Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 15

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 15

I. Mục đích yêu cầu:

Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, đọc diễn càm phù hợp với nội dung từng đoạn

-Hiểu được:

 Nghĩa các từ: buôn, nghi thức, gùi.1i

Nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, mong muốn con em được học hành.

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai, ngày tháng 12 năm 2010
Tập đọc - tiết 29
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục đích yêu cầu: 
Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, đọc diễn càm phù hợp với nội dung từng đoạn
-Hiểu được: 
 Nghĩa các từ: buôn, nghi thức, gùi.1i
Nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, mong muốn con em được học hành. 
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ Gọi HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài Hạt gao làng ta và trả lời câu hỏi:
 HS1. Hạt gạo đựơc làm nên từ những gì?
	 HS2.Những hình ảnh nào nói lên nổi vất vả của người nông dân?
	 HS3.Tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” vì sao?
2. Dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài: Được học hành xoá bỏ lạc hậu là một trong những niềm hạnh phúc của con người. Người dân Tây Nguyên sống ở vùng sâu càng mong muốn tới hạnh phúc đó. Chúng ta sẽ thấy điều điều này qua việc tìm hiểu người dân đón cô giáo đến mở trường dạy học trong bài học hôm nay. - GV ghi đề lên bảng.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-GV giới thiệu cách chia đoạn: Chia thành 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho khách quý.
Đoạn 2: Tiếp đến  sau khi chém nhát dao.
Đoạn 3: Tiếp đến  xem cái chữ nào.
Đoạn 4: Phần còn lại.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
-GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: 
-Gọi 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
 (..mở trường dạy học.)
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy người dân Chư Lênh đón tiép cô giáo trang trọng và thân tình?
(Mọi người đến rất đông khiến ngôi nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như ngày hội. Họ trải đường cho cô giáo đi từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa sàn nhà bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột , thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.)
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
( Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.)
Câu 4: Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? 
( Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết./ Người Tây Nguyên hiểu: chữ viết mang lại sự hiểu biết, mang lại hạnh phúc, ấm no./)
-Yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa của bài thơ, giáo viên bổ sung chốt :
Ý nghĩa: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
-Gọi HS đọc ý nghĩa.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm
-Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn.
- GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3. (treo bảng phụ đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn văn)
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
-Tổ chức HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
4. củng cố - Dặn dò: 
- Gọi 1 HS đọc ý nghĩa.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp.
-Theo dõi GV đọc.
-HS đọc thầm cả bài, 
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS nêu ý nghĩa cuả câu chuyện.
-HS đọc ý nghĩa.
-HS mỗi em đọc mỗi phần theo trình tự trong bài. HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
-HS thi đọc diễn cảm .
-HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
1 em nêu ý nghĩa câu chuyện
Toán - tiết 71
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Củng cố quy tắc rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
-Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân.
-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Hoạt động dạy và học:
	1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
	a) Đặt tính rồi tính: 326,928 : 9,8 451,5 : 7,5 
	b) Tìm x, biết: 985,28 : (x – 1,5) = 3,2 
	2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Làm bài tập 1. 
-GV yêu cầu HS đọc đề và làm bài.
-GV nhắc nhở theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV chốt lại kết quả 
 *Đặt tính rồi tính (kết quả):
a) 17,55 : 3,9 = 4,5 b) 0,603 : 0,09 = 6,7 
