Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 13

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 13

I. Mục đích yêu cầu:

-Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi phù hợp diễn biến các sự việc

-Hiểu được: Nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi

-Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và tinh thần cảnh giác.

KNS: Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thăng (Linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ) và đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài trong SGK

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc thuộc bài thơ: Hành trình của bầy ong

 Nêu đại ý của bài? .

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ 2, Ngày tháng 11 năm 2011
Tập đọc - Tiết 25 
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục đích yêu cầu: 
-Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi phù hợp diễn biến các sự việc
-Hiểu được: Nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi
-Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và tinh thần cảnh giác.
KNS: Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thăûng (Linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ) và đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài trong SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc thuộc bài thơ: Hành trình của bầy ong 
	 Nêu đại ý của bài?	.
2. Dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài: Truyện Người gác rừng tí hon kể về một bạn trai nhỏ giúp chú công an bắt được bọn người xấu. Cậu bé lập được chiến công như thế nào, đọc truyện các em sẽ rõ.-
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học cảu HS
HĐ 1: Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-GV giới thiệu cách chia đoạn: Chia thành 3 phần: 
 Phần 1: Từ đầu đến .xe ra bìa rừng chưa?
 Phần 2: Tiếp đến  thu gỗ lại.
 Phần 3: Còn lại.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng phần trước lớp:
+GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: 
-Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời thứ tự các câu hỏi:
H: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng em bé nhỏ đã phát hiện được điều gì? ( dấu chân người lớn hằn trên đất.)
H: Thấy dấu chân bạn nhỏ thắc mắc thế nào? (
 (Cậu bé thắc mắc:“Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? )
H: Lần theo dấu chân bạn nhỏ đã nhe, thấy những gì?
(Em thấy khoảng hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; và tiếng bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.)
H: Kể những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm?
(a. Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân để tự giải đáp thắc mắc. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, lần chạy theo đường tắt gọi điện báo cho công an.
b. Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ là người dũng cảm: Chạy đi điện thoại báo cho công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an bắt bon trộm gỗ.)
H: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
(Bạn nhỏ tham gia bắt bọn trộm vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá./ Vì bạn có ý thức của một công dân nhỏ tuổi, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung là rừng./.
H: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
(Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung./ bình tĩnh thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ./
 -Yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa câu chuyện sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt :
Ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một cậu bé nhỏ tuổi.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:) 
a)Hướng dẫn HS đọc từng đoạn:
 *Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn.
 b)Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm phần 1. 
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
-Tổ chức HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn 
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
4. củng cố - Dặn dò: 
- Gọi 1 HS ý nghĩa câu chuyện.
-Nhận xét tiết học.
1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp.
-Theo dõi GV đọc.
-HS đọc thầm cả bài, kết hợp trả lời câu hỏi.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
- trả lời, HS khác bổ sung.
-trả lời, HS khác bổ sung.
- trả lời, HS khác bổ sung.
-HS nêu ý nghĩa cuả câu chuyện.
-HS đọc đại ý.
-HS mỗi em đọc mỗi phần theo trình tự trong bài. HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 em nêu ý nghĩa câu chuyện.
Toán- tiết 61
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
