Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 12 (chuẩn)

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 12 (chuẩn)

Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

 (Nguyễn Thị Cẩm Châu)

 I. Mục tiêu :

 - Đọc : + Đọc đúng : loanh quanh, rắn rỏi, loay hoay, bành bạch, chão.

 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. - Hiểu : + Từ ngữ : rô bốt, còng tay, ngoan cố, .

 + Nội dung : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b)

 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

 II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK phóng to.

 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

 III. Lên lớp :

 1. Bài cũ: - 2 HS đọc bài Hành trình của bầy ong.

 ? Những chi tiết nào trong bài nói lên hành trình vô tận của bầy ong ?

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 12 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
 	 Ngày soạn: 19 – 11 - 2009 
 Ngày dạy: hai /22 - 11 -2009
Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
 (Nguyễn Thị Cẩm Châu)
I. Mục tiêu :
- Đọc : + Đọc đúng : loanh quanh, rắn rỏi, loay hoay, bành bạch, chão.
	 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. - Hiểu : + Từ ngữ : rô bốt, còng tay, ngoan cố, ...
	 + Nội dung : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b)
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK phóng to.
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Lên lớp :
 1. Bài cũ: - 2 HS đọc bài Hành trình của bầy ong.
? Những chi tiết nào trong bài nói lên hành trình vô tận của bầy ong ?
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề.
b. Tìm hiểu bài.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc
- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài (Huyền).
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Chia làm 3 đoạn như sau:
+ Đ1: Từ đầu đến xe ra bìa rừng chưa. 
+ Đ2: Tiếp đến thu lại gỗ. 
+ Đ3: Phần còn lại. 
- HS đọc GV khen những em đọc đúng, kết hợp sửa lỗi cho HS (nếu có).
- Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó : HS đọc thầm chú giải và các từ mới ở cuối bài đọc (rô bốt, ngoan cố, còng tay) giải nghĩa các từ ngữ đó. 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc lại bài. 
- GV đọc mẫu.
+ Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi: 
? Thoạt tiên thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào ? (hai ngày nay đâu có đoàn tham quan nào ? ) 
? Lần theo dấu chân, bạn nhỏ thấy điều gì và nghe thấy điều gì ? (Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ chuyển gỗ vào buổi tối)
? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm ? (HS trao đổi theo cặp rồi đại diện nhóm trả lời. VD:
 + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tất, gọi điện thoại báo công an. 
 + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.)
? Vì sao bạn nhỏ tình nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?(yêu rừng, sợ rừng bị phá/ vì bạn 
hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm bảo vệ )
 Từ đó, giúp HS nâng cao ý thức BVMT. 
? Nêu nội dung bài - Vài HS nhắc lại.
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài văn, GV hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc, và thể hiện diễn cảm nội dung từng đoạn, đúng lời các nhân vật.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đ3 (theo quy trình).
 3. Củng cố, dặn dò : 
? Qua bài đọc, em học tập bạn nhỏ điều gì ?
- Nhận xét giờ học. 
- Đọc trước bài Trồng rừng ngập mặn.
* * * * * * * * * * * *
Chính tả (nhớ - viết) : HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG 
I. Mục tiêu :
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Ôn lại cách viết từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, nghiêm túc trong khi viết bài.
II. Chuẩn bị : 
- Các phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng (hoặc vần) theo cột dọc BT2a để HS bốc thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng (vần) đó.
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ: 
- GV đọc cho cả lớp viết một số từ vào vở nháp : xôn xao, sương gió, sạch sẽ, lướt thướt, rước đèn.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài Chính tả - ghi đề.
b. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết 
- 1HS đọc trong SGK 2 khổ thơ của bài Hành trình của bầy ong.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
? Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong ? (Công việc của loài ong rất lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, mang lại cho đời những giọt mật tinh túy.)
? Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong ? (bầy ong cần cù làm việc, tìm hoa gây mật).
- Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ. GV nhắc nhở một số từ các em dễ viết sai chính tả (rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, đất trời), cách trình bày các câu thơ lục bát.
- HS gấp SGK, nhớ viết lại 2 khổ thơ.
- GV chấm 7-10 em. HS còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV cho HS làm BT 2a.
- GV tổ chức cho HS chơi: GV lấy 4 phiếu ghi sẵn: sâm – xâm ; sương – xương ; sưa – xưa ; 
siêu – xiêu. Sau đó gọi HS lên bảng bốc thăm, nếu trúng phiếu nào thì viết nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó, rồi đọc lên.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả. Đáp án:
sâm - xâm
sương – xương
sưa – xưa
siêu – xiêu
củ sâm – xâm nhập; chim sâm cầm – xâm lược; sâm banh, sâm nhung – xâm xẩm (tối)
sương gió – xương tay; sương muối – xương sườn; sương gió – xương máu.
say sưa – ngày xưa; sửa chữa – xưa kia; cốc sữa – xa xưa
siêu nước – xiêu vẹo; cao siêu – xiêu lòng; siêu âm – liêu xiêu.
 Bài tập 3: HS nêu yêu cầu.
? Bài tập này yêu cầu gì ?
- HS làm bài tập 3b
- HS làm vào vở bài tập.
- Hai, ba HS đọc lại đoạn thơ đã điền lời giải. 
 Lời giải: Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
	 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng	
	 Sột soạt gió trên tà áo biếc
	 Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.	 	
- Cả lớp và GV nhận xét. 
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- HS nhớ lại những từ ngữ đã luyện viết để không viết sai chính tả.
* * * * * * * * * * * *
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 1)
I. Mục tiêu : HS biết :
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.	 HS làm được bài 1, 2 và bài 4a
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. 
- Giáo dục HS tích cực học toán.
II. Lên lớp : 
 1. Bài cũ : GV yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp : 37,1 x 9,5
- Sau đó gọi 1HS lên bảng tính – lớp nhận xét. 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập chung – ghi đề.
- Học sinh lần lượt làm các bài tập. GV theo dõi, kết hợp chấm chữa bài. 
Bài 1: GV cho HS tự làm, sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- GV gọi một số em nêu kết quả, nêu cách tính.
Kết quả : a. 404,91	b. 53,648	c. 163,744
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài toán.
? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... ta làm như thế nào ? (... ta chỉ việc chuyển dấu phảy của số đó sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số 0.)
? Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ... ta làm như thế nào ? (... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số 0)
HS tự áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm.
GV cho HS đọc kết quả tính nhẩm để ôn tập về cách đọc số thập phân. 
Bài 4: Cho HS tự tính phần a rồi chữa bài ; 
- Từ đó cho HS nêu nhận xét : (a + b) x c = a x c + b x c
 Hoặc : a x c + b x c = (a + b) x c
? Nêu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên ? (...)
? Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không ? Hãy giải thích ý kiến của em ? (Quy tắc trên cũng đúng với các số thập phân vì trong bài toán trên khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng luôn có (a + b) x c = a x c + b x c
 *GVKL: Khi có một tổng các số thập phân nhân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
Em nào làm xong thì làm tiếp phần b. 
Bài 3 : Em nào làm xong làm thêm.
- HS tự giải bài toán rồi chữa bài theo các bước :
+ Tính tiền 1 kg đường
+ Tính tiền mua 3,5 kg đường
+ Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường.
 3. Củng cố, dặn dò :
- HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên, một số thập phân.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm BT ở VBT. Bài sau : Luyện tập chung.
* * * * * * * * * * * *
Đạo đức: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS :
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. (HS khá, giỏi) biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Chuẩn bị : - Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
 - Giấy rôki khổ A2 (HĐ2)
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ : 
? Chúng ta cần giúp đỡ người già, em nhỏ như thế nào ?
- HS đọc ghi nhớ bài học.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Đạo đức (tiết 2)- Ghi đề.
+ Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 2, SGK)
- GV chia HS 4 nhóm và phân công một nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong BT 2.
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên thể hiện. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
 *GV kết luận các tình huống.
+ Hoạt động 2: Làm bài tập 3- 4 SGK.
- HS làm bài tập 3,4 .
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Đại diện trình bày ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận bài tập 3,4.
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
 GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS :
- HS tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. 
- Từng nhóm thảo luận. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
 * GV kết luận : Một số tập tục đẹp mà chúng ta lúc nào cũng phải nhớ như : 
	+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.
	+ Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
	+ Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ.
	+ Trẻ em được mừng tuổi, được tặng quà vào dịp lễ, Tết. 
 3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đọc phần ghi nhớ bài.
- Liên hệ thực tế trong lớp việc kính già, yêu trẻ.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng phụ nữ.
 Ngày soạn: 19 – 11 - 2009 
 Ngày dạy: ba /23 - 11 -2009
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 2)
I. Mục tiêu : HS biết:
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. HS làm được bài 1, 2, 3b và bài 4.