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18 d) 98,156 : 4,63 = 21,2
-Yêu cầu HS nhắc lại cách chia số thập phân cho số thập phân.
HĐ2: Làm bài tập 2. 
-GV yêu cầu HS đọc đề và làm bài.(HS khá giỏi làm xong trước tiến hành làm bài 3; 4)
-GV nhắc nhở theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV chốt lại.
-HS đọc đề và làm bài vào vở, 4 em thứ tự lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
- 2 em nhắc lại.
-HS đọc đề và làm bài vào vở, 3 em thứ tự lên bảng làm.
-Bnhận xét bài bạn trên bảng.
 a) x x 1,8 = 72 b) x x 0,34 = 1,19 x 1,02 c) x x 1,36 = 4,76 x 4,08 
 x = 72 : 1,8 x x 0,34 = 1,2138 x x 1,36 = 19,4208
 x = 40 x = 1,2138 : 0,34 x = 19,4208 : 1,36 
 x = 3,57 x = 14,28
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
HĐ3: Làm bài tập 3 và 4
-Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài.(HS khá giỏi xong trước giúp cho HS trung bình)
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV chốt lại:
Bài 3: Bài giải:
1lít dầu hoả cân nặng là: 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
 Số lít dầu hoả có là: 5,32 : 0,76 = 7 (l)
 Đáp số : 7lít
Bài 4: Tìm số dư
218 : 3,7 = 58,91 (dư 0,033)
4. Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn làm.
-1 Hs lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp.
Chính tả - tiết 15
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 
(nghe – viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nghe – viết và trình bày đúng hình thức văn xuôi bài chính tả: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (đoạn từ Yhoa đến hết). Biết cách trình bày đoạn văn hội thoại, dấu chấm than.
- HS nghe – viết đúng chính tả, trình bày được đoạn văn hội thoại, dấu chấm than, làm tốt phần bài tập.
-HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ -GV kiểm tra HS làm 2 bài tập 2a,3a trong tiết chính tả tuần trước.
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. 
-Gọi 1 HS đọc bài chính tả: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (ở SGK/144, đoạn từ Yhoa lấy đến hết). 
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: trong gùi, phăng phắc, trang giấy.
- GV nhận xét các từ HS viết kết hợp phân tích từ HS viết sa (nếu có)
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai.
HĐ2: Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả. 
-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài, chú ý các câu hội thoại và các dấu gạch ngang đầu dòng.
-GV đọc từng câu hoặc chia nhỏ câu thành các cụm từ cho HS viết, mỗi câu (hoặc cụm từ) GV chỉ đọc 2 lượt.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài , nhận xét cách trình bày và sửa sai.
HĐ3: Làm bài tập chính tả.)
Bài 2b: 
-Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập: tìm tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã (phần vần và âm đầu giống nhau)
- Gọi Hs trình bày .GV chốt lại kết quả đúng .
*Các từ cần tìm có thể là:
 Bỏ(bỏ rơi) – bõ(bõ công) ; bẻ(bẻ ngô) – bẽ(bẽ bàng) 
Bài 3b:
-GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-GV nhận xét bài HS và chốt lại thứ tự các từ cần điền là: tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
-Yêu cầu HS đọc lại bài vừa điền hoàn chỉnh.
4. Củng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
-Về nhà viết lại các chữ sai và làm bài tập 2a,3b ở vở bài tập, chuẩn bị bài tiếp theo.
1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc thầm bài chính tả.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài .
- Trình bày bài làm .
- HS đọc và làm bài cá nhân, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó nhận xét sửa sai.
-HS đọc lại bài vừa điền hoàn chỉnh.
Đạo đức - tiết 15
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ 
(Tiết 2) 
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
-Lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện ý thức tôn trọng phụ nữ.
-HS kể ra được các ngày tổ chức xã hội dành cho phụ nữ.
-HS biểu hie ... căng một sợi dây cao su rồi thả ra, em có nhận xét gì?
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm thí nghiệm.
-GV chốt lại: 
 * Ném quả bóng xuống sàn nhà hoặc vào tường ta thấy quả bóng lại nảy lên.
*Kéo căng một sợi dây cao su rồi thả ra. Khi buông tay sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
-GV kết luận: Cao su có tính chất đàn hồi.
HĐ2: Tìm hiểu về nguồn gốc, tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng su. 
-Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK/63, trả lời các câu hỏi sau:
H: Có mấy loại cao su là những loại nào?
H: Ngoài tính đàn hồi cao su còn có tính chất gì?
H: Cao su dùng để làm gì?
H: Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
- GV nhận xét chốt lại:
-HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK/62 và 63 kết hợp hiểu biết thực tế trả lời nối tiếp nhau trước lớp, HS khác bổ sung.
-HS theo nhóm tổ làm thí nghiệm.
-Các nhóm báo cáo kết quả làm thí nghiệm.
-HS tìm hiểu nội dung SGK/63, trả lời các câu hỏi.
1. Có hai loại cao su: Cao su tự nhiên (được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo ( thường đựoc chế biến từ than đá và dầu mỏ).
2. Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số loại chất lỏng khác.
3. Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
4. không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hoá chất dính vào cao su.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Yêu cầu HS đọc lại phần nội dung trang 61 SGK.
-GV nhận xét tiết học tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực trong học tập.
-Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS đọc lại phần nội dung bạn cần biết trang 63 SGK.
Âm nhạc - tiết 15
ÔN TĐN SỐ 3, SỐ 4 
 KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU : 
- Học sinh ôn tập đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, 4 và kết hợp với gõ nhịp.
- Học sinh đọc và nghe kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu qua đó các em biết về một tài năng âm nhạc dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG : 
Nhạc cụ : thanh phách ; bài TĐN số 3, 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. PHẦN MỞ ĐẦU :
- Hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại 2 bài TĐN số 3, số 4 và được nghe kể chuyện về Nghệ sĩ Cao văn Lầu 
2. PHẦN HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1 : Oân tập TĐN số 3
- Luyện tập cao độ :
+ Giáo viên quy định đọc các nốt Đồ – Rê – Mi – Rê – Đồ
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh đọc theo
Luyện tập cao độ.
+ Giáo viên quy định đọc các nốt Mi – Son – La – Son – Mi
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh luyện đọc theo.
- Giáo viên hướng dẫn đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu :
+ Gõ lại tiết tấu TĐN số 3
- Học sinh gõ theo
- Nửa lớp đọc nhạc và hát, nửa lớp gõ tiết tấu và đổi lại.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên hướng dẫn đọc nhạc kết hợp gõ phách :
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách và đổi lại.
- Học sinh thực hiện.
+ Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
* Hoạt động 2 : ¤n TĐN số 4
- Luyện tập cao độ :
+ Giáo viên quy định đọc các nốt Đồ – Rê – Mi – Son.
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh luyện đọc theo.
+ Giáo viên quy định đọc các nốt Mi – Son – La – Đố.
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh luyện đọc theo.
- Giáo viên hướng dẫn đọc nhạc kết hợp luyện tiết tấu :
+ Gõ lại tiết tấu bài TĐN số 4
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ tiết tấu và đổi lại.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên hướng dẫn đọc nhạc kết hợp gõ phách.
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ theo phách và đổi lại.
- Học sinh thực hiện.
- Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
* Hoạt động 3 : Kể chuyện âm nhạc : Nghệ sĩ Cao Văn lầu.
- Giáo viên giới tiệu câu chuyện.
- Giáo viên kể chuyện.
- Học sinh nghe kể.
- Em hãy cho biết khả năng âm nhạc của Cao Văn Lầu lúc còn nhỏ ?
- Học sinh nêu.
- Bản nhạc Dạ cổ hoại lang ra đời đến nay đã được khoảng bao nhiêu năm ?
- Học sinh đọc lại câu chuyên và tự tập kể lại.
- Học sinh tập kể chuyện theo nhóm 4
- Tổ chức thi kể.
- Học sinh thi kể 
Giáo viên nêu : 
+ Câu chuyện gợi lên lòng tự hào với nền âm nhạc dân tộc.
+ Yêu mến và bảo vệ các làn điệu dân ca.
3. PHẦN KẾT THÚC
- Đọc lại 2 bài TĐN 
- Chẩn bị bài sau hát bài : Dất nước tươi đẹp sao
- Nhận xét chung.
____________________________________
Sinh hoạt
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CUỐI TUẦN 15	
I. Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 15, đề ra kế hoạch tuần 16, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1.Nhận xét tình hình lớp tuần 15:
+ Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt .
-Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ 
-Ý kiến phát biểu của các thành viên.
