Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 12

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 12

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả .

- Hiểu nội dung: thấy được vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ ở SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Chuyện một khu vườn nhỏ

2. Dạy – học bài mới:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
 Thứ 2, ngày 21 / 11 / 2011
Tập đọc . tiết 23
MÙA THẢO QUẢ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả .
- Hiểu nội dung: thấy được vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Chuyện một khu vườn nhỏ 
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-GV giới thiệu cách chia đoạn: Chia thành 3 đoạn: 
 Đoạn 1: Từ đầu đến nếp khăn.
 Đoạn 2: Tiếp đến không gian.
 Đoạn 3: Còn lại.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp:
+GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: 
-Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 “Từ đầunếp khăn” và trả lời câu hỏi:
H. Tác giả giới thiệu mùa thảo quả bắt đầu bằng những dấu hiệu gì?
 (Mùi thơm quyến rũ đặc biệt đó là thơm nồng)
	H. Từ “hương, thơm” nhắc lại nhiều lần nói lên điều gì ?
 (Thảo quả có mùi thơm đặc biệt khi vào mùa)
H. Nêu ý 1?
 Ý 1 : Những dấu hiệu khi thảo quả vào mùa.
 -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
H.Từ khi gieo hạt đến khi chín, thảo quả phát triển rất nhanh, những từ ngữ nào nói lên điều đó?
 (Mới đầu xuân năm nay, qua một năm, thoắt cái, sầm uất, lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian)
H: Ý đoạn 2 nói gì?
Ý 2: Sự phát triển nhanh bất ngờ của thảo quả.
-Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại và trả lời:
	H. Hoa thảo quả nảy ở đâu? Những từ ngữ nào tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín?
 (Hoa thảo quả nảy dưới gốc.Từ ngữ tả vẻ đẹp của chùm thảo quả: Rực lên, đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng, như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng)
H. Nêu ý 3? 
Ý 3 : Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi chín.
 -Yêu cầu học sinh rút ra NDù, giáo viên bổ sung chốt 
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: 
a) Hướng dẫn HS đọc từng đoạn:
 *Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn.
 * GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
b)Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. Nhắc HS chú ý nhấn mạnh các từ ngữ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
-Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
4. củng cố – Dặn dò: 
1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
-Theo dõi GV đọc.
-HS đọc thầm đoạn 1, kết hợp trả lời câu hỏi.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS nêu ý đoạn 1
-HS đọc thầm đoạn 2.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS đọc đoạn còn lại 
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS nêu ý đoạn 3.
-HS nêu ND cuả bài.
-HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
-HS đọc diễn cảm.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Toán .tiết 56
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,.
I. Mục tiêu:
 Biết :
Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,  
Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
II. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ) : Yêu cầu HS làm bài và nêu cách làm:
 2,16 7 0,81 18 
 2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ – rút ra cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, 
Ví dụ 1:
-GV ghi ví dụ 1 lên bảng, yêu cầu 1 HS lên bảng làm ,lớp làm vào nháp.
-GV nhận xét và chốt lại:
 27,867 
 x 10 
 278,670 Vậy: 27,867 x 10 = 278,67 
-Yêu cầu HS nêu các thành phần trong phép tính nhân trên.
H: Em có nhận xét gì cách viết 27,867 và 278,67 ?
(Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta được số 278,67)
H: Làm thế nào để có được ngay tích 27,867 x10 mà không cần thực hiện phép tính? 
(Khi tìm tích của 27,867 x 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích mà không cần thực hiện phép tính).
Ví dụ 2:
-GV ghi ví dụ lên bảng: 53,286 x 100
-Yêu cầu HS tự làm và nêu cách làm (tương tự ví dụ 1).
-Yêu cầu nêu kết luận chung khi nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
(Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,  ta chỉ việc dời dấu phẩy của số đó sang phải một, hai, ba,  chữ số)
HĐ2: Thực hành - luyện tập. 
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
-GV nhận xét chấm điểm, chốt lại cách làm:
 Nhân nhẩm:
a) 1,4 x 10 = 14 b) 9,63 x 10 = 96,3 .