-HS biết thực hiện phép tính về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân; nhân một tổng với một số; giải toán để làm tốt các bài tập.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Làm bài tập 1; 2
-Gọi HS đọc xác định yêu cầu đề bài.
-Tổ chức cho HS làm bài(HS khá giỏi xong trước chuyển sang làm bài 3)
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn và nêu cách làm bài.
-GV nhận xét chấm điểm và chốt kết quả đúng:
Bài 1: Đặt tính rồi tính (kết quả):
a) 375,86 + 29,05 = 404,91 
Bài 2: Tính nhẩm:
a) 78,29 x 10 = 782,9 b) 265,307 x 100 = 26530,7
 78,29 x 0,1 = 7,829 265,307 x 0,01 = 2,65307
HĐ2: Làm bài 3
-Gọi HS đọc bài xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài (HS khá, giỏi giúp cho HS trung bình).
-GV nhận xét chốt lại cách làm 
HĐ3: Làm bài 4. 
-Gọi HS đọc xác định yêu cầu đề bàì 4a .
Cho HS làm vàò giấy nháp
-Tổ chức cho HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-GV nhận xét và chốt lại:..
Nhận xét: (a + b) x c = a x c +b x c:
-Yêu cầu HS vận dụng cách nhân một số với một tổng để làm bài 4b.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
-GV nhận xét và chấm điểm; chốt lại:
* Tính bằng cách thuận tiện nhất:
9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2 
= 9,3 x (6,7 + 3,3) = 0,35 x (7,8 + 2,2)
= 9,3 x 10 = 0,35 x 10
= 93 = 3,5
4. Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS đọc xác định yêu cầu đề bài.
-HS làm bài vào vở, thứ tự HS lên bảng làm.
-Đổi chéo vở sửa bài trên bảng.
-HS đọc bài xác định 
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
-Tìm hiểu yêu cầu bài 4.
-HS làm bài ở giấy nháp, 2 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-HS làm bài 4b và vở, 2 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài làm của bạn.
Chính tả - T.13
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG 
(nhớ– viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nhớ– viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng các câu thơ lục bát
- Làm được các bài tập 2, 3.
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: GV: chép bài 3 vào bảng phụ.
	 HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS tìm từ láy theo khuôn vần: ôn - ôt; ông-ôc.(Khốn khổ- Thốt nốt ) GV nhận xét đúng / sai.
	2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. 
-Gọi HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ bài: Hành trình của bầy ong (ở SGK/118) 
- GV hỏi để tìm hiểu cách viết đoạn thơ:
H: Đoạn thơ được viết bằng thể thơ nào? Cách trình bày thể thơ ra sao? (Viết theo thể thơ lục bát: câu 6 lùi vào 2 ô, câu 8 lùi vào 1 ô.)
- Nếu có HS chưa thuộc bài GV tổ chức cho HS ôn lại bằng cách đọc cá nhân, đồng thanh.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: rong ruỗi, rù rì, nối liền.
- GV nhận xét HS viết kết hợp phân tích từ HS viết sai.
HĐ2: Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.
--GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
-GV yêu cầu HS nhớ lại bài thơ và viết bài vào vở.
-HS tự soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-Yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
 - GV chấm bài của tổ 2, nhận xét cách trình bày và sửa sai.
HĐ3: Làm bài tập chính tả. 
Bài 2b: 
-GV tổ chức cho các em làm cá nhân vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bài làm, GV chốt lại từ đúng.
 Ví dụ: Tìm tiếng có chứa vần:
 *uôt: rét buốt, con chuột,.. uôc: bắt buộc, cuốc đất,..
 *ươt: xanh mướt, mượt mà,.. ước: mơ ước, bắt chước,..
 *
Bài 3b:
-GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét bài HS và chốt lại cách làm: sột soạt, biếc.
4. Củng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
-Về nhà viết lại các chữ sai, chuẩn bị bài tiếp theo.
1 HS đọc thuộc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
-HS trả lời, hS khác bổ sung.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai ..
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- HS đọc và làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
HS đọc và làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
Đạo đức – tiết 13
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
-Củng cố cho HS cách kiến thức về tôn trọng người già, yêu thương em nhỏ qua cách sử lí cách tình huống.
-Biết lựa chọn ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
-Có thái độ hành vi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ người già, nhường nhịn em nhỏ.
KNS: Hình thành cho HS các kĩ năng: Tư duy phê phán, ra quyết định và kĩ năng giao tiếp ứng xử.
II. Chuẩn bị: HS: Xem nội dung truyện 
III. Các hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ghi nhớ của bài học: Kính già, yêu trẻ? 
2. Dạy - học bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. 