-Lớp trưởng nhận xét xếp loại tổ 
+GV nhận xét chung:
a)Hạnh kiểm b)Học tập:
 Tồn tại: 
c)Công tác khác: 
2. Phương hướng tuần 16: 
+ Ổn định, duy trì tốt mọi nề nếp.
+ Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở.
+ Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập.
+Ôn tập tốt để chuẩn bị thi HKI.
3. HS hoạt động tập thể:
- Cho lớp hát các bài hát về Đội .
_______________________________
Kĩ thuật - tiết 15
ÍCH LỢI CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. Mục tiêu: 
 -Giúp học sinh nắn được lợi ích của việc nuôi gà.
-HS trình bày được lợi ích của việc chăn nuôi gà.
-Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK ;phiếu bài tập 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: -GV đánh giá, tổng kết chương 1: Kĩ thuật phụ vụ.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Tìm hiểu về ích lợi của việc nuôi gà. 
-Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK, quan sát các hình ảnh trong bài và liên hệ thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương trả lời câu hỏi:
+ Nêu các sản phẩm từ nuôi gà?
Nêu ích lợi của việc nuôi gà?
-GV tổng kết, chốt và treo lên bảng nội dung:
 * Sản phẩm của chăn nuôi gà:
 Thịt, trứng, lông, phân.
* Lợi ích của việc chăn nuôi gà:
 Gà dễ nuôi, chóng lớn, đẻ nhiêu trứng/ năm.
 Cung cấp thịt, trứng để làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho bữa ăn hàng ngày.
 Cung cấp thịt, trứng cho công nghiệp chế bến thực phẩm.
 Đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. 
 Tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên
 Cung cấp phân bón cho cây trồng.
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập 
- Đưa bảng phụ ghi nội dung bài tập . Yêu cầu HS đọc.
- GV cho HS làm việc cá nhân theo phiếu sau:
 Hãy đánh dấu X vào ở câu trả lời đúng.
Lợi ích của việc chăn nuôi gà là:
+Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm 
+Cung cấp chất bột đường . 
+Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến thực phẩm. 
+Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. 
+Làm cho môi trường xanh, sạch đẹp. 
+Cung cấp phân bón cho cây trồng. 
+Xuất khẩu. 
-GV gọi 1 HS làm trên bảng , 
GV yêu cầu HS đổi phiếu cho cả lớp nhận xét, nêu đáp án, nhận xét kết quả của HS 
4. Củng cố dặn dò.
* GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK / 49.
-Giáo viên nhận xét tiết học.Về nhà học bài, ở nhà tập chăm sóc gà của gia đình . 
- Quan sát 
-Học sinh trả lời các câu hỏi.
 Em khác nhận xét và bổ sung.
- 2, 3 em nhắc lại sau mỗi nội dung.
-Học sinh đọc nội dung thảo luận và nhận phiếu hoàn thành bài tập. 
-HS thực hiện đổi phiếu và sửa bài.
2 -3em đọc ghi nhớ.
Luyện Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
-Củng cố cho HS về phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia số thập phân; phép tính liên quan đến hỗn số.
-Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến các phép tính về số thập phân, hỗn số.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Vở BT toán 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Làm việc cá nhân
Cho HS lần lượt làm các BT1,2,3,4 VBT tráng 88
Theo doi giúp đỡ HS yếu ( HS yếu làm BT 1)
Bài 1: Tính :
300 + 5 + 0,14 
45 + 0,9 + 0,008
Bài 2: Điền dấu = 
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Bài 4: Tìm x : (Dành cho HS giỏi)
Ra thêm Bt để HS giỏi làm 
HĐ2: Làm việc cả lớp 
-GV gọi Hs trình bày kết quả bài làm
4. Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-HS đọc đề và làm bài vào vở.
300 + 5 + 0,14 =
 305 + 0,14 = 305,14
- Trình bày bài làm, lớp nhận xét bổ sung 
PĐ Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng để giải các bài toán đơn giản về tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ : Trình bày cách tìm tỉ số % của hai sóâ 
2. Hướng dẫn ôn luyện
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Làm việc cá nhân
Cho HS lần lượt làm các BT1,2,3,4 VBT tráng 90,91
Theo doi giúp đỡ HS yếu 
Bài 1: 
Bài 2: 
Bài 3
Bài 4 (Dành cho HS giỏi)
Ra thêm Bt để HS giỏi làm 
HĐ2: Làm việc cả lớp 
-GV gọi Hs trình bày kết quả bài làm
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu HS nhắc lại các bước tìm tỉ số phần trăm.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
Tự làm bài vào vở BT
- Trình bày bài làm của minh 
-2 em nhắc lại.
Ngày tháng năm 2011
Chuyên môn kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15 tu.doc