Bài 2:
-Gọi HS đọc đề và tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn và nêu cách làm.
 Ví dụ:12,6m =cm;vì 1m =100cm nên 12,6m = 12,6x 100 = 1260cm
 Vậy : 12,6m = 1260cm.
.....
Bài 3: (dành cho HS khá, giỏi )
-Gọi HS đọc bài xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài 
-GV nhận xét chốt lại cách làm 
Bài giải:
10 lít dầu hoả cân nặng là:
 10 x 0,8 = 8(kg)
Can dầu hoả cân nặng là:
 8 + 1,3 = 9,3 (kg)
 Đáp số : 9,3kg
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
-HS nêu các thành phần trong phép tính nhân.
-HS nhận xét, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS tự thực hiện tương tự VD1.
-HS nhận xét, HS khác bổ sung.
-2 em nhắc lại.
-HS đọc đề và tự làm bài vào vở, 3 em thứ tự lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
-HS đọc đề và tự làm bài vào vở, 4 em thứ tự lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn, nêu cách làm.
-HS đọc bài xác định 
-HS tự làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng, đối chiếu bài sửa sai.
-1 HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
Chính tả . tiết 12
MÙA THẢO QUẢ (nghe – viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 - Làm được bài tập 2(a,b ).
II. Chuẩn bị: 	HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
-1 HS lên bảng viết 3 cặp từ để so sánh: lượn / lượng 
-1 HS tìm từ láy có âm đầu n?
2. Dạy học bài mới:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. 
-Gọi 1 HS đọc bài chính tả: Mùa thảo quả (ở SGK/114, đoạn từ”Sự sống từ dưới đáy rừng”)
H: Nội dung đoạn văn nói gì? (Tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết quả, và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.)
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: nảy, lặng lẽ, chín dần, đột ngột.
- GV nhân xét 
 HĐ2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.) 
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai.
-GV hướng dẫn cách trình bày bài.
-GV đọc từng câu hoặc chia nhỏ câu thành các cụm từ cho HS viết, mỗi câu (hoặc cụm từ) GV chỉ đọc 2 lượt.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài, nhận xét cách trình bày và sửa sai.
HĐ3: Làm bài tập chính tả.
Bài 2 (a,b): 
- Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu và làm bài vào vở bài tập.
-Yêu cầu HS nhận xét bài, GV chốt lại bài làm đúng .
4. Củng cố – Dặn dò: 
1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
-HS trả lời, hS khác bổ sung.
- 1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc thầm bài chính tả.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
-HS làm bài, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
-HS đọc và làm vào VBT, 2 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Nhận xét bài trên bảng theo từng yêu cầu một.
Đạo đức. Tiết 12
 KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ 
 - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ .
 - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
 - Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
KNS: Hình thành cho HS các kĩ năng: Tư duy phê phán, ra quyết định và kĩ năng giao tiếp ứng xử.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi.
- Là bạn bè ta phải đối xử với nhau như thế nào? 
 2. Dạy - học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1:Tìm hiểu nội dung truyện: Sau cơn mưa
-GV đọc truyện sau cơn mưa trong SGK.
- Nêu câu hỏi:
1) Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp em nhỏ, cụ già?
2) Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
3) Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
-Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại:
-GV kết luận: Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu  ...  2 HS đọc lại bảng nội dung tóm tắt trên.
* GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
4. Củng cố – Dặn dò: 
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS làm việc theo cặp.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-2 HS đọc lại.
Lớp chú ý nghe. 
-Hoạt động theo bàn hoàn thành nội dung.
-HS trình bày, em khác bổ sung.
- Quan sát bảng phụ, lắng nghe GV giảng.
-2 em đọc lại nội dung.
Lắng nghe, tiếp thu thực hiện.
Khoa học - Tiết 24
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết một số tính chất của đồng .
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng .
 - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng . 
II.Chuẩn bị:
- Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK.
- Một số đoạn dây đồng.
- Phiếu học tập có bảng so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng.