- Giáo dục HS tích cực học toán
II. Lên lớp :
 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm – cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét bạn làm.
 Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 12,3 x 3,12 + 12,3 x 6,88
- GV chấm vở BT ở nhà một số em - nhận xét.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập chung - Ghi đề.
- Học sinh làm lần lượt các bài tập. GV kết hợp chấm, chữa bài.
Bài 1 : HS tự tính giá trị các biểu thức. Lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính.
375,84 – 95,69 + 36,78	b. 7,7 + 7,3 x 7,4 
 = 280,15 + 36,78 = 316,93	 = 7,7 + 54,02 = 61,72
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài. GV gợi cho những HS còn chậm :
? Em hãy nêu ... lợi; trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật; dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao; ở gần vùng có nhiều lương thực thực phẩm; ...)
- Làm việc cả lớp.
- GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. 
- Vài HS lên bảng chỉ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò :
- Cả lớp đọc thầm bài học, 2 HS đọc to. 
- Hoàn thành ở VBT. Bài sau : Giao thông vận tải.
* * * * * * * * * * * *
Khoa học : ĐÁ VÔI
I. Mục tiêu : HS biết :
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
- Giáo dục HS lòng ham tìm hiểu, học hỏi.
II. Chuẩn bị :
- Các tranh ảnh về hang, động đá vôi.
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.
III. Lên lớp :
 1. Bài cũ : ? Nêu tính chất của nhôm ?
 ? Nêu tác dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Đá vôi - Ghi đề.
+ Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
- Làm việc theo nhóm. 
- GV yêu cầu HS kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận, các nhóm khác và GV bổ sung. 
? Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi ? (Động Hương Tích ở Hà tây ; Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh ; Hang động Phong Nha – Kẻ bàng ở Quảng Bình ; Núi Ngũ hành Sơn ở Đà Nẵng ; Tỉnh Ninh Bình có nhiều núi đá vôi)
 * GV kết luận : Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử.
+ Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi.
- HS làm việc theo nhóm 4, cùng làm thí nghiệm như sau : 
* Thí nghiệm 1 : 
+ Giao cho mỗi nhóm một hòn đá cuội và hòn đá vôi.
+ Yêu cầu : Cọ xát 2 hồn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét hiện tượng gì xảy ra.
+ Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm các nhóm khác bổ sung.
* Kết quả TN1 : Khi cọ xát 1 hòn đá cuội vào 1 hòn đá vôi thì có hiện tượng : Chỗ cọ xát của hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát của hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi.
 KL : Đá vôi mền hơn đá cuội.
* Thí nghiệm 2 : 
+ Dùng bơm tiêm hút giậm trong lọ.
+ Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội.
+ Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
* Kết quả thí nghiệm : Hiện tượng : Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.
? Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì ? (Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt.
* KL : Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm chua có axit. Đá vôi có tác dụng với axit tạo thành một chất khác và khí các-bô-nic bay lên tạo thành bọt.
+ Hoạt động 3 : Ích lợi của đá vôi.
? Đá vôi dùng để làm gì ? (...nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm)
* KL : Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, làm mặt bàn ghế, đồ lưu niệm, ốp lát, trang hoàng nhà ở, các công trình văn hóa, nghệ thuật, 
 3. Củng cố, dặn dò :
- GV hệ thống lại bài học.
? Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào ? (... ta có thể cọ xát nó vào một hòn đá khác hoặc nhỏ lên đó vài giọt giấm hoặc axit loãng.
- Nhận xét giờ học.
- VN học bai và chuẩn bị bài sau : Gốm xây dựng : gạch ngói.
 Ngày soạn: 21 – 11 - 2009 
 Ngày dạy: sáu /26 - 11 -2009
Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu :
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
- Rèn luyện cho HS cách viết văn hay.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương con người.
II. Chuẩn bị : 
- Dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp.
- Vở bài tập 
II. Lên lớp :
 1. Bài cũ : - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- 1 HS trình bày dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp.
- GV và lớp nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài Luyện tập tả người - ghi đề.
b. Hướng dẫn HS luyện tập. 
- 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu của bài.
- GV gọi 1 HS đọc gợi ý 4 trong SGK. 
- GV nhắc HS : Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
? Câu mở đoạn và các câu trong đoạn cần viết như thế nào ? (câu mở đoạn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn ....)
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS viết đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung: Đánh giá những đoạn văn viết có ý riêng, ý mới.
- GV chấm điểm một số em. VD: 
 (1) Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xõa ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh nhìn ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp.
(2) Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta bé hơn chúng bạn cùng lứa một chút. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên của cậu.
