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường .
- Yêu cầu HS quan sát H4 để nêu cách vạch dấu đường khâu.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh quy trình. Nêu cách khâu và trả lời các câu hỏi về cách khâu thườngtheo đường vạch dấu.
+ Lần đầu hướng dẫn chậm có kết hợp với giải thích.
* Bắt đầu khâu : Khâu từ phải qua trái. Lên kim tại điểm 1 rút kim, kéo sợi chỉ lên cho nút chỉ sát vào phía sau mặt vải.
* Khâu các mũi khâu đầu: Xuống kim tại điểm 2 , lên kim tại điểm 3 , xuống kim tại điềm 4, lên kim tại điểm 5 -> rút kim, kéo sợi chỉ lên.( h 5b)
* Các mũi khâu tiếp thực hiện tương tự như các mũi khâu đầu.
+ Lần hưóng dẫn thứ 2 nhanh hơn và toàn bộ các thao tác để HS hiểu và biết cách thực hiện quy trình.
4.Củng cố : Gọi 1-2 HS đọc lại phần kiến thức trọng tâm của bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Xem lại bài, học bài ở nhà, chuẩn bị :” Tiết 2”.
Trật tự
- Lắng nghe và nhắc lại .
 - Quan sát và trả lời câu hỏi.
 là khâu tới, khâu luôn
- Quan sát hình
+ Đường khâu ở mặt phải và trái giống nhau.
+ Mũi khâu ở mặt phải và mũi khâu ở mặt trái giống nhau , dài bằng nhau, và cách đều nhau.
Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt vải.
- Lắng nghe và 1ø -2 HS nhắc lại.
- Cầm vải bên trái, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đường dấu. Tay phải cầm kim.
- Theo dõi hình trong sách và nêu cách cầm kim.
- nhắc lại các ý.
Trình bày cách lên kim, xuống kim.
Lắng nghe.
-
HS cả lớp đọc thầm nội dung trong sách kết hợp quan sát tranh quy trình và trình bày các nội dung theo yêu cầu của Gv
Lần lượt nhắc lại các ý chính theo bàn.
- Vài em nhắc lại.
******************************************
CHÍNH TẢ :2(Nghe - viết).
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
 - Học sinh nghe - viết chính xác , trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
	- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn: s/x, ăng/ăn.
	- Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.
 - HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ : 
- GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những tiếng có âm đầu là l/n, ang/an trong BT2 tiết trước.
- Nhận xét và sửa sai.
3.Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề.
HĐ1 :Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết chính tả 1 lượt
H: Tìm những tên riêng cần viết hoa trong bài?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm những tiếng, từ khó trong đoạn viết?
- GV nêu thêm một số tiếng, từ mà lớp hay viết sai.	
- Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
 - Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
c) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài.
- Thu chấm một số bài, nhận xét
HĐ2 : Luyện tập.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm truyện vui Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ làm bài tập vào vở. 
- GV theo dõi HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
- Yêu cầu cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Bài 2 : Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
Lời giải: Lát sau, rằng, phải chăng, xin bà, băn khoăn, không sao, để xem. 
Bài 3 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3 .
- Cho HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng – viết vào bảng con ( bí mật lời giải)
- Cho HS giơ bảng con. Một số em đọc lại câu đố và lời giải.
- GV nhận xét, khen ngợi những em trả lời nhanh và viết đáp án đúng, đẹp.
- Yêu cầu HS viết đáp án vào vở bài tập.
 Đáp án: a) chữ sáo ; b) chữ trắng.
4.Củng cố:- Cho cả lớp xem những bài viết đẹp.
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau.
Hát
- Thực hiện 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.
.
- Lắng nghe.
1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh, 
- 2-3 em nêu, .
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp.
-Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai.
- Theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- Lắng nghe soát bút mực.
- Thực hiện sửa lỗi nếu sai.
- 1HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm truyện vui Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ làm bài tập vào vở. 
- 1 HS sửa bài, lớp theo dõi.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
- Thực hiện sửa bài, nếu sai.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài theo 2 dãy lớp. HS dãy này đọc câu đố a, HS dãy kia trả lời nhanh và viết đúng đáp án ra bảng con.