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Hãy nêu nguồn gốc và tính chất của sắt?
- Nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống?
2. Bài mới 
	Hoạt động dạy 
	Hoạt động học
HĐ 1:Tìm hiểu về tính chất của đồng và hợp kim của đồng 
- GV phát cho mỗi nhóm mỗi đoạn dây đồng, yêu cầu làm việc theo nhóm và cho biết:
+Màu sắc của sợi dây? độ sáng của sợi dây? Tính cứng và dẻo của sợi dây đồng so với đoạn dây thép?
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm, nhóm khác bổ sung.
 GV chốt:
 Dây đồng có màu nâu đỏ, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
-GV hỏi thêm: Theo em đồng có ở đâu? 
(Đồng có trong nhiên nhiên và có trong quặng đồng)
HĐ2: Tìm hiểu về công dụng và cách bảo quản. -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK/51 kết hợp sự hiểu biết của mình trả lời các nội dung sau:
H: Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng có trong các hình ở SGK trang 51?
H: Kể tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng mà em biết?
H:Nêu cách bảo quản những đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong gia đình?
GV nhận xét HS trả lời và chốt lại: 
*Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ôtô, tàu biển
*Các hợp kim của đồng Được dùng để làm các dụng cụ trong gia đình như nồi, mâm; các dụng cụ nhạc như kèn  hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng
*Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.
4. Củng cố – Dặn dò: 
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK / 51.
-Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS quan sát dây đồng và tthảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS lần lượt trả lời, HS khác bổ sung.
-2 HS đọc mục bạn cần biết SGK / 51.
Âm nhạc – tiết 12
Học hát bài : ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết đây là bài hát nước ngồi .
 - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
* Hs yếu : Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết đây là bài hát nước ngồi .
* Hs khá, giỏi : - Biết đây là bài hát nhạc Trung Quốc, do nhạc sĩ Hịa An viết lời việt, biết gõ đệm theo phách.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : Đàn organ, hát chuẩn xác bài hát.
 2. Học sinh : sgk âm nhạc
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
Nội dung
Hoạt động của g.viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp, kt sỉ số
2. Kiểm tra bài củ: Hát bài những bơng hoa những bài ca
Nd 1: Học hát bài Ước Mơ
Nd 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách , theo nhịp .
- Cho hs giử tt, kt sỉ số hs
- Gọi 2 hs lên bảng hát
- Giới thiệu bài mới
- Cho hs đọc lời ca
- Cho hs khởi động giọng
- Hát mẫu bài hát
- Dạy hát từng câu ngắn
- Hát lại cả bài
- Cho hs luyện tập theo tổ, nhĩm , cá nhân .
- Cho hs hát kết hợp gõ đệm theo phách .
- Cho hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp .
- Giử trật tự, điểm danh
- 2hs thực hiện 
- Nghe gv giới thiệu bài
- Đọc lời ca
- Khởi động giọng
- Nghe hát mẫu
- Tập hát từng câu ngắn
- Hát lại cả bài
- Luyện hát theo tổ nhĩm , cá nhân .
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách .
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp .
 IV. CŨNG CỐ - DẶN DỊ
- Gọi 2hs yếu hát lại bài Ước mơ .
- Cho hs phát biểu cảm nhận của mình khi hát bài ứoc mơ. (nĩi lên những hình tượng đẹp trong bài hát .)
_________________________________________________
Sinh hoạt
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 12
I. Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 12, đề ra kế hoạch tuần 13, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II.Tiến hành sinh hoạt lớp:
1. Nhận xét tình hình lớp tuần 12:
+ Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt .
-Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ
 -Ý kiến phát biểu của các thành viên.
-Lớp trưởng nhận xét và xếp thứ từng tổ.
+GV nhận xét chung :
2. Phương hướng tuần 13: 
+ Ổn định, duy trì tốt mọi nề nếp
+ Phát động hoa điểm 10. 
+ Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở.
+ Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập.
___________________________________________
Kỹ thuật - Tiết 12
THÊU CHỮ V (Tự chọn)
 I. Mục tiêu:
-HS nắm được quy trình thêu chữ V và thêu được chữ V.