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Hoàn thành ở VBT.
- Chuẩn bị bài sau : Làm biên bản cuộc họp.
* * * * * * * * * * * *
Toán : CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,  
I. Mục tiêu : Gúp HS :
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... HS làm được bài 1, bài 2 (a,b) 
và vận dụng để giải toán có lời văn.	 và bài 3.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm và giải toán.
- Giáo dục HS tích cực học toán.
II. Lên lớp : 
 1. Bài cũ: GV yêu cầu HS đặt tính và tính vào vở nháp : 6,48 : 18
? Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Chia 1 STP cho 10, 100, 1000, ... - Ghi đề.
+ Hướng dẫn HS cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
a) ví dụ 1 :
- GV viết lên bảng phép tính : 213,8 : 10 yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp. Sau đó gọi 1 HS lên bảng. 
- GV cho HS nhận xét hai số 213,8 và 21,38 có điểm nào giống nhau, khác nhau (Giống : các chữ số giống nhau ; )
? Em có nhận xét gì về số bị chia 213,8 và thương 21,38 ? (Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38)
? Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào ? (Chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8 : 10 = 21,38)
b) Ví dụ 2 : GV hướng dẫn HS tương tự như ví dụ 1 để từ đó HS chia nhẩm một số thập phân cho 100.
c) Quy tắc : ? Qua ví dụ trên em nào cho biết khi chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta làm thế nào ? (HS tự rút ra quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, ). 
- HS nêu (như SGK), vài HS nhắc lại. 
+ Thực hành : HS cả lớp làm bài 1, 2(a,b) và bài 3, em nào làm xong làm tiếp bài 2(c,d)
Bài 1: GV viết từng phép chia lên bảng. Cho HS thi đua tính nhẩm nhanh rồi rút ra nhận xét.
Bài 2 : Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính :
- HS làm bài theo nhóm đôi, HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
- GV và lớp nhận xét bổ sung, chốt kết quả đúng.
? Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0,1 ? (... ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ số)
? Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0,01 ? (... ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ số)
Bài 3 : HS làm vào vở, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS, gọi 1HS chữa bài theo các bước :
- Tính số tấn gạo đã lấy đi : 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
- Tính số gạo còn lại trong kho : 537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
 3. Củng cố, dặn dò : 
- HS điền Đ, S : 
	243, 6 : 100 = 24360 243,6 : 100 = 2,436
? Nêu quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000,  ?
- Nhận xét giờ học.
 - VN hoàn thành ở VBT. Chuẩn bị bài sau : Chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 STP.
* * * * * * * * * * * *
Kĩ thuật : CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu : Học sinh biết :
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình làm một số sản phẩm cắt, khâu, thêu.
- Giáo dục HS tích cực, chăm chỉ, yêu lao động. 
II. Chuẩn bị: 
- Một mảnh vải có kích thước tuỳ theo sản phẩm em chọn làm.
- Kim khâu, kim thêu ; chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
- Kéo, thước kẻ, bút chì, ...
- Tranh, ảnh một số sản phẩm khâu, thêu.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
III. Lên lớp :
 1. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
 2. Bài mới:
+ Hoạt động 3: Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HS.
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.
- HS tiếp tục thực hành nội dung tự chọn.
- GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành.
- GV hướng dẫn cho 1 số nhóm (nếu các em còn lúng túng).
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS.
- Hoàn thành ở VBT và chuẩn bị bài sau : Ích lợi của việc nuôi gà.
* * * * * * * * * * * * 
SINH HOẠT LỚP
	I. Mục tiêu : Thông qua giờ sinh hoạt : 
- Đánh giá quá trình học tập, sinh hoạt của tập thể lớp trong tuần qua (tuần 13).
- HS nắm được phương hướng tuần tới (tuần 14).
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng tập thể, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
	II. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Lớp trưởng lên đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Ý kiến của của các tổ trưởng. HS phê và tự phê.
- GV bổ sung : nêu những mặt ưu để HS phát huy, khen một số em có ý thức học tốt, xây dựng bài tích cực : Phú Kiên, Thanh Huyền, Minh Hiếu , Ngọc Bão, Ánh, ... 
Khen một số em có cố gắng : Thảo, Tiến, Hùng, Ngọc, ....
- Nêu những tồn tại để HS khắc phục, nhắc nhở một số em cấn cố gắng. 
	III. Phương hướng : 
- HS thi đua học tốt giành nhiều điểm cao chào mừng ngày Truyền thống QĐNDVN.
 - Yêu quý và biết ơn chú bộ đội, rèn luyện đức tính nhanh nhẹn, hoạt bát, ... như chú bộ đội. 
- Thực hiện lịch sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng quy định và có hiệu quả.
- Duy trì đôi bạn học tốt, nề nếp của lớp.
- Lao động vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. 
- Động viên HS tham gia thu nộp các khoản tiền nhà trường quy định.
šššššš¯››››››

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 13 CKTKN(1).doc