HĐ 1 .Xử lý tình huống (Bài tập 2) 
-Cho HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống 
-Tổ chức cho các nhóm đại diện lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
-GV nhận xét và kết luận: 
 *Tình huống a: Em ne ... ùt hiện riêng và diễn đạt có hình ảnh.
Khoa học - T. 26
ĐÁ VÔI
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS biết:
- Nêu được một số tính chất và công dụng của đá vôi
- Quan sát và nhận biết đá vôi
II. Chuẩn bị: Hình ảnh tranh 54, 55 SGK
-Một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua, axít. (nếu có)
-Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Kể một số đồ dùng được làm bằng nhôm.
	 - Nhôm có tính chất gì?
	 - Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng để làm gì? 
2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Tìm hiểu về những vùng đất có đá vôi và ích lợi của đá vôi. 
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK và đọc tên các vùng đá vôi.
H: Em còn biết vùng nào ở nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?(Động Hương Tích ở Hà Tây, vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, )
H: Đá vôi thường dùng để làm gì?(..Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào nhiều việc khác nhau như: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,)
HĐ2: Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất đá vôi. -Yêu cầu HS đọc mục 1 và 2, kết hợp quan sát hình SGK/55.
-Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành và ghi lại hiện tượng, kết quả của thí nghiện vào phiếu (GV phát phiếu )
-Tổ chức cho đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
-gv nhận xét và chốt lại:..
GV kết luận: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của axít thì đá vôi bị sủi bọt.
4. Củng cố – Dặn dò: 
H:Làm thế nào để nhận biết được đá vôi? 
-Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 55.
-Gv nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS nối tiếp nêu.
-HS thứ tự nêu.
-HS đọc mục 1 và 2, quan sát hình SGK/55.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và ghi lại hiện tượng, kết quả của thí nghiện vào phiếu bài tập.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
2 em nối tiếp đọc.
Âm nhạc - Tiết 13
ÔN BÀI HÁT : ƯỚC MƠ 
TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 4
I. MỤC TIÊU 
- Học sinh biết hát theo giai điệu và dúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
II. ĐỒ DÙNG 
Bài TĐN số 4
Dụng cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Hôm nay chúng ta ôn lại bài hát Ước mơ và học bài tập đọc nhạc số 4.
2. PHẦN HOẠT ĐỘNG
* Nội dung 1 : Oân tập bài hát Ước mơ
- Cho Học sinh hát bài hát ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp 
- Học sinh hát bài hát ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Giáo viên sửa lại những chỗ sai, thể hiện tính chất tha thiết, trìu mến của bài hát.
- Cho Học sinh trình bày đơn ca kết hợp gõ đệm.
- Học sinh trình bày đơn ca kết hợp gõ đệm.
- Cho Học sinh hát song ca kết hợp gõ đệm.
Học sinh hát song ca kết hợp gõ đệm.
Giáo viên hướng dẫn hát lĩnh xướng
-Lĩnh xướng 1 : Gió vờn  dạo chơi
- Lĩnh xướng 2 : Trên cành  mong chờ
- Đồng ca : Em khao khát  muôn nhà
*Học sinh hát kết hợp vận động theo nhạc
*Học sinh trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Học sinh trình bày theo nhóm.
* Nội dung 2 : TĐN số 4 : Nhớ ơn Bác
- Giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc số 4.
- Bài TĐN viết ở nhịp gì ? có máy nhịp
 - Trả lời : Nhịp 2/4 gồm có 8 nhịp
- Giáo viên hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu 4 nhịp.
 - Theo dõi 
+ Luyện tập cao độ
- Học sinh nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao 
- Đồ – Rê – Mi – Son – La – Đô
- Giáo viên viết bảng khuông nhạc có các nốt Đồ – Rê – Mi – Son – La – Đô
- Giáo viên hướng dẫn đọc
+ Luyện tập tiết tấu.
- Giáo viên gõ tiết tấu làm mẫu
- Theo dõi 
- Học sinh thực hành gõ.
- Học sinh thực hành gõ.
- Giáo viên hướng dẫn các đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
+ Tập đọc từng câu nối tiếp cả bài.
- Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc theo
 - Đọc theo cô
- Học sinh đọc lại.
 - Đọc theo nhóm bàn ..
- Học sinh luyện đọc tiết tấu cả bài.
 - Đọc cả bài
+ Ghép lời ca
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu kế hợp ghép lời ca nối tiếp từng câu hết bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Học sinh đọc nhạc kết hợp hát lời ca
3. PHẦN KẾT THÚC
- học sinh hát cả bài Nhớ ơn Bác kết hợp gõ theo nhịp.
 Thực hiện cả lớp
Sinh hoạt
TUẦN 13
I. Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 13, đề ra kế hoạch tuần 14, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1.Nhận xét tình hình lớp tuần 12:
+ Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt .
-Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ
-Ý kiến phát biểu của các thành viên.
-Lớp trưởng đánh giá và xếp thứ từng tổ.
+GV nhận xét chung :
2. Phương hướng tuần 14: 
+ Ổn định, duy trì tốt mọi nề nếp.
+ Phát động hoa điểm 10. 
+ Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở.
+ Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập.
Kĩ thuật - T. 13
 THÊU CHỮ V 
I. Mục tiêu:
Biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để vận dụng làm được một sản phẩm yêu thích.
II. Chuẩn bị:
GV: Mẫu thêu chữ v trang trí đẹp..
HS +GV: một mảnh vải, kim chỉ khâu, phấn vạch, thước.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ tiết học.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy GV
Hoạt động học HS
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.
HĐ 1 (tiếp): HS thực hành: 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu mũi cữ v.
-GV kiểm tra sản phẩm tiết truớc.
- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: Mỗi HS thêu trong thời gian khoảng 20 phút. 
-Hướng dẫn HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm 
HS thêu xong tự trang trí sản phẩm của mình cho đẹp.
- GV cho HS thực hành theo cá nhân thêu mũi chữ v – GV quan sát, uốn nắn hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
HĐ 4: Đánh giá sản phẩm
-Gọi HS nêu các yêu cầu cách đáng giá sản phẩm 
-Yêu cầu HS các nhóm (nhóm theo bàn) đánh giá xếp loại sản phẩm của bạn mình và chọn ra bài làm đẹp.
-GV tổ chức cho vài nhóm trưng bày sản phẩm đẹp của nhóm mình bằng cách dán trên bảng lớp .
-GV cử 2-3 HS đánh giá sản phẩm của các nhóm dán trên bảng lớp theo các yêu cầu đã nêu, để chọn ra nhóm làm đúng và đẹp nhất.
-GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm, thêu đúng kĩ thuật, ..vượt mức quy định được đánh giá ở mức hoàn thành tốt 
4. củng cố – Dặn dò:
 -GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu của HS.
-Dặn dò HS chuẩn bị 1 mảnh vải, kim, chỉ, kéo, bút chì để học bài “Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản”.
-HS nhắc lại cách thêu mũi chữ v.
-HS lắng nghe.
- HS thực hành theo cá nhân thêu mũi chữ v .
- HS nêu các yêu cầu cách đánh giá sản phẩm, HS khác đọc thầm.
-HS đánh giá xếp loại bài của bạn trong nhóm.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm đẹp của nhóm mình lên bảng lớp.
-2-3 em làm giám khảo đánh giá sản phẩm của bạn.
-Nắm bắt chuẩn bị cho tiết tới.
Luyện Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,
I. Mục tiêu:
-Cũng cố cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,
-Biết vận dụng được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, làm các bài tập.
II. Chuẩn bị: Vở Bt toán
II. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	 43,2 : 10 = 0,65 : 10 = 
 432,9 : 100 = 13,96 : 1000 = 
2. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: làm việc cá nhân
- Cho HS lần lượt làm các tập ở VBT trang 78,79 
Bài 1 ( Dành cho HS yếu ,TB)
Bài 2 ( Dành cho HS yếu ,TB)
Bài 3( Dành cho HS khá giỏi)
Bài 4 ( Dành cho HS khá giỏi)
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
HĐ2: Làm việc cả lớp . 
Gọi Hs trình bày bài làm của minh 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng
Bài 1: Tính rồi so sánh kết quả 
4,9 : 10 và 4,9 x 0,1
 0,9 = 0,9
Bài 2: Tính :
300 + 20 + 0,08 = 320 + 0,08 = 320,08
 Bài 3: 
Bài 4 
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;
-HS tự làm bài vào vơ BTû. 
- HS trình bày lớp Nhận xét bài bạn.
Theo dõi sữa chữa nếu sai
- 2 em đọc quy tắc ở SGK.
PĐ Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng về nhân một số thập phân với một số thập phân.	
- Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức.
- Làm được các BT ở VBT .
 III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
	Tính nhẩm: a) 22,35 0,1 
 56,8 0,01 
 27,9 0,001 
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài1 a)Yêu cầu HS tự làm vào vở , 1 em làm trên bảng 
GV nhận xét ,chữa bài .
 b) Y/c HS tự tính .
GV cùng lớp nhận xét , chữa bài 
Bài 2 ( Tiến hành tương tự bài 1 )
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tự đọc bài toán và giải vào vở .
- GV nhận xét, chữa bài .
Bài giải:
 Trong 3,5 giờ xe máy đi được số km là:
 32,5 3,5 = 113,75 (km)
 Đáp số : 113,75km
4. Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng .
- Lớp nhận xét .
- HS tự làm vào vở, 2 HS làm trên bảng .
- HS trình bày.Lớp nhận xét bổ sung.
- HS tự đọc bài toán và giải vào vở, 1 HS giải trên bảng 
- Lớp nhận xét .
Ngày tháng 11 năm 2011
Chuyên môn kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13 - tu.doc