-Rèn luyện HS đôi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số sản phẩm thêu mũi chữ V.
HS +GV: kim chỉ khâu, phấn vạch, thước.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ tiết học.
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy GV
Hoạt động học HS
HĐ1 : Hướng dẫn thêu chữ v
Cho HS quan sát nhận xét mẫu.
Hướng dẫn cách thêu chữ v 
HĐ 2 : Thực hành 
- Cho HS thực hành thêu chũ v..
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu .
HĐ 3 : Đánh giá sản phẩm 
- GV đánh giá .
3. củng cố – Dặn dò: 
-GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu chữ V của HS.
- Quan sát nhận xét.
- HS theo dõi .
- HS thực hành theo cá nhân thêu chữ V.
- HS trưng bày sản phẩm .
- Lớp nhận xét, đánh giá .
Luyện Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng về nhân một số thập phân với một số thập phân.	
- Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức.
- Làm được các BT ở VBT .
 III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
	Tính nhẩm: a) 22,35 0,1 
 56,8 0,01 
 27,9 0,001 
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài1 a)Yêu cầu HS tự làm vào vở , 1 em làm trên bảng 
GV nhận xét ,chữa bài .
 b) Y/c HS tự tính .
GV cùng lớp nhận xét , chữa bài 
....
Bài 2 ( Tiến hành tương tự bài 1 )
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tự đọc bài toán và giải vào vở .
- GV nhận xét, chữa bài .
Bài giải:
 Trong 3,5 giờ xe máy đi được số km là:
 32,5 3,5 = 113,75 (km)
 Đáp số : 113,75km
4. Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng .
- Lớp nhận xét .
- HS tự làm vào vở, 2 HS làm trên bảng .
- HS trình bày.Lớp nhận xét bổ sung.
- HS tự đọc bài toán và giải vào vở, 1 HS giải trên bảng 
- Lớp nhận xét .
Sinh hoạt NK
 VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VN
(20- 11)
I. Yêu cầu: Giúp HS :
- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa về giá trị của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”của dân tộc VN.
 - Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật 
II . Lên lớp 
Khởi động 
Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu , giới thiệu chương trình biểu diễn .
Tiến hành hoạt động .
GV giới thiệu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc VN.
+ Các tổ trưng bày hình ảnh người GV nhân dân .
+ Văn nghệ 
Người điều khiển chương trình giới thiệu các tiết mục biểu diễn . 
+ Các tổ thi đua đọc các bài thơ về các thầy cô .
(Do các em sáng tác )
+ 1 em kể chuyện về thầy cô .
Kết thúc hoạt động.
 GV tổng kết, dặn dò.
____________________________________________
Ngày tháng 11 năm 2011
CM kí duyệt
Tập làm văn( Ôn luyện) 
Ôn : CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố để HS nắm vững cấu tạo ba phần của một bài văn tả người: mở bài, thân bài, kết bài với những điểm riêng biệt trong cách miêu tả. 	
-Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình với những ý riêng.
II. Chuẩn bị: 
	Vở BT TV .
III. Hoạt động dạy và học:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	-Gọi 2 HS đọc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả người đã học. 
	2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HĐ 1: Làm việc cá nhân .
 - Tìm hiểu đề bài 
Cho HS lập dàn ý bài văn tả người .
Theo dõi giúp đỡ HS yếu
HĐ 2: Làm việc cả lớp 
-Gọi 1 HS đọc bài của mình trên bảng trước lớp.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trong vở .
- GV nhận xét, đánh giá .
-GV tuyên dương những em làm bài tốt.
* Củng cố – Dặn dò: 
+ Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Vài HS đọc đề bài .
-HS lập dàn ý bài văn vào vở, 1 em lên bảng làm .
-Lớp nhận xét và bổ sung.
-HS nối tiếp đọc, lớp nhận xét bài làm của bạn.
-2 HS đọc.
Thứ 5 
Thứ 4 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12- Tu.doc