- Viết đáp án vào vở bài tập.
- Theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
*****************************************
Toán(10)
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I)Mục tiêu:
-Học sinh biết đuợc lớp trịêu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu, cũng cố về các đơn vị, lớp nghìn, thứ tự các số, chữ số, giá trị của chữ số theo hàng.
-Rèn kỹ năng: rèn viết các số tròn triệu.
-Giáo dục học sinh tính chính xác.
II)Đồ dùng dạy học :
-Bảng các lớp, hàng, đã được kẻ sẵn trên bảng phụ 
III)Hoạt động dạy và học:
1.Oån định: Hát
2.Bài cũ: ( 5 phút)
Bài 1 : Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
213897; 213978; 213789; 213798; 213987
Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
546102; 546201; 546210; 546012; 546120.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài - Ghi đề .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:( 15 phút) Tìm hiểu bài
1.Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu.
H: Hãy kể các hàng và lớp đã học ?
-GV đọc : Một trăm, một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn
-GV giới thiệu: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu.
H: Một triệu bằng mấy trăm nghìn ?
H: Số một triệu có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
-Gọi h/s viết số mười triệu, một trăm triệu 
-Mười triệu còn được gọi là một chục triệu 
-Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu
-G/v giới thiệu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu tạo thành lớp triệu.
-G/v kết hợp điền tên hàng lớp triệu vào bảng phụ (đã chuẩn bị)
Hoạt động 2: ( 15 phút ) Luyện tập thực hành 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài2
H: Hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu?
Bài 2 :Gọi H S nêu yêu cầu bài
 H: Hãy đếm thêm một chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu
H: 1 chục triệu còn gọi là gì ?
-Viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu
Bài 3 :Đọc và viết số 
GV đọc cho HS viết vào vở nháp, gọi 1 HS lên bảng viết.
- GV nhận xét, sửaưa3
Bài 4 : : Gọi HS nêu yêu cầu bài
 G/v đọc:
-Ba trăm mười hai triệu
-G/v yêu cầu đọc và nêu các chữ số ứng với các hàng đã học
-Lớp đơn vị: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm 
-Lớp nghìn : hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
-Một học sinh lên bảng viết số-Học sinh lớp viết vào vở nháp: 100; 1000; 10000; 100000; 1000000.
-1 triệu bằng 10 trăm nghìn
.có bảy chữ số( một chữ số 1 và sáu chữ số 0 )
-H/s lên bảng viết
-10000000 = 1 chục triệu 
-10000000 = 10 chục triệu
-Học sinh nhắc lại tên các hàng ở lớp triệu.
-H/s thi đua kể tên các hàng và lớp đã học.
- HS nêu yêu cầu bài
-H/s xung phong đếm
- H S nêu yêu cầu bài
-H/s đếm: 1 chục triệu, 20 chục triệu,..10 chục triệu
..10 triệu
-H/s viết:10000000; 20000000; .. ; 100000000
- H S nêu yêu cầu bài
_H/s Làm vào vở bài tập.
15000	 50000
350	7000000
600	36000000
1300	900000000	
- H S nêu yêu cầu bài
-H/s viết 
-312000000
-H/s viết, đọc các số còn lại.	
4) Củng cố ( 5 phút)
-Nêu các hàng và lớp đã học ?
5) Dặn dò :
-Học bài
Chuẩn bài “Triệu và lớp triệu”.
************************************
SINH HOẠT LỚP TUẦN 2
I)MỤC TIÊU:
-Đánh giá các hoạt động tuần qua ,đề ra kế hoạch tuần đến.
-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
-GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
II)CHUẨN BỊ:Nội dung sinh hoạt
III)CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1)Đánh giá các hoạt động tuần qua:
a)Hạnh kiểm:
-Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
-Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè.
b)Học tập:
-Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp.
-Truy bài 15 phút đầu giờ tốt
-Một số em có tiến bộ chữ viết
c)Các hoạt động khác:
-Tham gia sinh hoạt đội, sao đầy đủ.
2)Kế hoạch tuần 3:
-Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
-thực hiện tốt Đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiếnbộ.
IV)CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
-Chuẩn bị bài vở thứ hai đi học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 HK1.doc